đậu tương đen hữu cơ

Văn hóa - Dân tộc - Lịch sử

14:05 05/09/2013

Phản biện ông Nguyễn Đình Đầu về một số bài viết

(TG&DT) - Trong bài “Giả thử kế hoạch đánh úp Gia Định của Nguyễn trường Tộ được thi hành” [Trong cuốn Nguyễn Trường Tộ với Triều Đình Tự Đức, tr. 157 ], ông Nguyễn Đình Đầu không đối chiếu với sử liệu, không cân nhắc so sánh, không phân tích để biết dụng tâm của NTT trong cái gọi là “Bổ túc kế hoạch đánh úp Gia Định” là gì. Và không tìm hiểu tình hình Nam bộ thời bấy giờ, nên ông NĐĐ cứ tưởng, hoặc cố ý cho rằng, NTT thực sự có tâm và có chương trình “Đánh úp Gia Định”!
Thú thật, lúc thấy cái tên “Nguyễn Đình Đầu nhà nghiên cứu” tôi bị dị ứng. Lý do là ông chẳng phải là nhà nghiên cứu gì cả, viết đại, viết lấy được không cần sử liệu, không phân tích, đối chiếu…Miễn sao, hy vọng có thể vớt vát được một mặt nạ, nào đó, đã rơi, hoặc có thể che mắt độc giả để ca tụng một bóng ma mà ông Nguyễn Đình Đầu muốn ca tụng, nhất là bóng ma ấy cùng có một tín ngưỡng với ông.

Một người nghiên cứu, nhất là viết về sử, phải có vài “việc” tối thiểu sau đây:

a. Sưu tầm càng nhiều tài liệu càng tốt để chủ đề mình viết được phong phú, mang tính khách quan, khoa học và gần với sự thực.

b. Muốn thế, cần phải đối chiếu tài liệu nầy với các nguồn tài liệu khác. Tìm hiểu hoàn cảnh xả hội, tình hình kinh tế, chính trị, ngoại giao và tôn giáo…thời bấy giờ cũng như thời bây giờ, những mối liên hệ đến giai đoạn lịch sử mà ta muốn đề cập. Tìm hiểu và phân tích mục đích hành hoạt của nhân vật mà ta nhắm đến.

c. Tiếp, phân tích và đánh giá xem tài liệu nào có thể đáng tin cậy nhất.

d. Sau đó mới đi đến kết luận.

Ông Nguyễn Đình Đầu hầu như không cần quan tâm đến những điều tối thiểu mà tôi vừa đề cập.

Vì vậy, những gì ông viết, nhất là các đề tài có liên hệ đến tôn giáo của ông thì, sản phẩm mà ông chào hàng, hầu như hoàn toàn sai trái không thể chấp nhận được.

Chứng cớ? Cuộc Hội thảo về Alexandre de Rhodes, ngày 3,4,5 tháng 12 .1992 [ theo Gs Chương Thâu trong bài “Từ một câu chữ của Alexandre de Rhodes đến các dẫn dụng khác nhau”. [ Nguyệt san Hiệp Nhất” số 43, tháng 7, 1996 tại miền Nam California, Hoa Kỳ ]. Chúng ta thấy, ông Nguyễn Đình Đầu tùy tiện thao tác cẩu thả cụm từ “plusieurs soldats” là “Lính thừa sai” (tức là các giáo sĩ Thiên Chúa giáo) và “la conquête de tout l’Orient” là “Nước cha trị đến”. Hai cụm từ nầy nằm ở một đoạn văn ngắn, trong tác phẩm “Divers Voyages et Missions” [“Hành Trình và Truyền Giáo”], tác giả là Linh Mục Alexandre de Rhodes, viết:    

“J’ai cru que la France, étant le plus pieux royaume de monde, me fournirait plusieurs soldats qui aillent à la conquête de tout l’Orient, pour l’assujetter à Jésus Christ, et particulièrement que j’y trouverais moyen d’avoir des Évêques, qui fussent nos Pères et nos Maitres en ces Églises. Je suis soirti de Rome à ce dessein le 11e Septembre de l’année 1652 après avois baisé les pieds du Pape”, (Alexandre de Rhodes, “Divers Voyages et Missions” ).

[“Tôi tưởng nước Pháp là một nước đạo đức nhất thế giới, nước Pháp có thể cung cấp cho tôi mấy chiến sĩ (plusieurs soldats) đi chinh phục toàn cõi Đông phương (la conquête de tout l’Orient), đưa về qui phục Chúa Kitô và nhất là tôi sẽ tìm được các giám mục, cha chúng tôi và thầy chúng tôi trong các giáo đoàn. Với ý đó, tôi rời bỏ Rôma ngày 11 tháng 9 năm 1652 sau khi tới hôn chân Đức Giáo hoàng” (Bản dịch của Hồng Nhuệ, gần cuối tr. 263, sách vừa đề cập).

Ðoạn văn trên, nhiều chỗ dịch không đúng nghĩa. Trong đó, có hai cụm từ rất đáng chú ý:

-    Theo Gs Chương Thâu trong Hội thảo thì, ông Nguyễn Đình Đầu đồng quan điểm với Linh mục Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên và dịch plusieurs soldats là “lính thừa sai”! và

-    “la conquête de tout l’Orient” được dịch tùy tiện là “nước cha trị đến”!.

 Nếu ông Nguyễn Đình Đầu có chút lương thiện trí thức và biết áp dụng một hoặc vài nguyên tắc tối thiểu mà tôi nêu trên thì việc dịch thuật sẽ khác và đúng.

Thật vậy, ngữ nghĩa chữ soldats trong Từ điển Larousse, và nhất là hai cuốn Từ điển, “Dictionnaire, Cotgrave”, xuất bản năm 1611 và  “Dictionnaire de L’Académie Francaise”, 1st Edition (1694) được xuất bản lúc ông Alexandre de Rhodes (Linh mục Đắc Lộ) còn sống. Cả 3 cuốn Từ Điển đều cho thấy, chữ soldat có nghĩa là binh lính; người có súng.

Nếu đối chiếu hoàn cảnh chính trị và tôn giáo thời bấy giờ và việc ông Đắc Lộ vào cung gặp Hoàng hậu, vợ vua Luis XIV để xin soldats, thì chữ ấy không thể dịch tùy tiện là lính thừa sai (các giáo sĩ) mà phải dịch là lính chiến. Vì trong cung, tuyệt nhiên không có lính Thừa sai (giáo sĩ) để Đắc Lộ xin. Thêm vào đó, bối cảnh lịch sử tôn giáo thời bấy giờ, năm 1493, Giáo Hoàng Alexander VI ban Giáo lệnh: chỉ cho phép Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha có quyền xâm chiếm lãnh thổ và cải đạo các dân tộc Á Đông (trong đó có Việt Nam). Nước Pháp, vì thế, không thể chen chân vào Á châu. Do vậy, Lm. Đắc Lộ không thể xin Giáo hội Pháp mà chỉ xin chính phủ Pháp mà thôi. Và chính phủ Pháp hoặc trong cung vua Luis XIV thì tuyệt nhiên không thể có lính thừa sai để Đắc Lộ xin. Ngoài ra, trong tiếng Pháp, từ missionnaires mới có nghĩa là lính thừa sai, tức là các giáo sĩ, chứ không phải soldats.

Cũng thế, cụm từ “La conquête de tout l’Orient” lại càng không thể dịch tùy tiện là “Nước cha trị đến”, mà đúng nghĩa là “Chinh phục toàn cỏi Phương Đông”. Hơn ai hết, ông Nguyễn Đình Đầu, tự xưng, là một “trí thức” Thiên chúa giáo thì hẵn phải biết “Nước cha trị đến” là một câu trong kinh “Lạy cha”. Tiếng Anh là “Thy kingdom come”. Tiếng Pháp là «Que ton règne vienne», và tiếng Tây Ban Nha là "Venga tu reino". Chứ không nên tùy tiện sửa đổi một câu quan trọng của kinh “Lạy Cha” «Que ton règne vienne» thành “La conquête de tout  l’Orient”, rồi thao tác cưởng nghĩa thành “Nước cha trị đến”!

Cũng từ việc nhắm mắt viết bừa, để phải chăng, có thể lừa độc giả trong việc tâng bốc sai trái Lm Đắc Lộ, ông Nguyễn Đình Đầu lại ca tụng sai lầm ông Nguyễn Trường Tộ, một tên gián điệp cho Tây, núp dưới chiêu bài “Canh tân, Đổi mới, Thực dụng…”.

Trong bài “Giả thử kế hoạch đánh úp Gia Định của Nguyễn trường Tộ được thi hành” [ trong cuốn Nguyễn Trường Tộ với Triều Đình Tự Đức, tr. 157 ], ông Nguyễn Đình Đầu không đối chiếu với sử liệu, không cân nhắc so sánh, không phân tích để biết dụng tâm của NTT trong cái gọi là “Bổ túc kế hoạch đánh úp Gia Định” là gì. Và không tìm hiểu tình hình Nam bộ thời bấy giờ, nên ông NĐĐ cứ tưởng, hoặc cố ý cho rằng, NTT thực sự có tâm và có chương trình “Đánh úp Gia Định”!

Để giúp ông biết rõ tâm chất của tên gián điệp NTT nằm vùng cho Tây như thế nào, mời ông NĐĐ theo giỏi vài luận cứ sau đây:

1. Trong bài chiêu dụ “Thiên hạ đại thế luận” năm 1863, lúc quân Pháp sắp kiệt sức muốn bò về nước thì, NTT khuyên triều đình nên cho lính nghỉ ngơi để Pháp giử bờ cỏi cho mình (Trương Bá Cần “Nguyễn Trường Tộ, Con người và Di Thảo”, tr. 11). Kể từ đó về sau, chưa bao giờ NTT có lời xin lỗi triều đình về những đề nghị ấu trỉ và sai lầm trong bài chiêu dụ ấy. Đã cho lính nghỉ ngơi từ lâu, thì lực lượng đâu để duy trì an ninh trật tự và đánh Pháp?

2. Tình hình Nam bộ lúc bấy giờ, có quân đội của các nhà yêu nước đang kháng chiến chống Pháp như, Thủ Khoa Huân, Thiên Hộ Dương, Nguyễn Trung Trực, Quản Thanh, Quản Lịch …, NTT không kêu gọi các tổ chức vũ trang nầy hợp tác để chống kẻ thù chung thì NTT yêu nước nào? Pháp hay Việt Nam?

3. Tại Pháp, tình hình chính trị vô cùng rối loạn. Pháp thua Phổ, vua Louis Bonaparte bị bắt cầm tù (tháng 9. 1870). Quân Pháp tại Nam Kỳ thấp thỏm lo sợ một cuộc tấn công đột ngột của triều đình và của nghĩa quân. Đây là cơ hội ngàn vàng cần phải đánh để khôi phục giang sơn. NTT lại hô hào đánh, nhưng không phải đánh bây giờ mà phải hai năm sau. Thời gian sau hai năm thì, Pháp đã có chính phủ mới, quân Pháp tại Việt Nam đã được cũng cố mạnh mẽ hơn. Họ đánh chiếm tỉnh Ninh Bình chỉ cần 167 lính mà thôi !  nhà “ái quốc” NTT “cao kiến” đến thế ! mà cũng được một số người, đặc biệt là ông NĐĐ ca tụng không tiếc lời ! Thực ra kế sách “Đánh úp Gia Định” là “miếng mồi” để người An Nam nào vì lòng yêu nước, không biết cái bẩy sập của NTT  mà tham gia vào việc mộ binh, nhập ngũ, thì Pháp sẽ bắt trọn gói ! [ vui lòng xem, Bùi Kha “Nguyễn Trường Tộ & Vấn Đề Canh Tân”, NXB Văn Học, HN, tr. 240-246 ].

4. Một lý do khác để kết luận sự tà tâm gian manh trong kế hoạch giả vờ “Đánh úp Gia Định” của NTT là, lúc Pháp thua Phổ, thì ngày 1.2.1871 NTT viết  một bài với cái tên rất kêu và hấp dẫn: “Kế hoạch thu hồi sáu tỉnh Nam kỳ”. Trong đó NTT khuyên nên dùng chính sách ngoại giao với các nước để thu hồi phần đất bị Pháp chiếm, thay vì phải dùng quân sự như, Thạc sĩ sử học Nguyễn Thế Anh nhận định. [ Nguyễn Thế Anh “Việt Nam thời Pháp đô hộ”, Lửa thiêng xuất bản, Sài Gòn 1970, tr. 66 ]. Nhưng chỉ trong vòng 8 ngày sau, ngày 9.2.1871, NTT lại viết một bài rất hoa mỵ khác: “Bổ túc kế hoạch đánh úp Gia định”. Kêu gọi mộ binh…Rồi lại tráo trở khuyên chưa nên đánh bây giờ mà phải hai năm sau !

5. NTT lại còn thêm, đêm trước lúc đánh, ông sẽ tháo các đập nước cho tàu bè Pháp đụng độ nhau, và bị chôn vùi dưới lòng đất. Nhưng thời bấy giờ và ngay cả thời bây giờ, miền Lục tỉnh đâu có đê và đập nước nào để NTT phá !

Vì viết sử mà không đối chiếu, không phân tích không so sánh…nên Nguyễn Đình Đầu phạm vô số sai lầm trong bài  “Giả thử kế hoạch đánh úp Gia Định của Nguyễn Trường Tộ được thi hành!"

Cũng trong bài nầy, ông Nguyễn Đình Đầu lại vô tình, hoặc cố ý, muốn độc giả hiểu nhầm Nguyễn Trường Tộ là người yêu nước lo mở trường kỷ thuật để canh tân xứ sở, ông NĐĐ nhắm mắt viết “từ đầu năm 1867 đến đầu năm 1868, ngoài việc lo liệu mở trường kỹ thuật cho Huế…”. Ông NĐĐ có đọc cuốn “Nguyễn Trường Tộ, Con Người và Di Thảo” của Lm Trương Bá Cần NHƯNG  không để ý. Trong đó, trang 49-50 cho thấy, NTT và Gm Gauthier dối trá trong việc mở trường kỷ thuật tại Huế. Trương Bá Cần viết:

"Theo một tờ phúc trình của Giám mục Gauthier ngày 30 tháng 2 năm Tự Đức 21 (23/02/1868):

– Linh mục Thông (tức Montrouzies) biết phép toán, bản đồ các nước thiên hạ, in bóng (quang học), điện khí, phân ngũ kim; biết nói có thứ đất thứ đá ấy thì có những giống chi.

Nhưng theo ký sự của Hội Truyền giáo Paris, thì Linh mục Montrouzies trước khi nhập Hội Truyền giáo Paris, ngày 01/5/1867 đã đậu cử nhân văn chương.

– “Linh mục Đồng (tức Renauld) biết phép toán, thiên văn, đo độ số mặt trời mà họa đồ bản, đo thiên xích cho được đi biển, biết phép cầu cao cầu viễn, biết đo đất cho biết nơi nào cao nơi nào thấp, biết bản đồ các nước thiên hạ, biết dùng truyền tin thẳng, biết làm thu lôi trụ.

Nhưng cũng theo ký sự của Hội Truyền giáo Paris thì sau khi học xong chủng viện, Linh mục Renauld gia nhập Hội Truyền giáo Paris 14/10/1866 và theo học một khóa đặc biệt về kiến trúc và họa đồ một năm trước lúc lên đường sang Việt Nam.

– “Giáo sĩ (tức bác sĩ Hernaiz) không phải linh mục hay tu sĩ mà chỉ là một nhân sĩ tôn giáo nên gọi giáo sĩ như Nguyễn Trường Tô cũng được gọi là giáo sĩ, thì không dạy học trò được vì nặng tai, nhưng cũng giúp Linh mục Thông mà phân tích các tính ngũ kim ngũ hành. Lại biết làm thuốc. Nhưng tới Việt Nam chưa được mấy ngày giáo sĩ này do bệnh cũ tái phát đã xin về Pháp trở lại.

– “Còn Ca Xanh (nguyên tên là Ca Sa Nhi) là một người thợ máy, trước đã giúp việc tàu Thuận Thiệp, có lẽ do giám mục gặp ở Sài Gòn đem về giới thiệu với triều đình, nhưng Ca Xanh đòi lương quá cao (320 đồng/tháng, tính ra tiền là 1.760) và đòi hỏi nhiều điều kiện, nên không dùng" (TBC, Sđd, tr. 49-50).

Các đối chiếu nên trên chứng tỏ vua quan triều Tự Đức bị thầy trò Nguyễn Trường Tộ dối trá lừa bịp có hậu ý, lấy tiền vua ban, đi Pháp “du hí” cả năm, nhưng được núp dưới công tác đi mua dụng cụ, máy và mời thầy giáo về dạy trường Kỷ thuật ở Huế! [ Xem thêm  Bùi Kha, “Nguyễn Trường Tộ & Vấn Đề Canh Tân”, NXB Văn Học, HN, 30.3.2011, tr. 134 & 135 ].

6. Trong bài nêu trên, ông NĐĐ còn trọng vọng với một Giám mục tình báo là ông Gauthier”, nhưng lại không biết, ông Gm nầy là một tên gián điệp cao cấp của Pháp và Vatican. Nguyễn Trường Tộ là công cụ của ông giám mục nầy, núp dưới các mỹ từ “canh tân, đổi mới, thực dụng…” nhằm giúp Pháp và Vatican trong chiêu thức chiếm cứ và đô hộ nước ta. Gauthier là một điệp viên hạng nặng làm gì có đức mà NĐĐ gọi là Đức Giám Mục.

Tôi đã dẫn 6 sử liệu mật để cho thấy ông Gauthier (Ngô Gia Hậu) là một tên tình báo tầm cở (Xem Bùi Kha, sđd, tr. 137-147).

Do vậy, đề nghị ông Nguyễn Đình Đầu nên cẩn trọng lúc viết về sử để giữ thể diện cho chính ông, cho tôn giáo ông, và tỏ ra tôn trọng độc giả, không nên tô son đánh phấn điều mà con chiên Nguyễn Trường Tộ, hoặc bất cứ người nào khác, lúc đã biết mặt thực của chúng.

Ông Nguyễn Đình Đầu, “một trí thức Công giáo”, luôn luôn mắc phải căn bệnh cố hữu của một con chiên cuồng tín. Cái gì của nhà thờ, sản phẩm nào của  “con chiên phe ta” thì đều “Thánh thiện” tốt đẹp hết. Vì thế, tháng 4. 2013 vừa qua, ông lại cho ra đời thêm một cuốn sách tạp nhạp “Nguyễn Trường Tộ với Triều đình Tự Đức, 160 trang”, để một lần nữa góp phần vào việc ca tụng không có chứng cớ cho một con chiên bất xứng, Nguyễn Trường Tộ, một người mánh mung dối trá, khéo núp sau bức màn Canh tân đổi mới, thực dụng để giúp thực dân Pháp và Vatican, nhằm đẩy dân tộc ta vào vòng nô lệ của chúng mà di họa nay vẫn còn.

Mở ba trang “Lời tựa” chúng ta đã thấy ông Nguyễn Đình Đầu viết cẩu thả rồi:

- NGUYỄN ĐÌNH ĐẦU viết: “Nhân dịp kỷ niệm nầy, tôi mạo muội viết một số bài trên tuần báo Công giáo và Dân tộc ngõ hầu giới thiệu Nguyễn Trường Tộ như một tấm gương ái quốc chói sáng cho tín hữu chúng tôi”.

- BÙI KHA: Nếu ông NĐĐ đối chiếu một đoạn trong sách của Lm Trương Bá Cần hẵn ông sẽ thấy, sau khi Pháp đánh phá tại cửa Mành sơn Đà Nẵng ngày 1.9.1858, thì đến ngày 16.10.1858:

 “Các giáo sĩ Pháp tập trung khá đông đảo tại Đà Nẵng đứng đầu là Giám mục Pellerin, đã cùng nhau làm áp lực để quân Pháp chiếm đánh thẳng Huế cho chóng dứt điểm. Nhưng bộ chỉ huy quân sự Pháp đánh giá là không thể dễ dàng tiến đánh Huế mà phải chuyển hướng về Sài Gòn. Do đó, trước khi đem quân vào Sài Gòn, Đô đốc Rigault de Genouilly đã tìm cách bắt buộc các giáo sĩ Pháp, hoặc trở về nhiệm sở hoặc đi tạm lánh ở Hồng Kông. Giám mục Gauthier cùng với Nguyễn Trường Tộ và những người tháp tùng đã đi Hồng Kông trong những điều kiện như thế vào đầu năm 1859" (TBC, Sđd, tr. 22). Linh mục Trương Bá Cần còn cho biết:

"Hơn nữa, nếu Nguyễn Trường Tộ có đi Pháp thì sớm nhất là giữa năm 1859 mới tới nơi và khó có thể có mặt ở Hồng Kông đầu năm 1861 để cùng với Giám mục Gauthier trở về Sài Gòn, theo yêu cầu của Đô đốc Charner viên chỉ huy được giao trách nhiệm gom quân để mở rộng vùng chiếm đóng ở Sài Gòn" (TBC, Sđd, tr. 22). Còn nhiều nữa.

“Tấm gương ái quốc chói sáng ! ” của Nguyễn Trường Tộ như thế mà cũng được xem là biểu tượng cho tín hữu Công giáo !

- NGUYỄN ĐÌNH ĐẦU viết: “Ngày 19.6.1988, Tòa thánh phong hiển thánh cho 117 tín hữu, mà dưới ba triều Minh Mạng  - Thiệu Trị  -  Tự  Đức có tới 111 vị (58+3+50) tuẩn tử trong thời gian từ 1833 đến 1862” (tr. 7).

- BÙI KHA: Ông Nguyễn Đình Đầu không nghiên cứu gì cả và không biết ngượng lúc viết như trên vì, hầu hết những người bị giết rất đáng thương nầy là nạn nhân của Vatican, của các giáo sĩ cuồng tín và gian ác chứ không phải do lỗi của các vua triều Nguyễn. Một trí thức Công Giáo, giáo sư Lý Chánh Trung, trong cuốn ”Tìm về dân tộc” cũng phát biểu ‘Nếu đặt chúng ta vào địa vị các vua triều Nguyễn thì cũng không thể làm khác hơn’.  Công sứ Bonnal cũng cho biết: “"Khi một giáo sĩ đã thiết lập được một xứ đạo trong một làng rồi thì chuyện gì sẽ xảy ra? Người bản xứ từ chối không đóng thuế, tuyên bố không thừa nhận chính quyền nào ngoài chính quyền của ông giáo sĩ, là người đích thân dạy cho giáo dân không thừa nhận chính quyền nào ngoài chính quyền của giám mục..." (Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thọ, “Bước mở đầu của sự thiết lập hệ thống thuộc địa Pháp tại Việt Nam, 1858-1897”, Hoa Kỳ 1995, tr. 360-361).

Sử gia Manhattan cũng nói rõ: "Những giáo sĩ Công giáo tự động trở nên những tác viên chính trị tạo thành nền tảng quyền lực chính trị của Giáo hội bất cứ nơi nào họ dựng lên những cộng đồng Công giáo" [ Avro Manhattan, “Catholic Imperialism and World Freedom”, London 1952, P. 365].Ông Nguyễn Đình Đầu cũng không đủ kiến thức để biết, Giáo Hoàng Jean Paul II phong thánh cho những tên việt gian hoặc những nạn nhân ngây thơ của Vatican, không phải lý do tôn giáo mà là chính trị. Mục đích của Giáo Hoàng nhằm khích lệ con chiên Việt Nam cho một cuộc nỗi dậy, nếu có thể, như Ba Lan.  Vì JP II phong thánh bừa bải, lạm phát và không đúng tiêu chuẩn, nên một Hồng Y người Ý, 85 tuổi đã phê binh “Vatican là một xưởng sản xuất thánh” [An elderly Italian cardinal…says Pope John Paul II is elevating too many people toward sainthood. The Vatican “has become a saint factory”, said 85-year-old cadinal Sivio Oddi]    (The Post and Courier”, Monday April 15.1996 ).

Khoảng 70% còn lại của cuốn sách, ông Nguyễn Đình Đầu “bấng” từng đoạn, từng trang trong các bài chiêu dụ của Nguyễn Trường Tộ mà không có nhận xét, đối chiếu, phân tách để thấy thực chất cái thân còn là người Việt, nhưng tâm hồn NTT đã theo thực dân Pháp từ lâu rồi.

Nhà “nghiên cứu, trí thức” Nguyễn Đình Đầu viết một cuốn sách về sử rất cẩu thả, bừa bải và vô trách nhiệm, chứa đầy tư duy và nếp nghĩ lỗi thời của một giai đoạn lịch sử, mà thực dân Pháp muốn cấy vào đầu óc dân tộc Việt. Toàn bộ cuốn sách, chỉ nên cho vào loại không nên đụng đến (untouchable), vì không có giá trị trên phương diện học thuật. Đả thế, đài VT V1 lại có mục điểm cuốn sách hư cấu tạp nhạp nầy. Thật lạ thay !

TÓM KẾT

Thời Pháp thuộc và dưới hai chế độ Công Giáo trị tại Miền Nam Việt Nam, một số con chiên vì mang nặng mặc cảm cọng tác với Pháp, nên đã tráo trở lịch sử để ca tụng sai trái một số con chiên và giáo sĩ, thay vì phải lên án chúng để làm gương cho hậu thế.

Linh mục Alexandre de Rhodes, Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Bá Tòng, Trần Lục … được vinh danh ngang hàng với những anh hùng dân tộc, như đặt tên đường, tên trường cho các ông việt gian nầy. Nhiều nhà viết sử đã lên tiếng, nhưng tình trạng vàng thau lẫn lộn vẫn tồn tục.

Trước vấn đề nêu trên, sự im lặng quá lâu của “Viện Sử Học Hà Nội” và “Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam” là điều thật khó hiểu.

Bùi Kha
1.9.2013


Bình luận (6)

Cố đạo Alexandre de Rhodes cướp nước, các Việt gian tay sai Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Bá Tòng, Trần Lục, Hồ Ngọc Cẩn, Lê Hữu Từ,Tổng đốc Phương, Nguyễn văn Bình … được vinh danh ngang hàng với những anh hùng dân tộc, như đặt tên đường, tên trường cho các tay sai việt gian nầy. Rất nhiều tác giả ở nước ngoài có ít nhiều cộng tác với chế độ Ca-tô Rô-ma giáo Diệm- Thiệu và bản thân họ là người theo đạo của các tên Việt gian nầy có thể kể Bùi Kha, Gs Nguyễn mạnh Quang.Bs Nguyễn văn Thọ, Thẩm phán Bùi văn Chấn, LM Trần Tam Tỉnh,...nhờ tỉnh ngộ   ra khỏi cơn mê,bức bỏ xiềng xich nô lệ tâm linh đã mạnh dạn nói lên sự thật về lịch sử cận đại VN và những tội ác của đế quốc Vatican đối với nhân loại mà giáo hoàng Jean Paul II phải công khai thú tội trước thế giới Không có gì khó hiểu   khi thấy sự im lặng quá lâu của “Viện Sử Học Hà Nội” và “Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam” và thậm chí chánh quyền VN về vấn đề nầy khi mà mơi từ Tổng bí thư, Chủ tịch nước, rồi Thủ tướng lần lượt kẻ trước người sau đến viếng giáo hoàng và mới đây   phái đoàn tôn giao Chánh phủ   gồm 7 thành viên do trung tứong Phạm Dũng dẫn đầu   từ 15-20/9/2013 "yết kiến" Vatican.   Thôi thì vận nước như thế, nhân dân VN đành chịu???
trancharlie ( 06/11/2013 12:17:28)
lich su thi de cac nha khoa hoc va nghien cuu xem xet. Ho van dung kha nang va kien thuc de tim ra su that. vi vay 1 bai viet de tranh luan tim cai chinh nghia cho lich su la dieu rat can thiet. Ban Alex bi roi vao cam tinh. khong co tri tue.
candy ( 20/10/2013 14:37:32)
Xem chừng người viết cái bài phản biện này có tâm lượng hẹp hòi và đố kỵ lắm!
Alex ( 26/09/2013 09:39:23)
Xem chừng người viết cái bài phản biện này có tâm lượng hẹp hòi và đố kỵ lắm!
Alex ( 26/09/2013 09:39:06)
nhận xét của Bùi Kha có lý
minhman ( 09/09/2013 13:42:37)
Tưởng đâu ai chứ nguyễn đinh tư và nguyễn đình đầu mà tự xưng nhà nghiên cứu?
thích nguyên nguyện ( 07/09/2013 01:21:51)

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp