đậu tương đen hữu cơ

Văn hóa - Dân tộc - Lịch sử

17:52 29/11/2011

Chùa Nguyệt Nham & sự tích núi Vua Bà (Ngô Thị Thu Hường)

(TG&DT) - Chùa được xây dựng từ thời Trần, người khởi công xây dựng chùa trên nền thảo am cũ là nàng Điểm Bích, một cung phi tài sắc song toàn, xinh đẹp, thơ hay, đàn giỏi, múa đẹp nổi tiếng thời Trần được vua Trần trao cho vàng ngọc để đi thử lòng Huyền Quang Lý Đạo Tái, đệ Tam tổ Thiền phái Trúc Lâm...

Chùa Nguyệt Nham tên chữ là Nham Nguyệt tự, tên Nôm là chùa Hang Tràm, thuộc thôn Liễu Đê, xã Tân Liễu, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Đây là một trong số ít ngôi chùa cổ mang dấu ấn văn hoá thời Trần, gắn liền với Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ở Bắc Giang.


 

Ảnh: Chuông chùa Nguyệt Nham.

 

Chùa nằm ở rìa làng Liễu Nham, dưới chân đỉnh Vua Bà thuộc sơn hệ Nham Biền.

 

Theo các cụ cao niên trong làng kể lại thì chùa Nguyệt Nham cổ xưa nằm trong Khe Hang (thuộc dãy núi Nham Biền). Chùa chỉ có 1 gian, 1 chái lợp bằng cỏ gianh. Xung quanh chùa là rừng thông, rừng tràm um tùm rậm rạp. Vì vùng này có nhiều cây tràm, người dân làng Cảnh Thuỵ lại dệt ra vải trắng nên thường đến đây lấy cây tràm về nhuộm vải mặc, do đó mới có tên là Hang Tràm.

 

Chùa được xây dựng từ thời Trần, người khởi công xây dựng chùa trên nền thảo am cũ là nàng Điểm Bích, một cung phi tài sắc song toàn, xinh đẹp, thơ hay, đàn giỏi, múa đẹp nổi tiếng thời Trần được vua Trần trao cho vàng ngọc để đi thử lòng Huyền Quang Lý Đạo Tái, đệ Tam tổ Thiền phái Trúc Lâm... Chuyện sau khi vu oan cho Huyền Quang nàng đã ân hận rời cung cấm về xây chùa rồi xuống tóc đi tu. Ban đầu không ai biết rõ tung tích, nhưng khi nàng mất người ta thấy trong người nàng số vàng ngọc mà vua Trần trao cho... Và cũng từ đó, đỉnh núi Nham Biền nơi có ngôi chùa được nhân dân gọi là núi Vua Bà.

 

Ngôi chùa nàng Điểm Bích xây dựng tồn tại đến thời Lê-Mạc thì dân làng chuyển chùa về trong làng, ngoảnh hướng Nam (hướng lên núi) nên dân làng ở vào thế đất nghịch, nay vẫn còn câu: “Hang Tràm, Ổ Cá, Trại Lá, Đông Loan” (để chỉ những vùng đất có dân nghịch). Bởi vậy dân làng lại tiếp tục chuyển chùa. Khi một số nghĩa sĩ của nghĩa quân Yên Thế về đây quyên góp lương thảo, mộ quân thì giặc Pháp đã tấn công đốt phá chùa. Giặc rút đi, nhân dân thu gom vật liệu, cúng lễ rồi tân tạo chùa Hang Tràm ở vị trí như ngày nay.

 

Chùa Nguyệt Nham hiện nay có 4 hạng mục chính là tiền đường, thượng điện, nhà tăng và nhà tạo soạn. Di tích có bình đồ kiến trúc hình chữ đinh (J), gồm toà tiền đường năm gian, nối với toà thượng điện ba gian. Phần liên kết các vì mái bằng các cấu kiện kiến trúc gỗ chắc chắn, với nhiều mảng chạm kênh bong các đề tài tứ linh, tứ quý. Trong chùa còn lưu giữ được gần 30 pho tượng Phật gỗ quý sơn thếp đẹp đẽ, mang niên đại thời Nguyễn (thế kỷ XIX), có giá trị lịch sử văn hoá và giá trị nghệ thuật. Nhà tổ, nhà tăng mỗi toà 5 gian gỗ lim cổ kính, không chạm khắc cầu kỳ.

 

Mặc dù được tôn tạo ở vị trí mới (cuối thế kỷ XIX) nhưng chùa Nguyệt Nham còn bảo lưu được nhiều cổ vật, hiện vật quý như: hệ thống bia đá, hoành phi, câu đối, chuông đồng, tượng phật, đồ thờ...  có niên đại thời hai Lê-Nguyễn (cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX). Đặc biệt trong đó có một tấm bia đá cổ thời Trần, niên hiệu Xương Phù (1387) là một hiện vật cổ, quý báu, có giá trị to lớn trong việc nghiên cứu lịch sử của ngôi chùa và vùng đất cùng con người nơi đây. Tấm bia có nội dung như sau: Miền đất này từ lâu đã có nơi thờ Phật. Sau có người được tôn xưng là Hoàng Bà sống vào khoảng thời vua Trần Anh Tông (1293-1314) đã đến đây xây tháp, tạc tượng để thờ Phật trên nền thảo am của nhà sư họ Đỗ... Đến năm Tân Dậu niên hiệu Đại Khánh thứ 8 (1321) Hoàng Bà lại khởi công các công trình như: Phật điện, gác chuông, tăng phòng  và hành lang hai bên tả hữu. Phía trước chùa nhìn ra sông lớn, có hàng tùng bách xum xuê dẫn thẳng vào chùa. Chùa tọa trên thế núi cao, thật xứng là nơi non xanh nước biếc sơn thuỷ hữu tình.

 

Việc tôn tạo hoàn tất thì Hoàng Bà cho người thỉnh mời Đại Không hòa thượng về cư trụ và giảng pháp. Đại Không hòa thượng lại thỉnh mời Thiện Nhãn thiền sư về cư trụ. Thiền sư cho sửa sang tu chỉnh làm cho chốn thiền lâm thêm xán lạn, xứng với công lao người trước đã tạo dựng và không hề thờ ơ, sao nhãng việc hương khói phụng Phật. Nhưng rồi vật đổi sao rời, qua mấy chục năm thiên tai địch họa, mưa gió phũ phàng hủy hoại làm cho cảnh chùa tan hoang mái đổ tường xiêu. Nơi tùng lâm ngày nào nay hoang phế trở thành nơi nghỉ chân cho trẻ mục đồng cùng đám tiều phu... Đến tháng 3 mùa xuân năm Đinh Mão niên hiệu Xương Phù (1387) nhà sư trụ trì không nỡ để cảnh chùa ngày thêm tiêu điều đã trùng tu tôn tạo và nhờ người soạn văn bia ghi lại sự việc đã qua...

 

Phần cuối bài minh ca tụng đức Phật từ bi và cảnh trí của chốn tùng lâm và thiên nhiên mỹ lệ của miền đất này. Dù bị mất một số chữ nhưng tấm bia này vẫn cung cấp cho hậu thế nhiều thông tin quý về một danh lam cổ tự được xây dựng từ thời Trần trên dãy Nham Biền cùng những thông tin khác về các danh tăng đương thời từng tu hành tại đây. Và đặc biệt tấm bia còn thông tin về Thiền sư Đại Không Hòa thượng, người có công khởi xướng quy tụ tăng đồ làm cho nơi đây trở thành trung tâm chấn hưng của Thiền phái Trúc Lâm. Sự kiện này có ý nghĩa rất lớn lao bởi Thiền phái Trúc Lâm khi truyền đến sư tổ Huyền Quang thì có thể nói là bắt đầu suy vi. Một vị có thể coi là Quốc sư như Huyền Quang còn bị vua Trần ngờ vực thì Phật phái Trúc Lâm làm sao có thể hưng thịnh được. Cho nên, công lao chấn hưng Phật phái Trúc Lâm của Đại Không Hòa thượng có ý nghĩa đặc biệt và có thể thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu về lịch sử Phật giáo Việt Nam.

 

Như vậy bước đầu có thể thấy, chùa Nguyệt Nham được khởi công xây dựng từ thời Trần và đã được tu sửa ở thời Lê, thời Nguyễn và các giai đoạn sau này. Việc phát hiện tấm bia đá cổ, các đồ thờ tự, đặc biệt là cách bài trí tượng Phật theo phái Tịnh Độ Tông và Thiền Tông của Thiền phái Trúc Lâm, cho thấy chùa Nguyệt Nham là công trình văn hoá tôn giáo mang đậm dấu ấn Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

 

Chùa Nguyệt Nham còn là trung tâm văn hoá tôn giáo, nơi tổ chức lễ hội truyền thống của nhân dân địa phương. Hội lệ hàng năm tổ chức ngày 8 tháng Giêng âm lịch. Trong ngày hội, ngoài phần dâng hương lễ Phật, còn có nhiều trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, thu hút sự quan tâm của đông đảo bà con trong vùng và du khách thập phương.

            

                                                                                     

Ngô Thị Thu Hường

Ban Quản lý di tích Bắc Giang, đường Ngô Gia Tự, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp