Quả chuông hiện được lưu giữ ở một ngôi chùa cổ ở huyện Tuy An (Phú Yên). Chuông được đúc bằng gang, cao 85cm, đường kính 49cm, quai có trang trí hình rồng, thân chuông có văn tự bằng chữ Hán, kiểu chữ chân, nét rõ.
Quả chuông hiện được lưu giữ ở một ngôi chùa cổ ở huyện Tuy An (Phú Yên). Chuông được đúc bằng gang, cao 85cm, đường kính 49cm, quai có trang trí hình rồng, thân chuông có văn tự bằng chữ Hán, kiểu chữ chân, nét rõ.
Ông Nguyễn Danh Hạnh, nhà nghiên cứu lịch sử văn hoá địa phương, Phó chủ nhiệm câu lạc bộ UNESCO nghiên cứu và sưu tầm cổ vật Phú Yên cho biết, theo những văn tự trên chuông thì chuông này được đúc vào ngày 29/2 năm Tân Dậu niên hiệu Vĩnh Hựu, tức là năm 1741, đời vua Lê Ý Tông.
Theo ông Nguyễn Danh Hạnh, cho đến nay, đây là quả chuông có niên đại sớm nhất được phát hiện ở Phú Yên và là nguồn tư liệu quí để tìm hiểu về quá trình hình thành Phật giáo nói riêng cũng như các cộng đồng dân cư vào các thế kỷ 17, 18 ở khu vực hạ lưu sông Cái (Phú Yên).
Theo VOV