đậu tương đen hữu cơ

Văn hóa - Dân tộc - Lịch sử

22:25 09/04/2012

Đọc “Hồi ký – Hồ Chí Minh” của ký giả người Pháp Jean Lacouture

(TG&DT) - Trong số các nhà cách mạng thế kỷ 20, ông Hồ đã tiến hành cuộc chiến đấu dài nhất và tốn kém nhất chống lại hệ thống thuộc địa của các cường quốc. Một trong những ảnh hưởng của nó là gây ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trong đời sống quốc gia của một nước mạnh nhất của các nước tư bản, Hoa Kỳ.

“Tiểu sử của một lãnh tụ vĩ đại đã giải phóng dân tộc Việt thoát ách đô hộ của thực dân cũ và mới, dưới ngòi bút của một ký giả kỳ cựu nổi danh người Pháp Jean Lacouture.

 

Hồ Chí Minh

Tác giả: Jean Lacouture

Người dịch: Trần Thanh Lưu

 

Copyright © 1994-2009 Encyclopædia Britannica

Trích từ www.historychannel.com

 

Hồ Chí Minh, (tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, còn gọi là Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc) là người sáng lập Đảng Cộng Sản Đông Dương (1930) và tổ chức kế thừa là Việt Minh (1941), và là chủ tịch của nước Cộng hoà Dân chủ Việt Nam (miền Bắc Việt Nam từ năm 1945-1969). Trong vai trò lãnh đạo của phong trào dân tộc Việt Nam trong gần ba thập kỷ, ông Hồ là một trong những động lực chính của  phong trào chống thực dân sau Thế chiến II ở châu Á và là một trong những nhà lãnh đạo cộng sản có ảnh hưởng lớn nhất của thế kỷ 20.

 

Thuở thiếu thời

 

Là con trai của một nhà nho nghèo, ông Nguyễn Sinh Huy, Hồ Chí Minh đã lớn lên ở làng Kim Liên.Ông có một tuổi thơ khốn khổ, nhưng trong độ tuổi từ 14 đến 18, ông đã có thể đi học tại một trường phổ thông ở Huế.Sau đó ông trở thành một thầy giáo ở Phan Thiết và rồi học nghề tại một trường kỹ thuật ở Sài Gòn.

 

Năm 1911, dưới tên là Ba, ông đã tìm được việc làm như là một đầu bếp trên một tàu thủy hơi nước của Pháp. Ông là một thủy thủ trong hơn ba năm, đến thăm các cảng khác nhau ở châu Phi và các thành phố Boston và New York ở Hoa Kỳ. Sau khi sống ở London từ 1915 đến 1917, ông chuyển sang Pháp, nơi ông làm việc, lần lượt, như một người làm vườn, quét dọn, bồi bàn, sửa hình, và đốt lò.

 

Trong sáu năm sống ở Pháp (1917-1923), ông đã trở thành một nhà hoạt động xã hội, dưới tên Nguyễn Ái Quốc. Ông đã tổ chức một nhóm người Việt sống ở đó và vào năm 1919 gửi một bản kiến nghị tám điểm đến các đại biểu của các cường quốc tại Hội nghị Hòa bình Versailles nhằm kết thúc Thế chiến I. Trong bản kiến nghị, ông Hồ đòi hỏi giới cầm quyền thực dân Pháp ban quyền cho người dân bị trịở Đông Dương được bình đẳng với những người cai trị. Hành động này đã không được những phe hội họp đáp ứng, nhưng nó làm cho ông trở thành một anh hùng đối với nhiều người Việt Nam quan tâm đến chính trị. Năm sau, được thúc đẩy bởi sự thành công của cuộc cách mạng cộng sản ở Nga và học thuyết chống chủ nghĩa đế quốc của Vladimir Lenin, ông Hồ gia nhập Đảng Cộng Sản Pháp khi họ rút ra khỏi Đảng Xã hội trong tháng 12 năm 1920.

 

Sau nhiều năm hoạt động đấu tranh ở Pháp, nơi ông trở thành quen thuộc với hầu hết các nhà lãnh đạo của tầng lớp lao động Pháp, ông Hồ đã tới Moscow vào cuối năm 1923. Vào tháng Giêng năm 1924, sau cái chết của Lenin, ông đã cho đăng ở Pravda một bài điếu tang cảm động về sự ra đi của người sáng lập ra Liên Xô. Sáu tháng sau, từ 17 Tháng Sáu - 8 Tháng Bảy, ông tham gia tích cực tại Đại Hội lần thứ năm của Quốc tế Cộng sản, trong đó ông chỉ trích Đảng Cộng sản Pháp đã không phản đối chủ nghĩa thực dân mạnh mẽ hơn. Tuyên bố của ông tại Đại hội đã được quan tâm bởi vì nó chứa đựng những hình thành đầu tiên về niềm tin của ông vào tầm quan trọng của vai trò cách mạng của nông dân bị áp bức (đối lại với công nhân công nghiệp).

 

Trong tháng 12 năm 1924, dưới cái tên giả là Lý Thụy, ông Hồ đến Quảng Châu, Trung quốc một thành trì cộng sản, nơi mà ông đã tuyển dụng số cán bộ đầu tiên của phong trào dân tộc Việt Nam, tổ chức cho họ vào Việt Nam Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội (“Hiệp Hội Thanh Niên Cách Mạng Việt Nam"), đã trở nên nổi tiếng dưới tên Thanh Niên. Hầu như tất cả các thành viên của Hội vốn đã bị trục xuất khỏi Đông Dương vì niềm tin chính trị của họ và đã tập hợp cùng nhau tham gia trong cuộc đấu tranh chống lại sự cai trị của Pháp trên đất nước của họ. Như vậy, Quảng Châu đã trở thành quê hương đầu tiên của Chủ nghĩa Dân tộc Đông Dương.

 

Khi Tưởng Giới Thạch (Chiang Kai-shek), lúc đó là tổng chỉ huy của quân đội Trung Quốc, trục xuất được những người Cộng sản Trung Quốc khỏi Quảng Châu vào tháng Tư năm 1927, ông Hồ một lần nữa tìm cách lánh nạn qua Liên Xô. Năm 1928, ông đã đến Brussels và Paris và sau đó Siam (nay là Thái Lan), nơi ông trải qua hai năm như là một đại diện của Quốc tế Cộng sản, tổ chức thế giới của các đảng Cộng sản, trong vùng Đông Nam Á. Những đồ đệ của ông tuy vậy vẫn lưu lại ở Nam Trung Quốc.

 

Thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương

 

Các thành viên của Thanh Niên quyết định thành lập một Đảng Cộng Sản Đông Dương qua cuộc họp tại Hồng Kông tháng 5 năm 1929. Những thành viên khác – sống trong các thành phố Hà Nội, Huế và Sài Gòn đã bắt đầu công việc tổ chức - nhưng một số phụ tá của ông Hồ nấn ná chờ đợi sự hiện diện của nhà lãnh đạo của mình, người đã được Moscow tin cậy. Vì thế ông Hồ quay lại từ Xiêm La, và vào ngày 3 Tháng Hai 1930, ông chủ trì việc thành lập của đảng. Lúc đầu, nó được gọi là Đảng Cộng Sản Việt Nam, nhưng sau khi có lời khuyên của Liên Xô, tháng 10 năm 1930, ông Hồ lấy tên là Đông Dương Cộng sản Đảng. Trong giai đoạn này, ông Hồ đã hành động như là một trọng tài cho các cuộc xung đột giữa các phe nhóm khác nhau, hướng tổ chức đi vào hành động cách mạng, chứ không phải là một nhà phát động. Sự thận trọng của ông, nhận thức của ông về những điều khả thi, ông dè dặt không xa lánh Moscow, và ảnh hưởng của ông trên những người Cộng sản Việt Nam có thể được nhìn thấy trong những hành động này.

 

Việc ra đời của Đảng Cộng Sản Đông Dương (PCI) xảy ra cùng lúc với sự nổi dậy vũ lực của một phong trào tại Việt Nam. Sự đàn áp của người Pháp quả là tàn bạo; ông Hồ đã bị kết án tử hình vắng mặt như một nhà cách mạng. Ông tìm cách lánh nạn ở Hồng Kông, nơi mà cảnh sát Pháp đã được phép của người Anh cho dẫn độ ông, nhưng bạn bè đã giúp ông trốn thoát, và ông đã đến Moscow thông qua Thượng Hải.

 

Năm 1935 ông tham dự Đại Hội Cộng Sản Quốc tế lần thứ bảy tại Moscow, như là trưởng nhóm đại biểu của PCI, chính thức ủng hộ ý tưởng của Mặt trận Bình Dân (một liên minh với phe tả không Cộng sản chống lại chủ nghĩa phát xít) một chính sách mà ông Hồ đã cổ động trong một thời gian trước. Để phù hợp với chính sách này những người Cộng Sản ở Đông Dương điều chỉnh lập trường chống thực dân của họ vào năm 1936, cho phép hợp tác với “bọn thực dân chống phát-xít”. Việc thành lập chính phủ Mặt trận Bình dân của Léon Blum ở Pháp trong cùng năm cho phép các lực lượng cánh tảở Đông Dương được hoạt động tự do hơn, mặc dù ông Hồ, do vì bị kết tội vào năm 1930, đã không được phép trở về Việt Nam từ chốn lưu vong. Với sự sụp đổ của chính phủ Blum vào năm 1937, việc đàn áp lại tái diễn ở Đông Dương, và năm 1938, Mặt trận Bình Dân bị khai tử.

 

Chiến tranh thế giới lần thứ II và sự thành lập Nhà Nước Việt Nam

 

Năm 1938 ông Hồ quay sang Trung Quốc và lưu lại đấy một vài tháng với Mao Trạch Đông ở Yên-Tân. Khi Pháp bị Đức đánh bại vào năm 1940, ông Hồ và các phụ tá của ông, Võ Nguyên Giáp và Phạm Văn Đồng, liền mưu tính sử dụng sự thay đổi thời thế này để tiến hành mục tiêu riêng của họ. Vào khoảng thời gian này ông bắt đầu sử dụng tên Hồ Chí Minh (Kẻ Giác Ngộ). Vượt biên giới vào Việt Nam năm 1941, bộ ba và năm đồng chí khác tổ chức vào tháng 5 Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội (Liên Minh cho nền độc lập của Việt Nam), hay còn gọi là Việt Minh, điều này đã cho thấy tầm quan trọng đổi mới cho một chủ nghĩa dân tộc Việt kỳ lạ.

 

Tổ chức mới này đã buộc phải tìm kiếm sự giúp đỡ từ chính phủ của Tưởng Giới Thạch tại Trung Quốc.Nhưng họ Tưởng cho ông Hồ là cộng sản và ra lệnh bắt ông. Ông Hồ sau đó đã bị cầm tù tại Trung Quốc trong 18 tháng, trong thời gian đó ông đã viết cuốn “Ngục Trung Nhật Ký” (Nhật ký trong tù) nổi tiếng của ông từ nhà tù (một bộ sưu tập các bài thơ ngắn bằng tiếng Hán cổ văn, một hỗn hợp của niềm u uẩn, sự cam chịu, và một cuộc kêu gọi cho cuộc cách mạng). Bạn bè của ông đã giải cứu ông bằng một cuộc dàn xếp với Trương Phát Khuê (Chiang Fa-k'uei), một lãnh chúa ở Nam Trung Quốc, đồng ý hỗ trợ các lợi ích của Tưởng Giới Thạch ở Đông Dương chống lại người Pháp.

 

Năm 1945 hai sự kiện xảy ra đã mở đường quyền lực cho những nhà cách mạng Việt Nam.Đầu tiên, người Nhật hoàn toàn chiếm đóng Đông Dương và giam cầm hoặc hành quyết tất cả các quan chức Pháp. Sáu tháng sau đó, Hoa Kỳ thả quả bom nguyên tử xuống Hiroshima, và Nhật Bản đã hoàn toàn bị đánh bại. Như vậy, hai đối thủ mạnh nhất của Việt Minh và Hồ Chí Minh đều đã bị loại bỏ.

 

Hồ Chí Minh liền chộp lấy thời cơ.Trong vòng vài tháng, ông đã bắt liên lạc với các lực lượng Hoa Kỳ và bắt đầu cộng tác với Office of Strategic Services (OSS; một chiến dịch bí mật của Mỹ) chống lại Nhật. Hơn nữa, du kích Việt Minh của ông đã chiến đấu chống Nhật ở vùng núi Nam Trung Quốc.

 

Đồng thời, bộ đội do Võ Nguyên Giáp thành lập, theo chỉ đạo của Hồ Chí Minh, bắt đầu di chuyển vềHà Nội, thủ đô Việt Nam vào mùa xuân năm 1945. Sau khi Nhật Bản đầu hàng Đồng minh, họ đã vào Hà Nội vào ngày 19 Tháng Tám. Cuối cùng, vào ngày 2 tháng 9, trước một đám đông khổng lồ tụ tập tại Quảng trường Ba Đình, Hồ Chí Minh tuyên bố Việt Nam độc lập, trớ trêu sử dụng những từ gợi lại bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ: " "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc!"

 

Tuy vậy con đường của Việt Minh chưa hẳn đã được thong dong. Theo các điều khoản của một thỏa hiệp của Đồng minh, quân đội của Tưởng Giới Thạch được thuận là để thay thế quân Nhật Bản phía bắc vĩ tuyến 16. Quan trọng hơn, nước Pháp giờ đây đã được giải phóng và dưới sự lãnh đạo của Charles de Gaulle, dứt khoát là không có ý định chấp nhận việc đã rồi của một nước Việt Nam độc lập và cố gắng tái lập sự đô hộ của nó. Ngày 6 tháng 10, tướng Pháp, Jacques Leclerc đổ bộ vào Sài Gòn, vài ngày sau đó một bộ phận thiết giáp mạnh mẽ theo sau. Trong vòng ba tháng, Leclerc đã kiểm soát được Nam Việt Nam. Ông Hồ đã phải lựa chọn giữa việc tiếp tục cuộc chiến hay đàm phán. Ông đã chọn các cuộc đàm phán, nhưng không quên chuẩn bị rốt ráo cho một sự chuyển tiếp cho chiến tranh.

 

Chiến lược của Hồ Chí Minh là mượn người Pháp để làm cho lính Tàu ở phía bắc rút đi và sau đó thương thảo cho một hiệp ước với Pháp, trong đó công nhận nền độc lập, việc rút lui lực lượng của Leclerc, và đảm bảo sự thống nhất đất nước. Các cuộc đàm phán bắt đầu vào cuối tháng 10 năm 1945, nhưng người Pháp từ chối bàn về nền độc lập, và ông Hồ đã bị bế tắc. Đến tháng 3 bế tắc đã được phá vỡ: về phía ông, Hồ Chí Minh cho phép các đảng phái khác với Việt Minh được tham gia vào chính phủ mới, trong một nỗ lực để đạt được một cơ sở rộng lớn hơn hỗ trợ cho các yêu cầu đối với người Pháp; cùng lúc, Pháp đã gửi một phái đoàn ngoại giao đến Trung Quốc để đạt được việc rút lui của lính Trung Quốc. Điều này đã được thực hiện, và một số quân của Leclerc cũng rời khỏi Hải Phòng ở phía bắc. Sau khi an tâm với việc thoái bộ của lính Trung Quốc, ông Hồ đã ký một thỏa thuận với Pháp vào ngày 6 tháng 3. Theo điều khoản của nó, Việt Nam đã được công nhận như là một "nhà nước tự do với chính phủ, quân đội, và nền tài chính riêng," nhưng nó vẫn nằm trong một Liên Hiệp Pháp, trong đó, Paris tiếp tục đóng vai trò mấu chốt. Mười hai ngày sau đó, Leclerc vào Hà Nội với một vài tiểu đoàn, được đóng quân trong một khu vực giới hạn.

 

Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất

 

Hiệp ước đã không làm hài lòng những kẻ cực đoan ở cả hai bên, và Hồ Chí Minh đã sang Pháp mở một loạt các cuộc thương thảo (từ tháng 6 đến tháng 9 năm 1946) và ký kết một thỏa thuận thứ hai với chính phủ Pháp. Nhưng hòa bình đã bị phá vỡ bởi một sự cốở Hải Phòng (ngày 20-23 Tháng 11, 1946) khi một tàu tuần dương Pháp nổ súng vào thị trấn sau một cuộc đụng độ giữa binh sĩ Pháp và Việt Nam. Gần 6.000 người Việt Nam đã bị tử vong, và hy vọng cho một giải pháp hoà giải kết thúc. Chán nãn và vỡ mộng, Hồ Chí Minh đã không thể chống lại các đòi hỏi trả thù của những đồ đệtheo ông cứng rắn hơn, và chiến tranh Đông Dương đầu tiên đã bắt đầu vào ngày 19 Tháng 12.

 

Sau vài tháng, ông Hồ rút về an toàn khu ở một vùng hẻo lánh của miền Bắc Việt Nam, đã cố gắng thiết lập lại liên lạc với Paris, nhưng các điều khoản đề nghị với ông không thể chấp nhận được. Năm 1948 người Pháp đòi tái lập cựu hoàng Bảo Đại của An Nam (Việt Nam), vốn đã thoái vị trong cuộc cách mạng tháng Tám 1945. Những điều khoản này còn dễ chịu hơn so với những đề nghị với Hồ Chí Minh hai năm trước đó, vì Pháp đang cố gắng làm suy yếu Việt Minh bằng cách hỗ trợ các tầng lớp thống trị truyền thống tại Việt Nam. Nhưng chính sách này đã không thành công. Quân đội Việt Minh, chỉ huy bởi tướng Giáp, đã có thể cầm chân các lực lượng của Pháp và Bảo Đại với chiến thuật du kích và khủng bố, và đến cuối năm 1953 hầu hết các vùng nông thôn nằm dưới sự kiểm soát của Việt Minh, các thành phố lớn xem như là đã bị bao vây. Người Pháp đã bị đánh bại tại Điện Biên Phủngày 7 tháng 5 năm 1954, và phải thương lượng vì không có sự lựa chọn nào khác.

 

Hiệp định Geneva và cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai

 

Từ tháng 5 đến ngày 21 Tháng 7, 1954, đại diện của tám quốc gia - với Việt Nam được đại diện bởi hai đoàn đại biểu, một bên gồm những người ủng hộ Hồ Chí Minh, bên kia ủng hộ Bảo Đại đã gặp nhau tại Geneva để tìm một giải pháp. Họ kết thúc với một thỏa thuận theo đó Việt Nam bị chia đôi ở vĩ tuyến 17 cho đến khi có các cuộc bầu cử, dự kiến vào năm 1956, sau đó Việt Nam sẽ thành lập một chính phủ thống nhất.

 

Rất khó đánh giá vai trò của Hồ Chí Minh trong các cuộc đàm phán ở Geneva.Ông đã ủy quyền cho ông Phạm Văn Đồng, một đồng chí trung thành. Sự biểu lộ tiết chế của Việt Minh trong việc chấp nhận sự chia cắt đất nước và trong việc chấp nhận quyền kiểm soát lãnh thổ nhỏ hơn là phần họ đã chiếm giử được trong chiến tranh theo đúng mô hình được thiết lập bởi người đã ký thỏa thuận với Pháp năm 1946. Tuy nhiên, sự uyển chuyển này, cũng bởi do áp lực của Nga và Trung Quốc, đã không đạt được tất cả mọi thứ cho Việt Minh. Hà Nội bị thấu cáy vì các cuộc bầu cử để đảm bảo thống nhất đất nước đã bị hoãn lại vô thời hạn bởi Hoa Kỳ và Nam Việt Nam, vốn đã được tạo dựng ra trên cơ sở thực tế tại thời điểm này.

 

Bắc Việt Nam, nơi mà ông Hồ và các đồng chí của ông thiết lập, là một xứ nghèo, bị cắt rời khỏi những vùng nông nghiệp rộng lớn của miền Nam.Các nhà lãnh đạo của nó đã bị buộc phải yêu cầu viện trợtừ các đồng minh Cộng sản lớn hơn của họ, Trung Quốc và Liên Xô.Trong những điều kiện bất lợi ấy chế độ Hồ Chí Minh đã trở thành áp bức và độc tài toàn trị một cách cứng nhắc.Cố gắng cải cách ruộng đất trong các năm 1955-1956 đã được tiến hành với sự tàn bạo và đàn áp thiếu khôn ngoan. "Bác" Hồ, như ông đã được biết đến ở ngoài Bắc, đã có thể duy trì được uy tín rộng lớn của ông, nhưng ông đã từ bỏ một loại phẩm chất nhân đạo vốn đã làm nổi bật một số hoạt động cách mạng trước đây của mình mặc dù đã có cuộc thanh trừng tàn nhẫn các thành phần Trotskyists và chủ nghĩa tư sản dân tộc vào các năm 1945 -46.

 

Nhà chính trị lão thành này đã gặp may mắn hơn trong các lĩnh vực ngoại giao. Ông đến Moscow và Bắc Kinh (1955) và đến New Delhi, Jakarta (1958), khéo léo duy trì một sự cân bằng giữa các đồng minh Cộng sản của ông và thậm chí, tại thời điểm của cuộc du hành của ông tới Moscow vào năm 1960, đã hoạt động như một người trung gian giữa họ. Gắn liền bởi thói quen cũ, có lẽ do thiện cảm với Liên Xô, nhưng ý thức được vai trò phôi thai mà Trung Quốc đã đóng trong cuộc cách mạng ở châu Á, Hồ Chí Minh khéo léo duy trì một sự cân bằng giữa hai gã khổng lồ Cộng sản, quan tâm tới việc sử dụng các quan hệ với Moscow để giảm bớt ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Á, và trên hết, cẩn thận khẳng định quyền lợi của Việt Nam. Khi chiến tranh tái diễn, ông đã nhận được sự viện trợ cân bằng của cả hai bên.

 

Bắt đầu khoảng năm 1959, Bắc Việt Nam một lần nữa dính líu vào chiến tranh. Du kích quân, thường được gọi là Việt Cộng, đã tiến hành một cuộc nổi dậy vũ trang chống lại chế độ Ngô Đình Diệm do Mỹ hổ trợở miền Nam Việt Nam. Các nhà lãnh đạo của họ, các cựu chiến binh của Việt Minh, kêu gọi Bắc Việt yểm trợ. Vào tháng 7 năm 1959, tại một cuộc họp của Ủy ban Trung ương của Đảng Lao Động (Đảng của Công nhân) đã quyết định việc thiết lập chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc gắn liền với sự thống nhất với miền Nam. Chính sách này đã được thông qua tại Đại hội lần thứ ba của Đảng Lao Động được tổ chức ngay sau đó tại Hà Nội. Trong Đại hội, Hồ Chí Minh đã nhượng lại vị trí Tổng bí thư của Đảng của mình cho Lê Duẩn. Ông vẫn giữ vai trò Chủ tịch Nước, nhưng từ thời điểm này, hoạt động của ông phần lớn là ở đằng sau hậu trường. Ông Hồ vẫn tiếp tục có ảnh hưởng rất lớn trong guồng máy, vốn được vận hành bởi những đồ đệ cũ của mình như Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn, nhưng ông ít tham gia tích cực mà dần trở thành một biểu tượng đối với nhân dân nhiều hơn. Nhân cách công chúng của ông, chưa bao giờ trở thành thánh tượng của một sự sùng bái như đối với Joseph Stalin, Mao, hoặc thậm chí Josip Broz Tito, mà tốt nhất là được tượng trưng bằng cái tên thân yêu, Bác Hồ. Ông hiện thân cho sự đoàn kết cốt lỏi của gia đình Việt Nam bị chia lìa.

 

Ông đóng vai trò này với sự khéo léo, đã giúp ông khỏi phải giữ địa vị nào trong cuộc xung đột tàn phá đất nước, đặc biệt là sau khi các cuộc không kích của Mỹ chống lại miền Bắc bắt đầu vào năm 1965. Vào ngày 17 tháng 7 năm 1966, ông đã gửi một thông điệp cho toàn dân ("không có gì thắm thiết hơn với trái tim dân Việt Nam là độc lập và giải phóng" – hay LND: “Không có gì quí bằng độc lập và tự do”) đã trở thành phương châm cho mục tiêu của Bắc Việt. Ngày 15 Tháng 2, 1967, đáp lại một tin điện riêng của Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson, ông tuyên bố: "Chúng tôi sẽ không bao giờ đồng ý thương lượng dưới sự đe dọa của các vụ đánh bom." Ông Hồ sống để chỉ nhìn thấy sự khởi đầu của một vòng đàm phán lâu dài trước khi ông qua đời.Sự ra đi của nhà lãnh đạo đầy uy quyền này chắc chắn đã làm hỏng những cơ hội cho một cuộc dàn xếp giải quyết sớm (của cuộc chiến tranh Việt Nam).

 

Tầm quan trọng của Hồ Chí Minh

 

Trong số các nhà cách mạng thế kỷ 20, ông Hồ đã tiến hành cuộc chiến đấu dài nhất và tốn kém nhất chống lại hệ thống thuộc địa của các cường quốc. Một trong những ảnh hưởng của nó là gây ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trong đời sống quốc gia của một nước mạnh nhất của các nước tư bản, Hoa Kỳ. Là một nhà theo chủ nghĩa Mác, ông Hồ sánh vai với nhà lãnh đạo nước Nam Tư Tito như là một trong những bậc tiền bối của "chủ nghĩa cộng sản dân tộc" đã phát triển trong những năm 1960 và (ít ra có một phần) với Mao Trạch Đông của Cộng sản Trung Quốc trong việc coi trọng vai trò của nông dân trong cuộc đấu tranh cách mạng.

 

Hầu hết các bài viết của Hồ Chí Minh được thu thập trong hai bộ Tuyển Tập, đã được xuất bản tại Hà Nội vào năm 1960, trong loạt các ấn bản với ngôn ngữ nước ngoài.

 

Jean Lacouture

 

Bản quyền © 1994-2009 Encyclopædia Britannica, Inc. Thêm tin tức, xin viếng Britannica.com.

 

 

Nguyên Bản:

 

Ho Chi Minh

Jean Lacouture

 

Copyright © 1994-2009 Encyclopædia Britannica

 

Ho Chi Minh, (original nameNguyen Sinh Cung, also called Nguyen Tat Thanh, or Nguyen Ai Quoc) was a founder of the Indochina Communist Party (1930) and its successor, the Viet-Minh (1941), and president from 1945 to 1969 of the Democratic Republic of Vietnam (North Vietnam). As the leader of the Vietnamese nationalist movement for nearly three decades, Ho was one of the prime movers of the post-World War II anticolonial movement in Asia and one of the most influential communist leaders of the 20th century.

 

Early Life

 

The son of a poor country scholar, Nguyen Sinh Huy, Ho Chi Minh was brought up in the village of Kim Lien. He had a wretched childhood, but between the ages of 14 and 18 he was able to study at a grammar school in Hue. He is next known to have been a schoolmaster in Phan Thiet and then was apprenticed at a technical institute in Saigon.

 

In 1911, under the name of Ba, he found work as a cook on a French steamer. He was a seaman for more than three years, visiting various African ports and the American cities of Boston and New York. After living in London from 1915 to 1917, he moved to France, where he worked, in turn, as a gardener, sweeper, waiter, photo retoucher, and oven stoker.

 

During the six years that he spent in France (1917–23), he became an active socialist, under the name Nguyen Ai Quoc (“Nguyen the Patriot”). He organized a group of Vietnamese living there and in 1919 addressed an eight-point petition to the representatives of the great powers at the Versailles Peace Conference that concluded World War I. In the petition, Ho demanded that the French colonial power grant its subjects in Indochina equal rights with the rulers. This act brought no response from the peacemakers, but it made him a hero to many politically conscious Vietnamese. The following year, inspired by the success of the communist revolution in Russia and Vladimir Lenin's anti-imperialist doctrine, Ho joined the French Communists when they withdrew from the Socialist Party in December 1920.

 

After his years of militant activity in France, where he became acquainted with most of the French working-class leaders, Ho went to Moscow at the end of 1923. In January 1924, following the death of Lenin, he published a moving farewell to the founder of the Soviet Union in Pravda. Six months later, from June 17 to July 8, he took an active part in the fifth Congress of the Communist International, during which he criticized the French Communist Party for not opposing colonialism more vigorously. His statement to the congress is noteworthy because it contains the first formulation of his belief in the importance of the revolutionary role of oppressed peasants (as opposed to industrial workers).

 

In December 1924, under the assumed name of Ly Thuy, Ho went to Canton, a Communist stronghold, where he recruited the first cadres of the Vietnamese nationalist movement, organizing them into the Vietnam Thanh Nien Cach Menh Dong Chi Hoi (“Vietnamese Revolutionary Youth Association”), which became famous under the name Thanh Nien. Almost all of its members had been exiled from Indochina because of their political beliefs and had gathered together in order to participate in the struggle against French rule over their country. Thus, Canton became the first home of Indochinese nationalism.

 

When Chiang Kai-shek, then commander of the Chinese army, expelled the Chinese Communists from Canton in April 1927, Ho again sought refuge in the Soviet Union. In 1928 he went to Brussels and Paris and then to Siam (now Thailand), where he spent two years as a representative of the Communist International, the world organization of Communist parties, in Southeast Asia. His followers, however, remained in South China.

 

Founding of the Indochinese Communist Party

 

Meeting in Hong Kong in May 1929, members of the Thanh Nien decided to form an Indochinese Communist Party. Others—in the Vietnamese cities of Hanoi, Hue, and Saigon—began the actual work of organization, but some of Ho's lieutenants were reluctant to act in the absence of their leader, who had the confidence of Moscow. Ho was brought back from Siam, therefore, and on Feb. 3, 1930, he presided over the founding of the party. At first it was called the Vietnamese Communist Party, but after October 1930, Ho, acting on Soviet advice, adopted the name Indochinese Communist Party. In this phase of his career, Ho acted more as an arbiter of conflicts among the various factions, allowing the organization of revolutionary action, rather than as an initiator. His prudence, his awareness of what it was possible to accomplish, his care not to alienate Moscow, and the influence that he already had achieved among the Vietnamese Communists can be seen in these actions.

 

The creation of the PCI coincided with a violent insurrectionary movement in Vietnam. Repression by the French was brutal; Ho himself was condemned in absentia to death as a revolutionary. He sought refuge in Hong Kong, where the French police obtained permission from the British for his extradition, but friends helped him escape, and he reached Moscow via Shanghai.

 

In 1935 the seventh Congress of the International, meeting in Moscow, which he attended as chief delegate for the PCI, officially sanctioned the idea of the Popular Front (an alliance with the non-Communist left against Fascism)—a policy Ho had advocated for some time. In keeping with this policy the Communists in Indochina moderated their anticolonialist stance in 1936, allowing for cooperation with “antifascist colonialists.” The formation of Premier Léon Blum's Popular Front government in France in the same year allowed leftist forces in Indochina to operate more freely, although Ho, because of his condemnation in 1930, was not permitted to return from exile. Repression returned to Indochina with the fall of the Blum government in 1937, and by 1938 the Popular Front was dead.

 

World War II and the founding of the Vietnamese state

 

In 1938 Ho returned to China and stayed for a few months with Mao Zedong at Yen-an. When France was defeated by Germany in 1940, Ho and his lieutenants, Vo Nguyen Giap and Pham Van Dong, plotted to use this turn of events to advance their own cause. About this time he began to use the name Ho Chi Minh (He Who Enlightens). Crossing over the border into Vietnam in January 1941, the trio and five comrades organized in May the Viet Nam Doc Lap Dong Minh Hoi (League for the Independence of Vietnam), or Viet Minh; this gave renewed emphasis to a peculiarly Vietnamese nationalism.

 

The new organization was forced to seek help in China from the government of Chiang Kai-shek. But Chiang distrusted Ho as a Communist and had him arrested. Ho was then imprisoned in China for 18 months, during which time he wrote his famed Notebook from Prison (a collection of short poems written in classic Chinese, a mixture of melancholy, stoicism, and a call for revolution). His friends obtained his release by an arrangement with Chiang Fa-k'uei, a warlord in South China, agreeing in return to support Chiang's interests in Indochina against the French.

 

In 1945 two events occurred that paved the way to power for the Vietnamese revolutionaries. First, the Japanese completely overran Indochina and imprisoned or executed all French officials. Six months later the United States dropped the atomic bomb on Hiroshima, and the Japanese were totally defeated. Thus, the two strongest adversaries of the Viet Minh and Ho Chi Minh were eliminated.

 

Ho Chi Minh seized his opportunity. Within a few months he contacted U.S. forces and began to collaborate with the Office of Strategic Services (OSS; a U.S. undercover operation) against the Japanese. Further, his Viet Minh guerrillas fought against the Japanese in the mountains of South China.

 

At the same time, commandos formed by Vo Nguyen Giap, under Ho's direction, began to move toward Hanoi, the Vietnamese capital, in the spring of 1945. After Japan's surrender to the Allies, they entered Hanoi on August 19. Finally, on September 2, before an enormous crowd gathered in Ba Dinh Square, Ho Chi Minh declared Vietnam independent, using words ironically reminiscent of the U.S. Declaration of Independence: “All men are born equal: the Creator has given us inviolable rights, life, liberty, and happiness. . . !”

 

 

 

 

 

 

 

 

All obstacles were not removed from the path of the Viet Minh, however. According to the terms of an Allied agreement, Chiang Kai-shek's troops were supposed to replace the Japanese north of the 16th parallel. More significantly, France, now liberated and under the leadership of Charles de Gaulle, did not intend to simply accept the fait accompli of an independent Vietnam and attempted to reassert its control. On October 6 the French general Jacques Leclerc landed in Saigon, followed a few days later by a strong armoured division. Within three months, he had control of South Vietnam. Ho had to choose between continuing the fight or negotiating. He chose negotiations, but not without preparing for an eventual transition to war.

 

Ho Chi Minh's strategy was to get the French to make the Chinese in the north withdraw and then to work for a treaty with France in which recognition of independence, evacuation of Leclerc's forces, and reunification of the country would be assured. Negotiations began in late October 1945, but the French refused to speak of independence, and Ho was caught in a stalemate. In March the deadlock was broken: on his side, Ho Chi Minh allowed parties other than the Viet Minh to be included in the new government, in an attempt to gain a wider base of support for the demands made on the French; at the same time, the French sent a diplomatic mission to China to obtain the evacuation of the Chinese soldiers. This was done, and some of Leclerc's troops were also removed from Haiphong, in the north. Having secured the withdrawal of the Chinese, Ho signed an agreement with the French on March 6. According to its terms, Vietnam was recognized as a “free state with its own government, army, and finances,” but it was integrated into a French Union in which Paris continued to play the key role. Twelve days later, Leclerc entered Hanoi with a few battalions, which were to be confined to a restricted area.

 

The First Indochina War

 

The agreement was unsatisfactory to extremists on both sides, and Ho Chi Minh went to France for a series of conferences (June to September 1946) and concluded a second agreement with the French government. But the peace was broken by an incident at Haiphong (Nov. 20–23, 1946) when a French cruiser opened fire on the town after a clash between French and Vietnamese soldiers. Almost 6,000 Vietnamese were killed, and hope for an amicable settlement ended. Sick and disillusioned, Ho Chi Minh was not able to oppose demands for retaliation by his more militant followers, and the First Indochina War began on December 19.

 

 

After a few months, Ho, who had sought refuge in a remote area of North Vietnam, attempted to reestablish contact with Paris, but the terms he was offered were unacceptable. In 1948 the French offered to return the former Annamese (Vietnamese) emperor Bao Dai, who had abdicated in favour of the revolution in August 1945. These terms were more favourable than those offered to Ho Chi Minh two years earlier, because the French were now attempting to weaken the Viet Minh by supporting the traditional ruling class in Vietnam. But this policy was not successful. The Viet Minh army, commanded by Giap, was able to contain the French and Bao Dai's forces with guerrilla tactics and terrorism, and by the end of 1953 most of the countryside was under Viet Minh control, with the larger cities under a virtual state of siege. The French were decisively defeated at Dien Bien Phu on May 7, 1954, and had no choice but to negotiate.

 

The Geneva Accords and the Second Indochina War

 

From May to July 21, 1954, representatives of eight countries—with Vietnam represented by two delegations, one composed of supporters of Ho Chi Minh, the other of supporters of Bao Dai—met in Geneva to find a solution. They concluded with an agreement according to which Vietnam was to be divided at the 17th parallel until elections, scheduled for 1956, after which the Vietnamese would establish a unified government.

 

It is difficult to assess Ho's role in the Geneva negotiations. He was represented by Pham Van Dong, a faithful associate. The moderation exhibited by the Viet Minh in accepting a partition of the country and in accepting control of less territory than they had conquered during the war follows the pattern established by the man who had signed the 1946 agreements with France. But this flexibility, which was also a response to pressures exerted by the Russians and Chinese, did not achieve everything for the Viet Minh. Hanoi lost out because the elections that were to guarantee the country's reunification were postponed indefinitely by the United States and by South Vietnam, which was created on a de facto basis at this time.

 

North Vietnam, where Ho and his associates were established, was a poor country, cut off from the vast agricultural areas of the south. Its leaders were forced to ask for assistance from their larger Communist allies, China and the Soviet Union. In these adverse conditions Ho Chi Minh's regime became repressive and rigidly totalitarian. Attempted agricultural reforms in 1955–56 were conducted with ignorant brutality and repression. “Uncle” Ho, as he had become known to the North Vietnamese, was able to preserve his immense popularity, but he abandoned a kind of humane quality that had distinguished some of his previous revolutionary activities despite ruthless purges of Trotskyists and bourgeois nationalists in 1945–46.

 

The old statesman had better luck in the field of diplomacy. He traveled to Moscow and Peking (1955) and to New Delhi and Jakarta (1958), skillfully maintaining a balance between his powerful Communist allies and even, at the time of his journey to Moscow in 1960, acting as a mediator between them. Linked by old habit, and perhaps by preference, to the Soviet Union, but aware of the seminal role China had played in the revolution in Asia, preoccupied with using his relations with Moscow to lessen China's influence in Asia, and, above all, careful to assert Vietnamese rights, Ho Chi Minh skillfully maintained a balance between the two Communist giants. When the war was resumed, he obtained an equal amount of aid from both.

 

Beginning about 1959, North Vietnam again became involved in war. Guerrillas, popularly known as the Vietcong, were conducting an armed revolt against the U.S.-sponsored regime of Ngo Dinh Diem in South Vietnam. Their leaders, veterans of the Viet Minh, appealed to North Vietnam for aid. In July 1959, at a meeting of the central committee of Ho Chi Minh's Lao Dong (Worker's Party), it was decided that the establishment of socialism in the North was linked with the unification with the South. This policy was confirmed by the third congress of the Lao Dong, held shortly thereafter in Hanoi. During the congress, Ho Chi Minh ceded his position as the party's secretary-general to Le Duan. He remained chief of state, but, from this point on, his activity was largely behind-the-scenes. Ho certainly continued to have enormous influence in the government, which was dominated by his old followers Pham Van Dong, Truong Chinh, Vo Nguyen Giap, and Le Duan, but he was less actively involved, becoming more and more a symbol to the people. His public personality, which had never been the object of a cult comparable to that of Joseph Stalin, Mao, or even Josip Broz Tito, is best symbolized by his popular name, Uncle Ho. He stood for the essential unity of the divided Vietnamese family.

 

 

 

This role, which he played with skill, did not prevent him from taking a position in the conflict ravaging his country, especially after American air strikes against the North began in 1965. On July 17, 1966, he sent a message to the people (“nothing is as dear to the heart of the Vietnamese as independence and liberation”) that became the motto of the North Vietnamese cause. On Feb. 15, 1967, in response to a personal message from U.S. President Lyndon Johnson, he announced: “We will never agree to negotiate under the threat of bombing.” Ho lived to see only the beginning of a long round of negotiations before he died. The removal of this powerful leader undoubtedly damaged chances for an early settlement.

 

Ho Chi Minh's importance

 

Among 20th-century revolutionaries, Ho waged the longest and most costly battle against the colonial system of the great powers. One of its effects was to cause a grave crisis in the national life of the mightiest of capitalist countries, the United States. As a Marxist, Ho stands with the Yugoslav leader Tito as one of the progenitors of the “national Communism” that developed in the 1960s and (at least partially) with Communist China's Mao Zedong in emphasizing the role of the peasantry in the revolutionary struggle.

 

Most of Ho Chi Minh's writings are collected in the two-volume Selected Works, published in Hanoi in 1960, in the series of Foreign Language Editions.

 

Jean Lacouture

 

Copyright © 1994-2009 Encyclopædia Britannica, Inc. For more information visit Britannica.com.

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp