đậu tương đen hữu cơ

SOS & Suy ngẫm

11:11 18/08/2011

Từ thiện, tâm linh cần minh bạch

Thiết nghĩ, cũng cần minh bạch trong các hoạt động mang tính từ thiện và tâm linh này. Hãy phân biệt rạch ròi giữa hoạt động mua bán trong đời thường tuân theo quy luật thị trường và hoạt động từ thiện, tâm linh mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, cao cả.

Một xã hội lành mạnh là một xã hội minh bạch trong mọi phương diện. Cần có sự phân biệt rạch ròi giữa hoạt động từ thiện, tâm linh và hoạt động kinh doanh.


Từ thiện hay kinh doanh?


Đang làm việc tại nhà, tôi bất ngờ có vị khách đến thăm. Chàng thanh niên trẻ tuổi, mặc áo màu xanh, đeo túi xách giới thiệu là người của Hội người mù Can Lộc (Hà Tĩnh) đi bán hàng giúp người mù. Chàng thanh niên đưa giấy giới thiệu của các cấp, các ngành, có cả giấy giới thiệu của Chủ tịch UBND xã nơi tôi cư trú, đề nghị tôi mua giúp một số bó đũa để giúp đỡ  người tàn tật. Tôi xem thấy đó là những đôi đũa bằng gỗ, được sản xuất bằng máy, không ghi nơi sản xuất, chỉ dán nhãn của Hội người mù Can Lộc, ghi giá 15 nghìn đồng/bó (10 đôi). 


Tôi hỏi loại đũa này do ai sản xuất thì người thanh niên bảo không biết; nhưng lại nói: “Đây là loại đũa rất tốt, không thấm nước”. Tôi nói: “Nhà tôi không dùng loại đũa này, chỉ ủng hộ một ít tiền cho Hội người mù”. Chàng thanh niên vẫn “vận động” tôi mua và nói: “Có nhiều người mua lắm, có nhà mua đến mấy bó” nhưng không lay chuyển được tôi. Tôi mời uống nước, nhưng anh này từ chối và đi rất nhanh, có lẽ tranh thủ đi cho được nhiều nhà.

Sở dĩ tôi không mua đũa bởi đây không phải là đũa do người mù làm, mà là loại đũa giá rẻ, trôi nổi trên thị trường, rất có thể là đũa xuất xứ từ Trung Quốc. Tôi nghĩ chẳng thà giúp những người không may một ít tiền còn hơn là mua một thứ hàng không thể dùng được, vứt đi rất lãng phí.


Hiện nay, nhiều cá nhân đến các công sở, trường học, địa phương cầm theo giấy giới thiệu của một số trung tâm nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, người tàn tật…để bán một số hàng hóa nhằm quyên góp giúp đỡ những người không may. Thiết nghĩ, việc giúp đỡ những người nghèo, những người không may mắn là nghĩa vụ, trách nhiệm và là nghĩa cử đáng trân trọng của mọi người, của toàn xã hội. Tuy nhiên, cần có sự minh bạch trong hoạt động này.


Thường những thứ hàng hóa mà những người đi bán như trên đều là hàng hóa trôi nổi, kém chất lượng như bút bi, tăm tre, đũa…Nhiều người vì nể nang, vì động cơ từ thiện mà mua chứ thực ra không có nhu cầu, hoặc mua rồi không sử dụng. Tôi đã chứng kiến các em học sinh sau khi được phát tăm mua từ thiện đã vứt lung tung làm bẩn cả lớp học. Bút bi cũng rất kém, có cái chưa kịp dùng đã hỏng, hoặc học sinh mua rồi ném trêu đùa nhau. Lại có hiện tượng một số người giả danh bán tăm từ thiện ở các bến xe, bến tàu với số lượng lớn, giá cắt cổ, khi người ta không mua thì có lời lẽ khiếm nhã…


Thiết nghĩ, nếu như những hàng hóa do chính người tàn tật làm ra thì người mua là để ủng hộ, động viên người tàn tật, còn nếu mua những thứ hàng hóa như trên thì mua chỉ khuyến khích loại hàng hóa trôi nổi, kém chất lượng. Vì vậy, thiết nghĩ thay vì bỏ tiền ra mua thứ hàng hóa kém chất lượng, không có giá trị sử dụng, hãy ủng hộ người tàn tật một ít tiền mặt thì còn có ích hơn. Còn nếu đã mua bán thì phải tuân theo quy luật thị trường, thuận mua vừa bán, không nên nhập nhèm giữa hai hoạt động này.

“Dịch vụ” tâm linh


Lại có một hoạt động khác, không biết diễn đạt thế nào cho chính xác, tạm gọi là “dịch vụ tâm linh”. Đó là có một số người ăn mặc đồ nhà chùa, đeo túi xách đi đến các gia đình để bán hương. Mỗi bó hương được bán với giá gấp đôi, gấp ba, thậm chí gấp hàng chục lần giá thực. Họ nói là mua hương để ủng hộ nhà chùa, và sẽ được Phật phù hộ độ trì. Hầu hết các gia đình đều mua,  ít thì một bó, nhiều thì hàng chục bó.


Một chị trong cơ quan tôi kể, có lần có ba nam giới mặc đồ nhà chùa đến bán hương, với giá 50 nghìn đồng/bó, với lời giới thiệu đây là hương đã được “làm phép”. Thấy hương chất lượng không bảo đảm, chị từ chối mua nhưng vẫn ủng hộ nhà chùa 200 nghìn. Thấy nhà chị khá giả, những người đi bán hương hỏi chị có muốn làm lễ cầu an để được đức Phật phù hộ khỏe mạnh, làm ăn may mắn không. Chị hỏi chi phí thế nào thì được biết hết khoảng từ 10 triệu đến vài chục triệu đồng. Thấy chồng chị về, ba thanh niên này liền cáo từ.


Về kiểu “dịch vụ tâm linh” này, hầu hết đều là giả mạo. Vì các nhà chùa không cấp giấy chứng nhận, không cử người đi bán hương. Mặt khác, lẽ nào thần thánh chỉ phù hộ người “ủng hộ” mình, người chi nhiều tiền, nhiều lễ vật mà không phù hộ cho những người khác, nhất là những người lương thiện, người nghèo khổ, bất hạnh? Làm từ thiện với  suy nghĩ vụ lợi, với cái Tâm không trong sáng thì cũng chẳng có ý nghĩa gì.


Theo một nghiên cứu của một nhà xã hội học, hầu hết những người cầu cúng ở các đền chùa là để mong thần Phật phù hộ sức khỏe, tài lộc, may mắn, thậm chí với những mục tiêu rất cụ thể như được biển số xe đẹp, trúng số đề, xin việc, lấy vợ, được đề bạt làm lãnh đạo, trúng hợp đồng, không bị công an bắt…Đây là những động cơ hoàn toàn xa lạ với giá trị văn hóa đích thực của việc đi lễ đền, chùa: đó là để được yên tĩnh, tâm hồn trong sáng, cao thượng hơn.

Với tư duy thiên về tổng hợp của một nền văn hóa lúa nước phương Đông, người Việt vốn hay “tích hợp” nhiều ý nghĩa, tác dụng trong một sự vật, hoạt động. Đặc điểm này không phải bao giờ cũng tốt, cũng hay. Ví dụ: “Kết hợp” đi học hỏi mô hình với đi du lịch (thực chất là đi du lịch); “kết hợp” chúc Tết lãnh đạo với “cảm ơn” hay “xin xỏ” (thực chất là “chạy chọt”); mô hình “vừa học vừa làm” (kết quả là học chẳng được mà làm cũng không đến đầu đến đũa)…


Hiện nay, trong giáo dục đang có mô hình học nghề ở các trường phổ thông với mục đích “kép”: vừa khuyến khích học nghề, vừa cộng điểm thi tốt nghiệp. Kết quả là  100% học sinh “học nghề” để “gỡ” điểm thi tốt nghiệp. Lại một số giáo viên “kết hợp” giữa cung cấp kiến thức và tăng thu nhập trong hoạt động dạy thêm; và không ít người đã đặt mục tiêu tăng thu nhập lên hàng chính yếu.


Thiết nghĩ, cũng cần minh bạch trong các hoạt động mang tính từ thiện và tâm linh này. Hãy phân biệt rạch ròi giữa hoạt động mua bán trong đời thường tuân theo quy luật thị trường và hoạt động từ thiện, tâm linh mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, cao cả. Nếu nhập nhòa giữa hai hiện tượng này, rốt cục cả hai đều dang dở. Người Việt có câu “tiền bạc phân minh, ái tình dứt khoát”. Hãy minh bạch để con người tốt đẹp hơn, xã hội tiến bộ, văn minh hơn.


Trần Quang Đại
Theo: Tầm nhìn
Nguồn link: http://www.phattuvietnam.net/diendan/15695.html

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp