đậu tương đen hữu cơ

SOS & Suy ngẫm

18:48 26/02/2012

Điều đau lòng ở nơi thờ Phật - Thần - Tiên lớn nhất nước

Đi giữa hai dãy tượng La Hán, một hình ảnh phản cảm đập ngay mắt: Bên một pho tượng La Hán người ta treo biển bán Cao dê với dòng quảng cáo Tình xuân viên mãn, kế bên là quán phở, có bán trứng vịt lộn. Quán xá xuất hiện khá nhiều, đáng chú ý là có bán bia, rượu

Anh bạn gọi điện trước cả tháng rằng, khi về nước anh muốn đến chùa Bái Đính (Gia Viễn, Ninh Bình) để tận mắt xem các kỷ lục Việt Nam - và đề nghị tôi sắp xếp cùng đi chiêm bái vùng tâm linh thờ Phật - Thần - Tiên lớn nhất nước (chùa Bái Đính cổ và chùa Bái Đính mới đang xây dựng).


 

Người đàn ông mù lòa chơi bản đàn buồn bã và hát những lời ai oán về đời mình ngay cạnh những bức tượng La Hán (chụp tại chùa Bái Đính mới).


Tôi chưa đến Bái Đính lần nào nên lật lại tài liệu, sách vở đọc để hâm nóng chuyến đi!


Đầu tiên là Bái Đính cổ. Minh đỉnh danh lam cảnh tự nhiên/Xưa nay thờ phụng Phật – Thần- Tiên... Hai câu thơ trích ra trong bài thơ của Tuần phủ Ninh Bình khẳng định rõ hơn đây là nơi thờ Phật-Thần-Tiên.


Vua Lê Thánh Tông cũng đã ngự lãm ở đỉnh Non Thần (chùa Bái Đính) và đề đại tự trên vách núi: Minh đỉnh lam. Trên đỉnh Non Thần có động thờ Phật; động thờ Thần Cao Sơn; động tiên: Tam tòa thánh mẫu…


Có lẽ vì ý nghĩa lịch sử, tâm linh sâu sắc nên năm 2003, nơi đây được chọn xây chùa Bái Đính mới – mệnh danh là trung tâm tâm linh lớn của Phật giáo Việt Nam với nhiều kỷ lục: Tam quan ngoại và tam quan nội lớn nhất Việt Nam; Tháp chuông, chuông và trống đồng lớn nhất Việt Nam; Pho tượng Quan Thế Âm bằng đồng lớn nhất Việt Nam; Pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng lớn nhất Việt Nam; Ba pho tượng Phật Tam Thế lớn nhất Việt Nam; lễ cung nghinh Ngọc xá lợi lớn nhất Việt Nam…


Cuối tháng 2, khi thời tiết miền Bắc ấm lên chút ít, chúng tôi về Bái Đính.


Từ Hà Nội, chạy hơn 100 km, mất khoảng hai tiếng rưỡi đồng hồ, xe chúng tôi chầm chậm tìm biển hướng dẫn rồi dừng lại ở một ngã ba cách chùa Bái Đính khoảng 2km. Không biển chỉ dẫn, chúng tôi đang “bâng khuâng” ở ngã ba thì mấy anh thanh niên địa phương chạy đến gõ vào kính xe.


“Các anh đến chùa Bái Đính, bọn em sẽ dẫn đường đến sát chân núi, có chỗ gửi xe, giá trọn gói 150.000 đồng”. Chúng tôi gật đầu, người thanh niên chạy xe máy dẫn chúng tôi qua một con đường ngoằn ngèo, cắt ngang ngôi làng nhỏ. Chạy xe 15 phút là đến nơi: 150.000 đồng cho 1km đường! Chúng tôi rảo bước bắt đầu cuộc chiêm bái.


 
Bên tượng La Hán là biển Cao dê với quảng cáo: Cho tình xuân viên nãm ở chùa Bái Đính cổ.


Đi giữa hai dãy tượng La Hán, một hình ảnh phản cảm đập ngay mắt: Bên một pho tượng La Hán người ta treo biển bán Cao dê với dòng quảng cáo Tình xuân viên mãn, kế bên là quán phở, có bán trứng vịt lộn. Quán xá xuất hiện khá nhiều, đáng chú ý là có bán bia, rượu, có mấy thanh niên mặt đỏ đang chén chú, chén anh. Ở quán đó đang phát bài hát nhạc tân thời, kiểu sầu đau, rơi rụng.


Dừng chân trước bát hương cộng đồng nơi thờ Tam tòa thánh mẫu, chúng tôi cùng một nhóm người thắp hương vái lạy trước khi vào bên trong. Đang nhập tâm thành kính thì bầu không khí bị phá tan bởi tiếng cười lớn của một thanh niên.


Anh ta cười thả phanh như đang ở nhà mình rồi văng một thứ tiếng lóng, tục tĩu đến tột độ. Tôi và những người khác không đủ bình tĩnh vì chẳng ai tài đến mức giả vờ không biết trước sự thô bạo đến hồn nhiên của anh chàng kia.


Mọi người nhanh chân vào trong, tránh anh ta như sợ bị đắc tội với thánh thần! Tôi nhìn thấy trên ngực áo anh ta có đeo thẻ, có lẽ được ban quản lý cấp phép hành nghề chụp ảnh ở đây?


Khi xuống núi chuẩn bị tiếp hành trình đến chùa Bái Đính mới nơi đang xây dựng đến năm 2015 mới hòan thành - anh bạn tôi nghỉ chân bên bậc đá, bắt chuyện ông viết sớ: “Ở đây cảnh đẹp, người địa phương rất cởi mở. Hơi tiếc là mấy cái quán dưới kia treo biển và kinh doanh thiếu tế nhị.


Bức tượng La Hán lại đứng cạnh biển hiệu Cao dê cho tình Xuân viên mãn có cái gì đó không ổn, đắc tội lắm…”. Ông viết sớ cười hiền: “Người ta cũng dẹp, cũng cảnh cáo nhưng có lẽ chưa dứt điểm”.


Đến Chùa Bái Đính mới, anh bạn tôi gần như bị thôi miên trước vẻ đẹp của tượng phật và độ hoành tráng của công trình. Anh bạn hỏi người hướng dẫn: “Tượng to thế làm sao đưa vào chùa?”. Người hướng dẫn cười: “Phải an vị tượng trước, sau đó mới xây chùa, chứ to thế, đưa vào cửa nào được!”.


 
Một góc Bái Đính mới.


Chiều ở Bái Đính yên bình, chúng tôi rảo bước và trầm trồ vẻ đẹp của các pho tượng, bàn tay khéo léo của những nghệ nhân đúc tượng Ý Yên, Nam Định thì bất ngờ nghe một giai điệu ghi ta buồn bã thê lương, cùng giọng hát ai oán về thân phận, vang lên vừa đủ gây sự quan tâm.


Chúng tôi tiến gần, một người đàn ông trên 40 tuổi, bị mù, hai hốc mắt sâu hoắm, đỏ như máu đang chảy hát bên pho tượng La Hán. Anh ta hát (có lẽ tự biên, dựa trên nhạc một bài hát sến nào đó, quen quen) chúc mọi người may mắn, rủ lòng thương mà cứu giúp người bất hạnh này…


 
Những người ăn xin ở chùa Bái Đính mới.


Hầu như ai ngang qua cũng bỏ một ít tiền vào nón lá. Rời khỏi cái góc buồn sầu này, sau khi đã bỏ vào nón lá người hát rong mấy đồng bạc lẻ, chúng tôi tiếp tục đi về phía những ngôi chùa nhỏ, theo lối hành lang bên trái. Bóng chiều rọi qua khung cửa, làm những bóng người đổ dài, lặng lẽ, yên bình.


Lại giật mình. Ngay ở cầu thang, một thanh niên bại liệt, ngồi ngay lối đi, bên cạnh là chiếc nón rách đựng tiền lẻ. Thêm mấy mét nữa, lại gặp một người đàn ông mù, miệng lặp đi, lặp lại: “Em xin, em cảm ơn. Em xin, em cảm ơn…”.


Anh bạn tôi lại gặp người đang quét chùa, hỏi: “Ông ơi, những người ăn xin ở đây là người địa phương và nhà chùa cho vào đây à?”. Ông cụ ngẩng lên: “Không, họ từ nơi khác đến. Bảo vệ đuổi thì họ đi, không thì họ lại đến đây”.



Rời Bái Đính ấn tượng mạnh nhất là những pho tượng, cảnh quan, người Ninh Bình hiền lành mến khách.


Nhưng trên đường về bạn tôi vẫn băn khoăn: “Những hình ảnh kia, không hiểu sao cứ mắc vào đầu mình, không có gì to tát nhưng ở chốn tâm linh cần phải tinh tế và nghiêm trang, mình vẫn thấy những hình ảnh này sẽ khiến du khách không vui, thậm chí đánh giá độ tinh tế của chúng ta khi làm du lịch. Cái nào xô bồ thì xô bồ, cái nào để thờ phải để thờ chứ…”.


Chúng tôi đến chùa với lòng thành kính, không mảy may ý định ghi lại những hình ảnh không vui mắt hay viết lên những cảm nhận băn khoăn về những gì diễn ra ở Bái Đính.


Nhưng bằng lòng kính Phật và sự yêu mến địa danh này, chúng tôi cực chẳng đã mới phải nêu những hình ảnh không đẹp với mong muốn nó sẽ không lặp lại, gây phiền lòng du khách đến chiêm bái!



Lê Anh Đạt (Nguồn link: Tienphong.Vn, tiêu đề do TG & DT đặt)


Bình luận (2)

Cac bai viet tren deu thieu than trong va chua sau sac. Tuy nhien, moi bai deu noi duoc phan nao hien trang o Bai Dinh hien nay. Song, voi nhung nguoi quy thoi gian va co it chut quan tam den van hoa Phat giao va van hoa ung xu trong co che thi truong thi co the deu thay chua that hai long?!
phuc hien tue ( 18/04/2012 15:35:40)
chẳng biết tác giả Lê Anh Đạt là nhà báo chuyên nghiệp hay nghiệp dư mà thích trò chơi "ném đá" vậy. bởi những tồn tại bán hàng, ăn xin ... trong các lễ hội ở nước ta nó đã tồn tại từ lâu như một tập tục Nó cũng như bao hủ tục của dân tộc ta có cái đã loại bỏ, có cái còn tồn tại. Nhưng những cái đã loại bỏ được không phải vì mấy bài viết "ném đá" dạng kiểu a dua, ăn theo nói leo như thế này.Tiện đây tôi cũng xin nói luôn về việc sử lý ăn xin ở chùa Bái Đính. Đại thí chủ Xuân Trường (chủ đầu tư xây dựng chùa BĐ), đã lập danh sách những người ở địa phương rồi đến tận nhà biếu mỗi người 2 triệu để họ không đi ăn xin nữa. Nhưng họ không nhận và vẫn tới đó ăn xin, chính quyền đã gom tất cả những người ăn xin ở đây đưa vào trung tâm bảo trợ xã hội sau đó người nhà họ phải đến xin về nên năm nay "cái bang" bản địa đã giảm hẳn. Thôi thì mọi thứ cứ phải từ từ, để thay đổi một thói quen xấu không phải là việc của 1 - 2 ngàyLại còn CAO DÊ NINH BÌNH với khẩu hiệu   ( tình xuân - viên mãn) xin thưa chùa Bái Đính như   tác giả đã viết nó là nơi thờ Phật – Thần- Tiên nói như thế ở đây không chỉ thờ phật bởi vậy lễ vật dâng cúng cũng không thể chỉ toàn đồ chay cho được. Mặt khác nơi đây là thôn Sinh Dược một vườn thuốc nam của thánh Nguyễn Minh Không (đến nay vẫn còn di tích Thung Thuốc) thế thì CAO DÊ NINH BÌNH một đặc sản địa phương, một vị thuốc của nền Y HỌC CỔ TRUYỀN có ở địa phương này từ xưa, xưa lắm rồi … Xưa như ngày Thánh Nguyễn còn tại thế. Vậy thì hà cớ gì mà giờ đây nó lại không thể có mặt ở nơi này được. Nhưng như thế vẫn chưa hết điều đáng buồn nhất vẫn là việc nhận thức của tác giả về khẩu hiệu (TÌNH XUÂN VIÊN MÃN). Tôi đọc mãi mà không hiểu nó có thô lỗ ở chỗ nào mà không thể để ở nơi đó được. Thế là tôi vào google gõ từ khóa “cao dê ninh bình” và tìm được trang caodeninhbinh.com mới được biết đây là sản phẩm của nhà thuốc ĐÔNG Y GIA TRUYỀN PHẠM NGỌC sản phẩm này đã được Bộ Y Tế cho phép lưu hành nó có Công dụng:           Bổ sung calci, photpho, acid amin cần thiết cho cơ thể,Giúp tăng cường sức khỏe.Bổ thận mạnh gân cốtGiảm đau nhức xương khớpPhục hồi và nâng cao sức khỏe cho phụ nữ sau khisinh nở(khả năng tăng tiết sữa rõ dệt)Đối tượng sử dụng:           Nam giới suy giảm chức năng sinh lý           Nữ giới sau sinh nở           Người cao tuổi đau nhức xương khớp           Người gầy yếu, mệt mỏi ăn ngủ kémNó như vậy nó có thể dùng cho nhiều đối từ già tới trẻ từ sản phụ cho tới người cao tuổi vậy thì ắt hẳn nhà sản xuất muốn đưa ra thông điệp sản phẩm của họ đem lại cho mọi người tuổi xuân, sức xuân, để rồi có được lòng xuân mà cảm thụ được cái tình xuân của đất trời . Chỉ có thể nói tác giả Lê Anh Đạt trong tâm đang … mới hiểu nó như…vậy Một lần một anh bạn tôi giới thiệu với một người ở tỉnh ngoài : “quê tôi trên dê, dưới hến… giữa dòng ba ba…”, thế là người bạn ở tỉnh ngoài cười rộ lên. Thấy thế anh bạn tôi liền hỏi tại sao anh cười. người kia liền trả lời : “ tại tôi đang nghĩ đến cái ấy nên nghe anh nói tôi tưởng nó là như vậy nên cười.
dân Trường Yên ( 03/03/2012 15:58:36)

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp