Thời gian qua, trên diễn đàn “Chanh Nghia Viet” đã có những thảo luận rất bổ ích về cuốn Thánh kinh Cựu Ước, giá trị bổ ích không phải từ nội dung ẩn chứa trong quyển Thánh kinh đó, mà ở chỗ qua cuốn Thánh kinh này, chúng ta cần làm sáng tỏ những u mê đã tồn tại hàng ngàn năm, và có hàng tỷ người tin theo nó một cách mù quáng.
Chúng tôi mạn phép được rút ra 12 điều qua cuộc thảo luận của các diễn giả với mục sư Nguyễn Quang Minh.
1. Chúa Trời phải là một thần linh nhân từ đức hạnh; thương tất cả vạn loại hữu tình hoặc vô tình như cha mẹ thương con. Chứ không thể có những hành động quái dị như là đảng trưởng của một băng đảng cướp của giết người rồi bắt gái trinh về chia nhau; mà trong nhiều cuốn Kinh Cựu Ước, nhất là cuốn Dân số Ký, đã mô tả.
2. Từ những bằng cớ rõ ràng trong Cựu Ước mô tả hành động ghê rợn không có nhân tính của Chúa Trời, đưa chúng ta đến một hệ luận khác là, Thánh Kinh Cựu Ước chỉ là những chuyện giả sử được biên chép lại từ một nền văn hóa xa xưa ở vùng Cận Đông Babylon.
3.Từ đó, vì nhu cầu phải bành trướng lãnh địa mới và duy trì những gì hiện có nên, hình ảnh một Chúa Trời hay một ông thần hung bạo, nào đó, là cần thiết cho việc duy trì và xâm lăng thêm lãnh thổ. Do đó, cái gọi là Kinh Thánh thì, chẳng phải Kinh mà cũng chẳng phải Thánh gì cả. Đó là ý kiến của Ms Nguyễn Quang Minh nhận định về Cựu Ước. Đây là một nhận định mang tầm vóc cấp tiến của thời đại. Ý kiến nầy có thể tạo chất xúc tác, để từ đó Giáo Hội Kito sẽ tìm ra một kết luận phải chăng cho vấn đề nan giải của Thánh Kinh.
4.Trong cái thế lưỡng nan, Giáo Hội Kito chúng ta nên lựa chọn:
a. Công khai tuyên bố không thừa nhận Cựu Ước, và nên nói rõ đó chỉ là những câu chuyện giả sử, ai tin thì tin không tin thì thôi, chứ không thể chấp nhận những khẳng định sai lầm của các Tổ phụ nói rằng, Cựu Ước là do Chúa Trời mặc khải, đọc cho ông Mai-sen (Moses) viết từng chữ từng lời nên không bao giờ sai. Lời khẳng định thiếu logic ấy là sợi sợi giây tự buộc cổ Giáo hội.
b. Nếu tiếp tục chấp nhận Cựu Ước, Giáo hội giải thích thế nào về vô số hành động gian ác điên khùng rùng rợn của Chúa Trời trong Thánh Kinh? Và Giáo Hội phải chịu trách nhiệm (liable) về những hành động của con chiên hay hàng giáo phẩm, nếu họ được gợi hứng từ Thánh Kinh mà phạm tội ác như các giáo sĩ hiếp dâm trẻ em xẩy ra trong nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay, đến nỗi, ngân quỷ tồn kho, bán nhà thờ và bất động sản mà chưa đủ trả tiền tỉ mỹ kim án phí án phạt. Và bộ mặt đạo đức trong hàng giáo phẩm của Giáo hội cũng bị thương tổn không ít?
5. Tại sao một cuốn gọi là Thánh Kinh man rợ như thế mà vẫn được duy trì hơn 2000 năm qua và, Giáo Hội Kito (TCG & TL) có cả triệu tín đồ?
Tôi nghĩ, không giống như các câu chuyện giả sử “Trăm trứng trăm con” hoặc “Phù đổng thiên vương” , “Mỵ Châu Trọng Thủy”… của Việt Nam. Thời tiền sử, những bậc tiền bối, cố vẽ ra một hình ảnh thần thánh hóa để khích lệ thần dân giữ gìn và mở rộng biên cương. Sau nầy học sử, học sinh cũng được thầy giáo dạy cho biết như thế, chứ không bao giờ bắt buộc mang tính giáo điều, và phải tin tuyệt đối, như Thánh Kinh của Giáo hội.
6. Cựu Ước, ngoài việc khẳng định như đinh đóng cột của Giáo Hội La Mã, hoàng đế Constantin đã sử dụng Thánh Kinh và dùng Kito giáo như một công cụ hữu hiệu nhất để duy trì và bành trướng đế quốc.
Về sau, các đế quốc thực dân như Pháp, Bồ Đào Nha …cũng sử dụng Thánh Kinh để xâm lược các quốc gia khác. Lời phát biểu của Giám mục Anh Giáo Desmond Tutu (người Phi Châu, lảnh giải Nobel Hòa Bình năm 1994) đã nói lên một sự thật trắng trợn và cay đắng ấy:
Lúc người da trắng đến “Chúng tôi có đất đai và họ đến với cuốn Kinh Thánh. Chúng tôi tin họ và và nhắm mắt cầu nguyện với cuốn Kinh Thánh trong tay. Khi mở mắt ra, chúng tôi có cuốn Kinh Thánh còn họ có tất cả đất đai của chúng tôi” (We have our lands and they came here with their Bible. We believed in them and we pray with the Bible in our hands and our eyes closed. When we opened our eyes, we have the Bible and they have our lands).
7.Việt Nam trong thời Pháp xâm lăng cũng thế. Giám Mục Puginier đã gói trọn hành động bán nước của nhiều giáo sĩ và con chiên Việt Nam trong một câu nói để đời: “Không có các giáo sĩ và giáo dân thì người Pháp cũng giống như cua bị bẻ gãy hết càng” (Sans les missionnaires et les chrétiens, écrit Mgr. Puginier, les Francais seraient comme les crabes auxquels on aurait cassé toutes les pattes).
8.Thời nay, các chính khách cũng sử dụng Kito giáo để chiếm thị trường và bứng gốc văn hóa của các quốc gia đang phát triển dưới cụm từ hoa mỹ “Tự do tôn giáo” [tự do cướp của giết người và chia nhau gái trinh ?]. Trong nhiều trường hợp văn chương trở nên lưỡng nghĩa, nên có người đã phát biểu “Tự do tôn giáo và nhân quyền là khí giới của kẻ xâm lăng” (dĩ nhiên là có các trường hợp ngoại lệ).
9. Ngoài ra, các ứng cử viên đi nhà thờ và tuyên bố “Tin Chúa” để kiếm phiếu, chứ có mấy ai chịu đọc cuốn gọi là Thánh Kinh như cố Tổng Thống Mỹ, Jefferson, sau khi đọc cuốn Khải Huyền, ông tuyên bố “Sách Khải Huyền là lời nói dốt nát của một kẻ điên khùng” [President Thomas Jefferson referred to the Book of Revelation as “the ravings of a maniac”, West County Times, California, USA, Editor Steven Morris, 14 August, 1995].
10. Nhiều giáo sĩ, vì nghề làm ăn, nên không bao giờ tiết lộ cho tín đồ biết thực chất của Thánh Kinh, mà chỉ trích dẫn một số đoạn tương đối hợp lý để nhồi sọ con chiên. Còn nhiều Mục sư Tin lành thì trình độ văn hóa rất kém như hai ông Mục sư Trần Văn Đích và Phượng với thái độ hống hách vô lễ sát khí được biểu lộ trong cái gọi là Tuyên Ngôn Thuộc Linh: “Dân tộc Việt Nam chắc chắn thuộc về Đức Chúa Trời. Mọi xiềng xích tội lỗi và rủa sả của các thế hệ trước đã bị tuyên bố cắt đứt, hình ảnh con rồng, tức con rắn xưa là ma quỷ kể từ nay không còn tiếp tục được ảnh hưởng trên dân tộc Việt Nam” [Mỹ Đình, 20.12.2009].
Họ dối trá xiên xẹo mới giử được nghề giáo sĩ, hoặc trình độ kém không biết trong Thánh Kinh viết gì. Họ không biết họ đang tôn thờ một đảng trưởng ghê rợn của“đảng cướp của giết người và hiếp gái trinh” mà Thánh Kính Cựu Ước đã mô tả về ông Chúa Trời của họ!
11. Còn con chiên và nhiều người khác không đọc Thánh Kinh, vì lối văn xưa viết rất khó hiểu. Hơn nữa đa số tin đây là “Thánh Kinh” chứ không phải phàm kinh, và, giản dị “Đạo nào cũng dạy con người ăn ở hiền lành”, chứ có bao giờ biết mặt thực tôn giáo mà mình đang theo!
12. Tại Việt Nam các tôn giáo độc thần gia tăng dùng tiền bạc để dụ tín đồ. Người Hàn quốc thì rất cuồng tín, qua Việt Nam học tiếng Việt để gia tăng việc cải đạo tín đồ các tôn giáo dân tộc. Nhưng họ không biết rằng nhiều người trong các quốc gia Phương Tây đã từng sinh ra và lớn lên trong nền văn hóa và giáo dục Kito, nay đã tĩnh ngộ không còn đi nhà thờ nữa. Số người đi nhà thờ như sau (theo Wikipedia):
Úc châu 18%, Pháp 12%, Anh quốc 12%, Bỉ 7%, Canada 20%, Đan mạch 3%, Na uy 3%, Mỹ 43% (nhưng đa số là di dân gốc Mễ tây cơ, và Phi( [Gallup thống kê 2004. Ngày nay còn tệ hơn nữa].
Kết luận: Con người sống cần có niềm tin, niềm tin làm cho con người thăng hóa trong cuộc sống. Nhưng niềm tin mù quáng thiếu sự soi rọi của lý trí sẽ dẫn con người đến chỗ xem đồng loại như kẻ thù. Những cuộc chiến tranh lớn nhỏ xưa nay, phần lớn, đều bắt nguồn từ sự cuồng tín. Những tôn giáo độc thần như Thiên Chúa Giáo, Tin Lành và Hồi Giáo thường có những cuộc xung đột với nhau mặc dù họ cùng thờ một Chúa (God) và cùng đọc một Thánh Thư.
Đất nước Việt Nam mang nhiều tang tóc và hệ lụy nay vẫn còn tồn tục mà phần lớn cũng bắt nguồn từ tôn giáo. Phải chăng, tất cả tín đồ các tôn giáo (Đông cũng như Tây) và quý vị giáo sĩ nên xem lại Thánh Thư, suy nghiệm con đường mình đang đi và phương hướng dẫn dắt tín đồ dựa trên Chân Thiện Mỹ để dần dần hóa giải các dị biệt về niềm tin cũng như lối sống hòa hợp cần có trong cộng đồng quốc gia và nhân loại.
Nguyễn Sâm
6.1.2013
Tiêu đề do tongiaovadantoc.com sửa lại