đậu tương đen hữu cơ

Văn hóa - Dân tộc - Lịch sử

09:43 22/03/2011

Dân Làng Chùa, cả làng làm thơ, sống cùng "thơ"

Chúng tôi tìm đến nhà ông Nguyễn Gia Tự, cựu Hội trưởng Hội thơ làng Chùa. Ông là người giữ chức vụ này lâu năm nhất. Nghe ông kể về truyền thống của làng mới biết dân làng Chùa “nghiện” thơ đến mức nào.

Có một ngôi làng, mà ở đó, người già làm thơ, con trẻ làm thơ, nhà nhà làm thơ, cả làng làm thơ. Bất kể khi vui hay buồn, bận bịu hay nhàn tản, thơ cũng là người bạn, người tình, người tri kỷ. Thơ không chỉ để giải trí, thơ còn giải quyết những công việc đời thường của làng. Chúng tôi đã có dịp ghé qua “làng thơ” có một không hai này. Đó là làng Chùa (Sơn Công, Ứng Hòa – Hà Nội).

Cả làng “say” thơ

Chúng tôi tìm đến nhà ông Nguyễn Gia Tự, cựu Hội trưởng Hội thơ làng Chùa. Ông là người giữ chức vụ này lâu năm nhất. Nghe ông kể về truyền thống của làng mới biết dân làng Chùa “nghiện” thơ đến mức nào.

Người dân làng Chùa gối thơ đầu giường ngâm ngợi mỗi đêm, thơ theo các em đến trường, theo các mẹ, các chị ra đồng gặt lúa... Lúc chữ viết chưa phổ biến, mọi người truyền nhau bằng miệng nên mang đậm nét của ca dao, dân ca, chủ yếu vần điệu theo thơ lục bát.

Làng Chùa. 

Tiền thân Hội thơ làng Chùa là hai Hội văn chí của làng tồn tại vào những năm 1936 – 1940. Lúc đó, hai Hội thường tổ chức thi thơ vào tháng giêng hàng năm với đa dạng kiểu thi như: làm thơ, đọc thơ, đố thơ, diễn thơ, xuất khẩu thành thơ. Thành phần chủ yếu là các cụ nhà nho, thầy đồ.

Phong trào thơ phát triển ngày càng mạnh mẽ. Năm 1982, cụ Nguyễn Xướng Đức và Ngô Đức Bích thành lập nên Hội thơ làng Chùa. Lúc đầu chỉ có 10 hội viên, là những người làm thơ chuyên nghiệp, nhưng rồi dân trong làng đam mê thơ cũng xin gia nhập Hội thơ của làng. Đến nay, Hội thơ làng Chùa có tất cả 32 hội viên, từ già trẻ, gái trai, chưa kể hàng trăm cộng tác viên thường cộng tác với Hội.

Từ già trẻ, gái trai, tri thức, đến nông dân làng Chùa đều mê thơ. 

Khi được hỏi về số lượng người làng Chùa yêu thơ và làm thơ, ông trưởng thôn Ngô Đức Đạo tự hào: “Cả làng có 280 hộ, gần 1.300 nhân khẩu, cả làng đều tham gia làm thơ, viết thơ mỗi khi phát động phong trào. Cứ tối thứ năm cả làng lại ra đình nghe các cụ đọc những bài thơ hay do làng làm, hay đọc những bài thơ trong những tập thơ mới xuất bản”.

Năm 2008, làng tổ chức hội thi thơ cho lứa tuổi nhi đồng. Em Ngô Thị Thoa, học sinh lớp 9, được mệnh danh là “Trạng thơ làng Chùa”, với bài thơ kể về thân phận em, mà mỗi khi nhắc đến, cả làng Chùa còn mủi lòng: “Người ta vá áo bằng kim/ Mẹ ơi, con hỏi vá tim bằng gì?”.

Trưởng thôn Ngô Đức Đạo: "Cả làng tôi biết làm thơ". 

Mỗi tuần, CLB nhận được hàng trăm bài thơ của hội viên, với đa dạng giọng điệu, từ những lời thơ ngộ nghĩnh của con trẻ đến các bài thơ đầy chiêm nghiệm của các cụ già. Những bài thơ sẽ được các cụ có kinh nghiệm thẩm duyệt và trao giải. Những bài thơ xuất sắc sẽ được tập hợp và in thành tập thơ chung của làng.

Làng Chùa là cái nôi trưởng thành của biết bao nhà thơ lớn của dân tộc như nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, nhà thơ Lê Trung Tiết và nhà thơ Phạm Tiến Duật là con nhận của làng. Cứ cuối tuần, Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, lại về làng Chùa để ngâm thơ, bình thơ với các cụ trong làng.

Chiến đấu bằng thơ


Cụ Nguyễn Gia Tuế, 83 tuổi, được mệnh danh là “Trạng thơ” của làng. Cụ Tuế cho biết, thời kỳ kháng chiến chống Pháp, những người nông dân dùng thơ làm vũ khí để tuyên truyền cho các phong trào địch vận, bình dân học vụ, hũ gạo tiết kiệm, diệt giặc đói, giặc dốt…

Khi Mỹ ồ ạt đánh phá miền Bắc, làng Chùa lại sục sôi những vần thơ căm hờn, hừng hực khí thế của phong trào Nam tiến, hâm nóng hàng trăm trái tim thanh niên làng Chùa, hòa với khí thể cả nước tất cả vì miền Nam. Hình ảnh những chiến sĩ làng Chùa thật anh dũng trong những vần thơ của nhà thơ chân đất Ngô Đức Bình: “Dao găm lòi ruột Tây sừng sỏ/ Súng nhỏ tan thây Mỹ khổng lồ”.

Cụ Nguyễn Gia Tuế là "nhà thơ chân đất" thuộc rất nhiều thơ trong làng Chùa. 

Thời bình, làng Chùa lại làm thơ cổ vũ phong trào xây dựng cuộc sống mới. Có cả những bài thơ phê phán những người thiếu trách nhiệm: “Của nhà mất một cái kim/ Đốt đuốc đi tìm, ra ngẩn vào ngơ/ Hợp tác xã mất một con bò/ Gọi anh, anh vẫn nằm co trên giường...”.

Khi Hà Tây sát nhập vào Hà Nội, làng Chùa cũng có cuộc thi sáng tác thơ mừng đất nước đổi mới. Cụ Tuế ngâm say sưa: “Làng Chùa quê lụa Hà Tây/ Làm dân Hà Nội đã đầy hai năm/ Người thanh lịch đất Thăng Long/ Sống cho ngang vóc ngang tầm mới hay/ Cùng nhau góp sức chung tay/ Cấy xanh đồng lúa viết dày trang thơ...”.

Vừa qua, làng Chùa đã tổ chức ngày hội thi thơ kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Ban tổ chức đã nhận được rất nhiều bài thơ viết về tình yêu quê hương, đất nước đổi mới, mừng cuộc sống mới.

Những ngày cả nước đang nóng lòng tìm cách cứu chữa cụ rùa Hồ Gươm, các cụ làng chùa cũng có ý định tổ chức cuộc thi thơ “Về nguồn” viết về cụ Rùa.

Mắng bằng thơ

Cùng với sự hội nhập, đất nước cũng xuất hiện nhiều thói hư tật xấu như rượu chè, cờ bạc... Khi thấy con cháu trong làng đam mê trò cờ bạc, ông Ngô Mạnh Cường viết thế này: “Cha lao thân vào vòng xoáy bạc cờ/ Đêm cha xòe, ngày cha lại như mơ/ Đã khi nào cha mơ?/ Cả nhà mình bồng bế nhau đi/ Bởi con đề, nhà mình cha đã gán!”.

Ở làng Chùa, người ta không nghe thấy có tiếng hàng xóm chửi nhau, không còn tiếng cãi vã vợ chồng, tiếng mẹ mắng con. Những mâu thuẫn, bất bình là điều không thể tránh được, nhưng ở đây người dân giải quyết bằng thơ.

Ông Ngô Mạnh Cường, Hội phó Hội thơ làng Chùa.  

Nếu tòa án không giải quyết được mâu thuẫn đôi bên sẽ có mặt các cụ “thẩm phán” của hội thơ đứng ra hòa giải bằng những lời thơ khuyên răn. Thậm chí “thơ chửi” cũng tuân theo các quy ước trong lệ làng và thường thì mâu thuẫn sẽ được giải quyết bằng bản nhạc “hòa giải”. “Cả làng có hai tổ hòa giải gồm 11 thành viên, 6 cụ trong hội thơ” - ông Ngô Đức Đạo, Trưởng thôn Chùa cho biết.

Tôi đã thường nghe câu ca nhân dân ta răn dạy: “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Thế nhưng, người làng Chùa lại dạy con bằng tình thương, bằng lý lẽ của thơ. Cụ Tuế cho biết: Nếu như ông bà, bố mẹ còn dùng roi vọt sẽ bị các cụ chửi bằng thơ như thế này: “Dạy con không dạy bằng lời/ Bà dùng roi đánh tơi bời thế a/ Chửi con bới cả ông cha/ Con hư hay chính tại bà cũng hư”.

Về làng Chùa nghe các cụ đọc thơ mới thật sự cảm được cuộc sống thi vị nơi làng quê thanh bình này. Chúng tôi ít thấy vẻ cao sang trong những thể loại thơ bác học, cũng không có cảm giác ảo não, buồn bã như những bài thơ mới từ những năm 1932 đến 1945. Thơ làng Chùa giản dị trong hơi thở cuộc sống mới từ chính những nhà thơ nông dân chân chất, thật thà viết nên.

Theo Hoàng Thế Tào\vtc.vn

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 

Tin khác

  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp