đậu tương đen hữu cơ

Ý kiến độc giả

14:32 11/05/2016

Suy nghĩ về bài thơ của nhà thơ Trần Thị Lam

(TG&DT) - Nhưng điều mà tôi sau cùng phải cảm ơn nhà thơ Trần Thị Lan đó là ngay cả người tu hành dù xuất gia hay tại gia, dù ở trong nước hay ở nước ngoài phải biết có ý thức bảo vệ đất nước mình, bảo vệ môi trường, bảo vệ các giá trị đạo đức dân tộc và sau cùng phải có trách nhiệm với đất nước và nhân dân đúng như lời Phật dạy đền trả bốn trọng ân như Kinh đã nói
Trước tiên tôi muốn bạn đọc thưởng thức bài thơ đã rồi sau đó chúng ta sẽ đi vào lý giải các vấn đề.

"ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH...? ".

Đất nước mình ngộ quá phải không anh?
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi...
Đất nước mình lạ quá phải không anh?
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay...
Đất nước mình buồn quá phải không anh?
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa...
Đất nước mình thương quá phải không anh?
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu...
Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh?
Anh không biết em làm sao biết được?
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu...?
(Trần Thị Lam)

Nam mô A Di Đà Phật.

Tôi không phải là nhà phê bình văn học mà chỉ là một người tu học Phật đạo mà thôi. Đọc bài thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh?” của bạn Trần Thị Lam, tôi thấy phải dừng thời gian lại đôi chút để chia sẻ với các bạn về bài thơ này. Là người tu hành tôi lý giải nó trên nhãn quan của người phật tử và nhân sinh quan của lẽ Vô thường và Nhân quả.

Đất nước mình rồi sẽ về đâu? Đó là câu hỏi lớn cho mọi người Việt Nam hôm nay. Tác giả đã lặp đi lặp lại nhiều lần như một âm vang dội vào lòng người đọc và như tiếng sấm đầu mùa hạ, như gió thét gào va vào vách núi Trường Sơn dải xương sống đất nươc hình chữ S này khiến cho mọi người thật khó quyên, day dứt mà không thể không lý giải. Sau đó, tác giả đã nói đến sự ra đời của đất nước Việt Nam từ thời mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân nay bốn ngàn năm mà không lớn lên được. Lời thơ thủ thỉ như lời người thương yêu tâm sự với nhau mà lại gây ra tiếng than lớn day dứt không thôi của câu hỏi rất thẳng thắn, không tránh né:

Đất nước mình ngộ quá phải không anh?
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi...

Tại sao đất nước mình bốn ngàn tuổi mà không chịu lớn, vẫn còn bú mớn, và trước bất công vẫn không biết kêu đòi? Đó là chủ đề mà tác giả đã trình bày suốt năm khẩu thơ phía dưới.

Đất nước bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn không phải như vậy đâu mà dân không lớn lên được. Vì cái gì thì tác giả muốn bạn đọc phải tự mà lý giải nó. Đây không phải là sự nhẫn chịu, sự khuất phục mà là với nhiều lý do mà trong đó có lý do quen bao cấp, quen được người khác cấp đỡ, quen bú mớn của mẹ quá nuông chiều mà không biết tự đứng lên, trưởng thành như cha ông ta xưa là tráng sĩ làng Gióng với sức vươn Phù Đổng, ngồi trên lưng ngựa thần, nhổ tre bên đường mà diệt bọn xâm lăng tàn bạo.

Như chúng ta xem hôm nay, các bà mẹ ông bố Việt nam nuôi con ai cũng chỉ với sự mong muốn con làm ông vua, bà chúa, làm thủ tướng v.v…chứ có muốn làm người dân yêu nước bình thường? Họ bao bọc con quá nhiều đến nỗi biến con từ đứa trẻ thông minh thành những "cậu tú" già đến lõ đầu vấn bú mẹ, thành thằng bờm nấp váy mẹ và lớn lên không có kỹ năng đối chọi với phong ba bão táp của cuộc đời, sợ gian khổ và hy sinh rồi khi gặp cảnh tai ương đến thì lấy hai tay che mặt, bịt tai, ngậm miệng với hy vọng nó sẽ qua chứ không phải là đấu tranh hóa giải nó qua đi và biến nó phải làm theo ý muốn của mình. Vì giáo dục trong tư duy đó, nuôi trong dòng sữa ấy nên họ nghĩ mọi cái đều do mẹ cha chu cấp hay từ trên trời rơi xuống mà không biết phải tự làm ra nó. Đất nước thừa thầy thiếu đầy tớ thì làm sao lớn lên nổi? Cho nên, khi gặp khó khăn kinh tế thì rừng thi nhau chặt, biển bạc để cho người ta cướp, và hủy diệt miễn là có chút tiền bỏ túi riêng. Và quá lắm là vay tiền đút miệng. Ngày xưa ông bà, bố mẹ thường để lam lũ để của lại cho con cháu nhưng nay ông bà ăn đã rồi con cháu trả nợ.

Là người tu hành tôi không thể cứ đi xa vào những gì trần tục những sự rối tinh như thời sự nước Tầu. Tôi phải dừng lại trước câu hỏi lớn mà tác giả đã hỏi, đó là:

Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh?
Anh không biết em làm sao biết được?
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu...?

Tôi không phải là ông Tiên và chưa thành ông Bụt mà chỉ là một Phật tử bình thường như các bạn. Thấy các bạn ai cũng cứ day dứt mãi và tha thiết mong có lời giúp lý giải điều này nên mạn phép mà góp những lời này trên thế giới quan, nhân sinh quan của Phật giáo.

Các bạn thân mến! Thực ra những điều này không hề khó lý giải, Phật đã nói nó từ trước đây trong các Kinh điển giáo lý nhà Phật rồi, chỉ tiếc là trước đây cha ông ta thấm nhuần đạo Phật nên có thời kỳ đất nước lớn lên hùng mạnh như Thánh Gióng đó là thời Lý, Trần, Lê rồi mau quyên đi lời Phật dạy vì ảnh hưởng của tôn giáo ngoại đạo phương Bắc, phương Tây mà quyên đi truyền thống tốt đẹp của ông cha nên lại thu hình bé nhỏ gầy còm như tác giả đã nói hôm nay. Vậy ta phải làm gì để lớn lên? Đó là ta phải tìm lại chính mình, tìm về với tâm Phật trong mỗi chúng ta.

Báo chí, đài đóm, ti vi, sách vở v.v... hôm nay toàn là viết và nói về pháp thế-gian, trong đó cái tốt có ít mà xấu lại nhiều. Trường học thầy cô quyên làm phụ mẫu là mẹ hiền mà chỉ lo dạy thêm kiếm tiền, dạy giới tính vạch cho trẻ 13, 14 đã biết làm việc của người lớn nên tai họa diễn ra hàng ngày như hiếp dâm, chửa hoang, nạo thai, sống thử v.v…quyên đi những việc vần quan tâm trước mắt là tại nạn giao thông diễn ra hàng ngày, biển bị đầu độc, rừng bị tàn phá, ruộng lúa hạn hán chết khô v.v…mà vẫn vô cảm làm ngơ như nói ở trên. Tại sao chúng ta không đưa giáo lý nhà Phật vào trong chương trình học phổ thông? Nếu học giáo lý con người sẽ lý giải được các pháp thế gian và cả pháp xuất thế gian nữa thì ai giám làm ác, làm việc thất đức? Họ sẽ biết hành động nghĩa hiệp chỉ có làm lành vì mọi người mà thôi.

Các bạn thân mến! Đất nước mình theo tôi hãy trở về với tâm Phật của chính mình. Hãy về đi kẻo đã quá muộn! Phật nói rõ trong Kinh là chúng ta đang sống trong thời Mạt pháp, thời hỳ của hoại tan nếu không biết giữ gìn thì nó mau tan biến đi, vì Vô thường sẽ ập đến bất kỳ lúc nào.

Thế giới và vạn vật muôn loài Thế giới trong đó có cả đất nước này đều bị chi phối bởi quy luật: Sinh, Thành, Trụ, hoại.

- Sinh đó là thời kỳ ban đầu lúc sinh ra, là khi trải qua thời kỳ thai nghén rồi sinh ra như thời Mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân vì thương nhau mà ấp ủ đẻ ra trăm trứng, rồi nở ra trăm con mà ta đã học. Năm mươi người con theo cha lên núi thành 50 dân tộc anh em ngày nay, còn 50 người con xuống biển là người Kinh chúng ta hôm nay.

- Còn thành đó chính là thời kỳ các Vua Hùng dựng nước đó;

- Trụ là những thời kỳ dựng nước và giữ nước từ Hai Bà Trưng, Lý, Trần, Lê, Nguyễn và thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bác Hồ hôm qua.

- Lớn lên, phát triển và sau cùng là già nua và hoại tan.

Đất nước ngày xưa ngay cả khi bị vó ngựa ngoại xâm tàn phá hay dưới tiếng bom Mỹ thả vẫn lớn mạnh không ngừng mà không có sức mạnh nào đè bẹp được là bởi dân ta sống trong đạo Lý nhà Phật, biết thương yêu đùm bọc đoàn kết chở che nhau, vua hiền, dân ngoan trên dưới một lòng vì dân vì nước. Giở như tác giả nói biển bạc bị đầu độc, xâm chiếm, rừng vàng bị tàn phá, đồng ruộng bị hán hán khô cằn, các thành phố ô nhiễm nặng nề, tai nạn giao thông diễn ra kinh người và thầy quá nhiều đủ loại thầy, thiếu đầy tớ, ai cũng muốn làm vua, làm sếp, ít ai chịu làm người nông dân, công nhân hay người lao động thuần túy. Đất nước mà Tiến sỹ, thạc sỹ nhiều đếm không hết, hễ ra được là gặp ngay mà biển chết bao ngày qua vẫn im ắng, chỉ thấy một vài vị tiến sỹ già được đạo tạo thười nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa lên tiếng, còn lại là in lặng đáng sợ. Có bao nhiêu viện khoa học mà đến nay chưa thể chứng minh tại sao biển chết? Làm thế nào để chống hán hán? Làm thế nào để khỏi tai nạn giao thông v.v…? Đó chẳng phải chúng ta đang đứng ở thời kỳ của hoại tan sao?

Nếu không tìm ra lời giải đáp, hóa giải khắc phục đẩy lùi nó thì ngày tân hoại ắt đến gần. Vậy muốn thoát quy luật đó thì dân tộc đất nước này phải làm gì? Phải diệt trừ mần mống sinh ra hoại tân. Mần mống đó là gì? Đó là: 1, Là Lòng tham lam; 2, Lòng sân hận; 3 Si mê.

Lòng tham dẫn đến sau khi thắng xong ngoại xâm ai cũng lo cho chính mình, gia đình mình, địa phương mình mà quyên đi đồng bào đã cùng mình hy sinh làm nên chiến thắng, đánh đuổi ngoại xâm giành độc lập hôm nay. Họ tham nhũng, ăn hối lộ v.v...cho thỏa lòng tham, kéo giặc vào phá rừng, phá biển, phá lòng tin v.v...như bạn đã nói trong thơ. Chúng ta thấy nguy cơ hoại tan ngôi nhà chung đang đến gần, đang đe dọa mà chỉ có vài triệu người đối mặt cạy đông, chạy tây xách nước lo dập lửa cháy, cứu nó, còn lại là thờ ơ, vô cảm trước các thảm họa đang giáng xuống chính mình. Còn những cậu tú, ông bờm bịt tai, che mắt, ngậm miệng vô cảm như tác giả đã nói ở trên.

Lại nữa, nhiều người đã không đứng ra lo dẹp lửa cháy, lo ngăn chặn biển bị diệt chủng, lúa bị khô hạn, tham nhũng v.v…họ đắp chăn mà lại đòi độc lập, đòi quyền lợi v.v...đã vậy họ lại còn đi ngăn cản, quanh co thậm chí lại còn sân hận chửi bới đánh đập người lo dập lửa cứu ngôi nhà chung đang cháy nữa.

Si là si mê, đó là hễ thấy cái gì đẹp cái gì mới, cái gì cho là giá trị thì vơ vào mình, chiếm hữu tìm mọi cách để có nó mà bất chấp hậu quả gây ra cho mình và cho xã hôi. Vì si mê mà nhiều người già sắp xuống lỗ vẫn mê gái trẻ, bà giả vẫn đi với phi công trẻ, nhiều người vì lòng mê tiền mà phạm tôi tham nhũng phaỉ ngồi trong nhà tù v.v…Mà người si mê nhiều quá nên nạn tham nhũng như tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói là những trọng án đến nay chưa giải quyết hết được.

Vì si mê mà các cháu học sinh. Sinh viên mang thai ngoài ý muốn lại đi phá thai, phạm vào trọng tội v.v… Nhưng nếu chỉ nói ra như vậy thì ai cũng đã đôi lần nói ra điều này nhưng ở đây nhà thơ đã nói với lời thủ thỉ rất trữ tình của người phụ nữ với người mình yêu. Tác giả dùng phương pháp pháp điệp từ, điệp ngữ và nhắc đi nhắc lại ở câu hỏi ở đầu câu bằng bốn khổ thơ bằng câu: “Đất nước mình ngộ lắm phải không anh? Hay “Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh?” đã có tác dụng khiến lời hỏi tường rất giản dị bình thường thành ra rất sâu sắc, nhức nhối vào sâu tâm khảm bạn đọc và khiến cho mọi người phải tự tìm ra câu trả lời. Đó là nghệ thuật của nhà thơ Trần Thị Lam.

Lại nữa, nếu chúng ta đem các đầu bốn khổ thơ thì thấy nó có điều giống nhau đều là câu hỏi nhưng mỗi câu có khác, đó là: “Đất nước mình ngộ quá phải không anh? ”

Câu trên đây là “ngộ quá,” thì câu thư hai là “lạ quá!” thì câu thứ ba là “buồn quá” và “ thương quá” để rồi câu cuối cùng là nhắc mỗi chúng ta từ sâu trong tâm khảm và bức thiết phải đi đến câu trả lời cuối cùng là: “Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh?” Rồi tác giả lại với lời thủ thỉ nhưng khẩn thiết hỏi:

“Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu...?

Như trên đã nói, thực ra câu trả lời không phải là khó mà cái khó chính là sự chất vấn lại chính ở bản tâm của mỗi người có vô cảm và có trách nhiệm với đất nước và con người Việt nam hôm nay hay không mà thôi.

Tôi chưa một lần gặp gỡ nhà thơ Trần Thị Lam nhưng đọc bài thơ này tôi hình dung ra trước mắt tôi hình ảnh một người con gái nhỏ bé, rất trầm lặng nhưng có duyên và sâu sắc, cái nhìn rất tinh sắc của một người phụ nữ đa cảm không như cái hình dáng bên ngoài của mình. Không biết nhận xét về nhà thơ có đúng như tôi suy nghĩ vậy không? Nhưng điều mà tôi sau cùng phải cảm ơn nhà thơ Trần Thị Lan đó là ngay cả người tu hành dù xuất gia hay tại gia, dù ở trong nước hay ở nước ngoài phải biết có ý thức bảo vệ đất nước mình, bảo vệ môi trường, bảo vệ các giá trị đạo đức dân tộc và sau cùng phải có trách nhiệm với đất nước và nhân dân đúng như lời Phật dạy đền trả bốn trọng ân như Kinh đã nói: "Trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ tam đồ"

Bốn trọng ân đó chính là:

1, Đền ơn Phật và các Thiện tri thức dạy bảo mình giác ngộ;
2, Đền ơn công lao sinh thành nuôi dạy của Phật trong nhà đó là cha mẹ;
3 Đền ơn đất nước nơi đã cứu mạng nuôi sống mình;
4, Đền ơn đồng bào, chiến sĩ và pháp giới chúng sinh đã hy sinh giữ đất nước này.

Ngày nay như nhà nước ta nói là "tốt đời, đẹp đạo". Đó không phải chỉ là cử chỉ hành động để thành thiện nhân mà còn là nền tảng vươn cao đó là lòng từ-bi hạnh nguyện của Bồ-Tát. Là sự đền ơn các các thí chủ đã cúng dường hạt cơm, tấm áo, xây chùa cho ta tu hành.

Tôi thấy thật quý báu biết bao khi hôm nay được nghe lời tuyên bố của Chủ tịch nước Trần Đại Quang là: "Phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân là mục đích tối thượng!" Tôi tin là Nhân dân, đất nước sẽ tìm thấy câu trả lời trong lời nói của người đứng đầu nhà nước Việt nam ta.

Để kết thúc buổi đàm thoại thơ của Trần Thị Lam này, tôi cũng phải nói rằng tư tưởng và suy tư của nhà thơ Trần Thị Lan rất giống với với suy nghĩ của tôi. Tôi xin tặng tác giả bài thơ tôi tức cảnh khi đọc các bài báo, nhìn các bước ảnh ghi lại cảnh đất nước đang bị tàn phá giống như bạn như Biển chết, rừng hoang vu, đất khô cạn, người khô tình v.v…như nhận xét mà tôi đã đăng trên các báo vừa qua như cũng với tư duy ấy sau:

Ri rỉ gì ri
Cái gì cũng chết
Rừng vàng đã hết,
Biển bạc tan hoang,
Đất đai điêu tàn
Ruộng khô cỏ cháy.
Tâm có áy láy
Đất nước về đâu?
Nghe thấy tim đau
Lời ai than khóc:
Ri rỉ gì ri
Cái gì cũng chết
Bao giờ chấm hết,
Lửa cháy nhà tan?
Bao giờ đất nước
Đất bừng lên chói lòa?

Xin cảm ơn nhà thơ Trần Thị Lam và các bạn.

Ngày 9 tháng 5 năm 2016
Quảng Tịnh cư sĩ

Bình luận (3)

ANH CẦU MONG CHO O ĐƯỢC BÌNH AN VÀ HẠNH PHÚC KHI BÀI THƠ O VIẾT TỚI TAI BỌN THAM NHŨNG
HOANG MANH HOI ( 01/07/2016 05:51:06)
Bai tho rat hay. Moi nguoi hay cung nhau len tieng de bao ve ngoi nha chung de con chau minh duoc huong. Dung de bon quan tham an het cua dan lai condua giac ve nuoc minhnua
Huyen ( 16/05/2016 07:51:03)
Bai tho rat hay. Moi nguoi hay cung nhau len tieng de bao ve ngoi nha chung de con chau minh duoc huong. Dung de bon quan tham an het cua dan lai condua giac ve nuoc minhnua
Huyen ( 16/05/2016 07:50:47)

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp