Mùi thơm khói tang yên, mùi thơm của bánh bột mì thanh khoa (món ăn chính truyền thống của dân du mục Tạng), âm thanh pháp khí, tiếng tụng chú như pha lẫn vào nhau, tạo thành một sự thiêng liêng trang trọng cho vùng núi Căn Bồi Ô Tử.
Ngày 29/8/2011, Trời vừa tờ mờ sáng, đã có hàng trăm hàng nghìn tín chúng và khách du lịch hướng về núi Căn Bồi Ô Tư nằm ở vùng ngoại ô phía tây thành phố Lhasa, họ cùng đứng chờ đợi dưới đài triển lãm Phật tại chùa Triết Phong - thành phố Lhasa.
Mỗi năm một lần, họ đều có ý tưởng chung là đến để chiêm ngưỡng bái lạy chân dung Đại Phật.
(Núi Căn Bồi Ô Tư (根培乌孜山) còn gọi là núi Cách Bồi Ô Tư, đỉnh Tăng Thiện, là một trong những ngọn núi thần nổi tiếng tại Lhasa Tây Tạng, nằm ở phía sau chùa Triết Phong, cách vùng ngoại ô phía Tây của thành phố Lhasa khoảng 10 km)
7 giờ 30, chư tăng chùa Triết Phong xếp thành hàng ngũ, trên tay họ nâng tượng Phật Thích ca Mâu Ni bằng lụa, còn một số tăng sĩ khác tấu pháp khí. Đại Phật được tôn trí tốt trên đài triển Phật, tĩnh mặc dưới ánh mặt trời đang lên. Lúc này, những vần mây trên không đã được ánh dương quang nhuộm thành màu đỏ, màu vàng tỏa chiếu rực rỡ.
8 giờ, vầng thái dương chiếu xuyên qua những rào cản của ngọn núi, âm thanh của pháp khí từ chùa Triết Phong vang rền cả núi đồi, từng lọn khói thơm từ lò tang yên cứ chốc lát lại cuộn lên trên không, từng chiếc khăn Hǎ dá trắng sạch được ném ra ngoài cầu nguyện. Hàng vạn tín chúng Phật giáo Tạng Truyền miệng đọc thần chú Lục Tự Đại Minh, họ tin rằng tụng thần chú này có thể gặp dữ hóa lành, gặp tai nạn sẽ được tốt lành.
Mùi thơm khói tang yên, mùi thơm của bánh bột mì thanh khoa (món ăn chính truyền thống của dân du mục Tạng), âm thanh pháp khí, tiếng tụng chú như pha lẫn vào nhau, tạo thành một sự thiêng liêng trang trọng cho vùng núi Căn Bồi Ô Tử. Diện tích tổng thể của bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni được chế tạo bằng vóc lụa, lớn hơn một cái sân bóng rổ, chiều dài hơn 40m, rộng hơn 30m, từ từ được trải rộng trước đài triển Phật, hiển lộ hình ảnh chân diện Phật trong tiếng Pháp khí của chư tăng, trong làn khói tang yên và trong lời cầu nguyện của tín chúng. Hoạt động chúc mừng lễ Tuyết Độn của Lhasa bắt đầu long trọng khai mạc.
Lễ Tuyết Độn là hoạt động tôn giáo bắt nguồn vào khoảng thế kỷ XI - CN. Tuyết Độn nghĩa là tiệc ăn sữa chua. Sau thế kỷ XVII, lễ Tuyết Độn - Lhasa được kết hợp với tôn giáo, dần dần chuyển biến trở thành lễ hội vui chơi giải trí, cho nên lễ Tuyết Độn còn gọi là lễ ăn sữa chua, lễ hội Tây Tạng.
Tịch Nhiên (dịch) - phattuvietnam