đậu tương đen hữu cơ

Nghiên cứu

17:06 30/07/2011

Hành Thiền Tịnh có khác không?

Phần khảo luận này, chúng tôi chỉ bàn đến tư tưởng Thiền Tịnh có gì khác nhau không về hành pháp? Trước tiên chúng ta cần nhận định về pháp học và pháp hành với chánh kiến rồi mới mở ra con đường chánh tư duy mà nhận thức một cách đúng đắn vấn đề.

I. Phần Nhận Định Chung
 

Đạo Phật là đạo giải thoát, nói theo chí đạo (thực tại tuyệt đối) là giải thoát khỏi vòng bộc lưu sanh tử, khỏi luân hồi quả báo; còn nói theo thế tục (thực tại tương đối) là giải thoát khỏi phiền não khổ ưu. Trong đời sống con người, tâm lý được biểu hiện qua tình năng, hoạt năng và trí năng, mà muốn chế ngự và được không bị chúng ràng buộc, chúng ảnh hưởng đến tâm thức chúng ta, và hệ lụy đến nghiệp thức vốn là gốc khổ, ưu sanh tử luân hồi. thì hành sử như thế nào về đạo đức, chế ngự làm sao cho tình cảm, dục vọng được an ổn trong tâm, rèn luyện trí tuệ sao cho tâm sáng suốt thanh thản, an nhiên tự tại. Muốn được như thế, Phật dạy nào là giới luật, hình thức cụ thể làm cho dòng tâm thức trong sáng hơn. Quan trọng nữa là sự rèn luyện trí tuệ cũng cần thiết để xóa tận gốc mọi dục vọng vốn che mờ tâm trí, soi rọi cac cám dổ luôn sẵn chờ để lôi kéo trong dòng sống linh động đổi thay và vô thường theo thời gian và môi truờng.

 

Các kinh căn bản mà Phật dạy lúc đầu là nền móng về tư tưởng lẫn thực hành mãi là mẫu mực không bao giờ thay đổi theo thời gian và không gian. Cốt tủy các kinh ấy về lời, thứ ngôn ngữ được thể hiện trong đệ nhứt nghĩa là hành trang tu tập hữu hiệu nhứt. Các pháp an tâm rất logic vi diệu được thâm cứu cẩn thận thì quả là nhứt quán từ nguyên thủy Phật dạy trực tiếp các đệ tử ghi chép cho đến thời đại phát triển không bao giờ thay đổi theo thời gian và hoàn cảnh. Sau nầy,  các vị tổ sư thiền thường dùng ngụ ý các biểu tượng khác nhau, các vị đại sư, luận sư, và trí giả, dù với ngôn ngữ phát triển, dù tư tưởng phong phú súc tích hơn, tất cả vẫn dùng đệ nhứt nghĩa các kinh căn bản nầy (chỉ trích dẫn vài bài kinh tiêu biểu) mà suy diễn, luận giải, nhưng với ngôn ngữ lan rộng nầy không những không làm xa rời tư tưởng nguyên thủy, mà chỉ làm cho đệ nhứt nghĩa ấy phong phú và tỏ rõ hơn. Đặc biệt, phần khảo luận nầy chúng tôi chỉ bàn đến tư tưởng Thiền Tịnh có gì khác nhau không về hành pháp? Trước tiên chúng ta cần nhận định về pháp học và pháp hành với chánh kiến rồi mới mở ra con đường chánh tư duy mà nhận thức một cách đúng đắn vấn đề.

 

II. Phần Pháp Học Phật

 

    A. Các Kinh Căn Bản Phật Dạy


         1. Kinh Pháp Môn Căn Bản


Nội DungKinh Pháp Môn Căn Bản(Mùlapariyàya sutta.)thuộc Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikaya)

 

Để biết được tri kiến chúng sanh hay bậc giác ngộ, Phật đã giảng "Pháp môn căn bản tất cả pháp" trong Trung Bộ Kinh tại rừng Subhaga (rừng Hạnh phúc). Phật cũng đã phân biệt bốn loại tri kiến: Phàm phu,  vị Hữu học, bậc A-la-hán và đấng Như Lai. Tri kiến phàm phu thường dùng tưởng tri (hay tưởng thức) là dùng sở tri (cái này là ta, cái này là của ta, cái này là tự ngã ta) thứ tư tưởng chủ quan, cũng là vọng tưởng (vô minh); còn thắng tribiết thẳng, biết rõ ràng, biết sát-na hiện tiền hay tuệ tri và đơn thuần, cho vị hữu học. Bậc A-la-hán, đấng Như Lai. Đặc biệt, đấng Như Lai dùng pháp thắng tri, không duc hỷ, đoạn trừ được tham sân si, giác ngộ Niết bàn, giải thoát khỏi dòng bộc lưu sanh tử và đạt được chánh đẳng chánh giác.Muốn hiểu được các hạng tri kiến, sự phân biệt dùng tưởng thức để biết sự vật (tưởng tri) là Vô minh của tri kiến phàm phu và thắng tri (chơn trí, tuệ giác) của vị hữu học và bậc giác ngộ là cần thiết.

 

 * Tri Kiến của Phàm Phu: Tưởng Tri

 

 – Này các Tỷ-kheo, ở đây, có kẻ phàm phu ít nghe, không được thấy các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không được thấy các bậc Chơn nhân, không thuần thục pháp các bậc Chơn nhân, không tu tập pháp các bậc Chơn nhân, tưởng tri địa đại là địa đại. Vì tưởng tri địa đại là địa đại, người ấy nghĩ đến địa đại, nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với địa đại, nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, người ấy nghĩ: "Địa đại là của ta" - dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Ta nói người ấy không liễu tri địa đại....


* Tri Kiến của các vị Hữu học, bậc A LA Hán, đấng Như Lai:Thắng Tri


Này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo, hữu học tâm chưa thành tựu, đang sống cần cầu vô thượng an ổn, khỏi khổ ách. Vị ấy thắng tri địa đại là địa đại. Vì thắng tri địa đại là địa đại, vị ấy đã không nghĩ đến địa đại, đã không nghĩ (tự ngã) đối chiếu với địa đại, đã không nghĩ (tự ngã) như là địa đại, đã không nghĩ: "Địa đại là của ta", - không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Ta nói vị ấy có thể liễu tri địa đại.

 

          2. Kinh Đại Sáu Xứ


·        Tinh Yếu Ðại Kinh Sáu Xứ

 

Đại Kinh Sáu Xứ là tiến trình nhận diệnthấy và biết như thật như chân lục căn, lục trần, lục thức, cũng như duyên sanh từ chúng. Kiến thức, tư duy hay niệm khởi v.v... mà không được tuệ tri hay biết một cách sáng suốt, vô thời gian để được chánh kiến, chánh tư duy, chánh niệm, v.v...thì thật là uổng phí cho sự tu tập theo kinh này. Một điều căn bản nhất cho hành giả mới bước vào ngưỡng cửa Phật Pháp là nắm bắt được Pháp học cũng như Pháp hành mà biết rõ ràng thực tướng của lục căn, lục trần, lục thức từ đó mới có thể tri nhận đúng và phân biệt chân và vọng để tránh mọi sai lầm trong nhận thức.

 

Trước khi phân tích và nhận diện phần cốt tủy của Đại Kinh Sáu Xứ, tưởng cũng cần triển khai một số nhận thức về kết cấu của lục căn, lục trần, và lục thức, để từ đó quảng diễn vấn dễ dàng hơn. Chẳng hạn,

 

Kết cấu của tâm thức


a). Nhận Diện (Sensation).


Ngủ giác quan là phương tiện tiếp xúc với trần cảnh để nhận diện ảnh hay hay bóng dáng của trần cảnh. Đó là chúng ta cảm giác được hình ảnh của sự vật qua ngũ giác quan mà thôi. Thí dụ, khi ta thấy con bò là thấy hình ảnh con bò ở võng mạc của mắt mà thôi. Đó là CẢM GIÁC. Nhắc lại, (Về thị giác) khi ta nhìn con bò, hình ảnh con bò hội tụ ở võng mạc của mắt, truyền dẩn bởi thị giác thần kinh lên não, lức đó ta mới nhận diện được hình ảnh con bò. Vậy, khi nhận diện được hình ảnh (thấy), ấn tượng chấn động lực(nghe), không khí hay hơi (ngửi), ấn tượng kích thích (nếm), hình ảnh tiếp giáp của da hay cơ thể (xúc) là thể không của đối tượng qua tiền ngũ căn. Thí dụ, như thị giác, sự vật chiếm cứ trong không gian (hư không) một dung thể không: sự vật và dung thể không của nó khắng khít nhau như một, thì thể không của nó là hình ảnh sự vật được hội tụ ở võng mạc mắt khi mắt nhìn sự vật. Do đó khi thấy sự vật cụ thể ở trong không gian là thấy hình ảnh của nó ở võng mạc của mắt mà thôi.


b). Nhận Thức (Perception).


Khi chúng ta cảm giác hình ảnh sự vật thì lúc đó chúng ta mới nhận biết được (perceive) tên sự vật. Sự vật có tên mà ta nhận thức đó là GIÁC THƯC (hay Tâm Thức: Consciousness hay Perception) chạy dài theo thời gian. Khi nhận thức ngay niệm đầu một sát na và không có kéo dài thời gian nữa là ta có giác thức nguyên sơ (niệm đầu) hay là chơn thức (pure perception or true consciousness). Hình ảnh con bò là thể không được nhận thức bởi tâm trí (tâm trí cũng cùng thể không.) Tâm và vật đồng thể không, nên sự nhận thức mới thành hình. Lục căn (thể không) phối hợp với lục trần (thể không) sanh ra lục thức Nên lục thức cũng thể không. Vậy lục thức không có thực thể, Phật gọi là lục tặc, vì thức là nghiệp. Dòng tâm thức luôn trôi chảy không ngừng nghỉ. Nó không có khởi điểm cũng như kết thúc và nó dính nhiều pháp trần làm cho dòng tâm thức luôn ô nhiễm và vẩn đục.


c). Tri Thức (Cognition).


Trong đời sống hằng ngày, ta thường nhận thức sự vật bằng ngũ giác quan. Khi ta tri nhận(biết của trí) (cognize) sự vật đã nhận thức (biết của căn), ta có tri thức (Cognition). Trong quá trình tri nhận sự vật trong hiện tại (Với ngũ giác quan), quá khứ hay tương lai (với ý thức), cả ba thời chúng ta tri nhận được sự vật mới có GIÁC TRÍ (hay Tâm Trí). Giác Trí nầy là Tư Tưởng, Suy Nghĩ, Tưởng thức, Lý Luận v.v. theo thời gian. Nó là sự lập lại của tâm thức hay tri nhận các thức nên nó tạo ra nghiệp thức. Nên ta có thể gọi là tâm duyên ý mã vì tư tưởng chúng ta lúc nào cũng ẩn hiện trong tâm trí từng giây từng phút liên tục, chỉ trừ có những động lực khác hay pháp môn có khả năng chận dừng được vọng tưởng đó.


c). Giác Trí Tuệ (Pure Cognition).


Khi Phật thành đạo là do đạt được Trí Tuệ hay Giác Trí Tuệ thì các pháp giải thoát được thiết lập thực hành Giác Trí Tuệ trong sự tu tập hay các thời thiền tập. Thực ra Giác Trí Tuệ (tuệ giác: cái biết sat-na hiện tiền) có thể thực hiện trong tứ oai nghi. Vậy Giác Trí Tuệ là tri nhận đầu nguồn của Giác Trí và xa lìa nó ngay. Nói rõ hơn là khi chúng ta nhận thức niệm đầu của Cảm Giác (Sensation) để có Giác Thức nguyên sơ (Pure Perception hay first consciousness), lập tức tri nhận Giác Thức nguyên sơ ấy để được Giác Trí (Cognition là Giác Trí có thời gian) và xa lìa giác trí ngay mới có Giác Trí Tuệ (Vô thời gian). Giác Trí TuệTri Thức Nguyên Thủy (Pure Cognition) của Chân Trí (Vô thời không). Thí dụ, chúng ta thấy con voi là giác thức hay tâm thức, vì thấy hình ảnh đối tượng hay con vật trước (Cảm Giác) rồi nhận thức (perceive) con vật được gọi là con voi (hay biết con voi, biết nầy thấy biết của căn, luôn luôn đi kèm theo cảm giác, nên thấy con voi, biết tên đối tượng là cái thức hay tâm thức hay giác thức. Nên thức là thực tại duyên khởi hay giả danh mà thôi). Rồi chúng ta tri nhận (dùng ý trí tác năng) giác thức ấy để có giác trí. Nói gọn, khi chúng ta Thấy con voi, biết ngay là con voi. Biết ngay  (vô thời gian) là thắng tri, tuệ tri hay cái biết sát-na hiện tiền. Đó là cái hằng biết hằng tri của trí tuệ, tánh giác.


Cốt Tủy của Kinh


a). Bài giảng của đức Thế Tôn:


1). Vô Minh.


 Đầu tiên Phật giải về nhản căn sắc trần và nhãn thức theo thường tình. Chúng ta nhìn một vật thì không thấy không biết nhưchơn mắt, không thấy không biết như chơn các sắc, không thấy không biết như chơn nhãn thức vì chúng ta chưa hiểu được chơn mắt, chơn các sắc, và chơn nhãn thức như thế nào? Thật ra, Chơn mắt, chơn sắc, và chơn nhãn thức là một khi nhìn một vật gì thì sử dụng một lần mà thôi. Nếu dùng tiếp hay kéo dài thời gian là một vật đó đã huyễn hóa hay mắt, sắc (vật), hay thấy (nhãn thức) không còn nguyên thủy sử dụng mà đã xài qua rồi, không còn mắt củ, vật đầu tiên, thấy nguyên sơ cũng bi xúc thọ ái lăn trôi theo thời gian mà có những khái niệm, nên mắt, sắc, thấy đã biến thể.. Nói chung,  trong Trí (hay Tâm) chúng ta đều có chứa sẵn biểu hiện  Trí Năng, Tình Năng và Hoạt Năng, nên dây thần kinh dẩn truyền lên não hình ảnh của chơn sắc từ chơn mắt để có chơn nhãn thức thì đồng thời đã xúc chạm dây thần kinh thị giác, có nhân nhãn xúc; do duyên nhãn xúc này khởi lên lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ. Vì chúng ta không thấy không biết chơn cảm thọ như thường tình, mà có ái trước (ái đã có trong A Lại Da thức) đối với mắt (mắt lập lại), ái trước đối với các sắc (hình ảnh có sẵn tích tụ) và ái trước đối với nhãn xúc (Xúc có sẵn trong trong A-Lai-Da Thức: ký ức). Từ đó do duyên nhãn xúc này khởi lên lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ mà ái trước đối với cảm thọ ấy.

 

Khi chúng ta nhận thức và quán sát vị ngọt, chấp vào ái trước (ký ức), rồi sự hệ lụy và say đắm nên năm thủ uẩn được tích trử trong tương lai. Ái ấy tái sanh, ưa thích ngũ dục. Thủ Hữu là tìm cầu và giữ lấy những thú vui và tham luyến, sanh thân ưu não, thân nhiệt não, và tâm khổ não. Nên tạo nên những cái có, chính những cái sở hữu này là những nghiệp. Cảm thọ thân khổ và tâm khổ.

 

Tóm lại, nếu không thấy không biết như chơn lục căn, chơn lục trần và chơn lục thức thì những hệ lụy và say đắm cũng xãy ra tương tự như trên.Nói cách khác, không thấy không biết chơn lục căn, lục trần, lực thức là thể cách nhận thức sự vật một cách vô minh của tâm thức thường tình.

 

2). Chơn Trí.


Này các Tỷ-kheo, thấy và biết như chơn mắt, thấy và biết như chơn các sắc, thấy và biết như chơn nhãn thức, thấy và biết như chơn nhãn xúc. Do duyên nhãn xúc này khởi lên lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ, thấy và biết như chơn cảm thọ ấy; vị ấy không ái trước đối với con mắt, không ái trước đối với các sắc, không ái trước đối với nhãn thức, không ái trước đối với nhãn xúc. Do duyên nhãn xúc này khởi lên lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ; vị ấy không ái trước đối với cảm thọ ấy.

 

Khi vị ấy trú, quán sát vị ngọt, không bị ái trước, hệ lụy và tham đắm, nên năm thủ uẩn đi đến tàn diệt trong tương lai. Và ái của vị ấy, đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm sự hoan lạc chỗ này chỗ kia; ái ấy được đoạn tận; những thân ưu não của vị ấy được đoạn tận; những tâm ưu não được đoạn tận; những thân nhiệt não được đoạn tận; những tâm nhiệt não được đoạn tận; những thân khổ não được đoạn tận; những tâm khổ não được đoạn tận; vị ấy cảm thọ thân lạc và tâm lạc.... (HT. Thích Minh Châu Việt dịch)

 

Kế đến, Phật giải về nhản căn sắc trần và nhãn thức theo chơn trí. Chúng ta nhìn một vật thì thấy và biết như chơn mắt, thấy  biết như chơn các sắc, thấy biết như chơn nhãn thức vì chúng ta đã hiểu được chơn mắt, chơn các sắc, và chơn nhãn thức theo  thật tướng của chúng như đã trình bày trên. Chơn mắt, chơn sắc, và chơn nhãn thức là một khi nhìn một vật gì thì sử dụng một lần mà thôi (vô thời gian). Nếu không kéo dài thời gian thì vật đó còn nguyên thủy: nó-lá-nó tại đó và lúc đó, vô thời không hay mắt, sắc (vật), hay thấy (nhãn thức) vẫn còn chơn nguyên, thấy biết không bị xúc thọ ái lăn trôi theo thời gian mà có những khái niệm, nên mắt, sắc, thấy biết không thay đổi, cố định.


Nói chung,  trong Trí (hay Tâm) chúng ta đều có chứa sẵn biểu hiện  Trí Năng, Tình Năng và Hoạt Năng, nên dây thần kinh dẩn truyền lên não hình ảnh của chơn sắc từ chơn mắt để có chơn nhãn thức thì đồng thời đã xúc chạm dây thần kinh thị giác, có nhân nhãn xúc; do duyên nhãn xúc này khởi lên lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ. Vì chúng ta thấy  biết chơn cảm thọ không có thời gian, nên không có ái trước (trong A Lại Da thức) đối với mắt  (mắt không lập lại), không có ái trước đối với các sắc (hình ảnh các sắc có sẵn tích tụ) và ái trước đối với nhãn xúc (Xúc có sẵn trong A-Lai-Da Thức: ký ức). Từ đó do duyên nhãn xúc này khởi lên lạc thọ, khổ thọ , bất khổ bất lạc thọ mà không có ái trước đối với cảm thọ ấy.

 

Khi chúng ta nhận thức và quán sát vị ngọt, không chấp vào ái trước (ký ức), không có sự hệ lụy và say đắm nên năm thủ uẩn không được tích trử trong tương lai. Ái ấy không thể tái sanh, và không ưa thích ngũ dục. Không có Thủ Hữu thì lấy gì tìm cầu và giữ lấy những thú vui và tham luyến thì thân không ưu não, thân không nhiệt não, và tâm không khổ não. Nên thân tâm không thủ hữu gì cả. Cảm thọ thân và tâm không có ưu khổ, được an lạc.

 

Tóm lại, nếu thấy biết như chơn lục căn, chơn lục trần và chơn lục thức thì những hệ lụy và say đắm không xãy ra. Nói cách khác,  thấy biết chơn lục căn, lục trần, lực thức là thể cách nhận thức sự vật một cách sáng suốt vô thời không; đó cũng là sự nhận thức của chơn trí.

 

 Pháp Thể Nhập Thượng Trí.

 

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp cần phải đoạn tận với thượng trí ? Vô minh và hữu ái, những pháp này cần phải đoạn tận với thượng trí.


Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp cần phải tu tập với thượng trí ? Chỉ và Quán, những pháp này cần phải tu tập với thượng trí.


Và này các Tỷ-kheo, thế nào là những pháp cần phải chứng ngộ với thượng trí ? Minh và giải thoát, những pháp này cầu phải chứng ngộ với thượng trí.(Lời thuyết của Đức Thế Tôn)

 

Kết Luận

 

Nếu nhận thức đúng lục căn lục trần và lục thức như chơn như thật thì làm gì có nghiệp quả khổ não. Nên thấy và biết như chơn lục căn, thấy và biết như chơn lục trần, thấy và biết như chơn lục thức, thấy và biết Bát Chánh Đạo, hay tất cả các pháp nào đều nhận thức theo thượng trí, thì màn vô minh không còn bao phủ tâm trí, nên không có dây nhân duyên nào trói buộc. Vì khi ta thấy và biết chơn thật là ta nhận thức ngay thực thể sự vật, không thêm không bớt; vật là vật, ngoài vật không thêm thuộc từ nào cả. Vì không có thời gian, dòng tâm thức không lăn trôi, nên sự vật không có duyên khởi hay biến thể nào, thì làm gì có xúc thọ ái thủ hữu. Tu tập theo pháp Chỉ Quán  là ưu việt nhất để có chơn trí hay thượng trí. Đó là lúc được tâm minh và giải thoát khỏi dòng bộc lưu sanh tử.

 

          3. Kinh Nhất Dạ Hiền Giả.


'Nhứt dạ hiền giả’ (Bhađdekaratta)

-Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau:

Quá khứ không truy tìm

Tương lai không ước vọng.

Quá khứ đã đoạn tận,

Tương lai lại chưa đến,

Chỉ có pháp hiện tại

Tuệ quán chính ở đây.

Không động không rung chuyển

Biết vậy nên tu tập,

Hôm nay nhiệt tâm làm,

Ai biết chết ngày mai?

Không ai điều đình được,

Với đại quân thần chết,

Trú như vậy nhiệt tâm,

Đêm ngày không mệt mỏi,

Xứng gọi Nhứt dạ hiền,

Bậc an tịnh, trầm lặng.

Cốt tủy của giáo pháp (Phổ Nguyệt)

 

Dòng tâm thức nối tiếp từng sát na sanh diệt liên tục luôn trôi chảy không ngừng, do đó tri giác không thế nào nắm bắt thực tại một cách toàn diện được. Không gian bao la, ngũ giác quan không định vị chính xác được vì mỗi căn chỉ cảm nhận phần chức năng của mình, chẳng hạn như mắt chỉ thấy không thể nghe v.v...Thực tại toàn diện không thể giao cho tiền ngũ căn nhận thức trong không gian và thời gian trọn vẹn.

 

Thời gian huyễn hóa. Quá khứ đã qua và đã đoạn tận, tri giác không thể nhận diện., nên không truy tìm. Tương lai chưa đến, đối tượng không có mặt làm sao cảm nhận được, nên không ước vọng trong tương lai. Hiện tại là thời gian đang trôi chảy nối tiếp những điểm li ti sát na sanh diệt, là cái Đang Là, không nắm bắt được. Tam thời bất khả đắc, nên Phật dạy, quá khứ không truy tìm, tương lai không ước vọng, và không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại. Nhưng chỉ có pháp hiện tại, thì TuệQuán mới có thể nắm bắt đựợc.


Tuệ quán,Thắng Tri, hay Biết ngayđược hiển lộ thực sự trong chuyểnđộng của pháp hiện tại (trong động tác đang là). Trong động tác đang là của pháp hiện tại nối tiếp những điểm sát na sanh diệt. Nhận thức ngay thực tại điểm của tri giác nguyên sơ và liền xa lìa nhận thức đó. Tri giác nguyên sơ là chơn thức vừa cảm nhận (vừa sanh) là vừa nhận biết thì chơn thức ấy (giác thức nguyên sơ) biến thành Giác Trí, nên gọi là Chơn thức sanh mà vô sanh vì điểm sát na sanh mà không bị diệt, do mủi tên Tuệ quán nhắm trúng và đã chuyển thức (thấy) thành trí (biết) rồi. Cho nên Phật dạy, Tuệ Quán (biết sát-na hiện tiền) ở nơi pháp hiện tại, không động không rung chuyển. Tuệ quán là tri nhận (biết bằng trí) một cách sáng suốt, vô thời gian. Vì lẽ chơn trí (tri thức nguyên sơ) là một điểm nhận thức có thật trong động tác nhận thức đầu nguồn của trí giác. Thực tại điểm nầy thì không động, không rung chuyển vì một điểm có thật một cách toàn diện không thêm không bớt, chính nó là nó ở đó và lúc đó (vô thời không).



Vậy tri nhận thực tại điểm của giác thức nguyên sơ, chúng ta có tri thức nguyên thủy của chân trí. Thí dụ, khi gặp con bò đang đi, ta nhận diện hình ảnh con bò đầu tiên khi thấy nó (cảm giác: first sensation), nhận biết (biết bằng căn: perceive) tên con bò là nhản thức nguyên sơ (first visual consciousness,  hay chơn thức: pure perception; gọi chung là tâm thức nguyên sơ); tri nhận nhản thức đó là ta có tri thức nguyên thủy (pure cognition) cuả chân trí (True mind without time). Nói khác đi, khi ta thấy (niệm đầu) con bò (perception), tabiết có tánh thấy hay thấy con bò (cognize the pure perception). Vì không có thời gian kéo dài cái tri thức nguyên thủy đó nữa nên niệm đầu (thực tại điểm) của dòng tâm trí thức đang lăn trôi (cái đang là), nên không có trí và thức liên hợp, tư tưởng, hay khái niệm gì về con bò cả). Đó mới thật sự Giác Ngộ mọi sai lầm của Tri Giác và Giải Thoát khỏi dòng bộc lưu sanh tử.

 

Thật vậy, chỉ có trong pháp hiện tại, bậc an tịnh nhiệt tâm trú quán như vậy ngày đêm không mệt mỏi, mới xứmg đáng là "Nhứt dạ hiền giả.".  v.v...

 

      B . Pháp Tu Chứng Của Đức Phật

 

Cái Vô Sanh.

 

Từ cái Sanh hay bị sanh của thế gian, Bồ Tát nhận rõ rằng con người với dòng tâm trí mê muội mãi chìm đắm trong cuộc sống xa hoa dục lạc, và cứ lăn trôi trong ngũ dục thì làm sao tránh khỏi thế giới sanh già bịnh chết, khổ, ô nhiễm. Sự vật (vạn hữu) trong thế giới hiện tượng là cáibi sanh, thì phải tìm đến cái vô sanh hay bản chất cuả thế giới này, cái luôn thường tồn bất biến. Khi con người đạt đến thế giới vô sanh thì không còn bị sanh nữa, tức là thoát khỏi cảnh sanh già bịnh chết, ưu khổ. Cũng là lúc Ngài phải từ bỏ tu lối thiền yoga để thực hành phương pháp do Ngài tự khám phá. Tâm trí mê muộI của con người trong thế giới hiện tượng biến dị trong dòng bộc lưu sanh tử phải được vượt thoát ra khỏi nó để đến thế giới vô sanh, thường tồn, giải thoát khỏi nhân duyên sanh diệt, tức là tìm về chân trí mà soi sáng vạn pháp để làm chủ cái bị sanh trong thế gian. Chúng ta cần tìm hiểu sự hình thành của chân trí (cái Vô Sanh) như thế nào mới có thể mở ra con đường trí tuệ giải thoát. Như Phật đã thuật lại sự tìm cái Vô sanh và đã chứng được cái vô sanh trong kinh Thánh Cầu-26 (kinh Trung Bộ).

 

Khảo Sát Cái Vô Sanh Hay Chánh Trí (Chơn Trí.)

 

 Khi tatri nhận (biết sát-na hiện tiền, tuệ tri) ngay đầu nguồn của của giác thức hay tâm thức (Niệm đầu) và xa lìa nó ngay là ta có tri thức nguyên thủy (cognize a pure perception to get a pure cognition or a discernment).


* Nhất Nguyên Tuyệt Đối


Khi đã đạt được nguyên lý Nhất Nguyên Tương Đối (Cái Bị Sanh), cái còn lại là phải tiến hành (tận diệt) làm choGiác Trí Đang Là đó không thể sanh tư tưởng vẩn vơ trong tâm làm cho tâm vẩn đục. Quá khứ, đã qua,bất khả đắc vì tiền ngũ căn không thể nắm bắt; tương lai chưa đến nên tiền ngũ căn cũng không nắm bắt được; còn hiệntạiCái Đang Là, nó nối tiếp bằng những sát na sanh diệt, cũng không nắm bắt được; chỉ có Cái Hiện Tiền hay Sát Na Hiện Tiền, là một Thực Tại Điểm thể nắm bắt được. Làm sao nắm bắt ngay cái ĐiểmThực Tại đó? (Xem Nhất Dạ Hiền Giả. Phổ Nguyệt)

 

Thực Hành.

 

Bồ Tát quyết định tự thực hành theo chín bước - như Phật dạy các vị Tỷ-kheo trong  X. Phẩm Tham (kinh Tăng Chi Bộ) - sau đây cho đến khi đắc đạo.

 

Chín pháp tu tập:

 

Bốn pháp Thiền đầu tiên đều dùng định niệm hơi thở nghĩa là Biết (Tuệ Tri) và Chánh niệm như hơi thở, ly duc, ly pháp bất thiện, tịnh chỉ tầm tứ, hỷ lạc sanh, ly hỷ trú xả theo thứ tự các thời thiền từ định niệm tướng đối tượng (ngôn hành); định niệm Thức đối tương (ý hành hay tĩnh thức); định niệm Tánh (trí) đối tượng (trí hành, tĩnh giác); định niệm hơi thở bằng cách vô niệm, bất động (thân hành, thể nhập).

 

1. Nhẩm biết niệm hay đọc hơi thở (ngôn hành): Ðịnh niệm bằng tướng hơi thở (có lời, có tiếng)..

 

Ðịnh Niệm Hơi Thở bằng lời. Biết Nhẫm Ðọc hơi thở.

 

Khi thở vô, “Tôi biết  thở vô.”

Khi thở ra, “Tôi biết  thở ra”

 

* Tức là định niệm hay đọc nhẫm có phát ra lời, có chủ (chủ thể niệm hay đọc tức căn tai nhận thức), khách thể (đối tượng là tiếng thở vô và thở ra). Như vậy, sơ định có tầm tứ và hỷ lạc; có lời là có tầm, có tướng là có tứ và hỷ lạc. Có thể nói là Ðịnh Tướng hơi thở mỹ lệ (hỷ lạc). Ðồng thời cũng dùng thiền định để luôn trao dồi giới lẫn định.Từ bỏ sân, từ bỏ hôn trầm thụy miên, từ bỏ trạo hối, từ bỏ nghi, thành tựu tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất tâm. Lời Phật dạy (trong Ðaị Kinh Phương Quảng 43, Trung Bộ Kinh Phẩm 54, VIII Ngọn Ðèn (kinh Trung Bộ).

 

Khi ly dục, ly các pháp bất thiện chứng và  trúThiền thứ nhứt, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh có tầm có tứ, lời nói được đoạn diệt.

 

2.      Thầm hội biết Thức Hơi Thở (Thức Hành). Ðịnh niệm bằng nhận thức luồng hơi thở (ý thức thầm hội hơi thở)

 

“Biết tôi thở vô

Biết tôi thở ra”

 

Chỉ dùng căn ý là chủ  (lặng lẻ) để nhận thức (với ý tác động) hơi thở vô hơi thở ra là khách. Ðó là cách Tĩnh Thức.  Khi có định và  chánh niệm thì  tầm và  tứ  được đoạn diệt chỉ được nội tĩnh nhất tâm. Còn Thức là còn trạng thái hỷ lạc.

 

Diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm.

 

3.      Ngộ nhập biết + ý trí Hơi Thở (Trí hay Tánh Hành). Ðịnh niệm bằng ý trí ngộ nhập hơi thở (tri nhận đối tượng trong trí: ngộ nhập luồng hơi thở vào cái biết). Biết tri nhận luống hơi thở. Ðịnh và chánh niệm hơi thở nên gọi là Trí Hành  hay Tĩnh Giác.

 

“Biết rõ thở vô

Biết rõ thở ra.”

 

Biết rõ hơi thở vô hơi thở ra. Ðịnh và chánh niệm bằng ý trí (ý tác năng). Ðó là Tĩnh Giác về hơi thở. Chỉ có thở vô thở ra được ý trí ý niệm hóa mà thôi.

 

Hành này dùng pháp tánh không (biết=định), dùng trí tuệ (tuệ tri) để tri nhận hơi thở. Còn đối tượng thì còn lạc thọ vì có định của trí (tĩnh giác), nên lạc thọ này không ảnh hưởng đến tâm. Đó là thiền thứ ba.

 

4. Thể Nhập Cảm giác Vô Ra (Thân Hành: Vô Niệm: không niệm tướng niệm thức cả niệm trí): Pháp bổn như vô pháp: Như là không thở: Thể Nhập chốn tịch tĩnh như nhiên, ngầm cảm nhận luồng hơi thầm lặng Vô Ra.Đó là năng sở song vong tuyệt đối. Đó là thiền thứ tư.

 

“Ngầm cảm nhận vô,

Ngầm cảm nhận ra.”

 

Ngầm cảm giác Vô Ra, vì khi nhận dạng cảm giác (bóng dáng) của một đối tượng mà chưa được nhận thức (chưa được đặt tên hay đọc tên) tên đối tượng là chỉ thể nhập nơi tịch tĩnh y nhiên, tức là cảm giác chỗ bóng đối tượng chưa thành hình, chưa có tên (giả danh) , đó cũng gọi là tri thức nguyên thủy hay tuệ giác của chân trí. Ngầm cảm nhận luồng hơi vô luồng hơi ra mà thôi. Khi không có mặt đối tượng thì làm gì có hỷ lạc trong tâm. Lúc chưa có tên tức là lúc chưa sanh (bản lai diện mục).

 

Chánh Giác (Vô niệm: buông xả}. Buông xả và ngưng động: Từng hơi  tự nhiên tự động hiện hữu rõ ràng: nó-là-nó tại-đó và lúc đó mà thôi, một trạng thái trống rỗng. Vô Niệm

 

Trạng thái thân chứng nhờ thể nhập chốn tịch tĩnh như nhiên, tức là phải trải qua ba giai đoạn trên (huân tập kinh nghiệm thuần thục), để hành giai đoạn thứ tư nầy một cách rốt ráo, nghĩa là vô tướng vô thức và vô trí (hay vô tánh) tức là vô niệm, từng chập hơi tự nhiên và tự động vào, ra, hiện hữu rõ ràng rỗng không). Khi Phật đã trải qua ba lối thở trên (kinh nghiệm) là đã đạt được chánh trí rồi như các kinh Phật đã giáo hóa chúng sanh sau này. Ðó là lúc Bồ Tát đã đoạn diệt cảm thọ vui buồn, vượt khỏi ái thủ hữu được minh tâm và giải thoát. Giai đoạn thứ tư này là Pháp mà Phật đã thể hiện được Tánh Giác (tánh giác là vô trí hay vô tâm: tâm không) còn gọi là pháp Vô Niệm, Buông Xả là không Niệm Tướng , không Niệm Thức và cả không dùng Trí mà chỉ ngộ nhập vào từng dòng hơi vô ra tự động hiện hữu tư nhiên rõ ràng trống không. Ðó là Thiền Thứ Tư.

 

Qua bốn giai đoạn định niệm hơi thở với bốn tầng thiền là đạt được định tĩnh và tiếp tục 5 bước tiếp đến chí đạo.

 

III. Phần Kinh Luận Phát Triển

 

    Đường đi đến Niết Bàn tuyệt đối hay trở về Bản Tâm hay Chơn Tâm hay Phật Tánh có thể thực hiện bằng pháp hành qua pháp học. Trong pháp học, nào là giới luật phải nghiêm minh, kinh điển phải thông hiểu tường tận đệ nhất nghĩa, pháp luận phải trung thực và nhứt quán với kinh điển Phật dạy từ nguyên thủy hay kinh luận phát triển. Tuy nhiên trước tiên cần phải am tường kết cấu của tâm thức bao gồm vọng tâm và chơn tâm mới có thể mở ra con đường minh bạch pháp học (kinh điển), pháp luận, sáng sủa rõ ràng mà hành trì đệ nhất nghĩa cho đúng.   Phật giáo Phát Triển: Thí dụ vài kinh luận trích dẫn.

 

a. Kinh

 

Kinh Kim Cang.   

 

Trước hết nói về quan niệm Thời Không

 

Không Gian: Cái không gian dung chứa sự vật và sự vật chiếm cứ không gian là một. Nói gọn là sự vật và dung thể không của nó là một. Sắc không khác không, và không không khác sắc. Cái chân lý thì nó chính là nó, không có tự tính nào áp đặt lên nó, không thể dùng ngôn ngữ,công ước để cưỡng ép lên tánh chất của nó. Nó là nó, không có gì ngoài nó. Nó là dung thể không của sự vật nên nó không vượt ra khỏi sự vật. Theo Tử Thư Tây Tạng gọi là chân lý tự nó trống rỗng và trần trụi như Hư Không vô biên và không có tỳ vết. Ðó cũng gọi là Chơn Không. Do đó Tánh giác là Thiệt Hư Không hay Hư Không là Thiệt Tánh giác. Tánh Giác là Chân Trí hay là cái dụng của Chơn Tâm. Vậy làm sao nắm bắt được Chơn Tâm? Phương pháp nào? Trong kinh Kim Cang, Đức Phật dạy cách hàngphục vọng tâm:

 

- Ðộ tất cả chúng sanh vào vô dư niết bàn, mà không thấy chúng sanh nào được độ.

 

 Ðộ: là làm cho giác ngộ, giải thoát mọi vọng tưởng giả lập để đạt thực tính.

 

Chúng Sanh: Tất cả các loài, sự và vật có tri giác hoặc không có tri giác; là những thực tại giả lâp hay tùy thuộc.

 

Vô Dư Niết Bàn: Niết bàn tuyệt đối hay tự tính tuyệt đối, là chơn không hay thiệt hư không.(Tánhhư không hay tánh không)

 

Vậy câu trên có nghĩa là: Ðưa tất cả các các thực tại giả lập vào thực tại tuyệt đối mà không còn thấy các thực tại giả lập đó nữa. Vậy muốn hàng phục vọng tâm, hành giả nên trực nhận (tâm) thể không của sự vật và ngay đó lìa tướng giả lập. (Ly bốn tướng:Ngả, Nhơn, Chúng Sanh, Thọ giả ).

 

Thời Gian:

 

Ngay khi tri nhận (biết) thực tướng của sự vật liền lìa ngay tướng không của sự vật. Cho nên trong kinh Kim Cang, Phật bảo Tu Bồ Ðề cách thức an trụ tâm như sau: Khi chơn tâm được hiển bày (hàng phục được vọng tâm), thì phải gìn giữ chơn tâm bằng cách: Bồ Tát không có chỗ trụ mà bố thí, tức là không trụ vào Sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp mà bố thí.

 

Trụ: là bám vào, dựa vào;

 

Bố Thí: là ban bố, cho cái mình có, cái mình biết, xả bỏ. Muốn an trụ tâm Bồ Tát không bám vào tất cả chỗ mà phải xả bỏ xa lià chúng đi; nghĩa là không dựa vào các thực tại giả lập (Sắc, thinh,hương, vị, xúc,pháp) mà phải xả bỏ cái mình biết là giả lập đó. Phật đã chỉ rõ về thân tướng không. Nếu hành giả không nương tựa vào đâu mà xa lìa cái mình biết thì phước đức cũng như hư không. Cho nên thân tướng là thực tại giả lập (hay tự tính giả lập). Nơi nào có thân tướng là nơi đó còn có lường gạt (không thật). Nếu thấy được tính cách không tướng của các tướng tức là thấy được Như Lai. Ðó tức là nhận ngay thực tướng hay thể không (biết rõ) của thân tướng (biết rõ thực tại, đối tượng). Mà muốn an trụ tâm thì phải vô sở trụ tức là không bám vào sắc, thinh.. . mà phải xả bỏ ngay khi mình biết sắc (không trụ) vì nếu trụ vào sắc một sát na thì sắc ấy không còn là thật nữa. Sắc tức thị không, không tức thị sắc. Sắc tức thì biến thành không.. . , thời gian huyễn hóa sự vật.

 

Chân Trí (hay Chân Tâm) được hiển lộ ngay nơi đối tượng hiện quán. Bồ Ðề Ðạt Ma nói, Hiện tại là bồ đề,vì không có quá khứ đầy đau khổ và không có tương lai để gây thêm tội lỗi; thì ngay bây giờ há không phải là bồ đề sao! Trong khoảnh khắc hiện tại, chân lý xuất hiện tại đó (không gian) và lúc đó (thời gian) mà thôi. Thực tướng được hiện bày ở trạng thái vô thời không, vì có thời gian chạy dài trong không gian thì mọi sự vật đều trở nên huyễn hóa. Vậy muốn đạt được giác ngộ hay chân tâm thì phải theo hai cách: Hàng phục tâm (tuệ tri, biết sat-na hiện tiền) và An trụ tâm (vô trụ). Ðó là để đạt được chân lý tối hậu,là tự tính tuyệt đối, là chân tâm, là thiệt tánh giác (trí tuệ) hay là tánh hư không vv.. . Nhân: Ưng vô sở trụ thì quả: Vô sở bất tại. (Không trụ vào các chỗ, thì chỗ nào cũng có thực tại.). Thấy con bò, tôi biết con bò và xa lìa cái biết đó thì chơn tâm hiện bày vì cái hằng biết hằng tri

 

*Kinh Lăng  Nghiêm.     

                      

Tóm lại, lời nói của Phật chẳng có hư vọng. Phật dạy rõ ràng và quá chi tiết về Tâm. Nên phân biệt kỹ lưỡng thế nào là vọng tâm, và chơn tâm, động và tịnh. Bản chất lục căn, lục trần, tướng không của chúng thật sự có sẳn, và hiện hữu đồng thời với nhau trong hư không và chẳng có nhân duyên nào là chủ yếu, cũng chẳng phải tự nhiên chúng được thu nhận bởi lục thức hay tâm thức; do khi lục căn và lục trần hòa hợp với nhau mà thành lập, cũng như chẳng phải tự nhiên chúng ta nắm bắt đượcbản giác mà phải tri nhận tâm thức vừa hòa hợp bởi căn trần. Trong kinh Lăng Nghiêm chủ đích của Phật muốn chỉ cho hội chúng biết mọi người đều có tánh giác (tuệ giác là cái biết sát-na hiện tiền) trong sáng, gọi là Tánh Giác Diệu Minh (Diệu Tánh Chơn Như) hay Như Lai Tạng hay Chơn Tâm... Sáu căn là gốc luân hồi, sáu căn cũng là gốc giải thoát. Trong cái thấy biết của sáu căn, chạy theo phân biệt là gốc vô minh, trong cái thấy vô phân biệt (biết sát-na hiệt tiền) là Niết Bàn. Đó là con đường trở về Tánh Giác...

 

*Bát Nhã Tâm kinh.

 

Ðối Tượng Quan Sát:

 

Xá Lợi Tử! Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc; Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc. Thọ, Tưởng, Hành, Thức diệc phục như thị.

 

+Sắc không khác Không, Không không khác Sắc :

 

Sắc và dung thể Không của Sắc là Một, cho nên Sắc không khác Tướng Không của nó và Tướng Không của Sắc cũng không khác Sắc. Vì Sắc chiếm cứ không gian và không gian dung chứa Sắc khắn khít nhau như Một, cho nên dung thể Không của Sắc và Sắc là Một. Không nầy là Tự Tính Tuyệt Ðối.


+Sắc biến thành Không, Không biến thành Sắc:


Thí dụ: Ta nhìn Sắc ở thời điểm T1 thì qua T2 (1 sát na), ta thấy Sắc ở T1 không còn thật là Sắc ở T2 nữa. Nhưng ở T2 ta vẫn thấy Sắc ở T2 là thật, dù ở T2 xem Sắc ở T1 không thật. Chẳng hạn, ông A ở T1,qua T2 thì lập tức ô. A thêm ( T2-T1) tuổi nên ô. A T2 không phải là ô. A T1. Tuy nhiên, dù ô. A ở T1 không thật là ô. A ở T2, nhưng ở T2 ta vẫn thấy ô. A ở T2 là thật. Ðó là lịch trình huyễn hóa của Sắc qua Trí Phân Biệt; hay Sắc và Không có Tự Tính Tùy Thuộc (theo Thời gian). Rồi đến Thọ, tưởng, Hành, Thức đều giống như vậy. v.v....

 

Kết Luận.

 

Phật liền đọc (nói): Yết Ðế, Yết Ðế, Ba La Yết Ðế, Ba La Tăng Yết Ðế, Bồ Ðề Tát Bà Ha, là chấm dứt ngay mọi vọng tưởng, đạt cứu cánh niết bàn.

 

Thật ra nói đến thần chú--dù có nghĩa là kỷ thuật hay phương pháp--thần chú là mật ngữ không cần biết tới nghĩa của nó.

 

Khi hành giả đọc thần chú, hành giả (chủ thể) nghe (biết) tiếng thần chú (đối tượng). Nghe là năng tri, thần chú là sở tri. Còn chủ tri và khách thể là còn nhị nguyên, đối đãi, nhân duyên chằng chịt. Như đã trình bày ở phần trước theo quan điểm duy thức, là Tri Thức đúng (thắng tri) cái tri thức sai lầm (tâm thức) đó (biết rõ đối tượng giả lập ) là quá trình giải thoát mọi vọng tưởng điên đảo, đạt được cứu cánh niết bàn.

 

Vậy khi hành giả đọc và biết câu thần chú xong thì năng sở song vong có nghĩa là khi đọc thần chú tức là chủ thể đọc (nghe), thần chú (đối tượng), hành giả ngay đó Biết được mình đang nghe âm thanh đọc. Bởi vì Biết được là trí giác (do tâm trí, chứ không do cảm quan của chủ thể tri thức) được âm thanh đó. Năng tri (đọc: phát ra âm thanh của chữ) là nghe âm thanh của thần chú là do căn tai. Câu thần chú là tiếng được nghe (sở tri), nó là thực tại giả lập. Cho nên dùng trực giác (tâm) nhận thức ngay (biết ngay, thắng tri, tuệ tri) thể không của chủ tri và sở tri, tức là biến nhị nguyên (chủ khách) thành nhứt nguyên (chủ khách đều không). Ðó là tri thức đúng thực tướng của tâm và vật.

 

Nói rõ hơn là khi hành giả đọc câu chú, ngay đó nhận Biết đang nghe âm thanh đọc mà thôi. Vì lẻ, khi đọc dùng tánh nghe của căn tai (cảm giác) chuyển cho trực giác từ tánh nghe đó mà thể nhận nơi thể không của của tiếng đọc thần chú được nghe thành âm thanh. Do đó nghe đọc thần chú, nhận Biết ngay đang nghe âm thanh đọc mà thôi.    Dù thần chú có nghĩa là--Vượt qua, vượt qua, đến bờ bên kia một cách nhanh chóng-- nhưng hành giả chỉ cần thể nhận nơi thực tướng (âm thanh đọc) mà không cần biết ý nghĩa của thần chú là ngôn ngữ giả lập. Vậy khi đọc câu thần chú xong, ngay đó nhận biết tánh nghe mà thôi, đó là đạt được Giác Ngộ viên mãn. Nên nhớ rằng,Giác Ngộ nầy chỉ trong khoảnh khắc Tĩnh Giác, là Trực Tâm, nên phải tiếp tục để được Thâm Tâm chí đến Bồ Ðề Tâm mới gọi là Giác Ngộ Niết Bàn.


Bát Nhã Tâm Kinh I

(Thơ Phổ Nguyệt)


Ðối tượng quan sát


Nhìn sâu ngũ uẩn tướng là không

Sắc Thọ Tưởng Hành Thức cũng không.

Biết rõ rằng không không khác sắc

Sắc thì lập tức biến thành không

Thể không và sắc xem như một

Huyển hóa sát-na sắc biến không.

Khổ ách vọng tâm, đang thoát khỏi

Niết bàn giác ngộ đẳng tâm không (1)

 

(1). Ðẳng tâm không là pháp đẳng không. Phật ba đời là Phật Tánh hay Tánh Không của Tự Tính Tuyệt Đối của tâm. Vì ba đời, là quá khứ đã qua không thật; vị lai chưa đến cũng không thật; hiện tại không nắm bắt được: ba thời đều bất khả đắc, tam thời bình đẳng, tâm không. Đó là Pháp Đẳng Không.(Xin xem Cái Nhìn Bát Nhã qua Lăng Kính Thời Không đăng trong website TTPH: Thực Tại và Chí Đạo)

 

Bát Nhã Tâm Kinh 2


Lý  Vô Ngã


.Nhận rõ rằng là không có ta
 Duyên từ năm uẩn hợp thôi mà
Tạm thời hội tựu xem như thật

Ðến lúc nhận chơn huyển hóa à.

Sắc có tướng không là một thể 

Huyễn sau: sắc trước đã qua mà.
Biết ra thật tánh từ muôn thuở
Thanh thoát an nhiên tôi biết ta.

Bát Nhã Tâm Kinh 3


Không tướng các pháp


Sự vật trên đời có tướng không

Bất sanh bất diệt tướng là không

Không nhơ không sạch vì không tướng

Không giảm không tăng thể tướng không

Sáu cảnh sáu căn duyên sáu thức

Nhân duyên thập nhị  cũng đều không

Bốn chơn, đạo đế: con đường đúng

Trí đắc: tri hành, tướng vẫn không.

 

Bát Nhã Tâm Kinh 4


Quả Đạt Được.(1)

Thoát khỏi khổ ách


Thời gian huyễn hóa tánh là không

Khổ ách vọng tâm nhứt thiết không:

Sợ hải thọ từ không thật có

Nhận hành điên đảo có quên không

Cái không mộng tưởng tưởng là có

Chướng ngại vượt qua mọi tướng không

Khổ ách qua rồi không thật có

Thời gian huyễn hóa có thành không.

 

Bát Nhã Tâm Kinh 4


Quả Ðạt Ðược (2)

Giác ngộ niết bàn


Thực hành bát nhã được tâm không

Cái biết sát- na pháp đẳng không

Quá khứ vị lai tâm chẳng động

Bây giờ tuệ quán ở trung không

Tam thời bất đắc vì không tướng

Bình đẳng hư không dụng pháp không

Bát nhã hành trì, vô thượng giác

Niết bàn giác ngộ đẳng tâm không

 

Bát Nhã Tâm Kinh 5


Tán tụng


Bát Nhã Ma Ha pháp tánh không

Chính là thần chú vốn vô song

Chiếu minh, vô thượng thật không dối

Kỹ thuật chơn tâm pháp đẳng  không

Năng lực  siêu phàm trừ khổ nạn

Tác năng vô tận tuyệt tâm không

Khổ ưu giải thoát  tiêu phiền não

Giác ngộ niết bàn dụng pháp không


Thần chú


Ðến bến bờ kia chẳng ngại gì

 Dứt ngay vọng tưởng thật nhanh đi

Vượt qua bỉ ngạn không còn vướng

Cứu cánh niết bàn đạt chẳng nghi. (9/02/10)


Phật liền đọc (nói): Yết Đế, Yết Đế, Ba La Yết Đế, Ba La Tăng Yết Đế, Bồ Đề Tát Bà Ha, là chấm dứt ngay mọi vọng tưởng, đạt cứu cánh niết bàn


Dù thần chú có nghĩa là--Vượt qua, vượt qua, đến bờ bên kia một cách nhanh chóng-- nhưng hành giả chỉ cần thể nhận nơi thực tướng (Biết âm thanh đọc) mà không cần biết ý nghĩa của thần chú là ngôn ngữ giả lập.v.v...                                   Vậy khi đọc câu thần chú xong, ngay đó nhận biết tánh nghe mà thôi, đó là đạt được Giác Ngộ viên mãn.


Nên nhớ rằng, Giác Ngộ nầy chỉ trong khoảnh khắc Tĩnh Giác, là Trực Tâm, nên phải tiếp tục để được Thâm Tâm chí đến Bồ Đề Tâm mới gọi là Giác Ngộ Niết Bàn.


 b. Luận


1.  Nhứt Tâm Và Trí Tuệ


Nhứt Tâm là  Ðịnh


    * Dòng Tâm Thức


Thường người ta quan sát tất cả sự kiện vào tâm, bằng căn trần thức, hay tâm thức. Tâm thức là những thực tại giả lập hay tùy thuộc vì khi thực tại (sự vật) đó tự vượt ra khỏi chính chúng nó để vạch ra bóng dáng trong không gian. Đã vượt ra khỏi sự vật, là những bóng dáng chúng không còn là chúng nữa, là giả vọng mà thôi. Cho nên tâm thức không có thật do chấp trước hoặc tưởng tượng vì còn tâm trong tâm ngoài, phân tâm. Tâm thức luôn biến đổi như vậy, nên dòng tư duy không chính xác. Dù có trí xen vào để biết, sự vật ấy do trí và thức liên hợp nhau thành tư tưởng. còn tư tưởng là còn có sự biến đổi, đó là vọng tưởng, là một mớ hổn độn của tư duy.


    * Tập Trung Nhứt Tâm


Dòng tư duy hổn độn đó được gom lại thành một đối tượng như đề muc, hơi thở, thoại đầu, công án, lục tự Di Dà, hay lục tự Ðại Minh Chú, vv để dễ tri nhận. Sự tập trung trong một tâm duy nhất một đối tượng không đổi thay hay vọng động ngoài nó. Ðó là sư nhứt tâm


    * Ðịnh Tâm


Nhứt tâm là quá trình nhận thức chuyên nhứt vào một đối tượng hay đề mục nào đó để tâm được định. Nhứt tâm là định tâm làm cho tâm an ổn ở vị trí cố định, không còn hổn độn như tâm viên ý mã nữa hay suy nghĩ mông lung mà nặng nhiều tư tưởng vẩ vơ. Ðịnh tâm là sự nhận thức đối tượng hiện hữu, dù đối tượng đó ở quá khứ hay dự đoán tương lai phải trải ra ở hiện tại. Chúng ta nhận thức đối tượng đó như là cái đang là (hiện tại) là cái đang diễn ra và lăn trôi từng sát na sanh diệt. Chúng ta đã gom được đối tượng đó ở hiện tại, từ đó chúng ta bắt đầu quan sát đối tượng đó kỹ lưỡng hơn.


Có Ðịnh Mới Hiểu Biết


Ðịnh là gom lai, tập trung một đối tượng hay đế mục mà quan sát và nhận xét nhiều khía cạnh thấu đáo. Ðó là chúng ta dùng trí và thức liên hợp nhau để tri nhận một đối tượng hay đề mục duy nhứt. Dù ta tập trung một tư tưởng hay đề mục nào thì làm sao tránh kẻ hở để cho tư tưởng liên hệ hay không liên hệ xen vào tâm ta. Cho nên tư tưởng hay đề mục đó rất phong phú và hiểu rõ tư tưởng đó nhiều hơn.


Nhờ có tập trung nhứt tâm như vậy tâm được định thì sự hiểu biết sự vật rõ ràng hơn. Những nhà bác học hay nhà tư tưởng nhờ nhứt tâm như vậy mới phát minh khoa hoc, hoặc thành bậc minh triết. Tác dụng định tâm quan thiết như vậy, nên có nh ững con người phi thường đ ặc biệt trên thế gian. Ðịnh tậm mới hiểu biết đối tượng rõ ràng  Nhứt tâm bất loạn là một loại định cao độ, vì sự tập trung chuyên nhứt vào một đối tượng và miên mật  hành trì khộng vọng tâm, chỉ duy có đối tượng mà thôi, không gì ngoài nó (tha tính không); từ đó phát sinh ra ký ức quá mẫn, như nhà bác học hay nhà trí thức lỗi lạc..


Tuy nhiên định tâm không phải là trí tuệ, vì tập trung được nhứt tâm, chỉ là gom tư tưởng lại, còn là tưởng tri mà chưa giải phóng được dòng tư duy của mình. Cho nên trong Kinh Pháp Môn Căn Bản (Kinh Trung Bộ) Phật đã giảng, Tưởng tri là sự suy nghĩ, tưởng nhớ, tưởng tượng, ký ức, thuộc loại Mạc- Na- thức hay trong A-Lại-Da-thức, là những hình ảnh được khôi phục lại, có cái trung thực, có cái sai lạc và ngay cả có cái tương tự lẫn lộn với hình ảnh đối tượng cũ, nhưng không phải đối tượng cũ. Đã là những hình ảnh cũ khôi phục lại là những ảo ảnh của những đối tượng khiếm diện (kể như không có đối tượng).


Do đó tưởng tri là biết do tưởng thức hoặc suy nghĩ lại những ý tưởng so đo, tưởng tượng những đối tượng không thật có do tiền ngũ căn trực tiếp nhận thức, nên sự nhận thức chấp trước, lệch lạc và không chơn thật của tri kiến phàm phu, chúng sanh thường tình mà thôi chưa thể an tậm được tuyệt đối. Tuy nhiên dùng tưỡng tri vào một đôi tượng để quán xét thì phát hiện thêm nhiều hiểu biết đối tượng đó sâu sắc hơn. Ðịnh tâm mới hiểu biết đối tượng rõ ràng nhiều khía cạnh phong phú hơn . Nhứt tâm  bất loạn là trạng thái tập trung cao độ và tâm được định có những hệ quả như sau:


    * Học bài, làm bài giải toán luận đề của học sinh làm cho tư tưởng của hắn trở nên sâu sắc, hiểu biết nhiều;

    * Nghiên cứu, thí nghiệm và phát minh khoa học cho các nhà bác học;

    * Tư duy sâu sắc, tư tưởng phong phú cho các nhà văn chương lỗi lạc, triết gia v.v…;

    * Quán sát tư tưởng thâm sâu một đề mục cho  sự thiền định của Bà La Môn giáo, và cho các nhà minh triết

    * Niệm Phật, niệm chú, tham thoại đầu, khán công án v.v…, giúp những tu sĩ sẽ đạt sở cầu của họ, v.v….


Trí Tuệ Là Ðoạn


Trí tuệ hay giác trí tuệ là tri nhận vô thời không (biết sát na hiện tiền) giác trí đang là. Giác trí đang là, một đối tượng được gom lại từ cái liên hợp trí và thức hay tư tưởng. Giác trí tuệ cắt đứt dòng tư tưởng hay đối tượng nên dứt  bặt ái thủ hữu và không còn năng sở. Thí dụ ta thấy con bò (thấy là năng tri và con bò là sở tri), ta biết thấy con bò; khi ta biết thì đã phủ định thấy con bò. Biết sát na hiện tiền (trí tuệ) đoạn tận năng sở (năng sở song vong).


Nhứt Tâm và Trí Tuệ Khác Nhau


Vua Di Lan Ðà thỉnh Na Tiên vào hoàng cung

Vua hỏi:

-- Tâu Ðại Vương, nhất tâm niệm chánh pháp mà lại còn phải đạt được trí ruệ và các điều thiện khác nữa thì mới thoát khỏi luân hồi

-- Nhứt tâm và trí tuệ  có đồng nghĩa nhau không?

-- Không.

-- Gia súc như bò, ngựa, chó, mèo... có trí tuệ không?

-- Chúng có nhứt tâm nhưng không có trí tuệ.

-- Nhứt tâm và trí tuệ  khác nghĩa nhau như thế nào?

-- Nhứt tâm là định. Có  định mới hiểu biết. Trí tuệ là đoạn. Nhờ trí tuệ mà cắt đứt được phiền não mê lầm và chặt dứt luân hồi sanh tử.

-- Xin ví dụ cho trẩm dễ hiểu.

-- Ðại Vương từng thấy thợ  gặt lúa chứ? Tay trái họ gom bụi lúa lại, trong khi đó thì tay mặt họ cầm lưỡi hái mà cắt. Cũng giống như thế, nhà tu hành dùng nhứt tâm gom tư tưởng lại và dùng lưỡi hái trí tuệ  cắt đứt phiền não ái dục. Phiền não ái dục đã cắt đứt thì vĩnh viễn không còn tái sanh. Luần hồi chấm dứt.

-- Hay thay! Hay thay! Ví dụ của Ðại Ðức rõ lắm.


 2.Trung Quán Luận


Ngài Long Thọ thiết lập một liên hệ đồng nhất giữa những từ ngữ không tánh, duyên khởi và trung đạo:

 Nhân duyên sở sanh pháp ngã thuyết tức thị không.,

Diệc vi thị giả danh

 Diệc thị trung đạo nghĩa

Bất cứ cái gì do nhân duyên sanh ra ta đều gọi là không.

Cái đó cũng gọi là giả danh

Cái đó cũng gọi là trung đạo.

Theo giải thích của Nguyệt Xứng (Candrakirti) về câu kệ nầy có thể thiết lập như sau:

Duyên Khởi = Không Tánh = Giả Danh = Trung Đạo.


 TRUNG LUẬN I

(Thơ Phổ Nguyệt)    

                                                                                                                                             

Giả danh


Trung đạo xem ra tự tánh không

Cái  gì nguyên thủy  cực đoan không

Giả danh tùy thuộc tên người đặt

Nhận thức hiện tiền bản tính không

Hiện hữu tạm thời  sẽ hủy diệt

Nằm trong hai cực tức là không

Giả danh có nghĩa là không tánh

Trung đạo hữu vô tánh cũng không

 

TRUNG LUẬN II

Duyên khởi


Trung đạo xem ra tự tánh không

Cái  gì nguyên thủy  cực đoan không

Nhân duyên kiến lập từ không tánh

Tương tác nhân duyên thật tánh không

Hiện hữu tạm thời do duyên hợp

Hết duyên tan rã tức hoàn không

Nhân duyên có nghĩa là không tánh

Trung đạo hữu vô cũng tánh không.

 

TRUNG LUẬN III

Không tánh Tuyệt đối


Trung đạo xem ra tự tánh không

Cái  gì nguyên thủy  cực đoan không

Nhân duyên danh giả từ hai cực

Ðệ nhứt nghĩa là tánh cũng  không

Không hữu không vô là tuyệt đối

Không còn không mất cũng là không

Hai bên phủ định còn gì nữa

Duyên khởi= giả danh= trung đạo= không.

                                                                     Phổ Nguyệt (9/03/10)


 3.Thực Tại Luận


Nói tóm, đối với Maitreyanatha thì tâm vốn trong sáng tự bản tính và luôn luôn hiện hữu như thế, mặc dầu tạm thời bị che phủ bởi những tạp nhiễm tạo ra bởi tâm mê mờ, bởi vì đó là thực tại chân thực duy nhất. Như thế có nghĩa là cái tâm huyễn tưởng áp đặt tự tính lên pudgala (chủ thể nhận thức) và dharma (các đối tượng của nhận thức) nơi thực tại tính của nó, chính là tâm thanh tịnh nầy (chơn tâm). Như thế, hiển nhiên rằng Maitreyanatha đặt nền tảng của thực tại luận của ông trên thực tại cứu cánh. Theo quan điểm nầy, chỉ có thực tại chân thực hiện hữu một cách tuyệt đối (nghĩa là trên phương diện cứu cánh).


 [XIII. 19] Sự thật là tâm vốn luôn luôn thanh tịnh tự bản tính kia nhuốm bởi những tạp nhiễm ngoại lai. Sự thật là không có tâm nào khác ngoài tâm [tri nhận] thực tại chân thực (dharmatacitta) luôn luôn trong sáng tự bản tính, và v.v...


IV. Phần Thực Hành (Lý Hành)


 Thiền


Thiền - dù trải qua bao thế hệ thời đại theo thời gian và không gian, với quan niệm tu tập trong mọi tôn giáo có khác nhau - cũng chỉ là phương pháp thực hành để đến đích của đạo mình, nên gọi đồng tên thiền kèm theo đạo hoặc môn phái riêng và có nhiều tên đặt không giống nhau, ngay cả trong Phật giáo cũng có nhiều loại thiền. Tổ Sư Thiền có lẽ bắt đầu từ thời Trừng Quán (738-839),Tứ tổ Hoa nghiêm tông của Phật giáo Trung Hoa, sư Khuê Phong Mật Tông (780-842). Lúc đầu, các vị thiền sư dùng các kinh để ứng dụng thiền, như kinh  Lăng Già, Kim Cương, hay Hoa Nghiêm nhất là Bát Nhã Tâm kinh, nhưng thực ra ngay từ khi đạo Phật ra đời, Phật đã từng tu Thiền định.


Tu tập theo Tứ Niệm Xứ, Minh Sát Tuệ v.v...cũng có thể gọi là Thiền dù Thiền Định hay Thiền Quán , như Thiền Minh Sát, Quán Tứ Niệm Xứ, Thiền Hơi Thở...các vị tu sĩ cũng vẫn đạt được mức độ giải thoát khỏi triền phược. Từ tất cả các loại kinh căn bản của Phật giáo Nguyên Thủy hay Phát Triển đều chứa đựng mọi giáo lý đệ nhất nghĩa để thực hành. Tựu chung, mục đích thiền của Phật giáo là làm sao trong sạch hóa dòng tâm thức luôn trôi chảy không ngừng nghỉ vì dính đầy tính vẩn đục. Thật sự là tâm vốn luôn luôn thanh tịnh tự bản tính kia nhuốm bởi những tạp nhiễm ngoại lai. Thực tế là không có tâm nào khác ngoài tâm [tri nhận] thực tại chân thực luôn luôn trong sáng tự bản tính. Thiền là tìm về bản tánh trong sáng và thanh tịnh đó để vượt khỏi phiền não và dòng bộc lưu sanh tử hay thanh lọc dòng tâm thức đang lăn trôi, vốn hệ lụy đến nhiều đời  luân hồi quả báo. Riêng phần khảo cứu này chỉ bàn đến Thiền Tông.


A. Thiền Tông


 Chúng tôi không bàn đến Tổ Sư Thiền như Công Án, Thoạii đầu v.v.. mà chỉ trình bày pháp tu tập của Thiền Tông ở VN mới xuất hiện gần đây:


*  Ðường lồi tu Thiền


Do sự giảng dạy của Thiền Sư Thích Thanh từ. (Trích trong Thiền tông Việt Nam cuối thế kỷ 20,Thích Thanh Từ, 1998, trang 46-61).


Nói đến Thiền tông Việt Nam cuối thế kỷ 20 là nói đường hướng tu tập ở Tu viện Chơn Không:  Ðể thấy rõ nét lối dung hợp pháp tu qua ba vị Tổ,


   * Tổ Huệ Khả(494-601)

   * Tổ Huệ Năng (638-713)

   * Sơ Tổ Trúc Lâm (1258-1308)

   * Dung Hợp


 chúng tôi cô đọng lại bằng những lối tu:


  1. Biết vọng không theo, vì vọng tưởng là những tâm niệm hư ảo.

  2. Ðối cảnh không tâm, vì nó là tướng duyên hợp giả dối tạm bợ.

  3. Không kẹt hai bên, vì đối đãi là không thật.

  4. Hằng sống với cái thật, không theo cái giả, vì giả là luân hồi, thật là giải thoát.


[Tu "tri vọng", với người sơ cơ khó tin mình hết vọng tưởng, chỉ có những người đã nhận ra ông chủ mới tin mình có thể hết vọng tưởng, hết vọng tưởng tâm chơn hiện, không nghi ngờ. Còn người chưa nhận ra  "ông chủ", khi vọng tưởng lặng rồi phải biết thêm rằng vọng tưởng lặng tức tâm thể như như. Nhiều người tu chú tâm vào một chỗ để cho yên, có khi kẹt trong cái yên đó gọi là si định (định không sáng). Vậy nên vọng tưởng lặng phải tạm biết đó là tâm thể như như, để không mắc kẹt trong si định. Cái lặng lẽ là tâm thể như như hiện tiền, nó liễu liễu thường tri thì không kẹt ở trong vô ký.


Tu "tri vọng" vấp một lối nữa lo kềm tâm cho vọng tưởng lặng, thở không sâu nên lói nơi ngực bèn cho là đau tim. Giai đoạn đầu tu nơi thở rất là quan trọng, phải thở sâu tới bụng dưới, chú ý hơi thở, thở nhẹ đều, dần dần vọng tưởng dấy, biết là vọng tưởng không theo. Tu như vậy là không sai, không bịnh. Tu biết vọng nếu cảm thấy buồn hoặc đau đầu có thể khởi quán, quán có hai cách: quán không và dùng quán tu chỉ.....] (Sách Tự Gia Bảo. Thích Thanh Từ. Tháng 2/1995)


*  Khám phá được Ông Chủ.


HT Thích Thanh Từ giảng tại Thiền Viện Trúc Lâm Phụng Hoàng

ngày 8/10/2004 ( 25/8 Giáp Thân )

............

ng-dụng có 2 chặng, nhớ không ?


- Chặng thứ nhứt là mỗi bước đi, mình nhờ mắt thấy để dẫn đường, mà mắt biết thấy, cái biết thấy đó nó đâu có suy-nghĩ, cho nên cái biết thấy đầu là chơn tâm... như vậy mắt thấy là chơn tâm, rồi trong khi đi , nghe tiếng động hoặc nghe chim kêu, chỉ nghe thôi chứ đâu có nghĩ gì, đó là chân tâm, rồi thân mình xúc-chạm đi, hoặc là chân hoặc là tay nó nhúc-nhích cục-cựa gì đó, thì mình biết cái xúc-chạm đó cũng là chân tâm. Thì như vậy mình đi một trăm vòng thì cũng là được ở trong chân tâm, giống như mấy vị ngồi thiền vậy thôi... như vậy đi không có thiệt-thòi gì hết ! mà chính thiền sư phần nhiều ít ngồi thiền, hoặc là ngoài giờ thiền, đi lại cũng là thiền hết... rồi khi mình đi , mỗi cái đều nói là chân tâm, nhưng mà cái gì mình cho nó chạy (một) hồi, nó cũng nghe mệt... mệt thôi cho nghỉ... nghỉ thì làm một việc, chỉ nhớ " mắt thân tai đều là những cái căn ở ngoài chạy tới chạy lui dễ... nhưng khi mấy cái căn đó dừng, không có đi thì mình biết rằng chân tâm hiện tiền ! Tai có chân tâm, mắt có chân tâm, thân có chân tâm thì chân tâm có giấu-giếm ở đâu?


Đang hiện tiền ! thì ngồi lại, cái chân tâm hiện tiền, nghỉ khoẻ, chỉ nhớ chân tâm hiện tiền thôi, nhớ (một) hồi mà nghe nó hơi nguội nguội, thì phải lập lại, chớ còn nguội nguội, lâu lâu nó phai... nó phai kế nó sực nhớ chuyện nầy chuyện nọ, nó hơi nguội nguội, kế thì lập lại cái trước " mắt biết thấy là chân tâm, tai biết nghe là chân tâm, thân biết xúc-chạm là chân tâm " 3 cái đó thôi... mấy cái kia thì để dành ở đó... như vậy thì mình đi cũng là chân tâm, rồi mình dừng lại, cứ nhớ là " chân tâm đang hiện tiền ". Như vậy thì có thiệt-thòi (hay) không ? Giả-sử ngang đây mà mình tắt thở thì mình còn sống với ai ? cũng là chân tâm thôi, khỏi lo, khỏi nhờ ai cầu-nguyện gì hết... đó... gì mình đang sống với chân tâm. Đó là cái chặng thứ nhứt.


- Qua chặng thứ hai thì sâu, chặng thứ hai thì nhớ rằng đặt câu hỏi : " Chân tâm là gì ? là Ông Chủ, thường biết rõ-ràng, trùm khắp 6 căn, mà không có tướng-mạo, không có sanh-diệt " thì cứ nhớ (bao) nhiêu đó... như vậy thì mình thấy cái con đường cuối của mình nó là như vậy... tu đến chỗ giải-thoát sanh-tử là như vậy, bởi vì sống được với ông chủ tức là chân tâm thì chừng đó nó không có sanh-diệt vì nó đâu có tướng-mạo... nó không tướng-mạo cho nên nó trùm khắp, nên nói thân trùm pháp giới là vậy đó... nếu có tướng-mạo thì trùm gì nổi... vậy thì không tướng-mạo, mà cũng không sanh-diệt nữa : đó là giải-thoát sanh-tử. Thì như vậy, trên con dường tu, đi từ mê-lầm đến giải-thoát sanh-tử thì chúng ta có manh-mối, có đường hướng rõ-ràng mà sẵn đủ ở nơi mình hết trơn, nó không (có) ở đâu hết, như vậy gọi là nó thu-hồi về mình hết... còn cái kia thì mình loại bỏ hết, cái nầy mình đem về mình hết. Vậy thì quý vị thấy cái nào dễ, cái nào khó ?     


Như vậy thì tôi đặt câu hỏi : " Chân tâm là cái gì ? " thì lâu nay mình cứ định nghĩa : chân tâm là cái tâm chân thật của mình, tức là cái biết chân thật.


Bây giờ tôi không định nghĩa, mà lại hỏi Chân Tâm là cái gì ? thì tôi thấy rằng Chân Tâm là Ông Chủ, thường biết rõ-ràng, trùm khắp 6 căn mà không có tướng mạo, không có sanh diệt.


Định được cái nghĩa đó rồi thì tôi thấy mình có ông chủ. Đó là cái khám phá ra ông chủ. Nhưng khi khám phá được như vậy rồi, thì tôi mới thấy rằng trên đường tu chúng ta ứng dụng lối tu " trở về với ông chủ " là lối tu gần nhất, còn những lối tu khác thì có khi hơi sai.


Biết đó rồi, thì tôi nghĩ rằng bây giờ tự mình có ông chủ, mà ông chủ của mình nằm sẵn ở 6 căn. Làm sao đừng có vượt qua ông chủ, chạy đầu nầy đầu nọ, tới ông chủ là mình dừng, thì như vậy, mình trở về chắc không khó. Như vậy khi khởi cái thấy thì tôi chỉ nói rằng " biết là thấy " rồi khởi nghe, tôi chỉ nói " biết là nghe " . " biết là thấy " là Chân Tâm, " biết là nghe " là Chân Tâm, " biết xúc chạm " là Chân Tâm. Ngang đó, nghĩ nó là chân tâm thì mấy niệm khác không có, cho nên tu bằng cách nầy, là mình đánh thủ đầu, đem ông chủ để dọa cái đám con con đó chạy mất. Cho nên, vừa khởi thấy tức là " thấy, biết tức là thấy " mà thấy đó tức là chơn tâm, rồi có ai nữa mà chen vô được.


Còn nếu mình biết rồi hỏi cái gì thì sức nó dẫn đi một mạch. Biết tức là chân tâm. Mắt biết là thấy, Tai biết là nghe, thân biết xúc-chạm. Tất cả những cái đó, mình đều biết đúng như thật, mà không có một niệm gì khác. Vậy thì tất cả những cái đó, nó đều là biểu hiện cái chân thật của chính mình.


Khi tôi xử dụng như vậy, thì thấy giờ giấc ngồi thiền của mình nó chỉ ròng rã ở trong cái biết chân tâm thôi. Vì thấy là biết, mà biết là chân tâm, rồi nghe cũng chân tâm, cái gì cũng chân tâm hết, như vậy cả ngày mình được sống trong chân tâm mà không hay. Lâu nay, thì mình bỏ chạy tìm kiếm chân tâm không à, kiếm ông Phật ở ngoài, nên tôi thấy đó là một bước rất đáng khích-lệ, và như vậy tìm đến đó thì hết giờ ngồi thiền, tôi ra ngủ. Một khi ra ngủ không được, sao nó phơi phơí trong lòng, nó nhẹ-nhàng, thấy lâu nay mình cứ tìm ở ngoài, ngồi thiền thì muốn định, để thấy chơn tâm mình, mà rồi định lại thấy mờ mờ. Chân tâm là rõ-ràng thường biết mà rồi thấy mờ mờ thì đâu phải chân tâm, vậy nên tôi không chấp nhận cái thấy mờ mờ đó, tôi đòi hỏi phải rõ-ràng thường biết, mới là chân tâm. Muốn rõ-ràng thường biết thì phải tỉnh-táo, chứ hơi mờ mờ một chút là không được. Cho nên rồi tôi mới thấy lâu nay mình có cái quan niệm hơi lệch một chút, là ngồi thiền muốn cho nó được yên... kềm... kềm thì làm như mình bị say trong cái định... định cái rồi có khi quên... quên tháng... tưởng như vậy đó là mình rất tiến bộ nhưng cái định đó là quên mình


 B. Tịnh Độ Tông: Niệm Phật, chú


 Cách Niệm Phật Niệm Chú thông thường.


 *  Niệm Phật, Chú bằng Tướng.


Niệm ra tiếng là thể hiện tác động của căn trần. Miệng niệm ra tiếng lục tự hoặc chú, căn tai nghe tiếng lục tự. Khi ta đọc lục tự hay chú ít ra ta đã nghe tiếng niệm Phật, chú "Nam Mô A Di Đà Phật hoặc Án Ma Ni Bát Di Hồng (niệm bằng tướng) niệm  phát ra tiếng và căn tai ta nghe, đó là động tác vạch sóng giữa dòng tâm thức mà nắm bắt tiếng niệm. Khi ta theo dõi tiếng niệm là ta tập trung vào tiếng đọc đó, dòng tâm thức ngoài tiếng niệm đã phủ định (tha tính không); nghĩa là khi ta niệm Phật, chú là mọi vọng tưởng tạm thời không quấy rối trong tâm ta, dù không hoàn toàn ngăn chận hết tâm viên ý mã, ít ra ta đã thanh lọc phần ý tưởng vẩn vơ và làm cho tâm bớt vọng động. Niệm Phật theo Căn Trần là lối chủ thể tác động với đối tượng là trần là hiện tượng (tướng) ở ngoài tâm. Đối tượng ngoài là một thực tại giả lập, nó không có tự tính và không chắc chắn, hay thay đổi nên nó dễ bị vọng tưởng xen vào.


*  Niệm Phật, Chú bằng Thức.


Khi ta niệm Phật (Nam Mô A Di Đà Phật), chú (Án Ma Ni Bát Di Hồng) thầm trong tâm, tiếng được  ý thức thầm hội là Niệm Thức. Mặc dù tưởng thức cũng ở trong tâm được ý tác động để tưởng niệm cũng cùng ở chung một tâm, và dầu cho tưởng thức và ý tác động chung dòng nhất nguyên, nhưng chúng nó cũng chỉ là tưởng thức của tiếng niệm là thực tại tùy thuộc ở chung dòng nhất nguyên tương đối mà thôi. Tác dụng của cách niệm Phật, chú nầy là ở chỗ xâm nhập, tập trung và xoáy sâu trong dòng tâm thức đang trôi chảy mà làm nổi bật tiếng niệm (bằng ý thức) để phá tan đám mây mờ của tâm trí. Lợi ích thì nhiều hơn niệm bằng tiếng vì thuận trong tứ oai nghi và khi đi ngủ.


Pháp Thực Hành Niệm Phật Niệm Chú Bằng Trí hay Tánh.


Như trong Pháp Chánh Niệm nêu trên, Thấy biết như chơn lục căn lục trần lục thức, hay quán biết như chơn đối tượng hay niệm biết như chơn lục tự hay chơn thần chú cũng thể nhập được chơn trí. Trong king Đại Sáu Xứ, Thế Tôn dạy về Chơn Trí như sau, nếu thấy biết như chơn lục căn, chơn lục trần và chơn lục thức thì những hệ lụy và say đắm không xãy ra. Nói cách khác, thấy biết nhưchơnnhư thật lục căn, lục trần, lực thức là thể cách nhận thức (thấy như chơn) sự vật một cách sáng suốt vô thời không (chơn thức), rồi tri nhận (biết như thật) chơn thức đó là có chơn trí. Do đó, khithấy (nhận thức) đối tượng (tâm thức) như chơn là có chơn thức biết (tri nhận vô thờigian) chơn tthức đó như thật là có chơn trí


*  Niệm Phật Niệm Chú bằng Trí.


Thật sự niệm Phật hay niệm chú bằng Trí là chỉ dùng hai cách niệm (Tâm thức) trên rồi chuyển thành trí. Vì niệm bằng căn trần thức là niệm thực tại giả lập, và niệm  bằng thức là niệm thực tại tùy thuộc, tất cả hai phép trên chỉ niệm lục tự) theo bóng dáng (thức) của thực tại giả lập mà thôi. Từ thực tại giả lập hay tùy thưộc ta chuyển thành trí tức thực tại tuyệt đối (tâm hoàn toàn an tịnh). Trí là cái biết của tâm nó toàn diện và thường hằng, nhiều hơn cái biết của căn trần hay căn thức vì bị giới hạn ở các căn.


Chân lý không đi từ sự bất động nghĩa là Chân lý là cái bất động phải đi từ cái động. Tuệ quán ở điểm không động không rung chuyển, cái thực tại điểm thực có trong cái đang là hay chơn tâm hay chơn trí (giác trí tuệ) đi từ phủ định tâm thức (giác trí, tư tưởng hay lục tự v.v... (Năng Sở Song). Vong Vậy khi ta niệm Phật hay niệm chú ra tiếng hay niệm thầm, biết ta đang niệm. Biết (của Trí)) cái mình biết (nhận thức của Căn) là cái đang là, tức là Tri Thức Đúng (Trí tuệ) cái tri thức sai lầm của nhị nguyên (tâm tthức của chủ khách) là đã giải thoát mọi phiền não khổ đau.


Đặc biệt trong cách hành sau đây vừa dễ và điều hòa được hơi thở.


Dựa theo Pháp Tu Chứng Chánh Đẳng Chánh Giác của đức Phật, dùng định niệm hơi thở.


Khi hít vô, đồng thời đọc niệm lục tự: Nam Mô A Di Đà Phật, (chỉ dùng miệng đọc rõ ràng từng chữ, hoặc niệm thầm cũng để ý rõ ràng từng chữ : thuộc tâm thức), đó là nhứt tâm bất loạn hay định tâm vào vào lục tự.


Khi thở ratôibiếtniệm Phậthay  tuệ tri hay biết  là đủ, đó là dùng trí tuệ (cái biết sát- na hiện tiền) để cắt đứt dòng tư duy của lục tự, không cho mọi vọng tưởng len vào:( đó là giác trí tuệ)thuộctâm trí.


Niệm chú cũng vậy, nhưÁn Ma Ni Bát Di Hồnghaythần chú nào ngắn.

Khi hít vô đồng thời đọc niệm Án Ma Ni Bát Di Hồng

Khi thở ra, biết tôi niệm chú.hay chỉ  biết (nhớ thầm biết)

[Perceive a first point of sense to get a pure perception.

Cognize the pure perception to get a pure cognition. It is a true mind.]

"Đọc, niệm lục tự Di Đà hay chú Đại Bi để với sự nhứt tâm bất loạn.

Biết(TuệTrí)  (đọc, niệm lục tự) làtri thức nguyên thủy tức là chơn trí hay chơn tâm.

Ðó là chúng ta vừa dùng định niệm hơi thở va Nhứt Tâm và Trí Tuệ

Lục tự Di Ðà vô biệt niệm

Bất lao đàn khải đáo Tây Phương.


Ðọc hay niệm lục tự Di đà mà không có niệm nào khác (tha tính không, dùng trí tuệ để phủ định đối tượng niệm) thì không nhọc, chỉ một khải đàn sẽ đến Tây Phương.


Tiếp tục niệm biết rõ ràng từng lục tự Di Ðà hay thần chú miên mật theo thời thiền và cố gắng niệm biết trong tứ oai nghi. Định niệm Phật, chú theo hơi thở ra vô ra liên tục không có kẻ hở  đều đặn làm cho người luôn thoải mái, nhẹ nhàng và tĩnh giác. Đó cũng làm cho tâm được an tịnh như bậc nhứt dạ hiền giả.


V. Nhận Xét


Thiền tông cũng nguyện thành Phật đạo sau mỗi thời thiền và Niệm Phật nguyện cầu vãng sanh Tây Phương là sở cầu hay sở tri mà thôi. Dù hai bên cố trì giới đến đâu thì thành quả cũng lệ thuộc vào sự tu tập nhứt tâm của mỗi bên. Theo Nhứt hay Tâm định là sự tâp trung hành trì hai bên đều tìm về chơn trí (bản tâm; thấy và biết, niệm và biết) như nhau. Có điều là đối tượng của thiền là tri vọng không theo, không theo là như thế nào? Là chờ? Chỉ có những người đã nhận ra ông chủ mới tin mình có thể hết vọng tưởng, vọng tưởng hết tâm chơn hiện. thật là khó hiểu, không rõ ràng vì chừng nào mới nhận ra ông chủ. Đó là dụng công lúc trước không chính xác.


 Sau này khi khám phá ra ông chủ, Thiền Tông cho ông chủ là chân tâm  "Chân tâm là cái gì ? " thì lâu nay mình cứ định nghĩa : chân tâm là cái tâm chân thật của mình, tức là cái biết chân thật  định nghĩa này hoàn toàn hơp với chơn trí của Đại Kinh Sáu Xứ (theo pháp học). Tuy nhiên theo pháp hành thì chưa đúng với ý kinh. Như vậy khi khởi cái thấy thì tôi chỉ nói rằng " biết là thấy " rồi khởi nghe, tôi chỉ nói " biết là nghe " . " biết là thấy " là Chân Tâm, " biết là nghe " là Chân Tâm, " biết xúc chạm " là Chân Tâm. Ngang đó, nghĩ nó là chân tâm thì mấy niệm khác không có, cho nên tu bằng cách nầy, là mình đánh thủ đầu, đem ông chủ để dọa cái đám con con đó chạy mất. Cho nên, vừa khởi thấy tức là " thấy, biết tức là thấy " mà thấy đó tức là chơn tâm, rồi có ai nữa mà chen vô được. .....


Như đã trình bày trên thấy, nghe.. chỉ là kết hơp của căn mắt và tai. Thật ra chơn mắt được nhận thấy đối tượng (sắc) thành nhãn thức. Nhớ rằng nhận thấy thường người ta cho rằngbiết thấy. Đúng ra các căn khi nhận thức đối tượng (trần cảnh) dùngý trí tác năng (biết của căn) mà lầm tưởng biết thấy đó là của tâm trí, mà đó chỉ là của tâm thức mà thôi. Nên 6 căn này là gốc sanh tử luân hồi. Khi biết lại cái thấy của của mắt là đã phủ định cái thấy ấy rồi, mới mở đường đến chơn tâm khi cái biết không có thời gian. Nói nhận thức là nói biết của căn, chỉ giới hạn của căn (tướng hư không), biết của trí thì bao trùm vô giới han như tánh hư không Trong kinh Pháp Hoa "thể nhập tri kiến Phật" Khi xoay lại nghe tánh nghe của mình, thì mọi niệm tưởng dừng, khi niệm tưởng dừng thì kinh sợ hết, thì khổ đau không còn. Nên Bồ Tát Quán Thế Âm cứu cho chúng sanh hết khổ. Vậy khi nghe một âm thanh, ta biết có tánh nghe, tức là khi nghe một âm thanh, ta biết có tánh  nghe, tức là khi nghe một âm thanh ta xoay lại nghe (biết) tánh nghe (nhĩ thức) của mình, tức Nhập được Tri Kiến Phật. "Hành trình thể nhập tri kiến Phật là sự miên mật Thắp sánghiện hữu trong từng khoảnh khắc của từng tánh nghe (Tâm Thức), sống tĩnh giác với sự xoay chiều về Tâm Trí và Vô Thời Gian (Chơn Trí): giải thoát."


Còn niệm Phật thì định niệm Phật (niệm biết) thì rõ ràng là theo Đại Kinh Sáu Xứ Phật day về Chơn trí như trình bày trên. Nhắc lại, thấy và biếtnhư chơn lục căn, chơn lục trần và chơn lục thức thì những hệ lụy và say đắm không xãy ra. Nói cách khác,  thấy biết chơn lục căn, lục trần, lực thức là thể cách nhận thức sự vật một cách sáng suốt vô thời không; đó cũng là sự nhận thức của chơn trí.


Khi dùng chơn ý (căn thứ sáu) để niệm chơn lục tự (pháp trần) và biết chơn niệm Phật thì có gì sai với chơn trí?.


Có sự khác biệt, thiền thì dùng tri kiến thế gian (tưởng tri và thắng tri),  đối tượng tự phát nội ngoại tâm để tự rèn luyện phẩm hạnh và trí tuệ bằng tự lực (như vọng niệm, cái bị nghe, bị thấy v.v..); và niệm Phật thì dùng thắng tri (cái biết ngay), đối tượng là một tư tưởng đặt ra hay vay mượn (Nam Mô A Di Đà Phật), tha lực, vay thì trả. Đứng trên ngôn ngữ giả lập, tưởng tri, lý luận phê phán thì tùy thuộc nơi sở tri nhiều hơn như tùy căn cơ trình độ mà nhận xét. Có thể đúng theo ý của mình, chưa chắc đúng với người khác, nó còn nằm trong hai cực thì còn đổi thay, không phải chân lý. Chẳng hạn nói tu tịnh, thì còn ngã còn niệm thì còn sanh diệt thì không chính xác.  Nhận định thế nào là vô niệm như đã trình bày trên mà đánh giá mới có thể thuyết phục mọi người. Còn nói niệm Phật “còn rước là còn sinh, không rước là vô sinh” là gì?. Hòa thượng định nghĩa thế nào là “sinh” và “vô sinh và các tưởng tượng khác”?. Như đã trình bài về sở nguyện thành Phật Đạo hay sở cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thì là cái hướng muốn đến, hai bên đều có nguyện (sanh) và không nguyện (diệt), còn cầu (sanh)  và  không cầu (diệt) có gì khác nhau. Rước chỉ là một danh từ giả lập. Rước là vãng sanh nói theo từ đạt được sở cầu mà thôi. Thành hay không thành cũng vậy. Tuy nhiên pháp hành tưởng tri hay thắng trí quan trọng hơn hết, chúng quyết định cái nguyện cái cầu có được hay không theo nhân quả. Khi nhận định một tư tưởng, đề mục, hay bài giảng mà dùng tưởng (sở tri) để phê phán, lý luận ngoài bài là đã có tư tưởng lệch rồi, không chánh tri kiến. Như một thiền sư hóa thành chồn khi không có chánh ngữ về nhân quả. Điều quan trọng hơn hết là trì giới có nghiêm minh, nhứt tâm có bất loạn và trí tuệ được viên mãn hay không là trong tâm tay của hành giả.


 VI. Kết Luận


Thiền Tịnh nói chung là dùng chánh niệm chánh tri kiến làm hành trang tu tập để thanh lọc dòng tâm thức được trong sáng giác ngộ được thực tướng của tâm và pháp (trong sạch hóa tâm thức). Dùng tư tưởng để hủy diệt tư tưởng hay nói nhẹ nhàng hơn là dùng tư tưởng để phủ định tư tuởng, một thứ vọng tưởng (vô minh) vốn che mờ tâm trí (bịnh), như lấy gai lễ gai, khỏi bịnh bỏ gai.Thật ra giải thoát khỏi nghiệp thức (thân là rừng tội nghiệp) là một sự nổ lực tu tập bằng giới luật để không gây thêm nghiệp quả và dùng trí tuệ (cái vô sanh) để hư không hóa mọi hữu tồn trong tâm (tâm không: vô ngã), thì mới có cơ may giải thoát khỏi các ràng buộc của cõi vô thường (sanh diệt) vốn cứ đeo đuổi thân phận con người. Sự ràng buộc của nghiệp không phải giới luật xóa hết tội nghiệp quá khứ, mà nó còn có phát sinh trong hiện tại và tương lai, vì lẻ đời sống chúng ta không phải ngăn chận được dễ dàng khi mà tư tưởng tình cảm và hoạt động (thân khẩu ý hay tâm thức:dòng sanh diệt liên tục theo thời không dấy bụi trần hay vẩn đục) hằng ngày từng sát-na từng phút từng giây bảo đảm không gây lỗi lầm?. Ngay tư tưởng để lý luận (tưởng tri, niệm thức, ý tưởng so do phê phán chủ quan) không theo chánh tri kiến cũng ảnh hưởng lớn đến vấn đề giải thoát, còn gì nói đến tu thiền hay tịnh cũng thế thôi. Không một ai có thời gian miên mật liên tục hành pháp vô niệm như trình bày mà không một phút kẻ hở như ăn uống nghỉ ngơi mà không có niệm khởi. Lúc giảng đạo cũng có lúc nói ngoài đề mục là đã có vọng niệm rồi và nhiều việc nhiêu khê khác. Theo bài thơ của cổ đức có thể nói lên chủ đích này,


Giác ngộ tuy đồng tánh Phật

Nhiều đờinghiệp thức sâu.

Gió dừng sóng vẫn vỗ

Lý hiện niệm còn vương.


Thiền hay Tịnh khi dùng pháp vô niệm để  chứng đắc niết-bàn giải thoát dòng sanh diệt hoặc định niệm lục tự để đáo tây phương cũng còn phải xem thanh lọc được thân tâm và nghiệp (thân khẩu ý) của mỗi hành giả có nhiều nổ lực diệt tận mọi hữu tồn trong tâm hay không? Đó là sở nguyện hay sở cầu có đủ nguyện lực thoát khỏi dòng bộc lưu sanh diệt và dùng đại uy đức của mình để trở thành vị chánh báo thanh tịnh y báo trang nghiêm quyết nắm bắt và chứng đắc cái vô sanh, vô niệm, niết-bàn, bất tử hay tây phương cực lạc, một trạng thái của thực tướng vạn hữu.


Tham khảo


Cốt Tủy Các Kinh Căn Bản Phật Giáo. Phổ Nguyệt. Trích trong website Tang Thư Phật Học hay Quảng Đức: http://www.tangthuphathoc.net    

Đại Kinh Sáu Xứ. HT. Thích Minh Châu Việt dich, đăng trên website Trung Tâm Phật Giáo Chùa Việt Nam tại Houston,phần Kinh Tạng: http://www.vnbc.org/TTPG/

Kinh Giáo Giới Candaka và Channa. HT. Thích Minh Châu Việt dịch trong website Trung Tâm các Chùa Việt Nam tại Houston.

Kinh Nhất dạ hiền giả. HT. Thích Minh Châu Việt dịch

Kinh Pháp Môn Căn Bản (Mùlapariyàya sutta). Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikaya). Thích Minh Châu Việt dịch. (Chữ nghiên) đăng trong website Quảng Đúc (Kinh Điển): http://www.quangduc.com/

Pháp Tu Chứng Chánh Đẳng Giác của đức Phật. Phổ Nguyệt. Trong website Tạng Thư Phật Học.

Thực Tại và Chí Đạo. Phổ Nguyệt. Trong  website Tạng Thư Phật Học.

 


Phổ Nguyệt/Phatgiao.vn

Bình luận (1)

Bài viết rất hay, cảm ơn tác giả và trang TG & DT đã đăng lại bài viết này, tuy nhiên đề nghị BBT chỉnh sửa lại lỗi phông chữ, các đoạn ngắt dòng thì dễ đọc hơn rất nhiều.Xin cảm ơn!
Đại Cường ( 31/07/2011 21:06:43)

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp