Vấn đề Alexandre de Rhodes chưa thể quên đối với người dân Việt nhất là với giới nghiên cứu vì vài lý do:
a. Sau năm 1993 “bia 1941” của A. de Rhodes, hình như đã được dựng lại tại khuôn viên thư viện Hà Nội và tên đường A. de Rhodes đã được tái lập tại TP. Hồ Chí Minh.
b. Quốc gia Việt Nam ngày càng giao lưu rộng rải trên chính trường và thương trường quốc tế thì tất cả những gì còn khuyết điểm cần được điều chỉnh để tránh những nhận xét thiếu thiện cảm đối với dân tộc ta.
c. Các tài liệu về sử đã được giải mật rất nhiều tạo điều kiện để những nhà nghiên cứu rà xét lại những tác phẩm của mình, nhất là những tác phẩm về sử dưới thời thực dân đô hộ để, một lần nữa, nhận định lại cho đúng công và tội của một số nhân vật có liên hệ đến đất nước và dân tộc ta qua các thời đại, tiêu biểu là các ông Alexandre de Rhodes (Ðắc Lộ), Nguyễn Trường Tộ và Trương Vĩnh Ký…Bài nầy tôi chỉ đề cập đến Linh mục Ðắc Lộ và chữ Quốc ngữ mà có nhiều người đã nhầm lẫn. Cũng xin nói thêm rằng vấn đề chữ quốc ngữ và quan điểm chính trị của Linh mục Ðắc Lộ tôi đã có một số bài viết trước đây, từ năm 1996, được xuất bản thành sách và đăng trên nhiều trang nhà và tạp chí. Bài nầy tôi chỉ tóm lược một số điểm trong các bài viết để độc giả thấy việc tái vinh danh Linh mục Ðắc Lộ là một sai lầm rất lớn làm thương tổn đến uy tín quốc gia và thể diện của giới nghiên cứu sử học Việt Nam.
Thật vậy, qua hai lần hội thảo năm 1992 và 1993 giới sử học và các nhà nghiên cứu đã “Dâng kiến nghị lên chính phủ và Bộ Văn Hóa để phục hồi lại địa vị của Giáo sĩ Ðắc Lộ” vì hai lý do chính dưới đây:
Một, nghĩ rằng ông là người sáng nghĩ ra chữ quốc ngữ. Nhưng trong lời Nói Ðầu của cuốn “Từ Ðiển Việt - Bồ - La”, chính Linh mục nầy, chứ không phải người nào khác, đã cho biết ông không hề có sáng kiến ấy. Ông viết:
“…Tuy nhiên trong công việc nầy (học chữ quốc ngữ, BK) ngoài những điều mà tôi đã học được nhờ chính người bản xứ trong suốt gần mười hai năm thời gian mà tôi lưu trú tại hai xứ Cô-sinh và Đông-kinh, thì ngay từ đầu tôi đã học với cha Francisco de Pina người Bồ Đào, thuộc hội dòng Giê-su rất nhỏ bé chúng tôi, là thầy dạy tiếng, người thứ nhất trong chúng tôi rất am tường tiếng nầy, và cũng là người thứ nhất bắt đầu giảng thuyết bằng phương ngữ đó mà không dùng thông ngôn, tôi cũng sử dụng những công trình của nhiều Cha khác cùng một Hội Dòng, nhất là của Cha Gaspa de Amaral và Cha Antonio Barbosa, cả hai ông đều đã biên soạn mỗi ông một cuốn từ điển: ông trước bắt đầu từ tiếng An Nam, ông sau bằng tiếng Bồ-đào, nhưng cả hai ông đều đã chết sớm. Sử dụng công khó của hai ông, tôi còn thêm tiếng La-tinh theo lệnh Hồng y rất đáng tôn,…”(Từ Điển AN NAM- LUSITAN-LATIN, Thường gọi là Từ điển Việt-Bồ-La, nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, TP. HCM, tháng 3, 1991, phần Việt ngữ, tr. 3 ).
Cuốn từ điển nầy xuất bản tại Việt Nam tháng 3, 1991. Giáo sư Chương Thâu viết bài “Từ Một Câu Chữ Của Alexandre de Rhodes Đến Các Cách Dẫn Dụng Khác Nhau” ngày 14. 12. 1995, nghĩa là gần 5 năm sau, nhưng không biết tại sao ông lại không đọc đoạn văn quan trọng nầy của LM Ðắc Lộ mà tôi vừa dẫn để tránh sự đánh giá nhầm lẫn về Ðắc Lộ. Nhiều nhà nghiên cứu khác như ông Nguyễn Ðình Ðầu và Ðinh Xuân Lâm…cũng thế, nên mới có những nhận định sai về LM Ðắc Lộ và chữ quốc ngữ trong hai lần Hội thảo mà chúng ta sẽ thấy dưới đây.
Hai, tái vinh danh LM Ðắc Lộ là một sai lầm lớn, vì ông đã vận động Pháp xâm chiếm và đô hộ nước ta qua đọan văn do chính LM Ðắc Lộ viết trong cuốn “Hành Trình và Truyền giáo” như sau:
“J’ai cru que la France, étant le plus pieux royaume de monde, me fournirait plusieurs soldats qui aillent à la conquête de tout l’Orient, pour l’assujetter à Jésus Christ, et particulièrement que j’y trouverais moyen d’avoir des Évêques, qui fussent nos Pères et nos Maitres en ces Églises. Je suis soirti de Rome à ce dessein le 11e Septembre de l’année 1652 après avois baisé les pieds du Pape”.
“Tôi tưởng nước Pháp là một nước đạo đức nhất thế giới, nước Pháp có thể cung cấp cho tôi mấy chiến sĩ (plusieurs soldats) đi chinh phục toàn cỏi Đông phương (la conquête de tout l’Orient), đưa về qui phục Chúa Kitô và nhất là tôi sẽ tìm được các giám mục, cha chúng tôi và thầy chúng tôi trong các giáo đoàn. Với ý đó, tôi rời bỏ Rôma ngày 11 tháng 9 năm 1652 sau khi tới hôn chân Đức Giáo hoàng” (Bản dịch của Hồng Nhuệ, gần cuốitr. 263, sách đã dẫn).
Hồng Nhuệ, nói cho rõ là, Linh Mục Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên, tiến sĩ Thần học, dịch một đoạn văn rất ngắn vừa nêu trên lại có nhiều lỗi. Một là ông không có khả năng tiếng Pháp (vậy thì làm sao đỗ Tiến sĩ, dẫu là TS Thần học) hoặc là ông dịch sai có hậu ý. Thật vậy:
a. Cụm từ “le plus pieux royaume de monde” có nghĩa là “nước ngoan đạo nhất thế giới” chứ không phải “đạo đức nhất…”
b. “Plusieurs soldats”: nhiều chiến sĩ. Hồng Nhuệ dịch là MẤY chiến sĩ, lại chú thích “chiến sĩ” là lính thừa sai, tức là các Linh mục Giám mục, chứ không phải lính chiến. Thực ra chữ quelque mới có nghĩa là mấy hay một vài. Và chữ missionares mới có nghĩa là các thừa sai.
Ðọan văn trên có hai cụm từ rất đáng chú ý: plusieurs soldats phải được (!) hiểu là “lính thừa sai”! và la conquête de tout l’Orient cũng được dịch tùy tiện là “nước cha trị đến”! Cũng chính do hai cụm từ nầy và cách diễn dịch đầy tính “thời đại”; không phải lịch sử cho thấy là mà lịch sử phải được hiểulà của một vài nhà nghiên cứu, nên một người như Ðắc Lộ mà được nhà nước Việt Nam tái vinh danh!
Ðể hiểu rõ thêm tại sao có sự tái vinh danh sai lầm trên tầm cở quốc gia như thế, chúng ta nên đọc một đoạn trong bài viết của ông Chương Thâu, như đã nói trên, mô tả một phần cuộc hội thảo:
“…Và đến lượt, ông Nguyễn Đình Đầu đã dịch lại câu trên của A. de Rhodes đồng thời “chú thích một số từ dùng trong câu của A. de Rhodes, cũng là nhằm “đối thoại” và “biện minh” với giới nghiên cứu khoa học xã hội – nhân văn, như sau:
“Tôi tin rằng nước Pháp là nước ngoan đạo nhất thế giới, sẽ cung cấp cho tôi nhiều chiến sĩ để chinh phục toàn phương Đông và đặt dưới quyền trị vì của Đức Giêsu Kitô, và đặc biệt tại Pháp, tôi sẽ tìm cách có được Giám mục, các ngài sẽ là cha và là thầy chúng tôi tại các Giáo Hội này” (tức là Đàng Ngoài và Đàng Trong).
Ông Nguyễn Đình Đầu biện giải thêm: “Nếu đọc nguyên đoạn trích trên đây, ta mới hiểu chữ chiến sĩ có nghĩa bóng là thừa sai (đối với giám mục là cha và thầy họ). Còn “chinh phục toàn phương Đông” là để cho “nước Cha trị đến”, chứ không phải để cho Pháp đến thống trị. “Chinh phục” hiểu theo nghĩa tôn giáo, chứ không phải chính trị. Vì ngộ nhận trên, người ta mới gán cho chữ quốc ngữ “còn có ý nghĩa chính trị” vậy!”
“…Cũng vào thời gian cuối tháng 3-1993, tại một cuộc Hội Thảo “Tưởng niệm A. de Rhodes, nhân 400 năm ngày sinh của ông” do Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam tổ chức tại Hội Trường Viện Bảo Tàng Cách Mạng Việt Nam, có nhiều nhà khoa học tham dự, đọc tham luận. Trong đó Giáo Sư Sử Học Đinh Xuân Lâm, một lần nữa lại đề cập “câu chữ” trên đây của A. de Rhodes và dịch lại {theo đúng văn cảnh, bối cảnh lịch sử thế kỷ 17(sic) cụm từ “plusieurs soldats” là chiến sĩ” truyền giáo, vào coi như “lần cuối cùng đính chính lại sự lầm lẫn (dịch soldat là lính chiến, là quân lính đi xâm lược) như trước đây trong một số “giáo trình lịch sử Việt Nam” đã dẫn dụng.
Chính trong cuộc Hội Thảo đó của Hội Sử Học đã đưa ra nhiều kiến nghị với các cấp có thẩm quyền (Thủ Tướng Chính Phủ, Bộ Văn Hóa v.v...) nhằm “khôi phục” vị trí xứng đáng cho linh mục A. de Rhodes, người đã góp phần quan trọng trong việc chế tác ra chữ Quốc ngữ cũng như một số hoạt động văn hóa (trứ tác các công trình sử học giá trị).
Cũng do vậy mà hiện nay, đã có quyết định khôi phục lại tên đường phố Đắc Lộ ở thành phố Hồ Chí Minh, dựng lại “bia 1941” tại khuôn viên Thư Viện Quốc Gia ở Hà Nội”. (Chương Thâu,“Nguyệt San Hiệp Nhất”, số 43, giáo phận Orange County, California, USA, tháng 7, 1996, bài viết có tựa đề: “Từ một câu chữ của Alexandre de Rhodes đến các cách dẫn dụng khác nhau” ).
Qua hai lần hội thảo nầy chúng ta có cảm tưởng là hầu hết các nhà nghiên cứu chưa đọc mấy tác phẩm của Ðắc Lộ, đặc biệt là cuốn Hành Trình và Truyền Giáo, Lời nói đầu cuốn Từ điển Việt-Bồ-La và cuốn Phép Giảng Tám Ngày. Dưới đây tôi sẽ đưa ra sáuluận điểm để cho thấy quý vị có tên tuổi vừa nêu trên đã diễn dịch sai hai cụm từ quan trọng vừa nói:
Về Phương Diện Từ Ngữ**:Một danh từ có thể đổi nghĩa qua thời đại. D0 đó, thay vì sử dụng các cuốn Từ Điển hiện nay để tra cứu nghĩa của chữ SOLDAT, tôi xử dụng hai cuốn Tử điển xuất bản cùng thời mà ông Alexandre de Rhodes sinh sống (1591-1660).
- Cuốn thứ nhất: Dictionnaire, Cotgrave, xuất bản năm 1611, chữ soldat có nghĩa, nguyên văn: “Soldat: m. A soldier; one that followes the warres”.
- Cuốn thứ hai: Dictionnaire de L’Académie Francaise, 1st Edition (1694), chữ soldat cũng được định nghĩa như sau, nguyên văn:“Soldat:s.m.Home de guerre, qui est à la solde d’un Prince, d’un Estat, & c. La terre estoit toute couverte de soldats, il faut reprimer la licence des soldats”.
Xem thế, cả hai cuốn từ điển xuất bản năm 1611 và 1694, cùng thời mà Đắc Lộ viết cuốn Hành trình và truyền giáo, cũng định nghĩa chữ soldat: giống đực, số ít, có nghĩa là binh lính, người có súng.
- Do đó, cụm từ Plusieurs soldats có nghĩa là nhiều binh lính. Và chữ missionares mới có nghĩa là lính thừa sai tức là các nhà truyền giáo như đã nói ở trên.
- Cụm từ La conquête de tout l’Orient là Chinh phục toàn cỏi Phương đông. Còn “Thy kingdom come” (trong kinh Lạy Cha) mớicó nghĩa là Nước cha trị đến.
2. Trích dẫn chưa trọn câu đủ ý: Ðể có thể hiễu rõ thêm ngữ nghĩa của hai cụm từ vừa nêu chúng ta nên đọc tiếp đoạn văn của Ðắc Lộ, cũng ở trong cuốn “Hành trình và truyền giáo,” cách đoạn trích dẫn trên chỉ chưa đầy ba dòng mà thôi:
“Tôi đi qua Marxây và Lyon rồi tới Paris; theo tôi thì Paris là thu gồm hay đúng hơn là bản mẫu tất cả những gì đẹp nhất tôi đã thấy ở khắp trái đất này.” (cuối tr. 263).
“Trên đường từ Lyon tới Paris tôi nghiệm thấy có sự quan phòng rất đặc biệt của Chúa tôi vẫn coi như kim chỉ nam và mẫu mực. Để ra mắt ở Pháp tôi cần có thiên thần hộ vực để đưa tôi lọt vào triều đình vua cao cả nhất hoàn cầu. Thế là tôi gặp ở Roanne đức Henri de Maupa, giám mục thành Puy, tu viện trưởng Saint Denis, đệ nhất tuyên úy của Hoàng Hậu. Ngài có nhã ý cùng đi với tôi trong cuộc hành trình nhỏ bé nầy…” (đầu tr. 264), {các chữ in đậm là của BK muốn lưu ý, nhất là các chữ gần cuối trang 263, cuối trang 263 và đầu trang 264}.
Như thế, chính Linh Mục A. de Rhodes (Đắc Lộ) đã vào trong triều đình, gặp bà hoàng hậu vua Luis thứ XIV, xin giúp nhiều lính chiến (plusieurs soldats) để chinh phục toàn cỏi Đông Phương (la conquête de tout l’Orient), trong đó có nước ta.
Tuy sự vận động đó chưa thành vào thời điểm của ông, nhưng nó đã mở đường cho Pháp xâm lăng nước ta 206 năm sau. Lính Pháp đổ bộ lên Đà Nẵng ngày 1.9.1858.
Thêm một lý do khác để hiểu tại sao hai chữ Plusieurs soldats có nghĩa là lính chiến có khí giới vì LM Ðắc Lộ vào xin triều đình (chứ không phải vào xin Tòa Giám mục hay xin giáo hội), mà trong triều thì tuyệt nhiên không có “lính thừa sai” tức là các giáo sĩ
3. Thánh chiến: Giữa trang 264 cuốn Hành trình và truyền giáo Đắc Lộ còn viết: “Tôi chưa công bố thánh chiến chống mọi địch thù của đức tin ở Nhật, ở Trung Quốc, ở Ðàng Trong, ở Ðàng Ngoài và ở Ba Tư thì lập tức đã có một số đông con cái thánh Inhaxu, đầy tinh thần đã đưa thánh Phanchicô Xavie tới ba trăm quốc gia, các ngài đã bừng bừng ao ước vác thánh giá Thầy và đem đi cắm những nơi cùng kiệt cõi đất.”
“Thánh” chiến hay phàm chiến đều là hành động của người gây chiến hay của người lính có khí giới.
4. Về Bối Cảnh Tôn giáo và Chính Trị: Từ năm 1493, Giáo Hoàng Alexander VI đã giao cho Bồ Đào Nha có quyền “sinh sát” tại các nước Phương đông. Vì thế, LM Ðắc Lộ viết rất đúng với hiện thực tôn giáo-chính trị lúc bấy giờ rằng: “Tôi tưởng nước Pháp là một nước ngoan đạo nhất thế giới, nước Pháp có thể cung cấp cho tôi nhiều chiến sĩ (plusieurs soldats)để đi chinh phục toàn thể Phương Đông (la conquê te de tout l’Orient)…”
Tại sao LM Đắc Lộ không xin Giáo Hội Pháp mà xin nước Pháp? Vì về mặt giáo quyền, Giáo Hội Pháp bị ràng buộc bởi giáo lệnh của Giáo Hoàng Alexander VI từ 1493, như đã nêu trên, nên không thể xin Giáo Hội Pháp lính thừa sai (missionnaires) được. Vì vậy, khi Cha Đắc Lộ tiếp cận với nước Pháp (hay bất kỳ nước nào ngoại trừ Bồ Đào Nha) là để xin lính chiến, hoặc để xin gì cũng được ngoại trừ những thứ liên hệ đến Giáo Hội như giáo sĩ, giáo sản…LM Đắc Lộ dùng chữ soldats (lính chiến) rất chính xác. Vì nước Pháp, hay trong chính phủ Pháp làm gì có các thừa sai mà chính phủ cung cấp cho LM Ðắc Lộ?
5. Về Mặt Tâm Lý: LM Ðắc Lộ (A. de Rhodes) bị Chúa Trịnh đuổi, Chúa Nguyễn đuổi, Trung Quốc đuổi, há ông không xin binh lính (soldats) để phục thù sao? Trong cuốn Phép Giảng Tám Ngày, trang 83, LM Ðắc Lộ cũng đã biểu hiện tâm chất bất bình của mình:
“Như thể có chém cây nào đục cho ngã, các cành ấy tự nhiên cũng ngã với. Vậy thì ta làm cho Thích Ca, là thằng hay dối người ta, ngã xuống, thì mọi truyện dối trong đạo bụt bởi Thích Ca mà ra, có ngã với thì đã tỏ.” (Tâm chất và văn phong thiếu văn hóa - trong cuốn Phép giảng tám ngày - đến thế mà cũng được giáo sư Chương Thâu ca tụng là một trứ tác văn hoá giá trị trong bài viết nêu trên).
6. Sứ Mạng Của Một Giáo Sĩ Dòng Tên (Jesuite):
Muốn biết thêm giáo sĩ A. de Rhodes có ý đồ chính trị hay không, chúng ta cũng nên tìm hiểu ông được đào tạo và trưởng thành như thế nào qua:
Lời thề của các tu sĩ Dòng Tên
trước Giáo Hoàng
…Con xin hứa thêm rằng, lúc có cơ hội, con sẽ tạo ra chiến tranh và tham gia bí mật hay công khai chống lại tất cả những kẻ khác tôn giáo, Tin Lành và Tự Do như con đã được chỉ thị để tàn sát và triệt hạ tận gốc những tên này trên khắp mọi miền của quả đất. Con sẽ không bỏ sót một tên nào; bất kể tuổi tác, giới tính hay hoàn cảnh, con sẽ treo cổ, đốt sống, bỏ vào nước sôi, lột da, siết cổ hay chôn sống những kẻ khác tôn giáo, mổ bụng, moi bào thai trong tử cung vợ chúng và đập đầu những hài nhi vào tường để tiêu diệt vĩnh viển một chủng tộc đáng ghét…
(…I furthermore promise and declare that I will, when opportunity present, make and wage relentless war, secretly or openly, against all heretics, Protestants and Liberals, as I am directed to do, to extirpate and exterminate them from the face of the whole earth; and that I will soare neither age, sex or condition; and that I will hang, burn, waste, boil, flay, strangle and bury alive these infamous heretics, rip up the stomachs and wombs of their women and crush their infants’ heads against the walls , in order to annihilate forever their execrable race…).
Sử liệu cho thấy Linh Mục A. de Rhodes gia nhập Dòng Tên lúc 19 tuổi (1612), ông đến Macao năm 1623, Nam Kỳ Việt Nam năm 1645. Thời gian 22 năm ở các nước Á Châu, qua về Âu Châu. Trong suốt thời gian này ông không bị dứt phép Thông Công, không bị khai trừ ra khỏi Giáo Hội, nghĩa là LM Đắc Lộ vẫn theo Dòng Tên. Với lời thề của Dòng Tên như chúng ta vừa thấy, LM Đắc Lộ ít nhiều không thể là một người hiền lương bình thường.
Với sứ mạng của một giáo sĩ Dòng Tên mà Linh Mục A. de Rhodes (Đắc Lộ) đã thề, thì:
- cụm từ Plusieurs soldats, thêm một lý do nữa, phải được dịch là nhiều binh lính.
- và cụm từ La conquête de tout l’Orient là Chinh phục toàn cỏi phương Ðông.
Tóm lại, qua các trích dẫn và luận chứng nêu trên, ta thấy, Linh Mục Đắc Lộ không hề có công sáng tạo chữ quốc ngữ như nhiều người gán ép sai lầm qua nhiều thế hệ, còn truyền đạo chỉ là một trong những hình thức chính để phục vụ cho quyền lợi kinh tế và chính trị, rồi từ đó sẽ đưa đến chiến tranh chiếm thuộc địa.
Khi phục hồi lại “chân giá trị” của Đắc Lộ như là một nhà văn hoá lớn, đặt tên đường Đắc Lộ và dựng lại bia 1941, nhưng lại thiếu nghiên cứu tường tận, và chỉ dịch một đoạn văn không trọn câu đủ ý, chúng ta sẽ khó tránh khỏi sự phê phán của các sử gia cả trong lẫn ngoài nước cho rằng nhiều nhà nghiên cứu và Viện Sử học Việt Nam thiếu sử liệu và không nhiêm túc, cũng như sự chế diễu của những người nước ngoài có hiểu về lịch sử Việt Nam.
Là một người nghiên cứu sử, tôi xin mạn phép đề nghị với quý vị giáo sư sử học, nên có một dự án nghiên cứu đặc biệt về LM Đắc Lộ để giá trị của ông được đánh giá đúng đắn, vượt ra ngoài lối nhìn có tính tôn giáo hay có tính “chiến lược nhất thời” (nếu có), hay sự chưa chính xác vì thiếu sử liệu.
Ngoài ra, dẫu ai là người có sáng kiến nghĩ ra cách phiên âm tiếng Việt bằng mẫu tự La-tinh, mà chúng ta thường gọi là chữ quốc ngữ, thì cũng cần cân nhắc cái mục đích của nó. Mục đích đầu tiên là để truyền đạo. Kế tiếp, dẫu chưa thể thực hiện toàn vẹn và nhanh chóng dưới thời LM Ðắc Lộ, nhưng chiến lược chính trị và văn hóa của nó thì đã có cơ sở lâu dài như ý kiến của Giám mục Puginier dưới đây.
“Từ lâu, tôi chủ trương dạy và dùng chữ châu Âu để viết tiếng An Nam, nhưng khốn thay, tôi không được ủng hộ trong việc thực hiện kế hoạch mà đã sáu lần tôi đề nghị. Nhưng tôi sung sướng thấy từ hai năm nay, chúng ta hoạt động tích cực trong mục đích này: Ngoài trường dạy tiếng Pháp của phái bộ là trường đầu tiên được thiết lập ngày 8-12-1884, chính phủ còn lập nhiều trường khác từ ngày 5-4-1885.
Cần phải dạy càng sớm càng tốt cho người An Nam viết và đọc được tiếng họ bằng chữ Âu Châu, việc này dễ hơn và tiện lợi hơn dùng chữ Nho. Trong vài năm sau, cần phải bắt buộc mọi giấy tờ chính thức không được viết bằng chữ Nho như trước nữa, phải viết bằng tiếng trong nước, mỗi viên chức ít nhất phải được dạy đọc và viết tiếng An nam bằng chữ Châu Âu. Trong lúc đó việc dạy chữ Pháp sẽ tiến triển nhiều hơn và chúng ta chuẩn bị một thế hệ để cung cấp các viên chức có học tiếng nước chúng ta. Như thế có lẽ trong vòng 20 hay 25 năm chúng ta có thể bắt buộc mọi giấy tờ đều viết bằng tiếng Pháp, do đó chữ Nho sẽ dần già bị bỏ rơi mà chúng ta chẳng cần phải cấm đoán gì.
Khi chúng ta đạt được thành quả lớn lao đó, chúng ta xóa đi của nước Trung hoa một phần lớn ảnh hưởng tại An nam và phe trí thức An nam là phe rất căm ghét sự thiết lập thế lực Pháp, cũng sẽ bị tiêu diệt dần dần.
Vấn đề này có tầm quan trọng rất lớn, sau khi đạo Thiên Chúa được thiết lập, tôi xem việc tiêu diệt chữ Nho và thay thế dần dần ban đầu bằng tiếng An nam, rồi bằng tiếng Pháp như là phương tiện rất chính trị, rất tiện lợi và rất hiệu nghiệm để lập nên tại Bắc Kỳ một nước Pháp nhỏ ở Viễn Đông.”(Có thể tìm thấy trong luận án Tiến sĩ của Cao Huy Thuần “Chủ nghĩa thực dân Pháp và Thiên chúa giáo ở Việt Nam”).
Tôi xin kết thúc bài viết với ý kiến cuối cùng sau đây:
Dân tộc ta có truyền thống trọng tình nặng nghĩa; ghi công và biết ơn anh hùng liệt nữ đã đóng góp cho tổ quốc. Và chúng ta thể hiện lòng biết ơn đó qua các biểu hiện vinh danh những vị đó bằng các ngày lễ, đặt tên trường, công viên, đường phố...Nhưng chúng ta cũng không quên những kẻ có tội với đất nước mà tên tuổi và những tội trạng cũng được nghiên cứu để ghi vào sử sách cho người đời này và đời sau lấy đó làm bài học. Tiêu chuẩn lớn nhất để quy định công tội là họ đã làm gì cho dân tộc và tổ quốc Việt Nam. Về trường hợp của Linh mục Đắc Lộ, ông có cái công, ít nhiều, triển khai thêm chữ quốc ngữ do một số con chiên, thầy đồ, thầy cúng và giáo sĩ trước ông sáng lập để dạy giáo lý KiTô cho cho tín đồ. Nhưng ông có cái tội là cung cấp thông tin cho và vận động với nước Pháp để xâm chiếm và đô hộ nước ta.
Còn sau đó, chữ quốc ngữ được dân ta vận dụng tốt hay xấu, mưu mô xâm lược của Pháp thành hay bại là công hay tội của người đời sau.
Vậy từ cái công và cái tội đó tôi xin đề nghị như sau: Dân tộc ta nên nghi công của Linh Mục A. de Rhodes đã có phần cải tiến chữ quốc ngữ (chứ không phải người sáng nghĩ ra chữ quốc ngữ) và nên kết tội ông là kẻ gián điệp sớm nhất trong lịch sử xâm lăng của Tây Phương vào nước ta.
Tên và tiểu sử của Linh mục cần được ghi lại trong chương trình giáo dục môn sử với đầy đủ công tội. Có như vậy, lịch sử mới rõ ràng, và việc ứng xử của chúng ta mới minh bạch. Tại vì, nếu chúng ta không sòng phẳng với quá khứ thì tương lai sẽ không sòng phẳng với chúng ta và các thế hệ hậu sinh cũng sẽ nhìn chúng ta qua đôi mắt thiếu nể trọng.
Bùi Kha
California
* Bài này đã đăng trên Hồn Việt. Bổ túc hai cuốn từ điển 25/12/2011