đậu tương đen hữu cơ

Tôn giáo - Thời đại

13:37 14/10/2011

Kinh Tứ Thập Nhị Chương nguồn gốc và niên đại du nhập vào nước ta

Về nguồn gốc, theo lịch sử Phật giáo Trung Quốc, kinh Tứ Thập Nhị Chương được hai ngài Ca Diếp Ma Đằng (Kàsyapamàtanga) và ngài Trúc Pháp Lan (Dharmarakinhsa), dịch từ Phạn văn sang Hán văn vào năm 67 sau Tây lịch (st1), tại kinh đô Lạc Dương. Có thể nói kinh Tứ Thập Nhị Chương là một trong những kinh văn có mặt đầu tiên

HỎI:


Xin cho biết về các vấn đề Lục chủng thành tựu, nguồn gốc và niên đại du nhập vào nước ta và các bản dịch hiện nay của kinh Tứ Thập Nhị Chương.


ĐÁP:


Kinh Tứ Thập Nhị Chương là kinh văn có đặc điểm khác biệt với những bộ kinh khác là không có phần Lục chủng thành tựu.Thông thường, tất cả kinh điển Phật giáo đều được mở đầu bằng Lục chủng thành tựu và nội dung bắt buộc phải mang dấu ấn Chánh pháp (Tam pháp ấn, Tứ pháp ấn). Vì kinh Tứ Thập Nhị Chương là bộ kinh tập hợp, tuyển chọn những lời Phật dạy rải rác trong kho tàng kinh điển Phật giáo. “Kinh Tứ Thập Nhị Chương, xét theo thể tài, không phải được trích dịch từ nhiều bản kinh Phạn ngữ” (Nguyên Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận (VNPGSL), NXB Văn học, 1992, tr.61), do đó không có phần Lục chủng thành tựu. Mặc dù không có Lục chủng thành tựu nhưng nội dung kinh văn được trích tuyển (nguyên văn hoặc có cải biên đôi chút) từ Kinh tạng, mang đầy đủ các dấu ấn Chánh pháp nên vẫn đủ tư cách pháp lý kinh điển Phật giáo chính thống.


Về nguồn gốc, theo lịch sử Phật giáo Trung Quốc, kinh Tứ Thập Nhị Chương được hai ngài Ca Diếp Ma Đằng (Kàsyapamàtanga) và ngài Trúc Pháp Lan (Dharmarakinhsa), dịch từ Phạn văn sang Hán văn vào năm 67 sau Tây lịch (st1), tại kinh đô Lạc Dương. Có thể nói kinh Tứ Thập Nhị Chương là một trong những kinh văn có mặt đầu tiên, sớm nhất tại Trung Hoa. Theo Hòa thượng Trí Quang, kinh Tứ Thập Nhị Chương có hai bản chính, gọi tắt là bản A và bản B. Bản A là bản xưa nhất, trong Đại tạng Đại Chính, thuộc quyển 17, tr.722-724, có khoảng thời Hậu Hán hoặc Tam Quốc. Tuy vậy, kinh Tứ Thập Nhị Chương hiện đang lưu hành lại bản B, một bản đã được hiệu đính, sửa chữa từ bản A, có sớm nhất cũng vào thời kỳ đầu nhà Tống (kinh 42 bài, Trí Quang dịch, NXB TP.HCM, tr.8 -9). Ngoài ra, tại Trung Quốc còn nhiều bản dịch khác về kinh Tứ Thập Nhị Chương như: bản của Ngô Chi Khiêm, bản Hiếu Minh hoàng đế thời Tiền Tần, bản Tống Nhân Tông hoàng đế chú giải thuộc đời Minh v.v… thực ra cũng bắt nguồn từ các bản A và bản B nói trên.


Về nội dung, có thể nói bản kinh Tứ Thập Nhị Chương đầu tiên (bản A) có nội dung rất gần gũi với tư tưởng Phật giáo Nguyên thủy, có liên quan mật thiết thậm chí tương đương với một vài kinh trong Kinh tạng Nikàya và A Hàm. Đối với bản kinh Tứ Thập Nhị Chương lưu hành thông dụng hiện nay (bản B), ngoài các đặc điểm đã nói, có khá nhiều đoạn mang tư tưởng Thiền học Đại thừa, đặc biệt là ngữ khí Thiền tông mang đậm sắc thái học phong của Thiền học thời Tống.


Tại Việt Nam, kinh Tứ Thập Nhị Chương được du nhập vào nước ta rất sớm, có thể vào thế kỷ thứ II st1, là một trong những kinh văn quan trọng để cho hàng Phật tử, đặc biệt là những Phật tử xuất gia nghiên cứu, tu học. Theo nhà nghiên cứu Lê Mạnh Thát, “kinh Tứ Thập Nhị Chương từ thế kỷ II st1, đã phổ biến rộng rãi ở Trung Quốc cho đến nước ta” (Lê Mạnh Thát, Lịch sử Phật giáo Việt Nam tập I, NXB Thuận Hóa, 1999, tr.207).


Cùng quan điểm trên về niên đại xuất hiện kinh Tứ Thập Nhị Chương tại nước ta nhưng theo Nguyễn Lang, tác giả VNPGSL thì có thể sớm hơn nữa: “Nếu ta tin rằng Lý hoặc luận xuất hiện vào cuối thế kỷ thứ hai và có nói đến kinh này (Kinh Tứ Thập Nhị Chương), thì ta cũng tin rằng kinh này xuất hiện trước đó, sớm hơn trong thế kỷ”. Đặc biệt là sự nhấn mạnh của tác giả sách VNPGSL về khả năng hiện hữu và phổ biến của kinh Tứ Thập Nhị Chương ở Giao Chỉ (Trung tâm Luy Lâu) trước rồi sau đó mới truyền sang Trung Quốc (Trung tâm Bành Thành) (VNPGSL, tr.62-63).


Như vậy, có thể nói trong 15 bộ kinh được lưu hành tại Giao châu thời bấy giờ (Thiền uyển tập anh, dẫn lời Quốc sư Thông Biện trao đổi cùng thái hậu Ỷ Lan), chắc chắn có kinh Tứ Thập Nhị Chương. Từ thế kỷ thứ II st1 đến nay, chúng ta chưa rõ Phật tử Việt Nam sử dụng truyền bản nào là chủ yếu, vì có khá nhiều bản. Tuy nhiên, điều ấy không quan trọng vì không có những khoảng cách và khác biệ lớn về nội dung của các bản kinh này.


Các bản Việt dịch kinh Tứ Thập Nhị Chương hiện có khá nhiều, đa phần đều dựa vào bản B (Vạn 59; Thái Hư đại sư toàn tập, tập 9, tr 1-17) bằng Hán ngữ. Bao gồm các bản dịch như: kinh Tứ Thập Nhị Chương, dịch giả Đoàn Trung Còn; kinh Tứ Thập Nhị Chương, dịch giả Hòa thượng Hòa Quan, kinh 42 bài, dịch giả Hòa thượng Trí Quang; kinh Tứ Thập Nhị Chương, Thích Viên Giác soạn dịch…


Theo Tổ tư vấn/GiacNgo.Vn

Bình luận (1)

Cho con hỏi kinh có cho thỉnh không ạ,con xin cảm ơn ạ.
Trương Hoàng Linh ( 10/02/2018 21:49:48)

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp