Tha thứ cho người khác cũng là một cách tu hành. Nghĩ ít về mình, nghĩ nhiều đến người khác. Đây là sự khởi đầu của Từ bi. Bà thay đổi cách sống của mình giống như một bé gái 7, 8 tuổi. Vì vậy, cả nhà rất lấy làm sợ hãi, cho rằng bà bị điên.
Có một bà vợ nọ, trước khi kết hôn, dù biết rằng chồng sắp cưới của mình có tánh gia trưởng, nhưng bà ta vẫn lấy. Kết quả là sau khi kết hôn, bà phải chịu sự đè nén mấy mươi năm. Sau cùng, chịu không nổi, bà quyết định khôi phục lại vị thế của mình. Bà thay đổi cách sống của mình giống như một bé gái 7, 8 tuổi. Vì vậy, cả nhà rất lấy làm sợ hãi, cho rằng bà bị điên.
Tôi nói là bà ta không có điên, đó chỉ là do bà bị đè nén quá mức; Đồng thời bà đã hiểu sai cái ý vị thế vốn có của mình. Tôi khuyên chồng bà nên dẹp bỏ tánh gia trưởng của mình. Ông ta nói: Trãi qua những việc như vậy ông không thể không sửa đổi tánh tình. Nhưng trong một lúc rất khó thay đổi hết.
Tôi nói: Ông có thể tâm sự với vợ và xin bà tha thứ cho mình; Đồng thời ông cũng nên chấp nhận sự đáp trả của bà. Sự đáp trả đó chính là vì ông có tánh gia trưởng, cho dù bà ta có dùng tánh nữ gia trưởng để đánh ông, ông cũng nên đón nhận và tha thứ cho bà ấy.
Tôi đã đề nghị hai người nên tha thứ cho nhau, cư xử bình đẳng với nhau. Ông tôn trọng bà như một vị Bồ Tát, và bà cũng tôn trọng ông như một vị Bồ Tát. Hai bên là bạn Bồ Tát của nhau. Được như vậy thì gia đình nhất định sẽ hạnh phúc.
“ Tha thứ cho người khác cũng là một cách tu hành. Nghĩ ít về mình, nghĩ nhiều đến người khác. Đây là sự khởi đầu của Từ bi. ”
Pháp sư Thánh Nghiêm