đậu tương đen hữu cơ

Kinh - Luật - Luận

23:49 01/05/2011

Những nghi vấn về Bồ tát Hoằng Quảng?

Cơ sở căn cứ lúc đó là một đoạn văn mà bạn đã dịch trong Tục tạng: Tục tạng kinh, tập 44, N0 744, Tứ phần luật danh nghĩa tiêu thích, quyển 7, trang 457, khung C thì nói: “…Sau khi Như Lai Biết Bàn những điều mà Tỳ khoe A Nan chưa được nghe, Bồ tát Hoằng Quảng sẽ nói lại cho A nan nghe…”.

HỎI:

Sau khi tuần báo Giác ngộ số 236 trả lời cho độc giả ở chuyên mục Phật học thường thức về Bồ tát “Hoằng Quảng”, chúng tôi đã nhận được thư phản hồi. Xét thấy, đây là những nghi vấn cần phải được mình giải rõ ràng,nên chúng tôi mở cuộc trao đổi nhằm làm sáng tỏ vấn đề nêu trên.

ĐÁP:

Trên tinh thần cầu thị và học hỏi, chúng tôi hoàn toàn tán thán sự quan tâm của bạn trước những nghi vấn và cách luận giải của chúng tôi. Hơn một lần đã trình bày, biển học vô bờ, những điều chúng ta chưa biết như lá trong rừng. Dựa vào tinh thần đó, chúng tôi sẵn sàng tiếp thu mọi ý kiến và cũng cần nói thêm rằng, sẽ thẳng thắn trao đổi ngõ hầu tìm ra chân lý của sự việc.

Trước hết, trong lá thư thứ nhất gửi cho chúng tôi, bạn cho rằng “Hoằng Quản” là tên riêng của một vị Bồ tát. Cơ sở căn cứ lúc đó là một đoạn văn mà bạn đã dịch trong Tục tạng: Tục tạng kinh, tập 44, N0 744, Tứ phần luật danh nghĩa tiêu thích, quyển 7, trang 457, khung C thì nói: “…Sau khi Như Lai Biết Bàn những điều mà Tỳ khoe A Nan chưa được nghe, Bồ tát Hoằng Quảng sẽ nói lại cho A nan nghe…”. Thực ra, đoạn kinh được trích dẫn trong Tứ phần luật danh nghĩa tiêu thích nguyên tác nằm trong Đại Bát Niết Bàn kinh (Nam Bản) thuộc Đại Chính tân tu Đại tạng kinh (ĐCTTĐTK). Trong đoạn kính này, chúng tôi cho rằng “Hoằng Quảng” không phải là tên riêng của một vị Bồ tát và đó cũng là quan điểm hiện nay của chúng tôi!

Từ sự khẳng định của chúng tôi ở tuần báo Giác Ngộ số 236 khi cho rằng hoằng quảng là thuộc tính chung của một vị Bồ tát nào.Khi đọc bài trả lời đó, “thì tôi đã nhói tim, quy ngã trước sự nhận định sai lầm của Tổ Công tác bạn đọc” (nguyên văn lời của bạn trong lá thư trao đổi). Ở đây, chúng ta tạm gác qua một bên những gai góc của ngôn từ.Điều chúng ta cần bàn và đó cũng là lời mong mỏi mà bạn đã nêu trong thư: Bồ tát “Hoằng Quảng là ai”.

Về phương diện là một danh từ riêng, theo chúng tôi “Hoằng Pháp” có thể là tên của một người.Điều này hoàn toàn có cơ sở vì việc trùng tên, họ của hàng tỷ người đã sống cũng như đã chết là điều thường gặp xưa nay! Căn cứ vào lá thứ hai của bạn: “… Muốn biết Hoằng Quảng Bồ tát là ai, xin mời quý vị xem trang 848, khung B và C, quyển 36, kinh Đại Bát Niết Bàn (tức là Nam bản Niết bàn) mà quý vị đã dẫn. Hãy đọc cho thật kỹ!”. Theo sự chỉ dẫn của bạn, chúng tôi đọc “kỹ” lại và trớ trêu thay, khi nhận thấy Hoằng Quảng ở đây chỉ là tên riêng của một vị Bà la môn! Điều đáng chú ý nhất trong đoạn kinh này, Đức Phật chưa từng gọi vị ấy là Bồ tát mà thường gọi là Bà la môn hoặc Đại Bà la môn. Do đó, không thể chỉ dựa vào một sơ sở này mà “diễn dịch” cho rằng Bà la môn Hoằng Quảng này chính là Bồ tát “Hoằng Quảng” trong đoạn kinh sau. Nếu tự ý quy kết thì sẽ phạm một lỗi rất cơ bãn trong logic: lý do chưa đầy đủ!

Nếu như đây là một vị Bồ tát có đủ năng lực “sẽ nói lại cho A Nan nghe” những kinh điển mà Phật đã dạy thì tên của vị Bồ tát ấy sẽ nằm trong danh mục các vị Đại Bồ tát hoặc đại đệ tử Phật và thường xuất hiện trong các kinh điển. Thế nhưng ở đây, có một điều đặc biệt kỳ thú, trong toàn bộ kinh Đại Bát Niết Bàn, cả Nam bản (36 quyển) và Bắc bản (40 quyển) thì tên gọi Bà la môn Hoằng Quảng chỉ xuất hiện trong một phẩm: phẩm Kiều Trần Như,với tần suất xuất hiện 4 lần và một lần “Hoằng Quảng” đi kèm với một danh từ: Hoằng Quảng Bồ tát. Trong khi đó, các vị Đại Bồ tát như Văn Thù, Quan Âm, Phổ Hiền hoặc Đại đệ tử như Xá Lợi Phất, Ca Diếp, A Nan thì chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp trong bất cứ một phẩm kinh điển nào.

Như vậy, xét về mặt danh từ riêng, Hoằng Quảng là một con người cụ thể trong bối cảnh cụ thể của đoạn kinh vừa nêu. Thế nhưng, tên riêng này không thể gượng ép vào những ngữ cảnh khác. Đặc biệt, không thể cho đó là tên riêng của một Bồ tát ở trong đoạn kinh mà bạn đã dịch.

Ở đây, vì tính nghiêm túc nên chúng tôi cần phải dẫn lại nguyên văn đoạn dịch của bạn: “… Sau khi Như Lai Niết bàn, những điều mà Tỳ kheo A Nan chưa được nghe, Bồ tát Hoằng Quảng sẽ nói lại cho A Nan nghe…!”. Chúng tôi xin khẳng định một lần nữa, ông Bà la mon tên gọi Hoằng Quảng và “Hoằng Quảng Bồ tát” (theo nguyên bản Hán văn) không phải là một người, bởi một bên là danh từ riêng và một bên là tính từ!? Vì sao?

Thứ nhất, nếu nhu đó là tên riêng của một vị Bồ tát có đầy đủ năng lực thay Phật thuyết kinh cho A Nan nghe thì trong lịch sử Phật giáo phải đề cập đến tên tuổi của vị này, hoặc ít ra trong danh mục các Đại Bồ tát, Đại đệ tử của Phật, danh tánh của vị ấy phải đôi lần xuất hiện. Nhưng với những khảo sát của chúng tôi qua các bộ Lịch sử Phật giáo hay các bộ Phật học từ điển như của Đinh Phúc Bảo, Phật Quang đại từ điển… thì tuyệt nhiên không có tên một vị Bồ tát nào với danh xưng là Hoằng Quảng.

Thứ hai, căn cứ vào bộ “Đại Bát Niết Bàn kinh sở, quyển 33”, (ĐCTTD9TK, tập 38 trang 228 ) thì Hoằng Quảng Bồ tát được định nghĩa là: (là những bậc) có thể làm cho giáo pháp lưu bố sâu rộng, (công việc đó) không thể do một người. Có thể làm cho giáo pháp lưu bố thông suốt, giáo hoa đem ích lợi, tức là hoằng quảng (vị năng hoằng kinh ngôn, hoằng quảng giả, phu cứ nhất nhân. Đản năng hoằng thông, giáo hoá lợi ích, tức thị hoằng quản). Trong đoạn kinh này cho thấy, sứ mạng đem giáo pháp lưu bố rộng rãi là một sự nghiệp rất lớn, là sự hợp lực của nhiều người và theo kinh văn khẳng định là: không thể chỉ căn cứ vào một ai đó.

Thứ ba, trong đoạn kế tiếp của bộ kinh sở này, hoằng quảng Bồ tát được tiếp tục giải thích như sau: như Văn Thù Sư Lợi, ngài Di Lặc cùng các vị Bồ tát khác, vì ngài A Nan mà nói giáo pháp Đại thừa. Như vậy, Văn Thù, Di Lặc… là những bậc Hoằng quảng Bồ tát (nhược Văn Thù Sư Lợi dữ Di Lặc đẳng, đối A Nan xuất đại thừ tạng. Thị tắc Văn Thù, Di Lặc tức thị hoằng quảng Bồ tát). Đây có thể coi là một sự khẳng định rất quan trọng, vì “hoằng quảng” là tính từ chỉ cho công hạnh hiểu rõ và lưu bố Chánh pháp cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Nếu như ai có khả năng làm được điều đó thì có xứng đáng được gắn thêm một mỹ từ “hoằng quảng” sau tôn hiệu của mình.

Thứ tư, theo Đại Bát Niết Bàn kinh tập giải, quyển thứ 71 (ĐCTTĐTK, tập 37, tr.608C), có rất nhiều vị Phạm chí và Bà la môn đến tham vấn và cầu học vào lúc Phật sắp Niết bàn. Theo kinh văn, vị Phạm chí thứ sáu tên là Tịnh, vị Phạm chí thứ bảy tên là Độc Tử, vị Phạm chí thứ tám tên là Nạp Y và thứ chín là Ba la môn Hoằng Quảng (Phạm chí danh tịnh đệ lục, độc tử phạm chí đệ thất, nạp y phạm chí đệ bát, hoằng quảng bà la môn đệ cửu).

Thứ năm, theo Tứ Phần Luật Hành Sự Sao Tư Trì Ký, quyển 15 (ĐCTTĐTK, tập 40 tr.396C), vào ngày rằm tháng Hai, thời điểm Phật Niết bàn, có mười vị tu sĩ ngoại đạo, thứ nhất là Xà Đề Thủ Na, thứ hai là Bà Tư Tra, ba là Tiên Ni, thứ tư có họ là Ca Diếp, thứ năm tên là Phù Na, thứ sáu là Phạm chí có tên là Tịnh, thứ bảy là Độc Từ, thứ tám là Phạm Chí Nạp Y, thứ chín là Bà la môn Hoằng Quảng và thứ mười là Tu Bạt Đà La. Đó là mười vị cùng các bậc thượng túc của ngoại đạo, nghe Phật Niết bàn đến xin quy y và đã được Phật độ (nhị nguyệt thập ngũ lâm niết bàn thời, thập tiên giả, nhất Xà Đề Thù Na, nhị Bà Tư Tra, tam Tiên Ni, tứ Ca Diếp thị, ngũ Phú Na, lục Tịnh Phạm chí, thất Độc Tử, bát Nạp Y Phạm chí, cửu Hoằng Quảng Bà la môn, thập Tu Bạt Đạt La. Thử thập tịnh ngoại đạo thượng thủ, văn Phật niết bàn quy y đắc độ). Có thể thấy, với nhân thân là một bà la môn, nghe tin Phật Niết bàn nên đến thọ giáo và sau đó đã được Phật độ. Điều này chứng tỏ, dù có nỗ lực bao nhiêu đi chăng nữa thì vị Ba la môn đó cũng không đủ thời gian nghe hết tất cả những bộ kinh mà Phật đã thuyết, để sau này tuyên thuyết lại cho ngài A Nan nghe!

Từ những điều trinh bày, chúng tôi xin khẳng định: torng kinh Đại Bát Niết Bàn có một người Bà la môn học thọ với Phật và có tên là Hoằng Quảng. Đây là một người đệ tử bình thường như bao người đệ tử khác của Đức Phật. Đoạn kinh mà bạn đã dịch (một đoạn trong Đại Bát Niết Bàn kinh), thì chắc chắn “hoằng quảng” không phải là tên riêng của một vị Bồ tát. Đối với nghi vấn: Bồ tát Hoằng Quảng là ai? Câu trả lời hiện nay của chúng tôi: đó là các vị Bồ tát có năng lực sâu rộng trong việc ghi nhận và lưu bố giáo pháp của Đức Thế Tôn.

Thiết nghĩ, trong Hán ngữ,nhất là Hán ngữ cổ, do không có sự phân biệt viết hoa hay không viết hoa đối với danh từ riêng; do đó, đã tạo ra không ít khó khăn cho những nhà nghiên cứu,dịch thuật. Với những người làm công tác phiên dịch chuyên môn, ngoài khả năng ngoại ngữ, cần phải có một lượng kiến thức phổ quát mới có thể chuyển tải hết thực nghĩa của văn bản. Với tất cả những thao thức hiện có, chúng tôi mong rằng bạn đọc gần xa sẽ cùng chia sẻ với chúng tôi nếu như có những khám phá, phát hiện mới về vấn đề này.


Theo Tổ tư vấn/giacngo.vn

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp