Chong Go Sunim là một tu sĩ Phật giáo người Mỹ đã sống ở Hàn Quốc từ 17 năm qua. Ông đã tự tu theo Phật giáo Tây Tạng ở Mỹ trong nhiều năm; nhưng theo ông, ông đã không đạt được nhiều tiến bộ. Cuối cùng, ông đã gặp và nghe nhà sư Hàn Quốc Daehaeng Kun Sunim thuyết pháp...
Hán Thành, Nam Hàn – Khi mọi người nghĩ về một người nước ngoài tại Hàn Quốc, họ thường nghĩ đến một giáo viên dạy tiếng Anh, một người lính hay một giáo sư. Tuy nhiên, có một số người trong cộng đồng nước ngoài tại Hàn Quốc đóng góp nhiều cho xã hội Hàn Quốc hơn bạn có thể tưởng tượng.
Tôi rất may mắn là trong thời gian tại Hàn Quốc, tôi đã gặp rất nhiều người thú vị và đầy cảm hứng, nhưng không ai bằng nhà sư Phật giáo Chong Go Sunim. Tình cờ, ông phát hiện ra blog của tôi, và từ đó chúng tôi đã email qua lại cho nhau.
Nhà sư Chong Go Sunim
Để bạn biết thêm một chút về Chong Go Sunim, ông là một tu sĩ Phật giáo người Mỹ đã sống ở Hàn Quốc từ 17 năm qua. Ông đã tự tu theo Phật giáo Tây Tạng ở Mỹ trong nhiều năm; nhưng theo ông, ông đã không đạt được nhiều tiến bộ. Cuối cùng, ông đã gặp và nghe nhà sư Hàn Quốc Daehaeng Kun Sunim thuyết pháp.
Và như ông mô tả, “Thật là như tôi đã nhìn vào một bức tranh bẩn, chỉ có một đốm sạch nhỏ ở giữa. Khi tôi bắt đầu lắng nghe Daehaeng Kun Sunim, nó như là đốm sạch đột nhiên loang ra lớn hơn nhiều và tôi có thể nhìn thấy những gì bí ẩn. Những gì cô đã chỉ ra, dường như chính xác là những gì cần đã có ở đó, nhưng tôi đã không thể tự mình nhìn thấy".
Gần đây, tôi đã đủ may mắn để được phép hỏi ông một số câu hỏi về kinh nghiệm của một người Mỹ sống ở Hàn Quốc như một tu sĩ Phật giáo. Dưới đây là những câu tôi đã hỏi ông ta và những câu trả lời tương ứng:
Hỏi: Xin cho tôi biết một chút về bản thân của ông (chẳng hạn ông từ đâu đến, v.v.)
Đáp: Tôi đến từ miền đông Oregon và Washington. Tôi đã sống và đi học ở đó, cho đến khi tôi đến Hàn Quốc khi tôi 25 tuổi.
Hỏi: Ông bắt đầu quan tâm đến Phật giáo từ khi nào và ra sao?
Đáp: Có lẽ khoảng 12 tuổi tôi đã bắt đầu quan tâm đến Phật giáo, và một trong những điều đầy ấn tượng đối với tôi là các bài học khắc trên đá của vị vua Ấn Độ, Ashoka. Tôi không nhớ chính xác những gì ông nói, nhưng ông đã khuyến khích mọi người đối xử tốt với nhau và nói rằng người phỉ báng tôn giáo của người khác là phỉ báng tôn giáo của chính mình. Điều đó có ý thức đại đồng thực sự gây ấn tượng cho tôi.
Hỏi: Ý tưởng / giáo lý nào của Phật giáo mà ông cho là quan trọng nhất?
Đáp: Quên đi “cái tôi” và “của tôi,” nhớ rằng chúng ta không phải là những người đang làm, mà hãy dựa vào Phật tính vốn có của chúng ta, và không khởi tâm mong muốn đổ lỗi hay chỉ trích người khác.
Câu hỏi đặt ra có một chút giống như nói là “ngón tay bạn nào mà bạn có thể không có? ” ” Ừm, thực sự tất cả đều hữu dụng”. Tuy nhiên, những khái niệm căn bản này thực sự rất lớn, nếu ai đó cố gắng siêng năng để áp dụng; người ấy chắc chắn sẽ thấy kết quả tốt.
Hỏi: Tại sao ông muốn trở thành một tu sĩ?
Đáp: Trên căn bản, tôi muốn thực hành tu tập về mặt tâm linh nhiều hơn bất cứ điều gì khác.
Hỏi: Tại sao ông quyết định đến Hàn Quốc?
Đáp: Tôi rất ngưỡng phục phẩm chất của các tăng ni từ Hàn Quốc, và người thầy tôi cảm thấy gần gũi nhất cũng từ Hàn Quốc.
Hỏi: Hiện tại, ông đang làm việc gì tại Hàn Quốc?
Đáp: Như một phần của sự tu hành, tôi đang làm việc với Viện Văn hóa Quốc tế Hanmaum để dịch các tác phẩm của Thiền sư Daehaeng.
Hỏi: Kế hoạch tương lai của ông là gì?
Đáp: Có lẽ tôi sẽ uống một tách cà-phê, và sau đó có một bữa ăn tối.
Vì vậy, lần sau khi bạn nghĩ những người nước ngoài đang làm gì tại Hàn Quốc một cách quá hạn hẹp hoặc trong khuôn khổ , hãy nghĩ đến Chong Go Sunim và cách mà họ đóng góp trên nhiều phương diện khác nhau cho xã hội Hàn Quốc.
Quarrington Dale đã thỉnh thoảng sống ở Nam Triều Tiên kể từ năm 2003. Anh hiện đang cư trú và dạy ở Yangsan, tỉnh Nam Gyeongsang. Bạn có thể liên lạc với Dale qua blog của anh: http://daleskoreantempleadventures.blogspot.com
=========
An American Buddhist monk in Korea
by Dale Quarrington, The Korea Times, Aug 1, 2011
Seoul, South Korea — When people think of a foreigner in Korea, they usually think of an English language teacher, a soldier or a professor. However, there are several people out there in the foreign community in Korea that contribute a lot more to Korean society than you might imagine.
I’ve been very lucky that in my time in Korea, I’ve met a lot of interesting and inspiring people, but none more so than the Buddhist monk Chong Go Sunim. By chance, he discovered my blog, and ever since then we have been emailing each other back and forth.
To let you know a bit more about Chong Go Sunim, he’s an American Buddhist monk who has been living in Korea for the past 17 years. He had been practicing Buddhism in the U.S. for many years on his own; but according to him, he wasn’t making much progress. Eventually, he met and listened to the Korean monk Daehaeng Kun Sunim.
And as he describes it, “It was as if I’d been looking at a dirty painting, with only a small clean spot in the middle. When I began listening to Daehaeng Kun Sunim, it was as if the clean spot had suddenly become much larger and I could see what had been hidden. What she showed me seemed exactly what should have been there, but I had been unable to see it for myself.”
Recently, I was fortunate enough to be allowed to ask him a few questions about what it’s like being an American living in Korea as a Buddhist monk. Here are the questions I asked him and their corresponding answers:
Q: Tell me a little about yourself (i.e., where you’re originally from, etc.)
A: I’m originally from eastern Oregon and Washington. I lived and went to school there, until I came to Korea when I was 25.
Q: When and how did you first become interested in Buddhism?
A: I was probably about 12 when I first became interested in Buddhism, and one of the things that impressed me was the rock edicts of the Indian king, Ashoka. I don’t remember exactly what he said, but he was encouraging people to treat each other well, and said that he who slanders another’s religion slanders his own. There was a sense of inclusiveness that really impressed me.
Q: What ideas/teachings of Buddhism would you say are the most important?
A: Letting go of “me” and “mine,” remembering that we’re not the ones doing things and instead relying upon our inherent Buddha-nature, and not giving into the desire to blame or criticize others.
The question is a bit like saying “Which finger could you do without?” “Umm, they’re all kind of useful, actually.” But these basic concepts are really huge, if someone diligently tries to apply them; they’ll definitely see good results.
Q: Why did you want to become a monk?
A: Basically, I wanted to do the spiritual practice more than anything else.
Q: Why did you decide to move to Korea?
A: I was very impressed with the quality of monks and nuns from Korea, and the teacher I felt the most connection with also came from Korea.
Q: Presently, what are you working on in Korea?
A: As a part of my practice, I’m working with the Hanmaum International Culture Institute on translating the works of Seon Master Daehaeng.
Q: What are your future plans?
A: I’ll probably get a cup of coffee, and then go have some dinner.
So the next time you too narrowly or stereotypically think of what foreigners are doing in Korea, think of Chong Go Sunim and how they contribute in different ways to Korean society.
Dale Quarrington has been living in South Korea, on and off, since 2003. He currently resides and teaches in Yangsan, South Gyeongsang Province. You can reach Dale at his blog: http://daleskoreantempleadventures.blogspot.com
Bởi Dale Quarrington, The Korea Times, 01 tháng 8, 2011
Chuyển ngữ: Diệu Sương, Thiên Ân
Nguồn link: http://thoisuphatphap.wordpress.com/2011/09/04/m%E1%BB%99t-nha-s%C6%B0-ph%E1%BA%ADt-giao-hoa-k%E1%BB%B3-t%E1%BA%A1i-han-qu%E1%BB%91c/