đậu tương đen hữu cơ

Văn hóa - Dân tộc - Lịch sử

12:54 29/03/2012

Linh mục Trần Lục là một anh tài, một vĩ nhân ? - (Bùi Kha)

(TG&DT) - Bằng những đóng góp quá lớn lao cho chính phủ thực dân như thế, nên Linh mục Trần Lục được chính phủ Pháp trao tặng hai Bắc Đẩu Bội tinh loại cao cấp và được toàn quyền Decoux đại diện bộ máy thực dân đế quốc Pháp kính cẩn nghiêng mình trước mộ Trần Lục năm 1940.

1. Những ca tụng

Ngày 17-7-1999 tại thành phố Santa Ana, Orange County, bang California Hoa Kỳ, Hội Truyền Thống Giáo Phận Phát Diệm Nam California tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm ngày Linh mục Trần Lục (1825-1899) qua đời. Buổi lễ được tổ chức trọng thể. Theo báo Vận Hội Mới thì có những vị chức sắc cao cấp của giáo hội từ La Mã đến, từ Việt Nam qua và từ Gia Na Đại về. Theo thứ tự, đức ông Trần Ngọc Thụ (từ La Mã), Linh mục Nguyễn Thái Bình, Linh mục Trần Phúc Vị, Linh Mục Trần Phúc Nhân (ba vị từ Việt Nam qua) và Linh Mục Nguyễn Gia Đệ từ Canada v.v... Điều đó cho thấy buổi lễ kỷ niệm và vinh danh cố Linh Mục Trần Lục có tầm vóc quốc tế và trọng thể đến chừng nào.



Sau ngày lễ, đài Little Saigon nghe được từ Houston Texas, Hoa Kỳ lúc 7:45 sáng ngày 19-7-99, một nhân sĩ Ki Tô, ông Vũ Quang Ninh, cũng không tiếc lời ca ngợi cụ Sáu Trần Lục. Nhiều báo Việt Ngữ đã đăng một số bài viết để ca tụng Linh mục Trần Lục (cũng có biệt  danh là Cụ Sáu Trần Lục). Ông Sơn Diệm Vũ Ngọc Ánh với bài “Phát Diệm ngày xưa” đăng trên tuần báo Việt Nam Tự Do (ngày 22-7-1999) cho thấy:nhờ “đức độ và tài ba” nên cụ Sáu được vua Tự Đức cử giữ chức Trấp An và vua Đồng Khánh bổ nhiệm làm khâm sai Tuyên phủ sứ với trọng trách là an dân ba tỉnh Thanh Nghệ Tỉnh.


Nhật Báo Người Việt (26-7-1999) tại Orange County (Quận Cam) và báo Làng ở Sacramento California (số tháng 7-1999) đăng bài “Tưởng Niệm Một Vị Anh Tài: Cụ Sáu Trần Lục” của Linh Mục Trần Quí Thiện với những lời lẽ tôn vinh bằng đoạn mở đầu như sau:


“Có những người chết đi nhưng thế giới không bao giờ quên được họ, vì đời sống họ đã ảnh hưởng tới xã hội này nhiều quá! Thân thế và sự nghiệp họ được truyền tụng từ thế hệ này qua thế hệ khác và không bớt phần vinh quang rực rỡ! Hành động và ngôn ngữ họ đã trở thành khuôn vàng thước ngọc cho hậu thế tâm niệm và noi gương bắt chước. Họ là ai?...


Xin thưa đó là những vị Anh Hùng Dân Tộc đã vào sinh ra tử chiến thắng ngoại xâm, giữ gìn bờ cõi giang sơn trong quá trình dựng nước và cứu nước”.


Sau khi định nghĩa thế nào là những vị Anh Hùng Dân tộc, Linh mục Trần Quí Thiện viết tiếp: “Ngày 6 tháng 7 năm 1999 vừa qua là lễ giỗ 100 năm ngày qua đời của Linh mục Trần Lục, thường gọi là “Cụ Sáu” một danh nhân anh tài không những của giáo hội Công giáo mà còn của dân tộc Việt Nam chúng ta”.


Trước đó, vào tháng 7 năm 1996, nhóm của Linh mục Nguyễn Gia Đệ ở Gia Nã Đại (Canada) có xuất bản một cuốn sách dày 640 trang với tựa đề Trần Lục, có 22 tác giả gồm các Linh mục và con chiên có học thức. Hầu hết các tác giả của cuốn sách nầy đã xuyên tạc lịch sử với mục đích để ca tụng Linh mục Trần Lục, không những là một “vĩ nhân” của đất nước Việt Nam mà còn cả nhân loại nữa. Tuy nhiên, nhiều tác giả lúc say mê biện bạch để ca tụng Linh mục Trần Lục lên tột trời xanh, đã để lộ những chứng tích cho thấy vị linh mục nầy là một đại ân nhân của chính phủ thực dân Pháp. Và ông Sơn Diệm, Vũ Ngọc Anh, một trí thức Ki Tô, qua bài ca tụng Linh mục Trần Lục nói trên cũng tiết lộ: Cụ Sáu có đem Giáo dân đi giúp Pháp đánh chiến lũy Ba Đình, nhưng bào chữa răng vì sự “bất đắc dĩ”. Như thế ông Sơn Diệm đã vô tình tố cáo Linh mục Trần Lục là một tên Việt gian bán nước.


Nói gọn, qua nhiều bài của các tác giả viết trên báo trong sách và băng cassette thì Linh mục Trần Lục là một người yêu nước thương dân, chống đối sự tàn ác của quân Pháp, là người có công xây nhà thờ Phát Diệm và sáng tác nhiều bài thơ vè giá trị. Vì thế, những danh từ Anh Tài và Vĩ Nhân được các tác giả và Giáo hội dùng để xưng tụng Linh mục Trần Lục.


Bài viết nầy sẽ xử dụng những sử liệu chính xác để tìm hiểu Linh mục Trần Lục là Một Vị “Anh Tài” và “Vĩ Nhân” chỗ nào”?


Người viết không dùng các tài liệu thuộc loại “cha hát con khen” mà tài liệu của chính các linh mục, của con chiên và các sử gia chân chính không bị vướng mắc bởi tình cảm khác tôn giáo, để xác định con người thực của Linh mục Trần Lục.



2. Tình hình xã hội thời Trần Lục

Để hiểu rõ thêm tâm chất và hành động của Linh mục Trần Lục chúng ta nên tìm hiểu tổng quát tình trạng xã hội thời ông. Linh mục Trần Lục sinh năm 1825. Lúc quân Pháp và Tây Ban Nha lần đầu tiên đổ bộ lên Đà Nẵng ngày 1-9-1858 thì ông đã được 33 tuổi. Ngày 17-1-1859 Pháp chiếm Sài gòn. Tháng 6-1862 hiệp ước Nhâm tuất ra đời. Việt Nam nhường cho Pháp ba tỉnh: Gia định, Định Tường, Biên Hòa và thừa nhận Ki Tô được tự do truyền đạo. Hiệp ước 1867, Việt Nam nhường thêm cho Pháp ba tỉnh miền Tây là Vĩnh Long, An giang và Hà Tiên. Như thế toàn xứ Nam Kỳ đều hoàn toàn bị Pháp đô hộ.


Ngày 20-11-1874 quân Pháp chiếm thành Hà Nội. Hiệp ước 1874 ra đời, Bắc Kỳ trở thành xứ bảo hộ của Pháp. Ngày 16-7-1883 vua Tự Đức mất, thọ 55 tuổi, sau 36 năm làm vua. Người kế vị là Dục Đức làm vua được 3 ngày thì bị truất phế và Hiệp Hòa lên ngôi (27-7-1883). Ngày 30-11-1883 Hiệp Hòa bị truất phế và Kiếm Phúc lên ngôi mới 15 tuổi. Ngày 26-7-1884 vua Kiến Phúc mất, Ưng Lịch 12 tuổi lên làm vua hiệu là Hàm Nghi. Đêm 4 rạng ngày 5 tháng 7 năm 1885 sau cuộc tấn công các đồn của Pháp ở Huế bị thất bại, vua Hàm Nghi cùng triều đình chạy trốn ra Tân Sở Quảng Trị rồi truyền hịch kêu gọi toàn dân vũ trang chống Pháp.


Ngày 29-9-1885, Chánh Mông, con nuôi cuối cùng của Vua Tự Đức 23 tuổi, thân hành đến sứ quán Pháp (ở Huế) gặp tướng De Courcy để xin lên làm vua niên hiệu là Đồng Khánh (1885-1889). Tư cách nhục nhả của Đồng Khánh được tiến sĩ Nguyễn Xuân Thọ, cựu viên chức ngoại giao làm việc khắp các tổng vụ trong bộ Ngoại Giao Pháp, mô tả như sau:


“Tại Huế, với nhà vua mới nầy, công việc của các nhà chức trách Pháp trở nên rất nhẹ nhàng: Viện Cơ Mật, do một quan chức Pháp chủ tọa, và Đồng Khánh không ngớt bộc lộ những dấu hiệu phục tùng nô lệ của mình đối với kẻ chiếm đóng.


Ngày Đồng Khánh nhận lễ thụ phong từ tay tướng De Courcy, trong buổi yết kiến từ biệt, Nhà “Vua mới” phong cho De Courcy tước “Đại Quận Công, Người Bảo Hộ Vương Quốc”. Vài tháng sau, ngày 23-2-1886, Đồng Khánh chuẩn y hiệp ước bảo hộ năm 1884.


“Trước những điều kiện thuận lợi như thế, viên phụ tá của tướng De Courcy, là tướng Prudhomme, luôn luôn tạo ra những cơ hội mới để chứng minh sự quy phục của vua Đồng Khánh đối với chính quyền chiếm đóng; ông ta hy vọng, bằng cách đó, khai thác được tác dụng tâm lý đối với người Việt Nam do những dấu hiệu kiêng nể đối với những kẻ đại diện của Pháp, do những buổi dạo chơi, mà bên cạnh nhà Vua luôn luôn có một linh mục Công giáo Việt Nam đi kèm, là cha Hoằng (Nguyễn Hoằng, BK) được Pháp đặt bên cạnh nhà vua để “phục vụ” nhà vua làm thông dịch viên, và chắc chắn là để do thám cả nhà vua, khi cần...(Nguyễn Xuân Thọ trong cuốn Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp ở Việt Nam 1858-1897, trang 403).


Sử gia Nguyễn Sinh Duy trong cuốn Phong Trào Nghĩa Hội Quảng Nam, xuất bản tại Đà Nẵng, 1996, trang 340, viết:


“... Sau khi Hàm Nghi lên ngôi rồi đi kháng chiến, Chánh Mông sang tòa khâm sứ Pháp xin De Courcy để tên đại tướng giặc thương tình cho hai đội lính Pháp hộ tống sang thành nội làm lễ đăng quang lên ngôi hoàng đế, đặt ra niên hiệu Đồng Khánh thì ông vua bù nhìn nầy được sự cố vấn của Trương Vĩnh Ký và Linh mục Nguyễn Hoàng (Chức Ngự tiền hành nhân) hợp cùng tay sai đắc lực Pháp như Nguyễn Hữu Độ, Phan Liêm... ra sức dùng mồi danh lợi kêu gọi nghĩa quân...”


Đồng Khánh là một ông vua bù nhìn, sống bê tha trụy lạc, đã đem tổ quốc hiến dâng cho giặc Pháp. Ông làm vua được 4 năm, sau một trận nôn mửa ra máu đen, cơn hấp hối kéo dài 10 ngày rồi chết (28-1-1889). Ngày 1-2-1889 con trai của Dục Đức là Bửu Lân mới 10 tuổi được chọn lên làm vua dưới niên hiệu là Thành Thái (1889-1907).


Tóm lược đôi điều về các ông vua cuối triều Nguyễn để chúng ta thấy nội tình của triều đình Việt Nam thời bấy giờ. Có người chỉ làm vua được ba ngày rồi bị truất phế. Đất nước nhiễu nhương, làm vua nhưng tất cả quyền hành đều nằm trong tay người Pháp và linh mục Công Giáo Việt Nam, ngay cả vua Tự Đức cũng phải nhượng bộ nhiều điều kiện mà Pháp đòi hỏi. Trước tình trạng ấy giới sĩ phu và quần chúng Việt Nam phản ứng như thế nào?



3. Phản ứng của Nhân Dân Việt Nam
đối với cuộc xâm lăng của Pháp
.



Hiệp ước 1862 mà triều đình vua Tự Đức ký với Pháp và Tây Ban Nha làm cho dân chúng Nam Kỳ bất mãn. Các đặc phái viên toàn quyền của vua Tự Đức là Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp bị dân coi là “Kẻ phản quốc” và Triều đình bị phê phán là “coi thường dân": “Phan, Lâm mãi quốc, triều đình khi dân”. (Nuyễn Xuân Thọ tr. 81).


Sự uất hận của dân miền Nam đối với việc triều đình nhượng bộ Pháp có thể được tìm thấy qua mấy vần thơ:


Tan nhà căm nỗi câu ly hận,
Cắt đất thương thay cuộc giảng hòa.
Gió bụi đôi phen xiêu ngãcỏ
Ngậm cười hết nói nỗi quan ta”...
(NXT, trang 81).


Cuộc kháng chiến mãnh liệt của dân miền Nam được các nhân vật tên tuổi và uy tín lãnh đạo như Huyện Toại, Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Thiên Hộ Dương, Thủ Khoa Huân...


Tại Huế, sau những hòa ước ký với Pháp, óc thực dân và xâm lược của quân đội viễn chinh Pháp ngày càng gia tăng khủng khiếp. Tại Bắc kỳ giới chức Việt Nam không chịu công nhận hiệp ước do Nguyễn Trọng Hiệp ký. Vì thế, “Một phong trào kháng chiến có tính cách quốc gia và dân tộc được tổ chức. Sau 1883, Tôn Thất Thuyết (quan phụ chính đại thần, BK) đã quyết định triều đình sẽ rút vào một thành trì được dựng lên trong vùng núi, hàng chục ngàn công nhân đã bắt đầu công cuộc xây dựng từ tháng 8 năm đó. “Thủ Đô Mới” tại Tân Sở, trong tỉnh Quảng Trị, đồng thời các kho lúa, gạo cũng được tổ chức trong miền Thượng Du”.


“...Tháng 4, 1884, triều đình Huế cho dựng lại tại  tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An những trại quân quan trọng và ra lệnh cho các quan tỉnh, phủ, huyện tổ chức việc ra binh chốngPháp. (Luận án tiến sĩ của Cao Huy Thuần, bản dịch tiếng Viêt: Chủ Nghĩa Thực Dân Pháp và Thiên Chúa Giáo ở Việt Nam, trang 359 và 360).


4. Nguyên nhân Pháp và Tây Ban Nha chiếm Việt Nam



Ngược dòng lịch sử để thấy việc truyền đạo của Giáo hội La Mã, đi song hành hay đi trước chủ nghĩa thực dân Tây phương, bắt nguồn từ sắc lệnh của Giáo hoàng Alexandre VI năm 1493. Theo đó, giáo hoàng nầy chia thế giới làm hai phần cho Bồ Đào Nha và Tây Ba Nha và buộc họ đi chiếm thuộc địa để truyền đạo.


Năm 1627, Linh Mục Alexandre de Rhodes đến Việt Nam truyền giáo, và Linh mục nầy là người đầu tiên vận động Pháp chiếm Việt Nam năm (Xin xem cuốn Divers Voyages et Mission trang 78 & 79, tác giả chính là Linh mục A de Rhodes cho biết như thế chứ không ai khác. Bản dịch tiếng việt của Hồng Nhuệ: “Hành Trình và Truyền Giáo” trang 263 và 264. Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo xuất bản, TP Hồ Chí Minh 1994).




Tổng giám mục Bonnechose
Hơn 200 năm sau (năm 1855) các giáo sĩ Pháp trực tiếp và tích cựcvận động Pháp chiếm Việt Nam là Tổng giám mục Bonnechose ở Rouen, Linh mục Huc cựu đại diện của Giáo hoàng ở Trung Quốc, Giám mục Pellerin, đại diện Giáo hoàng ở Bắc Nam Kỳ. Tháng 11, 1857 Giám mục Pellerin đến La Mã và được Giáo Hoàng Pie IX tán thành các vận động của phái bộ truyền giáo (Cao Huy Thuần, Chủ Nghĩa Thực Dân Pháp và Thiên Chúa Giáo ở Việt Namtrang 59 & 61). Ngày 1.9.1858 Pháp đổ bộ Đà Nẵng.



Để vấn đề được vô tư hơn, tôi trích dẫn một số văn thư và ý kiến của các nhà truyền giáo, của các viên chức Pháp và các sử gia ngoại quốc để độc giả thấy mối giây chằng chịt, tủi nhục và đau thương của dân tộc Việt trong giai đoạn Linh mục Trần Lục trưởng thành.



5. Kế hoạch xâm lăng và đồng hóa


a.- Linh mục Legrand de la Liraye,đề nghị: Theo thần, chiến tranh là cách duy nhất để đạt kết quả nghiêm chỉnh tại nước đó... phải đánh gấp ở Bắc Kỳ, Huế và Đà Nẵng cùng lúc, nếu được thì lật đổ chính phủ...” (CHT, SĐD, trang 65).


b.- Văn thư ngày 30-4-1864, Đô đốc La Grandière viết cho viên Thượng Thư của họ: “Chúng ta cần các nhà truyền đạo...đổi đạo nghĩa là đồng hóa dễ dàng dân chúng nhờ sự giúp đỡ của các sư huynh, các trường đạo và các Bà Sơ”.


(Nous avions besoin de missionnaires,... la conversion, c'est-à-dire l'assimilation si facile du peuple avec le concours des Frères des Ecoles chretiennes et des Religieuses: Thư khố Hải Ngoại của Pháp, A 30 (6), hộp 10. Dẫn theo CHT, trang 205 bản tiếng Pháp).



c.- Đô đốc Bonard ở Nam Kỳ trình bày với viên Thượng thư của ông:


“Truyền bá đạo Thiên Chúa nhất định là cách chắc chắn nhất để lôi kéo dân chúng hoàn toàn theo chúng ta. Trong sáu tỉnh (ở Nam Kỳ, BK), việc truyền bá này do các trường dạy trẻ thực hiện... Trường học sẽ là cơ hội tốt để chúng ta đồng hóa hoàn toàn dân tộc nầy...”


("La propagation du Catholicisme est certainement le moyen le plus sur d'avoir un peuple complètement à nous. Cette propagation dans les six provinces se fera par les écoles d'enfants... Les écoles seront une belle occasion de nous assimiler entièrement ce peuple...” Trích trong bản tường trình về tình hình chính trị ở Nam Kỳ của Aubaret, phụ tá của Đô đốc Bonart, Thư Khố Pháp, CHT, SĐD trang 207).



6. Ý kiến và vai trò của giáo sĩ và giáo dân
đối với cuộc xâm lăng của Pháp


a.- Ý kiến của Giám mục Puginier, địa phận Bắc Kỳ.

Một văn thư gởi cho Bộ Hải Quân và Thuộc Địa trong thời gian từ tháng 3.1884 đến tháng 3.1887, Puginier cố chứng minh rằng Bắc Kỳ xứng đáng với sự hy sinh của Pháp:“Đây là một xứ cung cấp rất nhiều tài nguyên to lớn...Bắc kỳ sẽ mở cho Pháp con đường lưu thông dễ dàng để mang sản phẩm sang Lào và Tây Trung Hoa... “Bắc Kỳ là một dân tộc rất đáng chú ý, và có thể biến thành bạn nếu chúng ta biết đào tạo, lãnh đạo và cai trị”.


“Bắc Kỳ đã cống hiến một lực lượng mạnh mẽ và đã thành bạn bè rồi: thật vậy, nó có 400.000 ngàn con chiên đã cho thấy lòng hy sinh cùng cảm tình của họ đối với Pháp”.


(..."Le Tonkin fournit un élément puissant déja ami: il compte, en effet, 400 millle chrétiens “qui ont déjà donné des preuves de leur dévouement et de leur affection pour la France” (CHT, SĐD trang 412).


“ Tôi xin xác định rằng khi nào Bắc Kỳ thành Thiên Chúa giáo thì nó cũng sẽ thành một nước Pháp nhỏ, hoàn toàn giống như các đảo Philippines đã thành một nước Tây Ban Nha nhỏ”.


("J"affirme que du moment où le Tonkin deviendra chrétien, il deviendra aussi la petite France de l'Extrême- Orient, absolument comme les iles Philippines sont une petite Espagne” (CHT, trang 421).


b.- Các người truyền giáo trước đây cũng như hiện nay, thường hô hoán rằng các vua quan nhà Nguyễn cấm đạo, giết giáo sĩ và hà khắc con chiên, nhưng thực tế thì vì con chiên Việt Nam đã có những hành động chống lại Tổ Quốc. Sau đây là ý kiến của Đô Đốc Page trong văn thư ngày 14-12 và 25-12-1859 cho thấy như sau:


Sau khi “đi khắp nước thấy nhiều, nghe nhiều” cuối cùng Đô đốc Page công nhận lý lẽ vững chắc của triều đình Huế, chính ông cũng bực mình về thái độ của các nhà truyền đạo và con chiên của họ:


Thật vậy, trong lúc dân chúng hoảng hốt chạy trốn khi quân Pháp kéo đến và tổ chức vũ trang tự vệ, ở nơi đông dân thì 3000 tín đồ Gia Tô đi theo Pháp và xin được đưa vô Sài gòn là nơi mà Page đã dựng lên một thị trấn. “Tôi ngạc nhiên biết bao? Khi hôm sau các nhà truyền giáo đến nói với tôi, rằng các con chiên An Nam không tuân theo một quyền lực vô đạo, họ nói như thế. Sao! Họ cũng không muốn có cảnh sát để chận đứng trộm cướp du đảng, cướp bóc thành phố? Và tôi rất hổ thẹn khi thú nhận với Ngài rằng Giáo Hội Gia Tô tại An Nam đã ngạo nghễ đi rao giảng các nguyên lý đó: Ngoài ra không người Việt Nam theo Gia Tô nào ngần ngại xin gia nhập làm lính dưới cờ Pháp, ông vua Việt Nam không theo đạo, không phải là vua của họ. Chắc bây giờ Ngài đã hiểu tại sao vua, quan đã coi các nhà truyền giáo là kẻ thù?


Nguyên văn tiếng Pháp:


Après avoir “beaucoup parcouru le pays, beaucoup regardé, beaucoup écouté, l'amiral Page finit par reconnaitre le bienfondé des arguments du gouvernement de Hue, lui même ayant été choqué par l'attitude des missionnaires et de leurs chrétiens.


En effet, tandis que la population fuyait avec épouvante à l'approche des troupes francaises et que des milices armées s'organisaient là où il y avait un centre de population, 3.000 catholiques se rallièrent aux Francais et demandèrent à être ramenés à Saigon où Page avait crée une municipalité. “Quelle a été ma surprise? Lorsque le lendemain les missionnaires sont venus me déclarer que les chrétiens annamits ne pouvaient pas obéir à une autorité payenne, c'est leur mot. Quoi! Pas même pour la police municipale? Pour empêcher les voleur, les vagabonds de mettre la ville au pillage? Et je suis confus d'avouer à Votre Execellence que ces principes sont professés hautement par les associations annamites catholiques... “Du reste, pas un Vietnamien catholique n'hésita à demander à s'enriler comme soldat sous le draupeau francais, le roi payen du Vietnam n'était point leur roi. “Votre Excellence comprendre sans doute maintemant comment le Roi et les mandarins regardent les missionnaires catholiques comme des ennemis? (Depêche de l'amiral Page, du 14-12 et 25-12-1859. Archives Nationales, Fonds, Marine BB 777 (CHT, trang 128 & 129).


7. Linh Mục Trần Lục: Anh tài, vĩ nhân


Bối cảnh lịch sử nêu trên, nhìn từ các góc độ khác nhau, cụ Sáu Linh mục Trần Lục đã làm gì để được giáo hội của ông ca tụng là “bậc vĩ nhân” là “anh tài” không riêng cho giáo hội mà còn cả dân tộc Việt Nam nữa!


Những mỹ từ Anh Tài, Vỹ Nhân được giáo hội Ki Tô và con chiên trí thức tặng cho Linh mục Trần Lục, và những phẩm hàm của bốn đời vua Triều Nguyễn tặng cho ông có một giá trị nào không, xin mời độc giả tìm hiểu các hành động của Linh mục Trần Lục qua các sử liệu sau đây.


 Sử liệu 1:


Dẫn 5000 giáo dân giúp Pháp đánh lủy Ba Đình của Đinh Công Tráng.


Linh mục Trần Tam Tĩnh, viện Sĩ Hàn Lâm Viện Hoàng gia Canada, giáo sư đại học Laval Canada là tác giả cuốn Dieu et Cesar (Thập Giá và Lưỡi Gươm), La Mã 19-5-1975, do nhà xuất bản Sudestasie, Paris 10-1978, trang 41 và 42 tường thuật như sau:


Cho tới ngày chết, 25-4-1892 Giám mục Puyginiê chẳng bỏ qua ngày nào mà không hoạt động để củng cố thêm vị trí nước Pháp tại xứ sở con nuôi này của ông. Người ta đang giữ hàng chục điệp văn và bản tin tình báo mang chữ ký của ông trong văn khố của Bộ Thuộc địa. Và một phần nhờ ở các bản tin đó mà quân Pháp đã đập tan cuộc kháng chiến vũ trang của người Việt. Cuộc kháng cự hùng mạnh nhất đã xảy ra tại Ba Đình, Thanh Hóa, dưới sự chỉ huy của Đinh Công Tráng. Bề ngoài, đó là một loại làng được biến thành căn cứ, được lũy tre bảo vệ có thành, đường hầm và hệ thống giao thông hào được bố trí rất thông minh. Tinh thần chiến sĩ lúc đó rất cao. Nhằm “bình định” cứ điểm này, quân Pháp đã gửi tới một lực lượng gồm 2250 tên lính, 25 đại bác, 4 pháo hạm dưới quyền chỉ huy của trung tá Metxanhgie (Metzinger). Cuộc tấn công ngày 16-12-1886 bị đẩy lui. Quân Pháp phải tổ chức bao vây để tìm hiểu chiến thuật mới. May cho chúng, vì có một sĩ quan trẻ, đại úy Giôphơrơ (Joffre sau này là thống chế Pháp trong chiến tranh Thế Giới Thứ Nhất) nghĩ tới việc nhờ Linh mục Trần Lục, quản xứ Phát Diệm và là Phó Vương, tiếp trợ cho cuộc bình định các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Ông linh mục này đã nhận phép lành của Giám mục Puyginiê, rồi đi tiếp viện cho quân Pháp với 5000 giáo dân. Ba Đình đã thất thủ.


Thật đau lòng cho một sử gia người Việt Nam Công giáo khi phải nhắc lại những năm tháng ấy, thấy quân đội Pháp hành quân “bình định” chỉ được nghỉ ngơi trong các làng giáo:“Sau một cuộc hành quân mệt rã rời, quân lính của ta kiệt sức vì thiếu ăn, mà tiến vào một làng người lương thì thường chỉ được ăn đạn. Nhưng nếu gặp được một làng người giáo thì trẻ con chạy ra đón đường và kêu ầm lên: Công giáo, công giáo đây! để quân chúng ta biết rằng chẳng có gì phải sợ ở đó, rồi dân làng đem chuối, trứng, gà ra chiêu đãi. Sự khác biệt thật rõ ràng và là điều đáng ghi nhớ nhỉ?” Những giòng trên đây chẳng phải do một bàn tay Cộng Sản ghi lại, mà là do một tu sĩ dòng Tên đã say sưa thích thú về thái độ của người có đạo Kitô lúc đó nghĩ rằng bổn phận của họ là phải hợp tác (với Pháp) vì mình là người Công giáo”. (F, Rouvier, Loin du Pays, Paris 1896, tr.103-104)”.


Để tránh hành động chạy tội và đổ thừa cho “Cộng Sản”, sử gia Linh Mục Trần Tam Tỉnh nói rõ ông lấy sử liệu từ một tu sĩ dòng Tên F. Rouvier, trong cuốn Loin du Pays, Paris 1896 trang 103-104.

Nguyên văn tiếng Pháp:


Jusqu'à sa mort le 25 Avril 1892, Mgr Puginier ne restait pas une journée sans travailler à affermir la position de la France dans son pays d'adoption. On conserve des dizaines de Notes et renseignements portant sa signature dans les Archives du Ministère des Colonies. Et en partie grâce à ses renseignements, les Francais purent écraser la résistance armée des Vietnamiens. La résistance la plus farouche était menée à Ba Dinh, Thanh Hoa, sous la direction de Dinh Cong Trang. C'était en apparence un village fortifié avec une ceinture de bambous, des remparts, des tranchées et boyaux de communication savamment disposés. Le moral des combattants était très haut. Pour le “pacifier”, les Francais envoyèrent une force de 2.250 soldats, 25 canons, 4 canonnières sous le commandement du colonel Metzinger. L'attaque du 18 décembre 1886 fut repoussée. Les Francais durent l'assièger en cherchant une nouvelle tactique. Heureusemet pour eux, un jeune officier, le capitaine Joffre (qui deviendra le fameux maréchal de France pendant la première guerre mondiale). Pensa à demander l'aide du père Tran Luc, curé de Phat Diem et Vice-roi pour la pacification des provinces de Thanh Hoa, Nghe An et Ha Tinh. Celui-ci avec la bénédiction de Mgr Puginier vint à la rescousse des Francais avec 5000 chrétiens. Et Ba Dinh fut pris.


Il est douloureux pour un historien catholique Vietnamien de rappeler ces années où les troupes francaises de “pacification” ne trouvaient repos que dans les villages catholiques: “Quand après une marche accablante, nos soldats, épuisés par l'anémie, arrivaient devant un village paien ils y étaient souvent accueillis par des coups de fusil. Mais étaitce un village chrétien qu'ils traversaient? Les enfants accouraient au-devant eux, criant à tue-tête: “Catholica, Catholica” pour leur faire comprendre qu'ils n'avaient rien à craindre, et les villageois leur offraient, des bananes, des oeufs et des poulets. La différence est appréciable et vaut la peine d'être remarquée, n'est-ce pas?”. Ces lignes n'ont pas été écrites par un communiste, mais par un jésuite ravi de l'attitude des chrétiens qui pensaient de leur devoir d'être collaborateurs parce qu'ils étaient catholiques (F. Rouvier, Loin du pays,Paris 1896 p.103-104).


 Sử liệu2:


Sử gia Đào Trinh Nhất trong cuốn Phan Đình Phùng, nhà lãnh đạo 10 năm kháng chiến 1886-1895 ở Nghệ Tĩnh,Tân Việt xuất bản, 31-1-1957, Nam phần Việt Nam, trang 19 và 20 tường thuật như sau:


“Bởi vậy, khi làm Tri phủ Yên Khánh ở Ninh Bình, thấy một ông cố đạo bản xứ hay ỷ thế tôn giáo, hà hiếp lương dân, cụ Phan (tức là Phan Đình Phùng, BK) không kiêng nể ngần ngại gì, cứ việc hô lính đè cổ giáo sĩ đó xuống hỏi tội và đánh thẳng tay.


Giáo sĩ bị trận đòn ấy là cụ Trần Lục, tục gọi là cụ Sáu, mấy năm sau nhờ thế lực Pháp mà được triều đình phong làm Tuyên phủ sứ có oai quyền lừng lẫy một lúc ở vùng Phát Diệm Ninh Bình, ai cũng phải sợ. Người ta nói ông có cái đức giết người như rạ, không kém gì Tôn Thất Thuyết.


Cụ Phan đánh một ông cố đạo là đánh kẻ có tội hà hiếp người, chớ không phải bày tỏ thâm ý ghét đạo Thiên Chúa”.


 Sử liệu 3:


Lãng Nhân Phùng Tất Đắc là một nhà văn hóa lớn hiện sống tại Luân Đôn, trong cuốn Những Trận Đánh Pháp, từ Hàm Nghi đến Nguyễn Thái HọcBản in lại tại Houston, Texas, Hoa Kỳ 1987, trang 20 viết như sau:


“Phan (Phan Đình Phùng, BK) đỗ cử nhân khoa Bính Tý (1876), năm 33 tuổi; năm sau, đỗ tiến sĩ đình nguyên (khoa Đinh Sửu, Tự Đức 30, 1877). Sơ bổ tri phủ Yên Khánh, Ninh Bình, ở đây, ông thấy Linh mục Trần Lục hay ỷ thế hiếp dân, nên nhân một vụ lộng quyền, ông cho lính nọc Linh mục ra đánh. Vì thế phải gọi về kinh. Tự Đức 31 (1878) ông được sung chức ngự sử Đô Sát Viện”.


Cũng cuốn sách nầy trang 42 tường thuật:


“Đạo quân đánh Ba Đình gần 50 viên tướng Pháp và 2.250 quân. Đại tá Brissaud đứng tổng chỉ huy lập đại bản doanh ở Thuận Đào, dưới trướng có tham mưu D'Amade, Masson, đại tá Diguet chỉ huy quân Lê Dương, đại tá Steltz chỉ huy pháo binh, có đại úy Puts trợ lực. Mặt Bắc đại tá Doods đóng tại Nghi Vinh, mặt Nam đại tá Metzinger đóng tại Xa Liễn, đại úy Joffre (Joffre sau nầy làm thống chế), chỉ huy Công binh, phó quân lương Chaumont giữ việc quản trị, bác sĩ Velledary và Perrin đứng đầu y tế. Trên mặt sông, xung quanh thành, 4 chiến hạm chực sẵn do trung úy Thusnine, Surcouf, le Prieur và Dantin chỉ huy. Các giáo đoàn Phát Diệm, Kẻ Sở, Điền Hộ, Bồ Xuyên cung cho quân Pháp 5.000 giáo dân để đào hầm vận lương (Cha xứ Phát Diệm lúc nầy là Linh Mục Trần Lục, BK).


 Sử liệu 4:


Trong cuốn Đại Nam Thực Lục Chính Biên, bằng chữ Hán, 38 tập: Đây là các văn bản của Triều Nguyễn được đúc kết do Thượng Thư Bộ Học làm chủ biên, Viện Sử Học Hà Nội dịch ra tiếng Việt. (Hà Nội: 1962-1978). Trong tập 36:43 và tập 36:90 có những chi tiết tóm lược sau đây:


“Độ (Nguyễn Hữu Độ, Tổng Đốc Hà Nội là nhạc phụ của vua Đồng Khánh, BK)cũng giữ liên hệ chặt chẽ với các giáo mục bản xứ, đặc biệt là Trần Lục (Trần Hữu Triêm), người cai quản giáo phận Phát Diệm, nằm giữ ranhgiới hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa. Từ năm 1883, Trần Lục công khai ngã theo Pháp. Theo sử quan nhà Nguyễn: Y mộ nhiều giáo dân và hàng ngàn tên vô lại, nhiều lần ra chận bắt dịch phu để cướp lấy công văn. Các quan trú quân đều phải qua đường Phủ Nho quan mà đệ công văn về (Huế)” (VI 36:43) “Trần Lục cũng hằng lui tới dinh sứ Pháp kêu xin tư xét” việc truy đánh dân đạo Ki Tô ở Thanh Hóa, khiến tháng 2 năm Giáp Tuất (3.1884) nhóm Tổng đốc Thanh Hóa Tôn Thất Tường và Tri phủ Thiệu Hóa là Nguyễn Đĩnh bị cách chức, thuộc hạ bị giết”. “Tháng 3 năm Bính Tuất (4-1884) Độ còn đề cử Trần Lục làm Tuyên phủ sứ Thanh Hóa, hàm Tham tri Bộ Lễ, lo việc đánh dẹp quân Cần Vương vì họ đạo của Lục nằm giữa ranh giới Ninh Bình và Thanh Hóa” (VI, 37:143). (Vũ Ngự Chiêu, trong cuốn “Các Vua Cuối Nhà Nguyễn 1883-1945). Tập IĐại Nam mất tựchủ, 1858-1884,Văn hóa xuất bản, Houston, 1999, trang 343 và 361).


 Sử liệu 5:


Trong cuốn Le Tonkin de 1872 à 1886, histoire et politique, Paris 1910trang 203, 209-14, Jean Dupuis, tường thuật chi tiết sau đây:


Ngày 5-12-1873 Linh mục Trần Lục hướng dẫn Chuẩn Úy Hautefeuille chiếm thành Ninh Bình không tốn một viên đạn. Trần Lục còn tuyển mộ thêm được 150 lính để giúp ông Chuẩn úy này bảo vệ an ninh.(Vũ Ngự Chiêu, SĐD, trang 225).


 Sử liệu 6:


Trong cuốn Histoire d’un Prêtre Tonkinoirs: Le baron de Phát Diệm, tác giả là Giám mục Olichon, Paris, Bloud et Gay, 1931, trang 140, viết như sau:


“Ở Bắc Việt, Linh mục Triêm (Nguyễn Hữu Triêm: Trần Lục, BK) tổ chức miền Công Giáo Phát Diệm và cọng tác với chính quyền bảo hộ” (Pháp). (Dẫn theo Nguyễn Thế Anh, Thạc Sĩ Sử Học, Trưởng ban Sử Học Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, trong cuốn Việt Nam Thời Pháp Đô Hộ, Lửa Thiêng xuất bản, Sài Gòn, 1970, trang 121).


Qua sáu sử liệu trích dẫn ở trên chúng ta thấy cụ sáu Trần Lục một Anh Tài, một Vĩ Nhân của giáo hội Gia Tô có các hành động như sau:


Dẫn năm ngàn giáo dân đi giúp quân thực dân Pháp. Có cái đức giết người nhiều như rạ. Mộ nhiều giáo dân và hàng ngàn tên vô lại nhiều lần đón đường cướp công văn của triều đình để dâng cho Pháp. Giúp Chuẩn úy Pháp chiếm thành Ninh Bình Bắc Việt. Lạm quyền và hà hiếp dân chúng. Cọng tác với thực dân Pháp.


Các sử liệu liệt kể tội trạng của Linh mục Trần Lục nêu trên có đáng tin cậy hay không? Hay do những người khác tín ngưỡng hoặc ganh tị bịa đặt để gán cho “Đức” cha Trần Lục?


Có lẽ quí độc giả đều đồng rằng các tài liệu trên không những chính xác mà còn thiếu quá nhiều, vì công lao của “bậc vĩ nhân” Trần Lục phục vụ cho Thực dân Pháp không phải chỉ có giản dị thô thiển như thế mà được đế quốc Pháp tặng thưởng! Thật vậy, trong lúc hăng say ca tụng bậc “anh tài” Trần Lục, đức ông Trần Ngọc Thụ (ở La Mã) cho biết chính phủ Pháp đã tặng cho ông Linh mục Trần Lục “Ngũ Đẳng Bắc Đẩu Bội Tinh” của Pháp năm 1884, và “Tứ Đẳng Bắc Đẩu Bội Tinh năm 1899” (theo cuốn Trần Lục đã dẫn, trang 18).


Công lao to lớn của Linh mục Trần Lục đối với thực dân Pháp cũng được Pháp ghi nhận trong buổi lễ tại nhà thờ Phát Diệm năm 1940. Theo cuốn “Autour des Fetes du 3 Decembre 1940 à Phát Diệm”. (Chung quanh đại lễ ngày 3.12.1940 ở Phát Diệm). Tập sách có hai phần chữ Pháp và chữ Việt, mang số M1040 của Tổng Thư Viện Quốc Gia nói về đại lễ tấn phong Giám mục Phan Đình Phùng (trùng tên với nhà ái quốc kháng chiến Phan Đình Phùng, BK) và lễ gắn Ngũ Đẳng Bắc Đẩu Bội Tinh cho Giám mục Nguyễn Bá Tòng. Sách do nhà in Ngô Tử Hạ ấn hành và do Chánh phó Giám mục, Linh mục và các giáo dân địa phận Phát Diệm chủ trương. Trong đó có đoạn mô tả như sau:


Một phút yên lặng: quan toàn quyền kính điếu một vị anh hùng, một vị quốc công vang danh bốn bể (Trần Lục, BK) quan Toàn Quyền Decoux cảm xúc ái tình. Ngài cảm động hơn nữa khi nghĩ tới cụ Trần Lục là vị phúc tinh đã đem lại sự hòa bình thân thiện cho dân tộc Pháp - Nam...


...Quan Toàn Quyền đưa cặp mắt đầy cảm động ngó xung quanh lũ con dân chằng chịt như nêm cối, bao nhiêu con mắt đổ dồn về ngài...


...Đức cha Nguyễn Bá Tòng đọc diễn văn bày tỏ lòng cảm ơn chính phủ, tỏ lòng trung thành con dân Việt Nam đối với Mẫu Quốc(Dẫn theo Toan Ánh trong cuốn Hội Hè Đình Đám).


Đọc đoạn văn trên chúng ta thấy mấy điểm:


* Lũ con dân (công giáo) chằng chịt vô số kể như nêm cối đổ mắt sung sướng nhìn về tên thực dân Decoux vì được làm con dân hiếu thảo của nó, của Petain và của thực dân Pháp.


* Linh mục Trần Lục là một vị phúc tinh, một vị anh hùng của Decoux và của nước Pháp nên đại diện chính phủ Pháp kính cẩn nghiêng mình trước mộ của Trần Lục.


* Cha Nguyễn Bá Tòng đọc diễn văn bày tỏ lòng biết ơn chính phủ thực dân Pháp, tỏ lòng trung thành con dân Việt Nam đối với Mẫu Quốc (Pháp). Như vậy Giám mục Nguyễn Bá Tòng tự tố cáo mình là người Việt gian, một kẻ bán nước, kẻ có tội với dân tộc chứ làm gì có đức mà xưng là “Đức Cha”.


* Phát Diệm được xem là thủ đô tinh thần của Công giáo Việt Nam nhưng, rất nhiều người, từ trên xuống dưới từ cha cố đến con chiên lại hớn hở vui mừng nguyện trung thành với mẫu quốc thực dân Pháp!  Quả là hết đường phê phán!


Cha Nguyễn Bá Tòng mang tội thiếm xưng lúc dùng chữ “Con dân Việt Nam...” Có lẽ nên viết là “Dân công giáo Việt Nam nguyện trung thành với Mẫu Quốc thực dân Pháp”. Ngay  cả nói như vậy cũng vẫn còn thiếm xưng, cha Tòng không có quyền vơ đủa cả nắm như thế. Vì có nhiều con chiên theo đạo nhưng họ vẫn trung thành với tổ quốc Việt Nam chứ không bán nước như cha Tòng.


Thế là đã quá rõ, nếu không có công lao giết quá nhiều người Việt Nam yêu nước chống lại thực dân Pháp, không có công to lớn giúp Pháp chiếm Bắc Kỳ, giúp Pháp bình định các nơi chiếm đóng v.v.. thì vô cớ mà chính phủ thực dân Pháp tặng, không những chỉ một mà, đến hai huy chương thuộc loại cao cấp nhất của Pháp, và toàn quyền Decoux thay mặt thống chế Petain của Pháp và thay mặt nước Pháp kính cẩn nghiêng mình trước ngôi mộ của Linh mục Trần Lục.


Chúng ta cũng cần biết thêm rằng lối tổ chức của Ki Tô giáo là một lối tổ chức theo đẳng cấp như nhà binh, và như các chính phủ độc tài: người dưới phải phục tòng lệnh của cấp trên. Do đó, kế hoạch của Giám mục Gauthier và Giám mục Puginier địa phận Bắc Kỳ là biến Bắc Kỳ trở thành một nước Pháp nhỏ và biến dân Việt Nam trở thành người Pháp hết như tôi đã dẫn chứng ở đoạn trước. Xem thế thì hai huy chương Bắc Đẩu Bội Tinh và Decoux nghiêng mình trước mộ Trần Lục có lẽ vẫn còn quá ít!


Đoạn trích dẫn ở trước, đức ông Trần Ngọc Thụ cũng cho biết “với sự chấp thuận của giám mục địa phận” nên Trần Lục mới nhận chức Trấp An của vua Tự Đức. Giám mục địa phận lúc đó là Puginier, một tên thực dân cuồng nhiệt và có nhiều sáng kiến độc ác. Như thế rõ ràng quan thầy của Trần Lục là Puginier: thầy sao thì trò phải vậy.


8.- Một người hung hãn hơn cả những tay hung hãn gian ác
thực dân Pháp chính hiệu, nhưng tại sao bốn đời vua nhà Nguyễn lại phong
phẩm hàm chức tước cho Linh mục Trần Lục
?



Theo sử gia Đào Trinh Nhất trong sử liệu 2 dẫn ở trên chúng ta thấy Trần Lục tục gọi là Cụ Sáu, mấy năm sau nhờ thế lực Pháp mà được triều đình phong làm Tuyên Phủ Sứ có oai quyền lừng lẫy một lúc ở Phát Diệm - Ninh Bình, ai cũng phải sợ”.


Tài liệu 3 của nhà văn hóa Lãng Nhân Phùng Tất Đắc cho biết Linh Mục Trần Lục bị Cụ Phan đánh vào khoảng năm 1878. Từ đó, chúng ta có thể  biết là triều đình vua Tự Đức vì áp lực của Pháp mà phong cho Trần Lục làm “Tuyên Phủ Sứ” vào thời gian sau khi Pháp đánh Đà Nẵng năm 1858, chiếm toàn bộ Nam Kỳ năm 1867, chiếm Bắc Kỳ năm 1874. Do đó, vua Tự Đức, trong cái thế không thể làm khác, không những bị áp lực của Pháp để phải cho Trần Lục chức tước mà còn nhượng bộ nhiều vấn đề trọng đại và tai hại cho quốc gia hơn nữa. Nhưng biết làm cách nào khác hơn trước thế lực của kẻ mạnh.


Còn thời vua Đồng Khánh, Thành Thái và Khải Định thì chủ quyền quốc gia không còn thể thống gì nữa, chính quyền thực dân Pháp và các cố đạo muốn làm gì muốn chức gì và bao nhiêu chẳng được. Thật vậy, đọc lại đoạn sử liệu của tiến sĩ Nguyễn Xuân Thọ và sử gia Nguyễn Sinh Duy ở phía trước chúng ta thấy Đồng Khánh thân hành đến dinh của tướng De Courcy ở tả ngạn sông Hương, để xin được làm vua. De Courty còn cắt đặt Linh mục Nguyễn Hoằng kèm sát ông vua tay sai nầy để lấy tin tức và qua Nguyễn Hoằng De Courcy ra lệnh cho Đồng Khánh phải làm những gì mà Pháp muốn. Chúng ta cũng nên biết thêm rằng chính Linh mục Nguyễn Hoằng, Nguyễn Điều và Nguyễn Tường Tộ cùng đi với Giám mục tình báo Gauthier (Cha Hậu) đến đón quân Pháp tại cửa Mành Đà nẵng năm 1858, và Nguyễn Hoằng cũng được ông vua bù nhìn Đồng Khánh cho chức Hường Lô Tự Khanh kiêm Tham Biện Viện Cơ Mật thay vì bị xử án vì đến đón giặc tại Đà Nẵng năm 1858.


Theo tài liệu 4, dẫn ở trên, thì Nguyễn Hữu Độ, Tổng đốc Hà Nội, là nhạc phụ của Đồng Khánh, đã liên kết với các giáo mục bản xứ, đặc biệt là Trần Lục và đề nghị cho ông Linh mục nầy làm Tuyên phủ sứ Thanh Hóa hàm Tham tri Bộ lễ, lo việc đánh dẹp quân Cần Vương.



Như thế, qua sử liệu cho thấy, cuối đời Tự Đức, Việt Nam đã mất chủ quyền hoàn toàn. Vua Tự Đức bị áp lực Pháp để không những phải phong chức Trấp An cho Linh mục Trần Lục mà còn ký nhiều hòa ước nhượng cho Pháp nhiều quyền lợi vô cùng tai hại cho quốc gia. Cuối triều Nguyễn chỉ có vua Tự Đức (một phần nào), vua Hàm Nghi và vua Duy Tân là được dân tộc Việt Nam mến mộ còn Đồng Khánh thì đi xin tướng De Courcy để làm vua. Thành Thái lúc làm vua mới có 10 tuổi, quyền hành do Nguyễn Hữu Độ nắm giữ. Năm 1914 Thành Thái viết thư tay gởi cho toàn quyền Đông Dương có đoạn trăm lạy quan lớn xin quan lớn làm cái ơn mọn nầy cho tôi với...” (1). Còn Khải Định bị Cụ Phan Chu Trinh trách cứ: Tôn bậy quân quyền, lạm hành thưởng phạt... (2). Hoàn cảnh vua Tự Đức như vậy, tư cách Đồng Khánh, Thành Thái, Khải Định như thế, việc Linh mục Trần Lục có chức tước, phẩm hàm do ba ông vua bù nhìn tay sai cho Pháp trao tặng, có một giá trị nào để khoe chăng?

Bậc thức giả và những ai cảm thấy nhục quốc thể cũng là cái nhục của chính mình, có nên hãnh diên và khoe khoang một cách đắc ý về các ân huệ do tay sai, bù nhìn và thực dân Pháp trao tặng?


9.- Công Trình Xây Dựng Nhà Thờ và văn hoá


Các bài báo và một số sách của người Ki Tô còn ca tụng Linh mục Trần Lục với công trình kiến trúc quần thể nhà thờ Phát Diêm. Hình như hầu hết các nhà thờ của đạo Kitô ở Việt Nam đều xây theo lối thẳng đứng như nòng súng và nhọn hoắt như thanh gươm, đứng lạc lõng kiêu ngạo giữa một nền văn hóa hài hòa khác biệt của Á đông. Nhưng nhìn bức hình chụp Phương đình và các tháp nhà thờ in trong mấy trang đầu của cuốn Trần Lục, tôi đồng ý rằng lối kiến trúc nhà thờ Phát Diệm kiểu Á Đông với mái cong hình long phụng quả thật là một sáng kiến đáng ca ngợi, là một điểm son mà Linh mục Trần Lục nên được sử sách đề cao. Tuy nhiên, chúng ta cũng lấy làm thắc mắc rằng đất của quần thể nhà thờ Phát Diệm có được tậu mãi hợp pháp không? Hay là dựa vào khí giới thực dân để chiếm đoạt đất đai của con dân Việt Nam mà làm nhà thờ? Phí tổn xây cất trong 34 năm để hoàn thành là bao nhiêu? Còn dân tại Phát Diệm quá nghèo tiền đâu mà đóng góp? Ai đài thọ? Với mục đích gì? Phải chăng đây cũng là một phần trong kế hoạch mà Giám mục Gauthier và Giám mục Puginier chủ trương: “Tôi quả quyết rằng khi nào Bắc Kỳ trở thành Công Giáo, thì nó cũng trở thành một nước Pháp nhỏ ở Viễn Đông” (J'affirme que du moment où le Tonkin deviendra chretien, il deviendra aussi la petite France de l'Extrême Orient).



Như thế, nhà thờ Phát Diệm, cũng như bao nhiêu nhà thờ xây cất trên đất nước Việt Nam thời bấy giờ, là nơi để biến người Việt Nam thành người Công Giáo nghĩa là trở thành người Pháp. Đó là chưa kể các nhà thờ lúc bấy giờ cũng là căn cứ của những giáo sĩ làm gián điệp cho quân xâm lăng núp bóng tôn giáo. Thật vậy, nhà thờ Kim Long Huế là chỗ ở của Giám mục tình báo Croc, nhà thờ Phát Diệm một thời là chỗ trú ngụ của ông Giám mục gián điệp Gauthier (thầy của Nguyễn Trường Tộ) ở trong đó để đến họp mật với ông trung tá hải quân Senez được phái ra Bắc năm 1872, để nghiên cứu tình hình và lấy tin tức cho một cuộc chiếm cứ Bắc Việt.



Công trình văn hóa: Qua tác phẩm các bài ca vè của ông, tôi xin nhường sự phê phán cho các nhà thơ. Riêng ông Nguyễn Chấn (Charlie Nguyễn) một trí thức lâu đời theo Ki Tô giáo nhận định như sau:



“...Huấn Tự Ca của cha Trần Lục vùng quê tôi gọi là “vè cụ Sáu”. Cha Trần Lục là người có công xây dựng một kỳ công kiến trúc là nhà thờ bằng đá ở Phát Diệm, nhưng đồng thời Ngài cũng là người giúp quân Pháp tiêu diệt những người Việt Nam yêu nước. Thi ca của cha Trần Lục rất nổi tiếng trong miền quê tôi nhưng tôi ngạc nhiên không thấy văn học sử nhắc tới. Có  lẽ vì nó thuộc loại quá rẻ tiền không   đáng bàn”.(Nguyễn Chấn, “Sau Nhiều Năm Khủng Hoảng Đức Tin”, in trong cuốn “Tại Sao Không Theo Đạo Chúa”, tập 2, Houston, Texas Hoa Kỳ, 1998, trang 4).



10.- Tóm lược



Trong thời kỳ đất nước ngã nghiêng bị thực dân Pháp đô hộ, toàn dân chống Pháp để giành độc lập cho nước nhà thì Linh mục Trần Lục trong giai đoạn nầy vào độ tuổi trên 30, đã không đóng góp gì cho công cuộc giải phóng quê hương. Trái lại ông đi tu để làm Linh mục. Làm Linh mục trong giai đoạn nầy rất có lợi cho chủ nghĩa thực dân và đế quốc Pháp vì người Pháp mà không có tín đồ Ki Tô  thì cũng như con “cua bị bẻ gãy hết càng” như Giám mục Puginier đã nói.



Puginier là một Giám mục thực dân thâm độc và gian ác, ông muốn biến Bắc kỳ trở thành một nước Pháp nhỏ và biến dân Việt Nam trở thành người Pháp. Hệ thống quyền lực của đạo Ki Tô La Mã là hệ thống độc tài tổ chức như lối nhà binh: Giáo hoàng ra sắc lệnh chia thế giới và buộc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đi truyền đạo. Các Linh mục Giám mục như Alexandre de Rhodes, Retord, Gauthier, Puginier… được lênh của Giáo hoàng vận động Pháp chiếm Việt Nam. Linh mục Trần Lục là tay dưới của Giám mục Puginier thì phải theo lệnh của ông Giám mục nầy, chứ không thề làm khác được.



Vì thế qua các sử liệu chính xác như trên, Linh mục Trần Lục có các tội đối với dân tộc Việt như sau:


1.- Dẫn 5000 (năm ngàn) Giáo dân đi ủng hộ Pháp để đánh phá căn cứ Ba Đình của nhà anh hùng yêu nước Đinh Công Tráng.


2.-  Giúp chuẩn Úy Hautefeuille chiếm thành Ninh Bình.


3.- Có cái “Đức” giết người như rạ, ỷ quyền thế để hà hiếp dân nên bị Cụ Phan Đình Phùng cho lính nọc xuống đất để đánh.


4.- Tuyển mộ giáo dân và các tên vô lại đón đường cướp công văn của triều đình để dâng cho Pháp.


5.- Giúp các Linh mục và Giám mục người Pháp đặc biệt là Giám mục Gauthier và Puginier để biến Bắc ký thành một nước Pháp nhỏ và biến dân Việt Nam trở thành người Pháp.


6.- Cộng tác với chính quyền thực dân Pháp để cai trị và đô hộ nước ta.


7.- Xây dựng nhà thờ Phát Diệm thời bấy giờ, ngoài vấn đề tín ngưỡng còn dùng để làm trụ sở cho việc biến dân Việt Nam trở thành người Pháp và là chỗ trú ẩn của các chức sắc Ki Tô làm gián điệp. Do đó, trước cổng nhà thờ Phát Diệm có cái tượng người lính Pháp làm bằng đá đứng gác cổng. [Theo cuốn Hà Nội Today, tác giả Virginia Gift, Ebory Inc. Maryland, USA, 1993] (3).


Bằng những đóng góp quá lớn lao cho chính phủ thực dân như thế, nên Linh mục Trần Lục được chính phủ Pháp trao tặng hai Bắc Đẩu Bội tinh loại cao cấp và được toàn quyền Decoux đại diện bộ máy thực dân đế quốc Pháp kính cẩn nghiêng mình trước mộ Trần Lục năm 1940.


Nhằm tăng cường thêm khả năng và sức mạnh cho Linh mục Trần Lục trong chương trình chống lại các phong trào kháng Pháp và đồng hóa dân tộc Việt, chính phủ Pháp ép buộc (và) các ông vua bù nhìn cuối thời nhà Nguyễn trao tặng chức tước và phẩm hàm cho Linh mục Trần Lục.


Có thể nói, chỉ cần dẫn một trong những sử liệu nêu trên, hoặc xem hành động Decoux “Kính cẩn nghiêng mình trước mộ Trần Lục”, hoặc việc chính phủ Thực Dân Pháp tặng Bảo Quốc Huân Chương cho Trần Lục cũng đủ chứng cớ để nói dứt khoát rằng Linh mục Trần Lục là một tên Đại Việt Gian có tội lớn với quốc gia dân tộc. Thế mà những người trí thức và giáo hội Công Giáo Việt Nam gọi Linh mục Trần Lục là một “Anh Tài”, một “Vĩ Nhân” không những của giáo hội mà còn đối với dân tộc chúng ta và cả nhân loại nữa. Một sự lộng ngôn quá đáng, một sự bóp méo lịch sử ngang tàng và một sự nhục mạ giống nòi trắng trợn. Tôi xin nhường sự phê phán nầy cho các độc giả và sử gia.



BÙI KHA

Bình luận (4)

Kẻ phản tặc bán nước. Tên này trước xuất gia ở chùa kim liên đồng đắc, ninh bình với hòa thượng họ Lê. Trong một lần làm sai bị sư tổ đánh sợ quá nên trốn khỏi chùa theo bọn linh mục pháp=> hèn nhát, loại này có ở trong đạo phật tiếp tục thì về sau cũng chỉ phá giới làm ô uế tăng đoàn. Tên này làm cha đạo, ức hiếp dân chúng, cấu kết giặc pháp cổ xúy giáo dân chống phá các cuộc cách mạng.=> Bán nước hại dân. Loại này chết chỉ có đọa địa ngục, chịu làm hạng ngạ quỷ súc sinh.
Nghi Mặc Huyền Khế ( 17/01/2019 15:43:05)
Kẻ phản tặc bán nước. Tên này trước xuất gia ở chùa kim liên đồng đắc, ninh bình với hòa thượng họ Lê. Trong một lần làm sai bị sư tổ đánh sợ quá nên trốn khỏi chùa theo bọn linh mục pháp=> hèn nhát, loại này có ở trong đạo phật tiếp tục thì về sau cũng chỉ phá giới làm ô uế tăng đoàn. Tên này làm cha đạo, ức hiếp dân chúng, cấu kết giặc pháp cổ xúy giáo dân chống phá các cuộc cách mạng.=> Bán nước hại dân. Loại này chết chỉ có đọa địa ngục, chịu làm hạng ngạ quỷ súc sinh.
Nghi Mặc Huyền Khế ( 17/01/2019 15:43:03)
Không sai. Đây quả thật là đạo của “đức tin” và “quên mình trong sự vâng phục”. Đức tin, trong chừng mực   nào đó, rất hữu ích cho đời sống tâm linh, miễn là nó không dẫn đến việc “xóa sổ”, “hủy diệt”, “phỉ báng”,   “chà đạp”   văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.   Lịch sử cho thấy Giáo hội công giáo La Mã đã liên kết một cách chặt chẽ với các thế lực thực dân & đế quốc như “bóng với hình” trong công cuộc xâm lăng thuộc địa, dùng thần quyền để lấn át thế quyền, dùng thế quyền để phục vụ thần quyền.   Vì không hiểu rõ bản chất của các thế lực này, đồng bào công giáo VN vô tình đã tiếp tay, dọn đường cho Thực dân Pháp đô hộ nước ta   và như vậy họ cũng là nạn nhân của chủ nghĩa thực dân. Mong rằng mọi người VN trong và ngoài nước, kể cả các đồng bào công giáo VN nên học bài học lịch sử đầy máu và nước mắt này và đừng bao giờ, tuyệt đối đừng bao giờ, để lịch sử như thế phải tái diễn. Luôn luôn đặt quyền lợi tổ quốc & dân tộc lên trên hết tất cả chủ nghĩa.
Nathan Nguyen ( 08/04/2012 12:47:37)
Bàn luận nhiều về đạo Công giáo hay Tin lành Việt Nam là mất thêm thì giờ vô ích. Nên hiểu thế nầy có lẻ đúng:Những tên gọi là danh nhân Công giáo thì có các đặc tính "tuyệt vời:-Giúp đế quốc Pháp để mở rộng vòng chiếm đóng như ông Nguyễn Trường Tộ,- Cùng với Linh mục, Giám mục Pháp đến cữa mành sơn Đà nẵng làm reo để Pháp đánh Huế cho chóng dứt điểm. Đó là một trong những hành động yêu nước của Nguyễn Trường Tộ,- Dẫn 5 ngàn giáo dân giúp thực dân Pháp phá tan chiến Lũy ba đình của anh hùng ái quốc Đinh Công Tráng. Đó là vĩ nhân Trần Lục.- Có cái đức giết người như rạ. Đó là đức cha Trần Lục, người mà các đám Linh muc56 Giám mục ca tụng có ai nói năng gì đâu?-Cho giáo dân đón đường cướp công văn của Triều đình đem nộp cho Pháp. Tên nó là Trần Lục.Trương Vĩnh Ký thì viết thư kêu gọi Pháp đánh chiếm Việt Nam.Danh nhân của Công Giáo là như thế đó mà cũng được Chương Thâu, Trần Hữu Tá, Mai Thị Huyền, Nguyễn Thái Hợp ca tụng thì có chết ai đâu? Các nhà văn hóa và sử học có thấy ai lên tiếng đâu? ngoại trừ nhà XB Văn Học và TT Nghiên Cứu Quốc học của ông Mai Quốc Liên.
Nguyễn Lam Sơn. HN ( 01/04/2012 13:19:43)

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp