đậu tương đen hữu cơ

Tôn giáo - Thời đại

10:22 22/10/2011

Phỏng vấn TT.Thích Gia Quang: Cởi mở hoạt động của các tôn giáo

Chính sách của Đảng và Nhà nước trước sau như một, tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng của công dân. Điều này đã được thể hiện rất rõ ràng. Đối với tôn giáo nói chung và đặc biệt là Phật giáo nói riêng, những người tu hành chúng tôi luôn luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Nhà nước.
VOV Online phỏng vấn Thượng tọa Thích Gia Quang, Phó Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự, Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhân kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (7/11/1981-7/11/2011).

PV:Phật giáo là một tôn giáo có mặt ở Việt Nam từ rất lâu và luôn đồng hành cùng với dân tộc, cùng cuộc sống của nhân dân. Xin Thượng tọa cho biết, kể từ khi thành lập, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có những hoạt động nổi bật nào kế thừa truyền thống tốt đẹp đó của đạo Phật?


Thượng tọa Thích Gia Quang: Trong 30 năm qua, kế thừa phát huy truyền thống hộ quốc an dân của Phật giáo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục và ngày càng thể hiện rõ vai trò của mình trong sự đồng hành cùng dân tộc, phát triển đất nước.


Trước hết là kiện toàn lại tổ chức hoạt động của Giáo hội. Cho đến thời điểm này, tổ chức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có mặt tại 58/63 tỉnh, thành phố trên cả nước.


Trên tất cả các lĩnh vực khác, như giáo dục, Hoằng pháp, hướng dẫn phật tử, công tác từ thiện xã hội…, Giáo hội cũng đã đạt được những kết quả nhất định. Chúng tôi đã tổ chức nhiều khóa Hoằng pháp tại một số tỉnh, thành trong cả nước, góp phần truyền bá giáo pháp Đức Phật đến với mọi Phật tử, tăng ni, tạo nguồn an lạc, ổn định trong cuộc sống và sự tu tập theo Chánh pháp của người Phật tử tại gia.


Cùng với đó, Giáo hội đã tổ chức các chương trình thuyết giảng, sinh hoạt giáo lý tại hơn 100 đơn vị đạo tràng được các thành viên trong Giáo hội Trung ương, các tỉnh, thành hội tham gia để Phật pháp đến với đồng bào, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và hải đảo.

 

Thượng tọa Thích Gia Quang


Công tác từ thiện cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Giáo hội trong những năm qua. Số tiền giúp cho những người nghèo, trẻ mồ côi không nơi nương tựa, quỹ từ thiện trong nước mỗi năm lên đến hàng trăm tỷ đồng. Không chỉ tham gia hoạt động trong nước, Giáo hội tích cực tham gia ủng hộ bạn bè quốc tế không may bị thiên tai, bão lũ, điển hình là đợt ủng hộ nhân dân Nhật Bản bị ảnh hưởng bởi động đất, sóng thần vừa qua; gửi thư chia buồn sâu sắc đến Chính phủ và lãnh đạo Phật giáo Nhật Bản, Myanmar, Campuchia… về những thảm họa do thiên tai gây ra.


Cùng với đó, Giáo hội và tăng ni, phật tử cũng tích cực tham gia các cuộc vận động do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát động như “Ngày vì người nghèo”, “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”, các công tác phúc lợi xã hội như xây cầu, đắp đường, đóng giếng nước sạch, hiến máu nhân đạo, đóng góp quỹ từ thiện vì người nghèo, hỗ trợ mổ mắt miễn phí cho bệnh nhân nghèo đục thủy tinh thể…


Về công tác đối ngoại, các hoạt động của Giáo hội trong thời gian qua đã góp phần làm cho bạn bè thế giới ngày càng biết nhiều về Việt Nam, về một quốc gia độc lập, chủ quyền dân tộc và hiện đang có sự hội nhập và phát triển mạnh mẽ. Bạn bè thế giới có thông tin về Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức Phật giáo duy nhất đại diện cho tăng ni, phật tử Việt Nam trong và ngoài nước. Giáo hội đã tổ chức nhiều đoàn Hoằng pháp thăm viếng, thuyết giảng và tổ chức lễ cầu an đầu năm, Lễ Phật đản, lễ Vu lan… tại các Trung tâm Văn hóa Phật giáo tại châu Âu cho các phật tử Việt Nam ở nước ngoài. Đến nay, Giáo hội đã công nhận được các hội Phật tử Việt Nam ở hải ngoại như Hội Phật tử ở Cộng hoà Czech, Liên bang Nga, Ba Lan, Ukraina… Điều đó đã nói lên rằng, Giáo hội Phật giáo Việt Nam rất quan tâm đến đời sống tinh thần, văn hoá đặc biệt là tín ngưỡng Phật giáo của bà con đang sinh sống ở nước ngoài.


PV: Thượng tọa đánh giá như thế nào về các chính sách cũng như sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với Phật giáo cũng như các tôn giáo khác?


Thượng tọa Thích Gia Quang: Chính sách của Đảng và Nhà nước trước sau như một, tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng của công dân. Điều này đã được thể hiện rất rõ ràng. Đối với tôn giáo nói chung và đặc biệt là Phật giáo nói riêng, những người tu hành chúng tôi luôn luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Nhà nước. Điển hình là việc tổ chức Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc – Vesak 2008, Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền đã hỗ trợ Giáo hội rất nhiều trong các hoạt động của Đại lễ. Thành công của Đại lễ có phần đóng góp rất to lớn của Chính phủ và các cơ quan, địa phương và nhân dân cả nước.


Việc Vesak được tổ chức thành công tại Việt Nam gây tiếng vang lớn cho Giáo hội và bạn bè thế giới càng thấy sự cởi mở, hữu nghị và tôn trọng trong chính sách tôn giáo của Nhà nước ta.


Những năm gần đây, Giáo hội cũng nhận được hỗ trợ rất nhiều của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền trong việc tổ chức Đại Lễ Phật đản tại Cung Hữu nghị Việt Xô. Đây là địa điểm khá rộng và thuận tiện để những người theo đạo Phật đến dự lễ.

 

Đoàn xe hoa mừng ngày Phật đản


Nhà nước cũng rất quan tâm đến việc sửa sang, tu bổ chùa chiền. Số lượng các ngôi chùa, tự viện trước kia cũng chưa đầy 2.000 thì nay cũng đã trên 14.000. Trước đây có có 1 Học viện Phật giáo Việt Nam thì tới nay đã có 4 Học viện Phật giáo. Số tăng ni cũng tăng rất nhiều, trước năm 1981 có khoảng 28.000 thì bây giờ đã lên đến con số hơn 46.000 người. Đời sống của tất cả tăng ni trong các chùa, tự viện đều được bảo đảm. Các sinh hoạt Phật giáo trong khuôn viên thờ tự diễn ra bình thường. Các tăng ni được tạo điều kiện để học tập, tham gia các cuộc hội thảo, hội nghị mang tính chất quốc tế. Mới đây nhất là hội thảo nhiều ý nghĩa về nối kết giữa văn hóa Ấn Độ với văn hóa Việt Nam… Còn rất nhiều hoạt động của Giáo hội đều được Nhà nước hỗ trợ, cho thấy các chính sách cũng như sự quan tâm của Nhà nước đối với Phật giáo là rất lớn.


PV: Thưa Thượng tọa, các thế lực thù địch thường lợi dụng các ngày lễ trọng của tôn giáo để có những hành động chống phá, gây chia rẽ. Để Đại lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam diễn ra trang trọng, an toàn, Giáo hội đã có sự chuẩn bị như thế nào?


Thượng tọa Thích Gia Quang: Thực ra âm mưu chống phá, gây chia rẽ của các thế lực thù địch đến nay vẫn còn nhưng so với trước kia, âm mưu này đã giảm đi nhiều. Bởi dần dần họ cũng hiểu ra Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời là đáp ứng nguyện vọng của những người con Phật Việt Nam.


Ý nguyện ra đời Giáo hội Phật giáo Việt Nam được khởi xướng từ thời nhà Trần. Đến trước cách mạng Tháng 8, đa số Phật tử Việt Nam có ý nguyện có một giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất. Những năm trước còn chiến tranh, nước nhà còn chia cắt, nhưng sau năm 1975, khi nước nhà đã hoàn toàn thống nhất là cơ duyên chín muồi để thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhằm thống nhất tất cả hệ phái trong ngôi nhà chung là Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đó là nguyện vọng chính đáng, là nguyện vọng tốt đẹp của nhân dân Việt Nam, thực hiện phương châm đạo pháp dân tộc, Chủ nghĩa Xã hội, Phật giáo luôn đồng hành với dân tộc.


Mặc dù như vậy, trong dịp kỷ niệm 30 ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Giáo hội đã có đề xuất với Nhà nước, đặc biệt là bộ phận an ninh trật tự giúp cho các hoạt động trong dịp Đại lễ diễn ra trong trật tự. Chúng tôi hy vọng với sự giúp đỡ của Nhà nước và chính quyền địa phương các cấp, Đại lễ sẽ diễn ra thành công, an lạc.


PV: Xin Thượng tọa cho biết trong thời gian tới, Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ tập trung vào những nhiệm vụ nào để tiếp tục thực hiện phương châm Giáo hội đã đề ra là sống tốt đời, đẹp đạo?


Thượng tọa Thích Gia Quang: Phương châm của Giáo hội là Đạo pháp- Dân tộc- Chủ nghĩa Xã hội và vì mục tiêu hộ quốc an dân, tốt đời đẹp đạo. Từ phương châm ấy Giáo hội đã có các kế hoạch, chương trình hoạt động của mình trong từng năm và từng thời kỳ cụ thể, phù hợp với xã hội, phù hợp với sự phát triển của Giáo hội và của đất nước. Hiện nay, chúng tôi đặc biệt chú trọng về vấn đề văn hóa, sửa sang tu bổ lại chùa chiền và hướng dẫn bà con thực hiện chính đạo, chính pháp, chống mê tín dị đoan.


Giáo hội cũng tiếp tục quan tâm đến công tác từ thiện với nhiều hoạt động cụ thể hơn nữa để vận động tăng ni, phật tử, động viên những người có tiềm lực về kinh tế, những nhà hảo tâm, khơi dậy truyền thống “thương người như thể thương thân” của người Việt Nam để họ cùng chung tay giúp đỡ người nghèo giảm bớt khó khăn.


Chúng tôi cũng đặt nhiệm vụ trọng tâm vào việc tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng chùa tinh tiến trong phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư, xây dựng nhiều nhà tình thương, các mái ấm gia đình, lớp học cho các cháu mồ côi, tư vấn cho người nhiễm HIV…


Cùng với đó, Giáo hội sẽ mở rộng các trường để tăng ni trong và ngoài nước được học tập, nâng cao kiến thức.


Chúng tôi cố gắng làm nhiều hơn nữa để đáp ứng nguyện vọng của đông đảo tăng ni, phật tử và nhân dân trong cả nước, xứng đáng với với truyền thống 2000 năm Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc và là thành viên tích cực trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc và hộ quốc dân an./.


Đại lễ kỷ niệm 30 ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam bao gồm 3 hoạt động chính:

Đại lễ mít tinh, giao lưu với một số cá nhân tiêu biểu và hội thảo 30 năm xây dựng và phát triển Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Tối 6/11 diễn ra chương trình giao lưu với các cá nhân tiêu biểu và xen kẽ với những phóng sự bằng hình ảnh khái quát truyền thống của Phật giáo Việt Nam suốt 2.000 năm lịch sử đồng hành cùng dân tộc.

Buổi mít tinh kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ diễn ra sáng 7/11 với sự tham dự của 1.500 đại biểu tăng ni, phật tử, Giáo hội, Nhà nước, đoàn ngoại giao tại Hà Nội và một số tổ chức khác./.





Hòa Đức (thực hiện)
Theo: VOVnews

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp