đậu tương đen hữu cơ

Tôn giáo - Thời đại

12:48 07/11/2011

Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Gắn kết “việc đạo, việc đời”

30 năm xây dựng và phát triển Giáo hội Phật giáo Việt Nam là một thời gian chưa dài so với chiều dài 2.000 năm lịch sử Phật giáo có mặt ở Việt Nam nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động Phật giáo. Việc ra đời của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đáp ứng được nguyện vọng của các tăng ni, phật tử trong cả nước tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, hòa hợp, yêu nước cùng xây dựng Ngôi nhà Phật giáo Việt Nam.

Trong suốt 30 năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn vận động tăng ni, phật tử làm tròn nghĩa vụ của người công dân, đoàn kết dân tộc, tích cực tham gia các hoạt động xã hội nhân đạo…

 

Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc

 

Cách đây 30 năm, vào ngày 7/11/1981, Đại hội Đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam được tổ chức tại chùa Quán Sứ- Hà Nội với sự tham dự của các giáo hội, hệ Phật giáo trong cả nước như: Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam, Ban Liên lạc Phật giáo Yêu nước TP HCM…. Đại hội là dấu mốc lịch sử cho sự ra đời của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày nay.

 

Trải qua 30 năm lịch sử, với phương châm hoạt động: “Đạo Pháp- Dân tộc- Chủ nghĩa Xã hội”, cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Giáo hội Phật giáo Việt Nam không ngừng phát triển trên tất cả mọi các mặt.

 

Khắp nơi tưng bừng Đại lễ Phật đản (Ảnh: Dân trí)

30 năm xây dựng và phát triển Giáo hội Phật giáo Việt Nam là một thời gian chưa dài so với chiều dài 2.000 năm lịch sử Phật giáo có mặt ở Việt Nam nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động Phật giáo. Việc ra đời của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đáp ứng được nguyện vọng của các tăng ni, phật tử trong cả nước tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, hòa hợp, yêu nước cùng xây dựng Ngôi nhà Phật giáo Việt Nam.

 

Phát biểu tại buổi họp báo chuẩn bị cho Đại lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Đại đức Thích Minh Tiến- Phó Chánh Văn phòng 1- Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam nêu rõ: Phát huy truyền thống “hộ quốc an dân”, “đồng hành cùng dân tộc” trong suốt chiều dài 2.000 năm lịch sử, Phật giáo gắn bó với dân tộc, luôn có mặt trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc. Đến thời bình, Phật giáo cũng góp công trong sự nghiệp xây dựng đất nước, phát triển xã hội. Điều này được minh chứng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đều có sự hiện diện của các tăng ni, phật tử.

 

Các tăng ni, phật tử tham gia vào các cơ quan quyền lực, đó là như: Quốc hội, HĐND các cấp. Nhiều tăng ni, phật tử còn tham gia vào MTTQ từ Trung ương đến địa phương. “Đó chính là truyền thống đại đoàn kết dân tộc được đúc kết từ nhiều thế hệ”, Đại đức Thích Minh Tiến nhấn mạnh.

 

Gắn đạo với đời

 

Trong các kỳ Đại hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng như trong các Đại lễ quan trọng của Phật giáo, các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước luôn khẳng định chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước về tự do tôn giáo và nhấn mạnh vai trò của Phật giáo trong cuộc sống ngày nay, đặc biệt là các tăng ni, phật tử đã thực hiện tròn bổn phận của mình, sống “tốt đời, đẹp đạo”.

 

Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã khẳng định tại Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc- Vesak 2008: “Nối tiếp dòng chảy và truyền thống gần 2000 năm qua, Phật giáo Việt Nam hôm nay đã làm được nhiều việc lợi đạo, ích đời, thực hiện cứu khổ độ sinh, thông qua hoằng dương Phật pháp vận động tăng ni, phật tử cả nước sống trong chánh tín, thực hiện đúng pháp luật Nhà nước, làm tròn nghĩa vụ của người công dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, tích cực tham gia các hoạt động xã hội nhân đạo, thực hiện xoá đói giảm nghèo, xây dựng cuộc sống mới văn minh, tiến bộ... Những việc làm cao cả ấy ngày càng rõ nét và đạt thành quả lớn lao, khẳng định Phật giáo luôn gắn đạo với đời, là một tôn giáo có truyền thống yêu nước, gắn bó với dân tộc”.

 

Trong suốt 30 năm qua kể từ khi thành lập, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã gắn bó với đời sống xã hội bằng các hoạt động cụ thể, tham gia tích cực trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, đồng hành cũng nhân dân cả nước tham gia vào sự nghiệp đổi mới đất nước, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Lễ dâng hương cúng dường tại Tam Bảo

Việc tổ chức thành công Đại lễ Vesak 2008 cũng là một trong nhiều hoạt động quan trọng mà Giáo hội đã thực hiện trong những năm qua. Đại lễ đã đón tiếp khoảng 3.500 đại biểu về dự lễ, trong đó có 2.000 đại biểu đến từ 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, bao gồm các vị cao tăng đại diện các truyền thống Phật giáo hoặc các quốc gia, các học giả Phật giáo thế giới… Đại lễ kết thúc và dư âm tốt đẹp vẫn để lại mãi trong lòng bạn bè thế giới. Có được thành công này là do có sự hỗ trợ Chính phủ và các cơ quan, các địa phương cho việc tổ chức Vesak.

 

Theo Thượng toạ Thích Gia Quang, Phó Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự- Giáo hội Phật giáo Việt Nam, việc Vesak được tổ chức tại Việt Nam cho thấy sự cởi mở, hữu nghị và tôn trọng trong chính sách tôn giáo của Việt Nam; đồng thời góp phần quan trọng nâng cao vị thế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế.

 

Trong nhiều năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn đi đầu trong việc thực hiện các hoạt động từ thiện và các phong trào thi đua yêu nước do MTTQ Việt Nam phát động. Mỗi năm, Giáo hội đã vận động quyên góp hỗ trợ người nghèo và đồng bào bị lũ lụt hàng trăm tỷ đồng.

 

Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng đã thực hiện tổ chức các lớp học cho thanh thiếu niên ở chùa vào mùa hè để rèn luyện đạo đức. Các tăng ni, phật tử tham gia vào các vấn đề xã hội, xóa đói giảm nghèo, khám chữa bệnh miễn phí cho nhân dân.

 

Nhiều người biết đến Sư thầy Thích Đàm Lan, trụ trì chùa Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội với tấm lòng cưu mang những trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, những người già neo đơn, những phụ nữ lỡ vận và đặc biệt là những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Trong đợt tuyên dương của Thủ đô nhân kỷ niệm ngày Giải phóng thủ đô (10/10/1954- 10/10/2011), bà là một trong 10 công dân Thủ đô ưu tú. Hay như bác sỹ- sư cô Thích Nữ Liên Thanh- trụ trì chùa Long Bửu, tỉnh Bình Dương khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo. Chính sư cô đã làm nên một câu chuyện cổ tích về lòng nhân ái trong thời hiện đại.

 

Bên cạnh đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam còn tổ chức các đại lễ như: lễ cầu siêu cho vong linh các Anh hùng liệt sỹ, đại lễ Vu Lan, Đại lễ Phật đản… Đây không chỉ là hoạt động mang tính truyền thống của văn hóa Phật giáo, một trong những chính nhân để Phật pháp được xướng minh mà thông qua đó còn truyền cho nhân dân đạo lý sống uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa. Chính đạo lý sống đó đã đưa người dân đến với Phật giáo nhiều hơn.

 

30 năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã không ngừng phát triển lớn mạnh. Đến nay, tổ chức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có mặt tại 58/63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Từ con số 2.000 ngôi chùa năm 1981, đến nay cả nước có 14.778 cơ sở tự viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường; gần 46.500 tăng ni; 4 Học viện Phật giáo ở Hà Nội, Huế, TP HCM và Cần Thơ, 8 lớp cao đẳng Phật học, 30 trường trung cấp Phật học…

 

Không chỉ phát triển mạnh mẽ trên đất liền mà hiện nay ở Trường Sa, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng vừa trùng tu 3 ngôi chùa ở quần đảo Trường Sa và đã tổ chức an vị tượng ở đây; tổ chức đoàn tăng ni tham quan quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc…

 

Đại đức Thích Minh Tiến cho biết, việc xây dựng chùa ở Trường Sa không chỉ đáp ứng nguyện vọng hướng Phật của nhân dân sống trên đảo mà còn cho thấy được ở bất kỳ thời điểm nào, Phật giáo cũng luôn đồng hành cùng với dân tộc, đặc biệt là trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đất liền và biển đảo. Thời gian tới, Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ tăng cường nhân sự là tăng ni ra đảo trụ trì các ngôi chùa để hướng dẫn nhân dân trên đảo hướng tấm lòng thiện tâm theo các đức Phật.

 

Theo Thượng tọa Thích Gia Quang- Phó Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự- Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đến nay, Giáo hội đã có hơn 300 tăng ni đi du học ở trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và đang phục vụ cho Giáo hội. Giáo hội Phật giáo có được đóng góp tích cực cho xã hội và sự phát triển như hôm nay cũng là có sự hỗ trợ tích cực của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền và nhân dân trong việc cổ vũ, hỗ trợ các hoạt động của Giáo hội. Đặc biệt, Đảng, Nhà nước luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của mọi người dân Việt Nam./.



Hòa Đức (VOV News)

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp