Đường đi từ Thông Đàn lên Am Ngọa Vân đỡ vất vả hơn nhiều so với từ Cửa Phủ lên Thông Đàn. Vì đã không còn những con dốc đứng, tuy dễ đi hơn, đỡ mất sức hơn nhưng lối đi lại nhỏ, hẹp, trong rừng Trúc bạt ngàn, có nhiều lối rẽ khác nhau, sẽ rất dễ bị lạc đường, nếu không có người dẫn đường am hiểu đường đi lối lại.
Hai bên lối đi, trúc mọc chằng chịt, lối mòn này ít người đi qua lại, vì đã có nhiều nhánh trúc mọc te tua che chắn.
Đi khoảng gần 1h thì chúng tôi đã đến Chùa Ngọa Vân cũ, dẫu không hiểu biết về phong thủy và địa thế nhưng bất kỳ ai đứng ở điểm này đều có thể cảm nhận được địa thế rất đẹp, hùng vĩ của cảnh sắc nơi đây.
Lên Chùa Ngọa Vân mới, lúc đầu dự định ở lại khoảng 15 phút, và chúng tôi sẽ tiếp tục đi thăm Hồ Thiên nơi còn lưu giữ những dấu tích cực kỳ quan trọng trong quần thể di tích Yên Tử. Bên cạnh đó, một thắng cảnh không thể bỏ qua là núi Đá Chồng - một thung lũng tuyệt đẹp giữa dãy núi Yên Tử, và có lẽ cũng hiếm có nơi nào trên đất nước ta có được một thung lũng đẹp như thế được mang tên thung lũng Đá Chồng.
Lên Chùa, chỉ gặp một vài vị Phật tử ở lại trông coi Chùa, còn vị Đại đức Trụ trì đã xuống núi từ mấy hôm nay. Trước khi lên đây, nhóm Phật tử chúng tôi ao ước được gặp vị Đại đức có công bám trụ nơi này, dùng ánh sáng từ bi nhà Phật, xua tan lòng tham tà của những kẻ phá hoại, để cho đến hôm nay còn lưu giữ được bảo Tháp Phật Trần Nhân Tông và ngôi am nhỏ chính nơi Vua đã hóa Phật. Có thể nói đó là những báu vật vô giá của Phật giáo Việt Nam.
Khi hỏi vị Phật tử là bao giờ thì Đại đức Thích Thanh Tiến sẽ trở lại Chùa, vị Phật tử cũng không thể biết được, vì ở đây không thể liên hệ được qua điện thoại. Như có một linh cảm, thay vì dự kiến sẽ "rút lui" sau 15 phút, tôi quyết định đúng 10h sáng sẽ xuống núi, và cứ ở lại trò chuyện, vãn cảnh nơi đây....
Nếu có ai nói đó là sự "ngẫu nhiên" thì cũng không sai, nhưng với chúng tôi những Phật tử trẻ, chúng tôi tin đã nhận được những may mắn không hề ngẫu nhiên.
Mọi người đang chuẩn bị gửi lời chào vị Phật tử trông coi nơi này, thì nghe thấy tiếng bước chân và tiếng trò chuyện, chúng tôi nhìn xuống phía dưới Chùa thì thấy Thầy - Đại đức Thích Thanh Tiến xuất hiện. Đi cùng Thầy có 10 vị Phật tử lên viếng Chùa, mặc dù khá mệt và bận nhiều việc, song Đại đức đã vui vẻ trò chuyện và cùng chụp ảnh trước Am Ngọa Vân.
Theo cung đường đã chọn, chúng tôi khi đi lên Am Ngọa Vân đi từ hướng Trại Lốc (xã An Sinh - Đông Triều) qua Cửa Phủ - Thông Đàn - Am Ngoa Vân. Nay, xuống đi vòng cung khác, từ Am Ngọa Vân rẽ sang Hồ Thiên, xuôi qua thung lũng Đá Chồng về thôn Tây Sơn, và xuống chân núi là địa phận thuộc thôn Tây Sơn (xã Bình Khê - Đông Triều).
Đó là một vòng tròn khép kín, trải qua nhiều di tích quan trọng, nếu như muốn đi nhanh thì chọn đường lên từ thôn Tây Sơn lên Am Ngọa Vân là con đường ngắn nhất hiện nay, song nếu đi như thế sẽ chưa trải qua và hình dung được con đường mà ngày trước Vua Trần Nhân Tông đã đi qua.
Di tích này chỉ còn nền móng, một căn nhà với chất liệu nhìn thấy có lẽ cũng chỉ mới được xây dựng sau này, đã bị đổ còn trơ khung Quan sát cả khu móng, đặc biệt là những bệ đá, bệ cột được chạm khắc rất tinh xảo, đẹp và to,...có những cột có đường kính khoảng 1m2. Chứng tỏ nơi đây đã có cả công trình kiến trúc đồ sộ...
Ở đây còn có vài mộ Tháp còn lại. Nhưng chữ Nho, chữ Hán không biết, chúng tôi chỉ biết ngắm nhìn và hình dung về một địa danh mà đức Vua Trần Nhân Tông đã từng tu tập ở đây.
Từ di tích Chùa cũ đến nơi Phật hoàng Nhập niết bàn chỉ cách một con dốc nhỏ, thoai thoải dài hơn 100m.
Ngôi nhà này mới được dựng lên cách đây vài chục năm, tạm gọi là Chùa Ngọa Vân. Trong những năm từ 1970 - 1980, khi những kẻ phá hoại đã đi lùng sục khắp núi rừng Yên Tử, ở đâu chưa có bóng người trông coi là chúng phá hoại để tìm cổ vật, ...
Ngay cả Tháp của Vua Trần Nhân Tông cũng đã bị chúng nhòm ngó. Sự linh thiêng ẩn hiện, khi có vị Đại đức xuất hiện đúng lúc, Thầy quyết tâm dựng nhà ở lại đây để bảo vệ di tích đã làm chùn bước cái ác, lòng tham điên đảo của những kẻ phá hoại... Vị sư đó đã cần mẫn ghép lại tấm bia này từ những mảnh vỡ...
Đây là ngôi bảo Tháp Phật Trần Nhân Tông. |
Chếch lên phía bên phải Chùa Ngọa Vân mới khoảng 20m, tương truyền nơi đây là Am Ngọa Vân chính là nơi Vua Trần Nhân Tông nhập niết bàn, và trở thành Phật. Tượng bên trong miêu tả tư thế Phật Trần Nhân Tông lúc nhập cõi Niết Bàn, tại Am Ngọa Vân. |
|
Một vài hình ảnh tại Ngọa Vân
Chụp ảnh kỷ niệm cùng Đại đức Thích Minh Tiến phía trước Am Ngọa Vân.
Niềm mong mỏi của chúng tôi đã thành hiện thực, được gặp quý Thầy, cả nhóm mãn nguyện rời Am Ngọa Vân đi về thung lũng Đá Chồng.
|
Suốt dọc cả đường đi lên và xuống thành một cung đường khép kín. Duy nhất có căn nhà nhỏ của ông lão chăn bò là trạm dừng chân cho những người lên Am Ngọa Vân, cũng như những người đi rừng. Chúng tôi ghé qua, và thoáng chút thất vọng khi hai vợ chồng ông lão chăn bò đi vắng, cánh cửa khép kín... |
Chánh Thường do bận chụp ảnh, nên ít xuất hiện trong ảnh, ngồi trầm ngâm bên một tảng đá.... Ở đây có rất nhiều đá, cục nọ chồng lên cục kia rất đẹp. Có phải vì thế mà nơi này mang tên Đá Chồng? - (ảnh do Thuyên người dẫn đường chụp)
Không gặp vợ chồng ông lão, chúng tôi đang định tạm biệt ngôi nhà nhỏ bên thung lũng Đá Chồng - cảnh sắc đẹp như một bức tranh thì từ đằng xa thấy một ông cụ xuất hiện. Đó chính là chủ nhân của ngôi nhà, ông lão từ trên đỉnh núi thấy có người lạ và tiếng chó sủa nên đã kịp "hạ sơn".
Việc đầu tiên sau khi hỏi thăm chúng tôi, ông lão đã đi vo gạo chuẩn bị bữa cơm đãi khách,...Nhưng để kịp giờ về xuôi, chúng tôi đã không kịp ăn trưa, chỉ kịp thưởng thức món ăn "đặc biệt" ở bức ảnh sau. Đó là trứng gà luộc. Chia tay ông lão tốt bụng, hiếu khách, chúng tôi theo Thuyên đi xuống thôn Tây Sơn để kịp về Hà Nội...
|
|
Còn nữa....
Bài: Giới Minh Ảnh: Chánh Thường
|
|
|
|
|
|
|
|
|