Hơn nửa năm nay, vấn đề cụ rùa được cư dân mạng theo dỏi bằng một tình cảm trân quý và xót xa. Hết họp đến bàn luận, thảo kế hoạch rồi lập phương án, một chuyện nhỏ như thế mà gần một năm chưa có kết quả cụ thể, trong khi sức khỏe và vết thương của cụ rùa ngày một xấu đi. Toàn dân vất vả cho cuộc sống, thế mà họ vẫn quan tâm đến cụ rùa một cách chân thành, họ sốt suột, không biết phải làm gì để góp phần cứu nguy cụ, ngược lại, cán bộ chuyên ngành lại không có phương án kịp thời để giải quyết vấn đề; thế mà, gần đây, Vietnam Net được ông Tiến sĩ "dỏm" trả lời khi phỏng vấn sự việc của Hồ Gươm:
Xin ông cho biết việc "đánh đồng" rùa truyền thuyết trong lịch sử và "cụ" rùa ở hồ Hoàn Kiếm hiện nay có sai lệch thế nào?
Tiến sĩ Vũ Thế Long: Truyền thuyết là những câu chuyện mà người ta đồn đại, đó không hẳn là một sự thật khoa học. Ta có thể tham khảo truyền thuyết để hiểu được tiền nhân gửi gắm lại điều gì cho mai sau qua cái truyền thuyết ấy.
Chuyện rùa hồ Hoàn Kiếm mà truyền thuyết lưu lại xét về mặt sinh học hoàn toàn là không có thật. Đừng mơ hồ chuyện đó.
Quan niệm "cụ" rùa đang thỉnh thoảng hiện hữu ở hồ Hoàn Kiếm là rùa thiêng huyền thoại có thể đem đến nguy hại vì rất có thể "cụ" rùa sinh học rồi cũng có thể chết đi theo quy luật tự nhiên mà cụ rùa trong tâm thức, tình cảm của người dân thì cần sống mãi, ông có ý kiến gì về vấn đề này?
Tâm thức dân ta là một chuyện còn sự có mặt của một con vật đang tồn tại lại là chuyện khác. Đừng lẫn lộn. Vật chất tồn tại theo quy luật của tự nhiên. Sinh vật có sinh có tử là chuyện thường tình. Có gì mà phải làm rùm beng lên! Đừng tự huyễn hoặc mình và chớ thổi to những chuyện mê tín dị đoan lên.
Rùa chết thì chôn hay đem cho bảo tàng lưu giữ để mọi nhà khoa học có điều kiện nghiên cứu. Đó là chuyện bình thường.
Chuyện truyền thuyết dị đoan thể hiện cái tâm thức của con người và có thể chỉ là gửi gấm của tiền nhân đến mai sau về ý chí gìn giữ độc lập dân tộc thôi. Nó chỉ có giá trị về tinh thần, hoàn toàn không có thật.
Việc duy nhất chúng ta nên tính đến bây giờ là khẩn trương tìm mọi cách cứu "cụ". Nếu không hậu quả sẽ khôn lường. ???
Theo VietNamNet.
Ai từng theo dỏi trang mạng, đều đọc được những phản ứng của nhân dân trước thái độ tắc trách và ngôn từ vô cảm của một Tiến sĩ có đầu nhưng không có óc và thiếu trái tim. Người dân không tin ông ta là người Việt Nam, nếu là Việt Nam thì là kẻ vô thần của những thế kỷ trước.
Vũ Thế Long xác định truyền thuyết là sự đồn đại, không thật? Nếu thời gian sau mất dấu cụ rùa, con cháu có xem cụ rùa hồ gươm là một truyền thuyết như khủng long và những sinh vật thời tiền sử? Khi mà con người không chứng minh được những huyền thoại do tiền nhân để lại, đều xem chúng là truyền thuyết không có thật. Nếu quan niệm đó phát xuất của giới bình dân, có thể tạm chấp nhận; nhưng một trí thức và nhà khoa học có quan điểm như thế khi chưa nắm vững nguồn gốc gọi là truyền thuyết, vội phủ nhận, đó là loại “trí thức hồ đồ” hay có thể hiểu là loại “hồ đồ trí thức”. Ngày nay khoa học đã chứng minh được rất nhiều truyền thuyết mà tiền nhân đã nói, truyền thuyết như thế không thể là huyền thoại không thật.
Ba ngàn năm trước, đức Phật bảo vũ trụ có ‘tam thiên đại thiên thế giới’, trong nước có ‘vi trùng’, có những ‘thế giới có hai mặt trời, hai mặt trăng’… ai cũng cho là huyền thoại. Và Vatican ngày nay không thể bảo Galileo và Bruno là ảo tưởng khi cho rằng trái đất tròn và quay quanh mặt trời. Như vậy, truyền thuyết, huyển thoại không hẳn là đồn đại mà vì trình độ chưa đủ tầm với. Có những phim giả tưởng trở thành sự thật một thời gian sau khi tiến bộ khoa học đủ khả năng minh chứng. Một trí thức hay một nhà khoa học chân chánh, không vội phủ nhận những gì mà mình chưa đủ trình độ nắm bắt.
Vũ thế Long chưa trang bị cho mình một kiến thức tổng quát khi được gọi là Tiến sĩ. Nhà Phật từng bảo: Nhất thiết duy tâm tạo. Nghĩa là tất cả do tâm mà có. Gốc đa, ông Táo, mình tin linh là nó linh, Linh bất linh tại ngã, thế tại sao Vũ Thế Long bảo:
Tâm thức dân ta là một chuyện còn sự có mặt của một con vật đang tồn tại lại là chuyện khác. Đừng lẫn lộn. Vật chất tồn tại theo quy luật của tự nhiên.
Vũ thế Long lại đem luận cứ Duy vật ra để tách rời Tâm thức dân tộc và sự có mặt của một linh vật là hai phạm trù biệt lập. Thảo nào não bộ của Vũ thế Long và bằng Tiến sĩ là hai cái không tương xứng nhau.
Chuyện rùa hồ Hoàn Kiếm mà truyền thuyết lưu lại xét về mặt sinh học hoàn toàn là không có thật. Đừng mơ hồ chuyện đó.
Căn cứ vào đâu mà Vũ thế Long bảo là không có thật, đừng mơ hồ chuyện đó? Chính quan niệm: Vật chất tồn tại theo quy luật của tự nhiên. Mới là chuyện mơ hồ. Ngày nay, duy vật biện chứng phải đồng hành cùng duy tâm mới giải quyết được những tồn tại mà gọi là khách quan đó, đang đi vào bế tắt vì quan điểm biên kiến. Nếu duy vật biện chứng có khả năng giải quyết mọi vấn đề trong đời sống mà không cần có sự can thiệp của tâm thức thì Xã Hội Chủ Nghĩa đã phát triển vượt bậc.
Một đất nước mà trí thức như Vũ thế Long có tầm nhìn quá nông cạn, thảo nào đất nước không phát triển nỗi.
Chuyện rùa hồ Hoàn Kiếm mà truyền thuyết lưu lại xét về mặt sinh học hoàn toàn là không có thật. Đừng mơ hồ chuyện đó.
Chuyện Vũ Thế Long mà truyền thuyết gia tộc là nông dân hay quan quyền, xét về mặt sinh học di truyền cũng hoàn toàn là không thật. đừng mơ hồ chuyện đó???
Sinh vật có sinh có tử là chuyện thường tình. Có gì mà phải làm rùm beng lên! Đừng tự huyễn hoặc mình và chớ thổi to những chuyện mê tín dị đoan lên.
Vâng, sinh vật có sinh có tử là chuyện thường tình. Có gì mà phải làm rùm beng lên! Ừ nhỉ bản thân Vũ thế Long, gia đình vợ con bố mẹ, anh chị, bè bạn Vũ thế Long có sinh có tử cũng là chuyện thường, sao phải hốt hoảng đi bác sĩ chỉ vì cơn sốt hoặc cái đau răng nhỉ?
Rùa chết thì chôn hay đem cho bảo tàng lưu giữ để mọi nhà khoa học có điều kiện nghiên cứu. Đó là chuyện bình thường. Có gì mà đảng phải sợ?
Vũ thế Long chết thì chôn hay đem bỏ vào hồ tẩm xác cho sinh viên thực tập nghiên cứu, có gì mà gia nhân phải sợ đến độ khóc lóc ầm ỷ?
Chưa nói tới ngôn từ xúc phạm một linh vật 700 năm tuổi mà toàn dân tôn kính gọi bằng cụ, thì Vũ thế Long gọi bằng con vật? Nếu là con vật như thế vẫn giá trị hơn một con người của Vũ thế Long, vì một con vật biểu tượng cho tính kiên nhẫn và sự sinh tồn của một dân tộc, được toàn dân tôn kính thì con vật đó giá trị hơn một Tiến sĩ vô cảm, vô tri.
Trước nỗi xót xa theo dỏi từng ngày về sức khỏe cụ rùa, nhân dân ta thể hiện một tình cảm sâu sắc đối với linh vật gắn liền lịch sử dân tộc; chính nhờ tình cảm dân tộc đó mà dân ta đã thắng bao cuộc xâm lăng từ phương Bắc. Một con người không có tình cảm với người và loài vật thi không xứng đáng với con cún trong gia đình chứ chưa nói đến một tình tự dân tộc đã trải qua bao thăng trầm mà dân tộc và vật linh như Long Lân Quy phụng từng tồn tại trong tâm tư của nhân dân ta, họ đã thể hiện tình cảm và sự tri ân tiền hiền liệt tổ. Kẻ không biết tri ân, không có tình cảm cho dù là con vật nuôi, thì không thể được xem là con người đạo đức chứ chưa nói đến là một trí thức của một dân tộc nặng về ân nghĩa.
Trên trang mạng hằng ngày có hàng ngàn sự phản hồi của cư dân mạng, trong đó hầu hết là các em học sinh, sinh viên đều quan tâm, đó là chuyện đáng mừng của thế hệ trẻ còn lương tri của một dân tộc. Thế hệ của Võ thế Long được giáo dục theo chiều kích duy vật thuần túy nên giá trị con người chỉ còn phân nửa. Rất may, con người như Vũ thế Long không có nhiều trong xã hội ta. Đất nước ta vẫn còn nhiều trái tim nhân ái, hy vọng cán bộ chuyên ngành động vật sớm nhiệt tâm trong việc cứu giúp cụ rùa.
Tinh thần trách nhiệm và lòng ưu ái đối với mọi sinh vật thể hiện trình độ văn minh của một dân tộc. Nhân dân ta không thiếu, vì quá khứ tình cảm và ân nghĩa của dân tộc ta trải dài trong 4.000 năm văn hiến, nếu bất trắc xẩy ra một tuýp người lạc loài như Vũ Thế Long, chúng ta hãy xem đó là loại biến đổi gen dị tật của một dân tộc.
Tình cảm dân tộc với sinh vật huyền thoại luôn thể hiện hàng ngày trên báo mạng hàng ngày cho chúng ta một niềm tin rằng dân tộc ta vẫn còn đủ tình cảm đứng trước mọi phong ba bảo táp đối với dân tộc.