đậu tương đen hữu cơ

Kinh - Luật - Luận

14:37 27/04/2012

Phần III: Tứ Thánh Đế là gì?

(TG&DT) - Đức Phật đã có định nghĩa rất căn bản , chỉ công nhận người chứng Tam minh , lục thông phải biết Tứ Diệu Đế thì mới có Thánh trí A La Hán . Còn người tu tập dù có Lục thông mà chưa biết Tứ Diệu Đế thì vẫn xem là chưa chứng đắc trong đạo Phật
Theo giáo pháp của Đức Phật thì mục đích của GIỚI  là đừng làm khổ người khác . Nếu mình làm khổ người khác thì sau này quả báo khổ trổ ra Tâm mình sẽ dau khổ động loạn bất an .

 
Gíơi cấm trộm cắp , người ta đang sống an vui rồi một người nào đó vào nhà người ta trộm cắp , lấy hết tài sản , tiền của làm người ta buồn lo , thậm chí có người tự tử luôn . Cái tai họa gây cho người ta đau khổ bất an đó sau này quả báo làm cho người đó khủng hoảng động loạn bất an do đó đều này phải bị cấm .


Giới cấm uống rượu vì nếu việc uống rượu chẳng đụng chạm tới ai thì chưa thành nghiệp nhưng uống đến mức độ quậy phá hàng xóm , nghiện ngập , gây khổ cho những người xung quanh là bắt đầu tạo nghiệp , thường quả báo sau này hay bị điên loạn do đó phải cấm .

 
Gíơi về yêu đương nam nữ , khi ta yêu ai thì ta thường phải nhớ . Khi người ấy không quan tâm , cư xử tốt với mình mà cư xử tốt với những người khác thì mình ghen . Khi người ấy bận việc mà quên mình một chút thì mình giận hờn ...rồi khi mình gặp thì trách người ấy ...v.v....đại khái là những cảm xúc buồn thương , giận ghét , hờn dỗi , trách móc ...làm cho tâm trí ta bất an xao động . Do vậy khi ta thương yêu ai với tình cảm luyến ái nam nữ thì ta muốn người đó là của mình , sự chiếm hữu gia tăng với lòng tham lam , điều này làm Tâm ta không còn bình an , phẳng lặng nữa .

 
Đó là chúng ta nói về giới luật là tránh làm khổ người khác trên nhiều phương diện . Theo nguyên tắc " Nợ thì phải trả mà tiền dư có thể mang cho " có nghĩa nếu ta làm cho người khác khổ thì tất sau này mình thọ lãnh quả báo khổ theo luật nhân quả , đây là nguyên lý công bằng tự nhiên của vũ trụ . Còn nếu ta mang đến cho người khác sự an vui , sung sướng hạnh phúc thì sau này chúng ta sẽ được hạnh phúc là điều chắc chắn tuy nhiên ta có thể từ chối hạnh phúc này .


* Đôi khi chúng ta sợ phạm giới mà bỏ mất cơ hội làm điều thiện :


Trong truyện " Tiếu ngạo giang hồ " của ông Kim Dung có tình huống như sau . Ni cô Nghi Lâm với anh chàng lãng tử Lệnh Hồ Xung đang bị bệnh . Hai người chạy trốn kẻ địch khi chạy ngang qua một rừng dưa rồi té ngã xỉu ở một gốc cây . Lúc đó Lệnh Hồ Xung do bị thương mất máu nên khát nước mới nhờ Ni Cô Nghi Lâm đi kiếm nước . Lệnh Hồ Xung mới nói Ni Cô Nghi Lâm bẻ dùm mấy trái dưa . Ni Cô Nghi Lâm mới nói : " Tiểu Ni không dám ăn trộm "  bởi vì đã học giới nên không dám bẻ dưa vì không có chủ dưa ở đó nên không xin được . Thôi thì Sư Huynh nằm đó mà chịu khát vậy .


Ông Kim Dung đặt tình huống ra để chúng ta nhận định về giới luật . Cuối cùng Lệnh Hồ Xung thuyết phục quá nên Ni Cô Nghi Lâm mới tới bẻ vài quả dưa cho Lệnh Hồ Xung ăn cho đỡ khát mà lòng đau khổ vô cùng vì phạm giới .

 
Ở đây chúng ta không hiểu rõ Chánh Nghiệp sẽ chấp giới . Lúc đó phải mạnh dạn bẻ dưa để mà cứu mạng sống con người , phải mạnh dạn mà làm chứ không phải với thái độ dè dặt như Ni Cô Nghi Lâm . Dù chúng ta có ngộ Đạo , có tu hành cả đời tinh tấn mà đụng chuyện đưa tới mà không cứu người thì cả đời tu cũng không có ý nghĩa gì .

 
Cổ nhân có câu :   " Dù xây chín bậc phù đồ
                            Không bằng làm phúc cứu cho một người "


 
Ni Cô Nghi Lâm sỡ dĩ dè dặt , do dự là do chưa đủ Chánh Kiến , hiểu không đúng tinh thần của Đạo Phật .

 
Chúng ta tùy theo trường hợp , tùy theo tình huống mà làm mà mục tiêu là đem an vui hay đau khổ đến cho người khác . Gíơi chỉ là một phần chứ không phải là tất cả giáo pháp , coi chừng chúng ta cứ khư khư giữ giới mà thờ ơ trước nỗi khổ niềm đau của nhân thế . Chúng ta cứ cân nhắc suốt cuộc đời là điều mình làm mang an vui hạnh phúc hay đau khổ đến cho người thì chúng ta sẽ tạo được Chánh Nghiệp .

 
Chúng ta nói về Phước là Chánh Nghiệp nhưng phải làm mới tạo thành Công Đức . Nếu như giữ giới là những điều tránh cấm không làm , còn Phước thì phải làm mới có .


Phước là gì ? Xin thưa Phước là giúp người được lợi ích trong thiện Pháp . Khi nói làm Phước là giúp người trong thiện Pháp chứ không giúp người tuỳ tiện bất chính , cái đó không phải làm Phước mà làm tội .

 
Chúng ta để ý có những việc không thiện , không ác , không ảnh hưởng tới ai , không ảnh hưởng đến đạo đức của chính mình thì không gọi là nghiệp . Chúng ta làm điều gì mà có ảnh hưởng đến người khác , ảnh hưởng đến đạo đức của chính mình thì mới gọi là nghiệp .


Chánh Nghiệp là gây ảnh hưởng tốt đến người khác , làm cho người ta an vui , sung sướng , hoan hỷ , hạnh phúc , tăng trưởng đạo đức , thăng hoa tâm linh .

 
Chúng ta nghe nói công phu tu hành bởi vì phải đều đặn siêng năng mỗi ngày mới gọi là công phu cho nên tu tập Chánh Nghiệp phải rất là công phu vất vả . Chúng ta phải xem xét tất cả mọi hành vi của mình có phải là hữu ích giúp người , giúp đời hay không. Vô Nghiệp là không làm gì hết , chỉ tránh làm điều ác mà không biết tạo công đức trong cuộc đời . Còn Chánh Nghiệp thì gây ảnh hưởng tốt đẹp đến mọi người xung quanh mình , vào môi trường sống xung quanh mình mới gọi là Chánh Nghiệp.


Mỗi ngày chúng ta sống làm rất nhiều việc, việc ác thì ta không làm rồi hoặc nếu lỡ sai phạm việc nhỏ nào đó thì sám hối ngay. Chúng ta xem mỗi ngày mình đã gây những ảnh hưởng tốt đẹp đến những người xung quanh mình hay không , nếu trong ngày mà không gây ảnh hưởng tốt đến những người xung quanh thì ngày đó không tạo phúc báu. Còn nếu trong ngày chúng ta gây được ảnh hưởng tốt đến những người xung quanh làm họ thăng tiến dần từ tâm hồn thánh thiện , tâm linh triển nở , cuộc sống họ ngày tiến bộ dần về mọi mặt thì chúng ta thành tựu Chánh Nghiệp .

 
Thường thì những người mới vào tu các Sư Thầy ở các chùa hướng dẫn nói các con ráng một tháng làm một việc thiện , sau đó một tuần làm một việc thiện , rồi tăng dần một ngày làm một việc thiện . Khi chúng ta tu tập Chánh Nghiệp trong Bát Chánh Đạo của Đức Phật thì từng giờ , từng phút mỗi một hành động đều là làm điều thiện , đều phải gây được ảnh hưởng tốt cho những người xung quanh.


Người mà tu tập Chánh Nghiệp rồi thì khi tiếp xúc với con người đều để lại ảnh hưởng tốt đẹp vào lòng con người , vào tâm hồn con người . Khi gặp ai mình cũng để tặng lại tình thương yêu cho dù chưa nói thành lời , dù chưa làm gì nhưng đã có tình thương tràn đầy . Bất cứ người nào mà khi mình tiếp xúc trong đời sống này dù chỉ là một nụ cười hoan hỷ , một ánh mắt thân thiện , một lời nói thăm hỏi thì thật sự mình đã cho người ta một tình thương yêu rồi .

 
Chánh Nghiệp sâu sắc hơn Thiện Nghiệp thông thường . Chánh Nghiệp mà Đức Phật dạy ở Bát Chánh Đạo trong Tứ Thánh Đế không chỉ là làm việc thiện giúp người trong cơ khổ hoạn nạn bất hạnh mà Chánh Nghiệp ở đây là một bước quan trọng trong tiến trình đưa đến giải thoát an lạc viên mãn . Chánh Nghiệp có ý nghĩa sâu sắc hơn Thiện Nghiệp là làm Phước thông thường . Vì sao như vậy ? Thiện Nghiệp là chúng ta giúp người một cách bình thường về đời sống như : cái ăn , cái mặc , thuốc men , dạy nghề , giúp việc làm , làm đường xá , cầu cống v.v...tất cả những việc làm đó là làm cho người ta có đời sống dễ chịu hơn , giúp người ta vượt qua được cơn hoạn nạn chẳng hạn người ta nghèo mắt kém cần đụt thủy tinh thể thì mình tổ chức chữa mắt để người ta phục hồi thị lực.


Người ta nghèo khổ, tật nguyền không có cơm ăn thì mình tổ chức quán cơm xã hội miễn phí cho người ta có bữa cơm đỡ đói qua ngày . Hoặc có những người bị bệnh phong cùi , họ không thể tham gia vào cộng đồng xã hội , bị mọi người xa lánh . Họ phải tập trung sống với nhau ở những làng trại do các Tu Sĩ chăm sóc thì mình đến đó hổ trợ giúp họ nuôi họ , mình xin những thuốc men y tế cho họ v.v...thì đó là Thiện Nghiệp .

 
Vậy Chánh Nghiệp là gì?


Chánh Nghiệp cũng là tha thiết giúp người nhưng có mục tiêu rất xác quyết mạnh mẽ là đưa dần họ đến với Đạo Lý Phật Pháp , giác ngộ giải thoát an lạc . Đó là điều khác nhau giữa Chánh Nghiệp và Thiện Nghiệp .


Chẳng hạn cũng là giúp người nhưng chỉ biết san sẻ vật chất , cái ăn , cái mặc như gạo muối , áo quần , chăn len , thuốc men , v.v...cho họ bớt khổ thì đó là  Thiện Nghiệp . Còn giúp người cũng như vậy nhưng có giáo hóa , truyền bá Phật Pháp , khai mở tâm linh dần cho họ qua việc thuyết pháp , tặng sách kinh điển , hướng dẫn đưa dần họ vào đời sống Đạo , cho bá tánh một Đạo lý sống để họ thay đổi cuộc đời , chuyển dần nghiệp , thăng tiến về tâm linh thì đó là Chánh Nghiệp . Đây cũng là sứ mệnh của các bậc xuất gia Tu Sĩ , các bậc Bồ Tát , bậc Thánh ngày đêm nỗ lực thực thi cho thế gian này . Các Cư sĩ , Phật Tử hay người có Duyên với Phật Pháp cũng đều thực hiện được Chánh Nghiệp này .

 
Trên đường đời chúng ta gặp người nào có Thiện căn , qua sự hướng dẫn từ từ họ phát Tâm giác ngộ , tâm hồn thánh thiện , hướng về Phật Đạo thì chúng ta hết sức trân quý họ bởi họ là các bậc Bồ Tát , Vị Phật tương lai . Người mà phát Tâm tìm cầu giác ngộ tối thượng đó là những Vị Phật tương lai chúng ta phải hết sức giữ gìn , hướng dẫn , bảo hộ người có Tâm Đạo này , dìu dắt họ mãi đi trên đường Đạo . Đó là những người mà tương lai sẽ mang lại những đóng góp lớn lao cho Phật Pháp , cho chúng sinh , cho nhân loại .

 
5 /Chánh Mạng:


Khi chúng ta học đến phần Chánh Mạng trong Bát Chánh Đạo làm chúng ta ngạc nhiên và thán phục bởi vì Đức Phật rất là thực tế mới đưa Chánh Mạng này vào tiến trình tu tập của Đạo Phật . Bát Chánh Đạo là một tiến trình tu tập hoàn chỉnh đi đến giải thóat và Chánh Mạng là một trong 8 bước quan trọng của Bát Chánh Đạo .


Chánh mạng là gì ? Chánh Mạng là sự mưu sinh , là sinh kế chân chính trong cuộc sống . Chúng ta thấy Đạo Phật rất thực tế và dĩ nhiên Chánh Mạng có hai phần là giành cho Tu sĩ và Cư sĩ . Người Cư sĩ làm ăn ngòai xã hội với các ngành nghề khác nhau . Còn người Tu sĩ với sứ mạng hoằng pháp , độ sinh và nhận sự lợi dưỡng từ sự cúng dường của bá tánh , đại chúng .

 
Dân gian có câu : “ Có thực mới vực được Đạo ” , ở đây vấn đề sinh kế được Đức Phật đặt ra một cách nghiêm túc trong quá trình tu hành , chứ không tránh né , do vậy người tu không được liều lĩnh , không được ảo tưởng . Người hiểu Chánh Mạng thì cuộc sống gia đình phải sắp xếp sao cho ổn định , có ăn có mặc đầy đủ rồi mới tu hành . Tại sao như vậy ? Xin thưa vì nếu sinh kế không ổn định , không được đầy đủ , đời sống khó khăn sẽ không yên tâm mà tu được . Chúng ta xây nhà phải xây từ nền móng trước , mình phải có đời sống tương đối dễ thở rồi mới thực hành tu tập được .


Có người ngạc nhiên sẽ hỏi đã là tu hành sao còn đặt ra vấn đề cơm áo gạo tiền ? Chúng ta muốn tu tốt thì cần phải có sức khỏe tốt , Tâm ta phải yên tĩnh , hoàn cảnh thuận lợi , không lo lắng sinh kế , không bận tâm đời sống thì mới đi sâu được vào nội tâm của mình hóa giải bản ngã .

 
Chúng ta lưu ý trong quá trình Bát Chánh Đạo vì sao Đức Phật đặt Chánh Mạng đứng vị trí sau Chánh Nghiệp ? nhân quả mỗi bước là ở chỗ bởi vì Chánh Nghiệp bước trước đó chính là làm Phước tạo công đức , có nghĩa có đủ Phước , có đủ ăn đủ mặc rồi mới tu tập được . Đây là logic chặt chẽ nhân quả trong tiến trình Bát Chánh Đạo . Đây là lý do Đức Phật dạy chúng ta phải làm Phước bố thí để Phước này làm cho chúng ta đủ ăn đủ mặc , có một sinh kế tương đối sung túc rồi từ đó tiếp tục đi tiếp đến Chánh Tinh Tấn , Chánh Niệm , Chánh Định giải thóat . Điều này rất rõ nếu chúng ta thấy đời sống của mình còn quá vất vả , nhọc nhằn khó khăn có nghĩa là Chánh Nghiệp của mình chưa thành tựu . Khi Chánh Nghiệp chưa thành tựu thì không thể tu Chánh Định được mà nên thực hiện Chánh Nghiệp tức là làm Phước , tích lũy công đức để làm nền tảng cho việc tu hành .
 
Đạo Phật với giáo lý cao siêu giải thóat nhưng thướt đo Bát Chánh Đạo là nằm ở CÔNG ĐỨC mà thể hiện ở sự tương đối đầy đủ trong cuộc sống , hòan cảnh thuận lợi , đủ nhân duyên cho việc tu hành . Nếu sinh kế không đầy đủ thì thì tiến trình đi đến giải thoát không hoàn hảo . ( Trong kinh Pháp Cú chúng ta đã từng biết Đức Phật đã dạy các vị Tỳ Kheo ăn không đủ chất dinh dưỡng thì không đắc Đạo . Bản thân Đức Phật trong quá trình đi tìm chân lý giải thoát đã nhận ra sự sai lầm trong 6 năm khổ hạnh hành xác không có kết quả nên sau Ngài đưa ra sự Trung Đạo và điều này đã đưa đến kết quả giải thóat viên mãn ).


 
Ở đây vấn đề sinh kế phải vừa đúng và vừa đủ . Vừa đúng là nghề nghiệp mình làm thiện lương , không ác độc , không tạo bất thiện nghiệp , chỉ tạo Phước lành  . Vừa đủ là nghề nghiệp mình làm đủ ăn đủ mặc , thoải mái . Người ít Phước thì kiếm một chỗ làm không ra , người nhiều Phước thì có 3, 4 chỗ làm mời cho mình chọn lựa , muốn làm chỗ nào cũng được . Khi chúng ta có dư Phước thì ta chọn lựa nghề nghiệp cho đúng để Phước báu mỗi ngày mỗi tăng trưởng . Chánh Nghiệp là những cơ hội mà ta làm Phước giúp đời , giúp người , trong khi Chánh Mạng tức là nghề nghiệp mà ta làm mỗi ngày , nếu ta chọn một nghề chân chính thì mỗi ngày làm việc là mỗi ngày mỗi tạo Phước vì vậy Chánh Mạng đóng một vai trò quan trọng trong việc tu tập của tiến trình giải thóat .

 
Bây giờ chúng ta phân tích xem nghề nào tạo Phước , nghề nào tạo tội . Theo căn bản thì hầu hết những nghề nghiệp phục vụ xã hội phục vụ dân sinh thì điều tốt . Chẳng hạn như nghề giáo dục , những Thầy cô giáo giảng dạy kiến thức , những người làm việc trong ngành giáo dục đều là những người tạo Phước qua công việc . Bệnh hoạn là nỗi khổ của con người thì ngành y khoa với các Bác sĩ , Y tá , Điều dưỡng nhân viên đều tạo Phước qua công việc điều trị cho các bệnh nhân khỏi bệnh .


Những người trong quân đội , cảnh sát cũng tạo Phước . Chúng ta được sống yên ấm thanh bình là do có những binh sĩ ngày đêm cầm súng bảo vệ đất nước , canh gác ở biên giới , hải đảo không cho giặc ngoại xâm . Các nhân viên cảnh sát dũng cảm bắt trộm cướp , giữ trật tự bình yên cho phố phường .


Các nghành nghề sản xuất công nghiệp , sản xuất nông nghiệp , ngành xây dựng kiến trúc đều tạo ra những điều tốt đẹp cho cuộc đời .

 
Có những nghề càng làm càng mang tội như nghề trộm cướp của giết người . Có những nghề luật pháp cho phép nhưng Đạo lý kết tội như : mở vũ trường ăn chơi làm giới trẻ hư hỏng . Nghề mở các quán nhậu tuy là phục vụ ăn uống nhưng có rượu bia , gái  thì càng làm càng mang tội . Các tệ nạn xã hội khác như : buôn bán rượu ma túy , buôn bán phụ nữ , mở sòng bài cờ bạc , săn bắn thú vật v.v… thì luật pháp nghiêm cấm và càng làm càng mang tội.

 
Có những nghề khó kết luận là tội hay Phước như nghề đánh cá , nghề mổ thịt gia súc bò heo gà vịt vì những nghề này cung cấp thực phẩm cho xã hội , đa số dân chúng dùng các thực phẩm này . Cái tội là ở chỗ sát sinh bừa bãi quá nhiều gia súc .

 
Có những nghề ít ai để ý nhưng Phước thì rất lớn như nghề trồng rừng , bảo vệ rừng , bảo vệ nguồn nước , cứu hỏa , cứu hộ biển .

 
Chúng ta đã nói qua những nghề có Phước nhưng nếu chúng ta làm với sự thiếu thiện chí thì cũng mang tội . Chẳng hạn như nghề làm Bác sĩ nhưng thiếu đạo đức mà nuôi bệnh kéo dài để vụ lợi tiền bạc bệnh nhân . Hay làm công chức phải phục vụ người dân lại gây phiền hà khó khăn để người dân phải chung chi hối lộ . Như nghề cảnh sát giữ trật tự trị an cho người dân lại cấu kết với tội phạm . Thậm chí bất nhân tới mức có nghề làm đao phủ chém đầu tội nhân mà cũng ăn hối lộ gia đình tội nhân  . Nếu có ăn hối lộ thì chém một nhát tội nhân chết liền , còn nếu không thì sẽ chém gây trọng thương gây đau đớn thân xác tội nhân . Con người ta khi ác Tâm thì ngay cả những nghề chân chình họ vẫn ăn hối lộ mà gây tội ác .

 
Chúng ta nói cần có nghề chân chính để tạo Phước nhưng căn bản hơn là đạo đức của con người , có thiện Tâm trong nghề nghiệp kết hợp với nghề chân chính mới tạo Phước . Còn nếu nghề nghiệp đúng nhưng đạo đức nghề nghiệp không có thì vẫn tạo tội như thường . Chúng ta cũng biết có những người làm tới chức Tổng Thống một Quốc Gia nhưng do tham nhũng vẫn bị pháp luật truy tố đi tù như thường . Có những nghề cao quý do những người hảo tâm lập ra như Viện mồ côi nuôi dưỡng trẻ em . Họ nuôi dưỡng giáo dục trẻ mồ côi , không cho ăn đủ no , không cho quần áo lành lặn để lấy lòng thương hại bố thí san sẻ của khách viếng thăm . Chúng ta thấy bên ngòai là làm từ thiện nhưng bên trong ẩn chứa điều ác . Đây là điều đau lòng của cuộc sống này , do vậy điều tốt đẹp luôn nằm thẩm sâu trong tâm hồn chúng ta , ở nơi đạo đức , Thiện Tâm , Chánh Kiến của chúng ta .

 
Là người Phật Tử khi chúng ta làm việc mưu sinh ngòai xã hội thì cần phải nghĩ đến lợi ích của cộng đồng . Nếu đã chọn được nghề chân chính thì cứ từng ngày chúng ta cứ hết lòng để tạo Phước báu cho mình . Chúng ta tận tụy với công việc , ngòai thời gian làm việc của Chánh Mạng mình phải cân đối thời gian giành cho gia đình , thời gian tu tập , làm việc Phật sự . Dấu hiệu Chánh Mạng thành tựu là sinh kế chúng ta trở nên dễ dàng , thuận lợi , may mắn về tài lộc , cuộc sống sung túc , không còn bị bứt ngặt khó khăn trong đời sống . Đây là bước kế tiếp để chúng ta bước tiếp các Chánh còn lại trong Bát Chánh Đạo .

 
* Sinh kế của người Tu sĩ Phật Giáo:


Tu sĩ thì sinh kế không thể buôn bán kinh doanh , làm việc công chức như người đời . Sinh kế của bậc xuất gia là từ sự cúng dường lợi dưỡng của Phật Tử , bá tánh . Vào thời Đức Phật thì các vị Tỳ Kheo đi khất thực , vì đi khất thực nên có hai điều bất tiện xảy ra là : Thứ nhất là ai cho gì thì ăn nấy , không có sự lựa chọn được vì vậy không phân biệt ăn mặn hay ăn chay , có khi ăn những thức ăn không vừa ý lắm . Thứ hai là không thể một ngày đi khất thực 2 , 3 lần được vì như thế sẽ mất nhiều thời gian nên chỉ thọ thực ăn một lần thôi trước giờ Ngọ 12 giờ trưa . Thời gian còn lại trong ngày giành cho sự tu tập và Thiền Định . Ngày nay các tín đồ đã tín Tâm nhiều nên mang vật thực cúng dường vào trong các Tự Viện để dâng cúng cho chư Tăng .

 
Thời Đức Phật các Tu sĩ không được giữ tiền nhưng ngày nay Tu sĩ được giữ tiền . Sau khi Đức Phật nhập diệt Niết Bàn 100 năm thì người Tu sĩ bắt đầu giữ tiền . Điều này đã gây nên một sự tranh cãi quyết liệt giữa các vị Trưởng Lão và những người theo Hệ phát triển . Một bên cải cách thì nói rằng tiền bạc đâu có tội , cứ khất thực hoài thì cực nhọc quá không còn thời gian để tu tập . Như trong chùa muốn mua sắm vật dụng gì mà không có tiền phải đợi Phật Tử cúng dường thì lâu quá . Sự tranh luận giữa hai bên kéo dài và cuối cùng việc cho Tu sĩ giữ tiền đã thắng thế nhưng được áp dụng theo cách dung hòa trung đạo có nghĩa là người có trách nhiệm trong chùa mới được giữ tiền để chi phí cần thiết  , còn trong chúng Tăng không được giữ tiền .

 
Khi Tu sĩ giữ tiền thì có những ưu khuyết điểm . Ưu điểm là là khi cần dùng vật dụng gì cho chùa thì có thể mua được phục vụ cho việc tu tập , sinh họat đại chúng . Khuyết điểm là việc giữ tiền có thể làm phát sinh lòng tham . Nếu trong một chùa mà Tu sĩ nào cũng được giữ tiền riêng thì sẽ không đoàn kết do các Phật Tử cúng dường riêng sẽ hình thành các nhóm riêng biệt trong chùa , đó là nhược điểm . Con người ta thường đang sống với nhau tốt đẹp nhưng khi có quyền lợi xuất hiện con người ta có thể thay đổi thành kẻ thù do tranh chấp quyền lợi . Nếu phẩm hạnh vị Tu sĩ yếu thì đồng tiền có thể phá hủy phẩm hạnh của người Tu sĩ . Đồng tiền có hai mặt của nó : là mang lại sự tiện lợi nhưng cũng có thể phá hủy tâm hồn , nhân cách của chúng ta .
 
Bản chất của đồng tiền thì không có tội , nhưng việc tạo tội hay Phước là do cách sử dụng đồng tiền ra sao . Nếu đồng tiền đó sử dụng vào việc hưởng thụ vị kỷ , ăn nhậu bê tha , cờ bạc , hút xách , hưởng lạc trác táng thì tạo tội . Cũng đồng tiền đó nếu mang giúp đỡ những người bất hạnh cơ nhỡ , sử dụng vào các việc thiện nguyện thì lại tạo Phước báu . Như vậy bản chất đồng tiền không có tội mà do chúng ta sử dụng có đúng mục đích giá trị hay không .

 
Theo giới luật thời Đức Phật thì người Tu sĩ không được giữ tiền do đó cũng không có quy định , hướng dẫn cách sử dụng đồng tiền như thế nào đối với bậc xuất gia . Thậm chí việc các vị Tỳ Kheo đi khất thực chỉ được thọ dụng vừa đủ thực phẩm trong ngày mà thôi , không được để giành thực phẩm dư cho ngày hôm sau .


Vị Tỳ Kheo có ba Y và một bình bát sống tự tại giữa núi rừng thanh thoát .


Ngày nay khi Tu sĩ được giữ tiền đã gây lúng túng , hụt hẩng , có khi lầm lẫn khi sử dụng đồng tiền . Nếu Tu sĩ mà còn tham lam , dùng tiền tích trữ hay hưởng thụ thì sẽ mang tội . Còn nếu người Tu sĩ làm các việc Phật sự hoằng Pháp , độ sinh thì tạo công đức . Tội hay Phước là ở phẩm hạnh , ở tâm hồn cao đẹp thánh thiện , ở bàn tay có trong sạch của người Tu sĩ hay không . Tội tham lam , tích trữ là sao ? có nghĩa là đòi tiền cúng dường của Phật Tử cho nhiều , đồng tiền không được để yên trong tủ bởi đó là công sức , mồ hôi nước mắt của Phật Tử do đó phải được sử dụng chính xác , đúng mục đích , phải được làm các việc Phật sự , thiện nguyện xã hội tốt Đạo , đẹp đời .

 
Ngày nay nguồn thu của người Tu sĩ còn xuất hiện qua những công việc gọi là dịch vụ tín ngưỡng hay lễ nghi truyền thống như : cầu an , cầu siêu , trai Tăng . Khi các Phật Tử nhờ các Thầy , các Sư cầu an , cầu siêu , ma chay , trai đàng cúng tế thì đòi hỏi người Tu sĩ đó phải có phẩm hạnh , có Đạo lực , có lý tưởng giải thoát thật sự thì việc tiến hành nghi lễ mới linh ứng cho việc bình an , sự siêu thoát cho người thân đã mất . Còn nếu ta không biết chỉ chọn người giỏi về nghi thức , Đạo Tâm cạn cợt như Thầy cúng thì việc khấn cầu sẽ không linh ứng .

 
Nếu người Tu sĩ kêu gọi sự cúng dường nhiều hơn nhu cầu của mình thì mất Chánh Mạng hoặc kêu gọi sự cúng dường quá sức của người Phật Tử thì sẽ mang tội vì Phật Tử còn phải lo sinh kế cho gia đình của họ . Nếu Phật Tử cúng dường việc này mà Tu sĩ sử dụng sai vào việc khác cũng mất Chánh Mạng , chẳng hạn cúng dường xây chùa thì để xây chùa không được làm việc khác .
 
Nếu bá tánh cúng dường mình nhiều tịnh tài mà vị Tu sĩ “ cho ” lại quá ít thì cũng mắc nợ . Cho ở đây có ý nghĩa là cho Đạo lý Phật Pháp , cho Gíao Pháp đến bá tánh đại chúng . Vì vậy người Tu sĩ phải có phẩm hạnh cao dầy , thông tuệ giáo lý Phật Đà để khi người Phật Tử cúng dường , nhờ các việc cúng kiến có tính lễ nghi truyền thống thì mang Phước lành đến cho họ .
Nếu người Phật Tử cúng dường mà vị Tu sĩ cho lại quá ít hay sử dụng tịnh tài sai mục đích thì sẽ bị tổn Phước .

 
Trong việc làm ăn kinh tế ở cuộc sống chúng ta thường thấy mang tính trao đổi . Khi ta cầm tiền ra ngoài trao đổi thì mua được một món hàng mang về . Trong Đạo cũng vậy khi Phật Tử cúng dường thì họ được nhận lại một cái gì đó . Sự nhận lại đó là một bài kinh cầu nguyện an lành , một bài chú nguyện , Phước lành từ quả báo cúng dường Chư Tăng , Tam Bảo .

 
Người Phật Tử khi cúng dường thường thọ nhận lãnh ba điều:


Lời cầu nguyện an lành từ Chư Tăng.
Đạo lý Phật  Pháp.
Phước báu của tương lai theo nhân quả.

 
Chư Tăng phải luôn trau dồi phẩm hạnh , đạo cao đức trọng , oai nghi tế hạnh , tinh thông giáo lý Phật Pháp để là Phước điền cho chúng sinh gieo trồng . Đó là lời Đức Phật dạy.


Nếu vị Tu sĩ Đạo lực yếu không đáp ứng được sự cúng dường lợi dưỡng từ Phật Tử thì sẽ mắc nợ . Khi đã mắc nợ thì Chánh Mạng không hoàn thành , việc tu tập sẽ trở ngại. Chúng ta phải đủ Phước mới đi đến giải thoát , còn mắc nợ thì sẽ trói buộc , luân hồi ở thế gian này để trả nợ.


Một số nhà chùa có mở ra cơ sở làm ăn kinh tế như : phát hành kinh sách , làm nhang thơm , làm tương chao , may Đạo phục áo tràng , làm nương rẫy v.v… xem như chấp nhận được.

 
Chánh Mạng đối với Phật Tử Cư sĩ còn có ý nghĩa là cố gắng làm giàu . Từ trước đến nay chúng ta nghe tu tập theo Đạo Phật là giải thoát , là buông xả tất cả , cái gì của cuộc đời cũng là hư ảo , là không có thật , nên nay nghe nói Phật Tử cần cố gắng làm giàu làm chúng ta ngạc nhiên lấy làm lạ . Sự giàu sang ở cuộc đời là quả báo của Phước , khi có Phước ta mới giàu , nếu thiếu Phước ta sẽ cơ cực , khốn khổ , nghèo khó . Chúng ta lấy thí dụ có hai người đều không có tiền . Người thứ nhất không tiền là do từ khước , không nhận nguồn tài lộc của mình . Người thứ hai không tiền là do cuộc sống quá khó khăn . Trong hai người này thì người thứ nhất dễ tu tập hơn do có Phước báu . Người thứ hai khó tu do trở ngại hoàn cảnh còn quá khó khăn bủa vây. 

 
Người tu trong Đạo Phật là người tự tại với tiền bạc , không bị chi phối bởi cám dỗ vật chất , khước từ những Phước hữu lậu sung mãn , chỉ giữ ở mức tri túc chừng mực Trung Đạo mà thôi . Khi Tâm người tu tự tại , đĩnh đạc , bất động trước tiền bạc thì mới đúng là Bát Chánh Đạo của Đức Phật . Có nghĩa không ngã về lối sống vật chất đầy đủ , mà cũng không nghiêng về lối sống kham khổ ép xác mà là Trung Đạo tri túc , thiểu dục là chuẩn mực nhất . Người tu không được có ảo tưởng lầm lạc , không làm Phước thiện , chỉ lo tu tập giải thoát cá nhân . Nếu thiếu Phước làm nền tảng sẽ bị hoàn cảnh bứt ngặt , bủa vây tứ bề khó khắn làm ngăn trở , sụp đổ trên đường tu.


Chúng ta tu tập Bát Chánh Đạo theo Đức Phật là phải biết làm Phước , tạo Công Đức , làm vô số việc Phước thiện giúp người , giúp đời để Phước báu sung mãn đủ đầy đi đến Chánh Định giải thoát viên mãn.

 
Chúng ta biết Phật Tử là nguồn cúng dường cho chư Tăng . Còn chư Tăng thì có sứ mệnh giáo hóa độ sinh và hoằng dương Phật Pháp . Chư Tăng sống nhờ sự lợi dưỡng của Phật Tử do đó nếu Phật Tử khó khăn thì chư Tăng không thể làm các việc Phật sự lớn được , không thể làm các việc thiện nguyện mang tính rộng rãi cộng đồng . Nếu không làm các việc Phật sự lớn thì Phật Pháp không phát triển rộng khắp , hưng thịnh , người người nhà nhà biết Đạo , Quốc Thái Dân an , muôn nhà hạnh phúc . Do đó cần có nhiều điều kiện rộng rãi để đào tạo nhiều Tăng Ni giỏi , xây dựng các nơi tu tập , chùa chiền , Thiền Viện v.v…  nhằm mở mang Đạo Phật và giáo hóa đại chúng.

 
Người Cư sĩ Phật Tử tu tập Tâm không tham nhưng không khước từ làm giàu khi có cơ may . Vì cơ hội làm giàu cũng là Phước của mình đang đến , có điều làm giàu mà không bị tham đắm , ràng buộc mà thôi . Phật Tử sử dụng việc làm giàu đó cho việc thuận duyên , thuận cảnh tu tập và cho Phật Pháp mai sau.


Các Phật Tử cần biết tương trợ để thực hiện Chánh Mạng , khi có chuyện làm ăn thì mình biết rủ các huynh đệ , bạn Đạo cùng làm ăn , giúp đỡ nhau cùng khá lên , ổn định cuộc sống sung túc.

 
Phật Pháp là chân lý , là lẽ phải , là sự thật . Chúng ta làm sao cho chân lý đến với mọi người trong cuộc đời để mọi người biết tránh tội , biết làm Phước thiện , biết thương yêu nhau . Đó là sứ mạng của người Tu sĩ kể cả Cư sĩ sao cho ánh sáng chân lý , thánh thiện , từ bi chiếu rọi từng tâm hồn của con người , từng ngõ nghách của cuộc sống , sao cho ánh sáng chân lý nhiệm mầu soi sáng cả thế giới , đến với nhân loại.

 
6 / Chánh Tinh Tấn:


 
Khi chúng ta học đến Chánh Tinh Tấn là bước thứ 6 trong Bát Chánh Đạo là bắt đầu bước vào đỉnh cao của giáo lý Đạo Phật . Vì vậy chúng ta sẽ thấy trừu tượng , khó hiểu nên cần chuẩn bị về mặt tinh thần.


Có một lần có một vị Tỳ Kheo hỏi Đức Phật về 4 Qủa vị Thánh là : Tu Đà Hoàn , Tư Đà Hàm , A Na Hàm , A La Hán . Câu hỏi là nếu có một người tu theo một Gíao Chủ khác thì có chứng đắc được 4 Qủa vị Thánh này hay không ?
Đức Phật trả lời : “ Nơi nào có Bát Chánh Đạo thì nơi đó có 4 Qủa Vị Thánh”.

 
Bát Chánh Đạo là một hệ thống tu tập hoàn chỉnh trong đó 5 phần đầu ( Chánh Kiến – Chánh Tư Duy – Chánh Ngữ - Chánh Nghiệp , Chánh Mạng ) nhằm tạo lập CÔNG ĐỨC , tạo nên một đời sống cực kỳ nhân lành thánh thiện cao quý . Còn 3 phần cuối ( Chánh Tinh Tấn – Chánh Niệm – Chánh Định ) nhằm tạo nên THIỀN ĐỊNH . Như vậy chúng ta thấy theo tiến trình Bát Chánh Đạo thì giai đoạn đầu người tu phải dọn mình có một đời sống trong sạch , thánh thiện và giai đoạn 2 là đi vào Thiền Định . Hai giai đoạn này bổ sung cho nhau , có nghĩa là từ một đời sống thánh thiện từ bi , công đức cao dầy chúng ta mới đi sâu vào Thiền Định được.

 
Chúng ta thấy có 3 hạng người tinh tấn:


Hạng người thứ 1: là giãi đãi , không tinh tấn , tu tàng tàng , có thể những người này cũng đi chùa , làm phước thiện , đọc kinh , niệm Phật nhưng chưa phải là người tinh tấn . Đa phần chúng ta thuộc hạng người thứ nhất này .


Hạng người thứ 2: Có ý chí tinh tấn khủng khiếp nhưng mục đích sai lầm . Ta gọi họ là những người tà tinh tấn .


Hạng người thứ 3: Có ý chí tinh tấn phi thường , tinh tấn một cách chuẩn xác , chừng mực , đúng mức . Ta gọi người này là Chánh Tinh Tấn .

 
Khi ta học đến bài này giống như ta đứng trước ngã ba đường . Một là ta tu tàng tàng suốt đời chẳng tới đích , được bao nhiêu Phước thì kiếp sau hưởng , còn tội thì kiếp sau trả . Hai là chúng ta đi tới quyết tâm để đạt được sự giác ngộ giải thoát , quyết tâm tu tập thành một vị Thánh , thành Bồ Tát có đủ trí tuệ , lòng từ bi , Đạo lực để giáo hóa chúng sinh . Từ những phần bài trước chúng ta trở thành những con người tốt nhưng từ Chánh tinh tấn trở đi ta thực hành sẽ bước lên một bước mới của hàng Thánh trong Đạo Phật .


Chúng ta thấy có một số người tuy là Cư Sĩ tại gia nhưng ý chí tinh tấn ngất trời xanh , đã kiểm soát Tâm từng giây , từng phút trong Thiền Định , quyết tâm đi đến giải thoát an lạc . Những người như vậy tuy sống lẫn với mọi người , đầu còn tóc , mặc đồ thế tục nhưng họ không còn thuộc thế gian này nữa , họ đang bước trên con đường Thánh Qủa của đạo Phật.


 
Ý chí là gì ? ý chí không định nghĩa được vì nó là sức mạnh của Tâm vô hình . Ý chí làm cho ta có sức mạnh để vượt qua mọi gian khó , vượt qua mọi cám dỗ , thử thách theo đuổi công việc sự nghiệp , công trình một cách kiên trì lâu dài đi đến thành tựu .


Vượt qua gian khó ở đây là cái khó của nội tâm , ta phải chiến thắng được vọng tưởng trong nội tâm của mình . Người tu sợ nhất là vọng tưởng vì nó như là chính mình . Khi vọng tưởng bốc khởi thì biết bao nhiêu điều bất thiện nổi lên . Não bộ ta luôn luôn phát khởi ý nghĩ liên tục , từ ý nghĩ này sang ý nghĩ khác không bao giờ dừng . Phương cách để ta dừng vọng tưởng cũng chính là vọng tưởng .

 
Chúng ta sống trên đời phải tính toán đủ chuyện , cho dù mình có Phước đủ ăn , đủ mặc nhưng không phải là thoát hết ngoại cảnh hoàn toàn . Khi ta tiếp xúc với ngoại cảnh thì vọng tưởng luôn luôn có cơ hội trỗi dậy . Có người cho rằng họ vào thâm sơn cùng cốc , vào rừng sâu núi thẫm , không còn muốn gặp con người để khỏi phải vướng bận bao nhiêu chuyện rắc rối , buồn thương giận ghét nữa thì sẽ bớt bận tâm dễ tu tập , nhưng khi vào rừng sâu núi thẫm rồi mới thấy vọng tưởng vẫn phát khởi từ Tâm Thức . Chúng ta không biết một ngày nào đó mình vào rừng sâu núi thẫm , thâm sơn cùng cốc thì Tâm mình có yên ổn hay không nhưng hiện nay khi chúng ta còn phải sống làm việc , đối duyên tiếp cảnh với biết bao nhiêu con người với những sự buồn thương giận ghét , hỷ nộ ái ố , với biết bao câu chuyện , bao nhiêu công việc mà mình phải toan tính vất vả . Mỗi khi tính tóan công việc như vậy thì vọng tưởng trong ta luôn xuất hiện phát khởi mạnh mẽ tuôn trào .


 
Nếu cứ suy nghĩ tính tóan công việc thì vọng tưởng phát khởi hoài vậy làm sao ta tu tập được nhưng nhờ có Phước nên ta tạo được sức Định . Có những lúc ban ngày ta bận tâm tính toán lo liệu công việc , mưu sinh bận rộn vất vả nhưng nhờ có Phước nên khi đêm xuống thì Tâm lắng đọng thanh tịnh trong Thiền Định . Nhờ vậy ta có cơ hội đi đến giải thoát mà không cần phải vào vào rừng sâu núi thẫm mới tu tập được .


Có những người nghĩ rằng sống ở đô thị nhịp sống ồn ào , kẹt xe , khói bụi xe nên tìm lên rừng núi yên tĩnh để tu tập và nghĩ rằng nhờ vậy Tâm sẽ thanh tịnh . Khi vào ở rừng núi rồi ta mới thấy rất nhiều việc phát sinh , nếu không đủ Phước thì ta cứ gặp hết việc này đến việc nọ bận tâm hoài .

 
Chúng ta còn nhiều nghiệp quá khứ chưa sạch nên đời này phải trả , chính cái trả nghiệp quá khứ làm ta khổ tâm ghê gớm trong đời sống của mình . Nghiệp quá khứ trổ ra muôn hình vạn trạng , chẳng hạn kiếp quá khứ mình mắc nợ người đó , kiếp này người đó đổ bệnh tật khiến mình phải nuôi dưỡng , không bỏ đi được , phải nuôi bệnh và như vậy mình rất bận tâm.  Hoặc quá khứ mình tạo bất thiện nghiệp gì đó khiến kiếp này mình bị người ta ganh ghét , đố kỵ , mưu hại , vây khốn tứ bề không cho mình yên tu .

 
Các điều gian khó mà chúng ta nêu ở trên làm mình mệt mõi muốn ỏai luôn , làm mình không muốn tu nữa vì vậy chúng ta mới thấy giá trị của Chánh Tinh Tấn . Nếu chúng ta không có sức mạnh ý chí phi thường , không đủ Đạo lực thì những gian khó trên ta không vượt qua nỗi .


 
Trong cuộc sống có 3 lọai cám dỗ:


_ Cám dỗ do chính bản thân mình .
_ Những cám dỗ do ngoại cảnh .
_ Những cám dỗ do Phước dư thừa .


 
Cám dỗ do chính bản thân là do thân thể mình đòi đủ thứ trò vui , lúc nào cũng hay đi tìm niềm vui . Trong Thân của ta có Thọ Ấm và Thọ Ấm này luôn khát khao đi tìm khóai cảm , cảm xúc . Sắc Ấm thì khát khao ăn uống , thở , những nhu cầu cho nó tồn tại sống . Thọ Ấm khi thiếu niềm vui thì làm cho mình héo úa , mòn mõi dần dần với tâm trạng , hình thể còm cõi , xác xơ , hiu quạnh , thẩn thờ , đau buồn , tê tái , lạnh lẽo , cô đơn . Chúng ta phải vượt qua những cám dỗ thì mới tu tập được .


 
Cám dỗ do ngoại cảnh là những trò vui bên ngòai mời gọi , không thấy thì thôi , thấy thì mình ham thích như : Sòng bài casino , vũ trường , ăn nhậu , trác táng v.v… làm con người dễ rớt vào sa đọa hưởng thụ .


 
Cám dỗ do Phước dư thừa là khi chúng ta có chức quyền , giàu sang thì hầu hết nếu không có đạo đức vững vàng sẽ hưởng thụ sa đọa . Chỉ người có Đức lớn thì khi giàu có mới sống trong sạch , thánh thiện , sử dụng đồng tiền một cách chính đáng . Còn người đạo đức kém mà giàu có thì hay sử dụng dụng đồng tiền vào mục đích hưởng thụ vị kỷ .


 
Chúng ta cần quyết tâm theo đuổi việc tu hành lâu dài đến vô lượng kiếp cho đến khi đạt mục tiêu giải thóat mà không bao giờ đặt ra thời hạn . Khi công đức tu tập đủ đầy thì tự nhiên ta đi đến cùng đích của bến bờ an lạc giải thoát . Đối với bậc xuất gia thì đó chỉ là giai đoạn thô trong sự tu tập mà nhiếp Tâm sâu trong Thiền Định mới là sự tinh ròng của sự tu tập . Ngày nay người mà nhập được vào Thiền Định thì thật là hiếm hoi ở vào thời mạt pháp này .


 
Chúng ta cần có lý tưởng để hiểu Đạo Phật đưa mình thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử mà đến bến bờ an lạc hạnh phúc vĩnh hằng , có lý tưởng rồi chúng ta mới có quyết tâm thực hiện có kết quả . Chúng ta cần dấn thân trong gian khó để rèn luyện ý chí , cần siêng làm các việc từ thiện , làm các việc Phật sự thì mới có quyết tâm ý chí cao , có sức tinh tấn trong tu tập .
 


Chúng ta nói qua một chút về tà tinh tấn . Tà tinh tấn là gì ? là người đó có quyết tâm rất cao trong việc tu tập nhưng họ tu cái gì thì chỉ biết cái đó mà không thấy sự phối hợp đồng bộ của nhiều yếu tố , có nghĩa là cực đoan trong một phương pháp duy nhất .


Chẳng hạn có người hướng dẫn niệm Phật thì họ chỉ biết niệm Phật và cho thế là đủ , hay có người hướng dẫn trì chú thì chỉ đọc tụng câu chú đó thôi và cho rằng câu chú đó đủ công năng sức mạnh để giải thóat , hay có người hướng dẫn tụng bài kinh nào đó trong kinh điển Phật giáo thì họ chỉ tụng một bài kinh mà thôi và tin tưởng bài kinh đó đủ để họ giải thóat . Hoặc có người hướng dẫn tu Thiền thì họ chỉ biết kiểm sóat hơi thở ra vào , ngòai ra mọi chuyện trên đời họ không còn quan tâm đến nữa , họ quay lưng với mọi người. Có những người tinh tấn dữ dội nhưng lại hay khoe khoang phô trương cho mọi người biết , vì mục đích tham vọng hay nôn nóng muốn đốt cháy giai đọan để mau đắc Đạo thì đều là tà tinh tấn .



Hoặc có người được hướng dẫn học lý Không  thì thấy mọi sự trên đời là hư huyển , vì vậy khi đi đứng nằm ngồi họ đều cho tất cả vạn hữu là không mà họ không biết rằng trong thế gian ảo mộng này thì mọi sự vật , hiện tượng , vạn hữu đều biến thiên sinh hóa theo tự nhiên , theo luật nhân quả . Không có điều gì mà tự nhiên đến với ta mà tất cả đều vận hành theo nguyên lý tự nhiên của luật nhân quả . Dù cuộc đời là một giấc mộng , hư huyển vô thường nhưng chúng ta cần hiểu đúng là không có một việc thiện nào mà chúng ta không làm , không có một điều ác nào mà ta không tránh , đó là lời Đức Phật dạy .


Như vậy khi ta tu tập theo một Pháp môn nào ta cần kết hợp nhiều yếu tố khác như : cung kính lễ Phật , quán lý không , vô thường , làm các việc Phật sự hoằng Pháp , làm các việc thiện nguyện giúp đời , giúp người v.v… trên tinh thần tự lợi , lợi tha .

 
Chánh tinh tấn là gì ? Chánh tinh tấn là người có ý chí sắt đá , quyết tâm vô tận vô biên nhưng ẩn giấu ở trong một vẻ hiền lành , điềm đạm , nhân từ , tự tại . Quyết tâm vô tận vô biên ở đây là không một khó khăn thử thách nào lay động làm người đó nản chí rời bỏ sự tu tập . Người đó theo đuổi cùng đích của sự tu tập một cách thầm lặng , không nôn nóng , không phô trương . Người Chánh Tinh Tấn thì biết cân đối sức khỏe với thời khóa dụng công , chứ không dồn quá sức mà gảy đổ việc tu tập . Người Chánh Tinh Tấn cũng biết cân đối việc tu tập dụng công với công đức . Nếu biết mình nhiều Phước thì dụng công Thiền nhiều hơn , còn nếu biết mình ít Phước thì lo tạo công đức làm nền tảng cho Thiền Định .

 
Khi chúng ta khởi một quyết tâm tu tập lâu dài thì bổng nhiên có lúc ý chí quyết tâm mình tan biến thì biết là Phước đã cạn . Ngày nào Phước còn thì ý chí chúng ta còn mạnh mẽ vững vàng , khi Phước hết thì ý chí chúng ta mất trở thành người bạc nhược .Vì vậy chúng ta cần phải biết luôn tạo Phước Đức để giữ vững ý chí , tu tập thanh lọc thân tâm để có Đạo lực để ta đi mãi trên con đường đến bến bờ giác ngộ giải thoát an lạc.

 
7.Chánh Niệm :


Chánh Niệm tĩnh giác là trạng thái Tâm rổng suốt vằng vặc như vầng trăng . Người đạt được Chánh Niệm tĩnh giác khi đó những vọng tưởng trở nên nhỏ bé , lạc loài nằm ở bên ngoài không còn làm chủ Tâm mình nữa .


Trước đây mỗi khi vọng tưởng chúng ta khởi lên thì buộc cả chú ý của bộ não của mình chạy theo tư tưởng đó và những vọng tưởng này dẫn dắt mình đi trôi mênh mang theo những ý tưởng đó . Người đạt được Chánh Niệm rồi thì khi một ý niệm vừa khởi lên thì giống như người cầm một nắm cát ném lên giữa hư không , mà mình đứng bên ngoài thấy rõ bầu trời thì rỗng mà nắm cát tung lên giữa Trời rồi sẽ rớt xuống mà không dính lại .


Người đạt được Chánh Niệm thì tách ra khỏi vọng tưởng , không bị vọng tưởng dắt mình đi từ ý niệm này sang ý niệm khác nữa . Người chưa đạt Chánh Niệm thì khi ai mà ném nắm cát tung lên thì giống như bốc trúng mình , mình cũng bị quăng lên theo nắm cát này mà tung lên giữa Trời và rớt té xuống lại do mình bị mê mờ chưa tĩnh giác.Còn khi mình đã tĩnh giác ai ném nắm cát lên giữa Trời thì không nắm trúng mình .

 
Người đạt được trạng thái Chánh Niệm tĩnh giác vẫn tiếp tục giữ hơi thở thứ 5 , không phải là một câu nói mà là một ý niệm nhỏ là luôn luôn biết Tâm này còn phiền động . Dù khi đó đã biết Tâm mình rảnh rang vằng vặc thanh tịnh rồi , vọng tưởng còn rất ít thì vẫn phải biết trong thẩm sâu mình vẫn còn phiền động . Sau này dù có sở đắc chứng Thiền lên tiếp vẫn giữ ý niệm này tồn tại mãi nhờ vậy mà tĩnh giác không mất , kéo dài bền vững . Nếu ta ngợi khen vẻ đẹp này của Tâm thì trạng thái tĩnh giác sáng vằng vặc này sẽ tắt dần . Trong tu tập có một quy luật là tự chê mình thì càng tiến bộ , còn nếu khen mình thì sẽ lui sụt từ từ . Trong cuộc sống người ta khen mình thành thật thì họ được Phước tuy nhiên người nhận lời khen thì không được mừng thì mới không bị lui sụt Đạo Tâm .


 
Người đạt Chánh Niệm tĩnh giác kéo dài thì bắt đầu phá được 5 triền cái theo như lời Đức Phật dạy như sau : Tham ái – Sân hận – Hôn trầm - Trảo hối – Do dự .


a /Trảo hối :


Người đạt Chánh Niệm thì Tâm vằng vặc sáng tỏ , vọng tưởng vừa manh nha khởi lên là bị biết , bị thấy và chấm dứt liền . Giống như mới nắm một nắm cát chuẩn bị quăng lên giữa Trời , mà người này chưa kịp quăng lên đã bị phát hiện thấy phải buông nắm cát , vọng tưởng mới vừa nhớm lên một niệm bị Tâm mình thấy biết phải tắt và trở nên yên tĩnh trở lại . Trạng thái này tiếp tục duy trì , những ý nghĩ lúc này không có ngôn ngữ . Thông thường khi vọng tưởng khởi lên thì có một ngôn ngữ kèm theo .


Chẳng hạn Tâm mình khởi lên là ngày hôm qua ông A đã cho tôi một quyển sách hay . Ý niệm này diễn tả bằng ngôn ngữ một câu nói như vậy nhưng khi đến trạng thái Tâm tế thì nguyên câu này chỉ nhúc nhích bằng một sát na thì bị mình phát hiện thấy liền và tắt mà không khởi lên bằng một câu nói trong đầu mình nữa . Dù chỉ là một ý niệm mới chớm như hạt bụi là bị phát hiện thấy và tắt ngay . Trạng thái này duy trì kéo dài và dẫn đến tắt triền cái trảo hối , trong Tâm sẽ lặng lẽ thanh tịnh , không còn do dự và mình cảm thấy rất vững tin vào con đường mình đã đi vững chắc . Do Tâm đã thấy rõ sự an lạc thanh tịnh , đã làm chủ kiểm soát được Tâm . Sự tự tin này làm mất trảo hối .


Trảo là những lăng xăng của Tâm , Hối là hối hận . Hối hận này có 3 trạng thái :


    Trạng thái 1 : là cố chấp không biết nhận lỗi , người này sẽ càng lúc càng đọa đi xuống dần .
    Trạng thái 2 : là hối hận , buồn khổ vì việc mình đã làm .
    Trạng thái 3 : là không hối hận dù biết đó là lỗi nhưng quyết tâm không phạm lỗi nữa .


Người đã vượt qua trảo hối này nếu như họ có lỡ nghiêm khắc lớn tiếng với ai một câu nào đó . Sau đó họ biết là có lỗi nhưng Tâm họ không bị động buồn vì hối hận và họ cương quyết không bao giờ lập lại điều đó nữa , sẽ đối xử tử tế với con người hơn .


Một người biết lỗi hối hận Tâm cứ ray rứt , bất an hoài là do Tâm chưa diệt được triền cái này . Như vậy ta đã biết được trạng thái người tu tập đã diệt được triền cái trảo hối .


b / Hôn trầm :


Hôn trầm là buồn ngủ . Người mà chứng được trạng thái Chánh Niệm tĩnh giác và duy trì lâu dài thì dứt luôn triền cái Hôn Trầm . Người này đúng giờ lên ngủ thì ngủ nhưng nếu muốn thức thì có thể ngồi thức đến sáng mà vẫn tỉnh táo nhưng không lạm dụng thức hoài . Khi cần muốn ngủ thì ngủ , muốn thức thì thức khi có công việc cần giải quyết .


c / Sân hận :


Là trạng thái nổi nóng , bực bội , không làm chủ đựợc bản thân .Người đạt được Chánh Niệm thì không còn sân hận nữa . Nếu họ có nghiêm khắc là để giáo huấn người khác , chứ trong lòng không còn nóng giận nữa , dù là sự nóng giận vi tế như hạt bụi cũng không khởi lên được .  


d / Tham ái:


Là thương ai một cách riêng tư dù là đang sống trong cộng đồng người Tăng , cộng đồng người Ni hay cộng đồng Cư sĩ thì khi đã diệt được tham ái rồi thì không còn thương ai riêng nữa . Dù biết người này tốt hơn , người kia tệ hơn một chút , người này có Duyên với mình hơn , người kia ít Duyên với mình hơn nhưng xem mọi người đều bình đẳng . Đây là người đã diệt được triền cái Tham Ái đương nhiên tình cảm nam nữ cũng đã vượt qua luôn .


e / Do dự:


Các Thiền Sư hay nghiệm các Thiền sinh ở triền cái thứ 5 là Do dự hồ nghi , thử xem người Thiền sinh này có hồ nghi trên con đường tu tập hay không .

 
Trong 5 triền cái này chúng ta nghe nhà Thiền hay nhắc đến câu Bát phong suy bất động là 8 gió thổi không lay động Tâm , có nghĩa dù là cảnh khổ vui , khen chê đến mình thì Tâm vẫn không động , đạt được trạng thái tự tại . Dù đã đạt Chánh Niệm tĩnh giác là đã phá 5 triền cái , đạt được tự tại an lạc như vậy nhưng nếu xem lại tiến trình tu tập theo Đức Phật đề ra thì người này vẫn chưa chứng Sơ Thiền , chỉ là giai đoạn cuối của Chánh Niệm . Như vậy khách quan ta thấy Thiền Định trong Đạo Phật rất cao , không phải dễ đạt .

 
Trong kinh điển Nguyên Thủy , Đức Phật khen ngợi một người mà thoát được 5 triền cái như sau :


_ Như một người mắc nợ rất khổ Tâm , nay đã trả được nợ lòng thấy nhẹ nhàng .
_ Như người bị bệnh tật hành hạ đau đớn , một thời gian sau thì hết bệnh , người trở nên khoan khoái , thơ thới .  
_ Như một người bị bắt ở tù , bị gông cùm khốn khổ nay được phóng thích tự do nên rất hạnh phúc .
_ Như một người nô lệ phải làm lụng cực khổ theo mệnh lệnh của người chủ nay đã được trả tự do .
_ Như một đoàn người băng qua sa mạc đầy nguy hiểm , nay thoát ra khỏi sa mạc thấy được đầu làng , thấy được con người thì mừng vô cùng .

 
Người mà tu tập chấm dứt được 5 triền cái thì bắt đầu có dấu hiệu của Thánh tính cao cả . Ngày xưa Đức Phật báo cho biết người nào tu tập đến đâu , mức độ nào . Thời nay nhiều người tu tập thấy Tâm mình thanh tịnh tưởng là mình cao siêu , chứng đắc cao nhưng không ngờ là mình vẫn chưa phá được 5 triền cái . Chúng ta khi tiếp xúc thấy một số bậc xuất gia là Tu Sĩ Phật Giáo đã lâu năm mà khi đụng chuyện thì thấy các vị này vẫn còn tham , còn sân ( tham Phước , tham lợi dưỡng , tham vị trí trong giáo hội …khi cái tham này không thỏa mãn thì sân nổi lên là vậy ) . Sở dĩ còn tham sân như vậy là do chưa dứt trừ được 5 triền cái như lời Phật dạy .

 
Người đã đạt Chánh Niệm thì vẫn chưa vào Sơ Thiền do đó chưa vào Định được , mặc dù đã chấm dứt tham sân chỉ còn vi tế , tự tại an lạc , không còn động Tâm phiền não gì nữa , có dấu hiệu Thánh tính cao cả vậy mà vẫn chưa nhập Định và con đường tu tập phía trước còn dài thăm thẳm xa vời vợi . Như vậy so với tiêu chuẩn thời Đức Phật người tu vẫn chưa đạt kết quả , chưa vào Sơ Thiền chỉ là sự chuẩn bị để bước vào cửa Phật .   

 
Chúng ta nói qua một chút về Thiền Tứ Niệm Xứ của Đức Phật . Phương pháp Thiền Tứ Niệm Xứ của Đức Phật là pháp tu đủ công năng phá trừ mọi chướng ngại của Tâm được áp dụng cho tất cả mọi căn cơ chúng sinh .

 
Phương Pháp Tứ Niệm Xứ : tạo trạng thái Chánh Niệm tĩnh giác để vào Định .


Ngồi kiết già đúng phương pháp , thân mềm mại bất động , xương sống thẳng , hai tay hơi dang ra xa hông một chút . Chân bắt đúng kiết già ( chân trái vắt lên đùi phải và chân phải vắt lên đùi trái ) , mắt mở rõ nhìn xuống , Thiền lâu năm mới nhắm mắt , lưỡi đưa lên chân răng trên .Hơi thở làm Tâm tĩnh giác , ý thức được hơi thở ra , hơi thở vào từ đó ý thức được mạng sống mình vay mượn trong từng hơi thở .

 
Đức Phật dạy:

 
 * Hít thở vào biết rõ hơi thở vào . Hơi thở ra biết rõ hơi thở ra . Biết hơi thở sâu nông , dài ngắn nhưng không can thiệp , cứ để tự nhiên hơi thở . Không được gượng ép điều khiển hơi thở .

 
* Khi thở vào biết rõ toàn thân , khi thở ra biết rõ toàn thân . Lực khí chuyển xuống bụng thì tâm trí rảnh rang .

 
* Thở vào biết thân vô thường , thở ra biết thân vô thường ---v nghiệm cho đến xương cốt khi thác thì tan thành tro bụi gió thổi bay đi mất . Sau khi nghiệm xong thì Tâm sẽ tĩnh lặng vằng vặc ---v bước dần vào trạng thái tĩnh giác .

 
* Thở vào biết thân này đầy những khổ thọ , thở ra biết thân này đầy những khổ thọ . Thấy được sanh lão bệnh tử , sự vô thường . Cảm giác đeo mang thân này là nặng nề , là cục nợ .

 
* Thở vào biết trong thẩm sâu Tâm này còn phiền động , thở ra biết thẩm sâu Tâm này còn phiền động ( còn tham lam , vị kỷ , sân hận ) .

 
Mỗi loại hơi thở như vậy mỗi loại vào khoảng 5 – 10 phút .

 
Khi thực hiện 5 loại hơi thở này kéo dài thì sẽ đạt được Chánh Niệm tĩnh giác là trạng thái Tâm mình sáng suốt , yên tĩnh , rảnh rang , thanh tịnh .

 
8.Chánh Định:


Chúng ta đã biết đây là phần cuối nên đây là phần rất cao trong giáo lý Đạo Phật , nói đến cảnh giới tu chứng đắc chứ không phải cảnh giới của phàm phu người thường . Khi nói về Chánh Định thì chúng ta lấy chuẩn theo lời Đức Phật dạy là gồm : Tứ Thiền , Cửu Định . Đây là tiêu chuẩn căn bản cốt lõi Nguyên Thủy của Phật Pháp từ thời Đức Phật xác lập cho đến ngày nay bất di bất dịch , không thể khác đi được . Nếu chúng ta thấy sau này một vị Đại Sư , Tông Sư nào đặt ra một loại Định nào khác với tiêu chuẩn của Đức Phật đề ra thì do vị Tông Sư đó sáng chế ra và không được xem là tiêu chuẩn trong Đạo Phật mà chỉ lấy đó làm tham khảo mà thôi .

 
Khi chúng ta nói về Tứ Thiền , Cửu Định thì không còn là chỗ của phàm phu nữa . Tất cả chúng ta từ người thuyết giảng đến người nghe đều là phàm phu nhưng nghe chuyện của Thánh nên phần bài giảng này cực kỳ khó khăn cho cả người giảng và người nghe . Chúng ta cần trọn Tâm , trọn ý để lắng nghe , với các cảnh giới của Thánh này mặc dù chúng ta không hiểu hết nhưng tín Tâm có lòng tôn kính thì chúng ta có nhân để sau này chứng quả Thánh trong Đạo Phật .


Hôm nay chúng ta nói về những tầng mức Thiền Định , đây là những điều khó diễn giải vì là chỗ giác ngộ sở chứng của Chư Thánh , là cảnh giới của các Ngài , chứ chúng ta là phàm phu chưa đạt được nên nghe sẽ trừu tượng .


Chúng ta không cần quan tâm đến người thuyết giảng về Chánh Định này nhưng Đạo lý Tứ Thiền , Cửu Định này chúng ta nhớ phải kính trọng về giáo lý vô giá này .

 
*Sơ Thiền : Đây là lời Đức Phật dạy về tiến trình Tâm trong Thiền .Khi một người xả ly rời bỏ được 5 triền cái thì Tâm Hành giả được trạng thái hân hoan . Tâm người này sẽ đi qua cái Hỷ ( mừng ) , khi mừng kéo dài thì thân người đó sẽ được khinh an nhẹ nhàng , lạc thọ , được cảm giác hạnh phúc sung sướng , rồi tự động kéo Tâm an trú trong Định . Tới trạng thái này thì không cần dụng công nhiều . Những cảm giác hạnh phúc cứ khởi lên tràn đầy trong Thân Tâm và tự động nhiếp nội tâm trong trạng thái Định .

 
Chúng ta thấy những người tự động vào trạng thái Định thì họ gần với Sơ Thiền do họ trước đó đã đạt được Chánh Niệm tĩnh giác dứt bỏ được 5 triền cái . Ta thấy một người Thiền trông bên ngoài họ thanh tịnh như hư vô , lạc lẽo , khô khan , không thiết tha gì ham muốn sự đời nhưng thật ra khi họ vượt qua 5 triền cái rồi thì hạnh phúc tràn ngập trong Tâm của họ hơn hết mọi niềm vui chóng qua của thế gian . Lúc này hạnh phúc tuôn trào tràn ngập trong Tâm mà không cần điều kiện đi tìm bên ngoài hay bị tác động từ bên ngoài .

 
Đức Phật thuyết dạy nói về trạng thái chứng đắc Sơ Thiền , nguyên văn như sau: “ Tỳ Kheo ly dục , ly ác Pháp chứng và trú Thiền thứ nhất , một trạng thái Hỷ Lạc do ly dục sinh với tầm với tứ ”


Chúng ta phân tích nhằm sáng tỏ câu nói trên của Đức Phật . Ly dục có nghĩa là chấm dứt tất cả mọi ham muốn , chứ không riêng luyến ái thế gian . Chúng ta nghe một nhà Sư tu trong một am vắng trong rừng núi , không còn bất cứ ham muốn gì nữa của thế gian thì ta hình dung nhà Sư này héo hắt , quạnh quẻ , cô đơn . Trong khi chúng ta nghĩ người đời thì thích chuyện này , thích chuyện kia đủ thứ thì đời mới vui . Thật ra khi Tâm người tu tập ly dục có nghĩa là Tâm họ tràn ngập hạnh phúc , do quá hạnh phúc nên họ không cần bất cứ điều gì bên ngoài thế gian nữa . Giáo lý Nguyên Thủy của Đức Phật thường dùng các câu chữ khiêm tốn , kín đáo. Chúng ta thường nghe tu theo Đạo Phật là hết vô minh , hết ngu si , hết xấu ác nghiệp . Chúng ta thấy chữ ly dục mà Đức Phật dùng để an trú Sơ Thiền là không còn ham muốn gì nữa là vì quá hạnh phúc đầy đủ trong Tâm Hành giả . Hạnh phúc này chúng ta không thể tưởng tượng nỗi , không thể diễn tả hết trạng thái này bằng lời , phải chứng đắc mới biết hết .


 
Có 2 điều kiện để chứng Sơ Thiền là ly dục và ly ác Pháp . Ác Pháp là những điều bất thiện trong Tâm chúng ta . Ly ác Pháp là người này không còn những điều bất thiện trong Tâm thì có nghĩa người tu này có tâm hồn cực kỳ thánh thiện đạo đức , oai nghi tế hạnh , có Thánh tính nhân từ hiền lành . Người đạt trạng thái Định thì Tâm luôn thuần thiện , trí tuệ sáng suốt , nếu Tâm  còn chút cấu uế nhỏ nhiệm thì cũng không thể vào Định được . Người đạt Sơ Thiền thì tinh tế , trí huệ sáng suốt , họ thấu suốt được bản chất của các hiện tượng , sự việc nhỏ như sợi tóc. Họ có thể đạt được nhìn thấy chân lý như cái chấm trên đầu cây kim vậy . Do họ kiểm soát bản thân nên người bên ngoài nhúc nhích điều gì thì họ biết liền nhưng Tâm họ từ ái bao dung với mọi người .


 
Tầm và Tứ là những ý niệm vi tế còn ẩn chứa bên trong . Người chứng Sơ Thiền thì Tâm vắng bặt trống không còn vọng tưởng . Vậy mà Đức Phật biết trong Tâm ý niệm vẫn còn . Ở đây những ý niệm tạp không còn , nhưng còn những ý niệm Đạo lý trong Tâm . Người đã chứng Sơ Thiền thì Tâm bắt đầu bất động nhưng bản thân vẫn không nhìn thấy những ý niệm Đạo lý ẩn sâu vi tế trong Tâm này .


 
Về Hỷ Lạc của một người chứng Sơ Thiền , Đức Phật đưa ra một ví dụ rất ngộ như một bí mật muôn đời . Đức Phật nói thí dụ như có một người hầu tắm đầu tiên bơm nước vào bồn nước , rồi nhào bột tắm có hương liệu với nước cho nhão ra thành cục bột tắm nhưng không chảy lòng thòng . Đức Phật ví trạng thái Sơ Thiền cũng giống như vậy , chúng ta nghe không hiểu nỗi . Đức Phật nói trạng thái của người chứng Sơ Thiền giống như cục bột tắm được nhồi nước từ trong ra ngoài thơm trong mát mà không chảy lòng thòng . Tại vì lúc đó trạng thái Tâm của người này giống như một khối bột ướt mềm mại nhu nhuyển toàn thân khi ngồi Thiền thấy như vậy , thấy Tâm như khối bột ướt nhuyễn thơm trong mát mà không chảy lòng thòng . Cái hạnh phúc đó không rớt ra khỏi thân , hạnh phúc đó vững chắc an ổn mà mềm mại thấm đều từ trong ra ngoài của toàn thân . Lúc đó cảm giác thân mình mềm như cục bột nhão ướt , hạnh phúc toàn thân . Đó là trạng thái của Sơ Thiền.


 
Người chứng Sơ Thiền thì tâm linh sống ở thế giới khác , họ sống ở cuộc đời nhưng hạnh phúc của họ là đang hưởng là ở cõi Trời . Còn chúng ta vui buồn , đau khổ , hạnh phúc theo cõi người theo dòng nghiệp lực dẫn dắt ở thế gian . Tuy nhiên người chứng Sơ Thiền vẫn có thể thoái chuyển nếu còn tà kiến kiêu ngạo ( tự xem mình bằng như Phật , chê bai người khác ) , chứ không phải Sơ Thiền là cố định , do kiêu mạn thì công đức sẽ bị tổn . Do đó người tu cần phải luôn khiêm hạ , thấy mình còn dở thì mới tiếp tục tiến bộ .

 
*Nhị Thiền:  


Nguyên văn lời Đức Phật : “ Tỳ Kheo diệt tầm và tứ , chứng và trú thiền thứ hai , một trạng thái hỷ lạc do Định sanh , không tầm không tứ , nội tĩnh nhất Tâm ”.


Khi một người không tự mãn nơi tầng mức Sơ Thiền , biết thẩm sâu mình còn vô minh , chấp ngã nên người này bỏ dần thầm kín về Đạo lý thì đạt được Định bất động hoàn toàn thì Phật gọi là Nhị Thiền .


Từ trước đến nay người tu cứ thấy Tâm bất động hoàn toàn , an nhiên tự tại thì tưởng mình chứng đắc viên mãn nhưng thật ra hiểu không đúng , chúng ta đều hiểu sai hết . Ngày hôm nay nghe lời Đức Phật nói mới biết người này mới chứng Nhị Thiền và đường vào Niết Bàn còn xa thăm thẳm . Chúng ta thấy tầng mức , lộ trình của Đạo Phật thật là cao xa vời vợi . Người tu đến mức không còn Tâm tế , Tâm bất động hoàn toàn , nhất tâm nội tĩnh thì nay nghe lời Phật nói mới biết người này mới chứng Nhị Thiền . Ở mức Nhị Thiền này vẫn còn Hỷ Lạc , Hỷ Lạc ở Sơ Thiền có được là do ly dục , ly ác Pháp , Tâm thuần thiện nên phát sanh Hỷ Lạc .


Hỷ Lạc của Nhị Thiền là do Tâm an Định vững chắc , niềm vui tuôn trào ở đây tế hơn và lớn hơn . Lúc này Hành giả sống thế giới của Tâm  vắng lặng , sáng suốt hoàn toàn , chứ không còn sống trong thế giới của Thân nữa .Trong thế giới của Tâm vắng lặng đó thì trí tuệ và hạnh phúc có mặt . Người chứng Nhị Thiền thì trí tuệ cực kỳ bén nhạy , thấu suốt mọi vấn đề . Hạnh phúc của Nhị Thiền rất to lớn , khi nhìn lại hạnh phúc của Sơ Thiền thì Hành giả thấy dù hạnh phúc tràn đầy nhưng vẫn còn xao động . Hạnh phúc của Nhị Thiền thì to lớn và thanh tịnh hơn .


 
Đức Phật thí dụ trạng thái hạnh phúc của Nhị Thiền như sau : Như có một hồ nước lớn mênh mông tràn đầy được xây bít lại xung quanh không cho nước trong hồ chảy ra ngoài . Từ trong hồ có những mạch nước phun trào ra thêm và thỉnh thoảng mưa trên trời lại đổ nước tiếp tục vô cái hồ nước đó nhưng vĩnh viễn không có một giọt nước nào tràn ra bên ngoài hồ . Đó là trạng thái của Nhị Thiền .


Chúng ta thấy giữa bột tắm và hồ nước thì hạnh phúc của Nhị Thiền như nước tan loảng không như bột nhuyễn của Sơ Thiền . Ta thấy hạnh phúc từ Thân Tâm cứ tuôn trào mỗi ngày qua hình ảnh nước từ hồ cứ phun tuôn trào , mưa xuống khắp hồ nhưng hạnh phúc này trọn vẹn như không có một giọt nước nào chảy ra ngoài hồ . Hạnh phúc Nhị Thiền rất vĩ đại , bất tận vô biên không có gì của thế gian có thể so sánh được . Người chứng Nhị Thiền thì thấy niềm vui tràn ngập cả Thân Tâm trong mát , thanh khiết và vô tận . Người chứng Nhị Thiền thì tọa Thiền khá lâu từ vài giờ cho đến vài ngày liên tục . Họ có một số thần thông , biết quá khứ vị lai , đọc được Tâm người khác , có khả năng xuất Thân và Tâm ra , còn gọi là xuất hồn có nghĩa Thân ngồi kiết già đó nhưng Tâm đi vân du đến các cảnh giới khác trên các tầng Trời thiên giới được . Tuy nhiên Đức Phật dặn dò không cho phép sử dụng thần thông bởi sẽ kẹt lại bản ngã . 


Người chứng Nhị Thiền có thể chết tự tại , họ biết trước giờ chết , có thể có bệnh chút ít , ngồi kiết già nhắm mắt bỏ nhục thân ra đi nhẹ nhàng . Người chứng Nhị Thiền nếu có tà kiến thì kiếp này không bị lui sụt đạo tâm vì Định họ rất vững vàng nhưng họ trả quả ở kiếp sau . Dù tu tập đến mức độ nào thì Hành giả cần nhớ là luôn tìm chỗ dở của mình , cần biết là vô minh , chấp ngã , phiền động trong thẫm sâu vẫn còn chưa hết nhờ vậy mà tiếp tục tiến bộ .


Người chứng Nhị Thiền thì nhân quả không xảy ra liền mà phải mấy trăm năm , mấy ngàn năm mới trổ tới quả báo .

 
* Tam Thiền:  


Nguyên Văn : “ Tỳ Kheo ly hỷ trú xả , chánh niệm tỉnh giác , xả niệm lạc trú , chứng và an trú thiền thứ ba ” .


Trong Sơ Thiền và Nhị Thiền chúng ta có khái niệm Hỷ và Lạc . Hỷ là mừng và Lạc là vui . Trong sự chứng đắc của Sơ Thiền và Nhị Thiền còn có niềm vui mừng , đó là cái động . Khi chứng đến Tam Thiền thì Ly Hỷ trú xả có nghĩa là buông bỏ sự mừng vui . Niềm vui ở Tam Thiền rất vi tế thuần tịnh và đã chấm dứt sự vui mừng xao động ở Tâm .


Xả niệm lạc trú có nghĩa bỏ niệm , bỏ phần tâm thức cạn của ý thức để an trú sâu vào thế giới của vô thức bí mật . Tâm chúng ta có hai phần là : ý thức và vô thức . Phần ý thức là phần ta nhìn thấy , cảm nhận được . Phần vô thức thì sâu ẩn ta không nhìn thấy hay cảm nhận được , còn gọi là tiềm thức .


Cái mà chúng ta thấy được là rất nhỏ của Tâm , còn phần lớn ta không thấy được hoạt động của Tâm thức ra sao .



Người chứng Tam Thiền thì vào sâu được phần vô thức vi tế của Tâm Thức có thể thấy được những hoạt động bí mật của Tâm . Khi Hành giả thấy được hoạt động của Tâm rồi thì một thế giới mới mở ra . Lúc này Hành giả thấy thế giới này toàn là Tâm . Ở Nhị Thiền thì có thế giới vật chất và Tâm riêng biệt và Hành giả bỏ thế giới vật chất mà an trú hẳn vào Tâm . Khi chứng đến Tam Thiền Hành giả nhập Định vào sâu vô thức , lúc này thế giới vật chất và Tâm là một . Lúc này người tu chứng thay đổi hoàn toàn quan điểm sống , lúc này thấy thế giới vật chất và tinh thần là một . Chẳng hạn Hành giả nhìn thấy một cái bông hoa là vật chất nhưng thật ra chỉ là ảo ảnh của Tâm thức mà thôi . Hoặc Hành giả nhìn trời đất , vũ trụ , vạn hữu sinh hóa sinh diệt cũng là ảo ảnh của Tâm Thức mà ra , không tách rời khỏi Tâm thức . Đây là điều hết sức kỳ lạ nhiệm mầu về cái nhìn thế giới của bậc Thánh chứng đắc .



Đây là chỗ bí mật , cảnh giới của bậc Thánh trong đạo Phật mà người chứng đắc mới biết được . Ở cảnh giới này Hành giả điều khiển được vật chất vì vật chất cũng chính là Tâm Thức . Đây là chỗ mà khoa học hiện đại ngày nay không giải thích được về ngoại cảm .



Người chứng Tam Thiền thì ngoài việc có thần thông , siêu thoát , họ cũng phát hiện ra các tà kiến , chẳng hạn người ngồi Thiền Định thấy phát ánh sáng phủ trùm . Trong ánh sáng đó họ thấy Chư Phật , Bồ Tát đến nói chuyện với họ , xoa đầu , thọ ký cho họ chứng Đạo . Thì những ảo ảnh đó họ nghĩ là thật ở mức độ Sơ Thiền , Nhị Thiền . Nhưng khi người chứng đắc đến Tam Thiền thì phát hiện ra tất cả là ảo ảnh từ vô thức phát ra . Do trước đây họ chưa vào được vô thức nên họ không biết thủ phạm ở đâu , không ngờ những ảo ảnh cao siêu vi diệu như vậy đều do vô thức bí mật tạo ra lừa gạt bản ngã của người tu , làm bản ngã khởi dậy cho mình đã chứng đắc hơn người từ đó gây đổ vỡ công đức . Người chứng tới Tam Thiền mới sáng suốt phát hiện ra trò đùa nghịch tinh quái này của vô thức.


Tuy nhiên tại sao có người tu bị vô thức lừa gạt nhưng có người không bị vô thức lừa ? Xin thưa đó là do gieo nhân ban đầu . Nếu ban đầu phát Tâm tu hành với Tâm thuần thiện , hiền hòa , vị tha , có lý tưởng muốn độ sinh , thương yêu con người , mang điều lợi ích đến cho chúng sinh.


Với Tâm Đạo thiện lành đó thì người tu sẽ không bị trò đùa quái ác của vô thức . Còn người gieo nhân ban đầu không lành mạnh, có tham vọng muốn cao siêu , muốn mọi người phải tôn kính thần phục . Chính tham vọng cá nhân ban đầu bí mật đó của bản ngã , vô tình gieo nhân xấu thì khi Hành giả tu tập công phu khá một chút thì vô thức sẽ lập tức tạo ra vô số trò đùa quái ác gây đổ vỡ đường tu .


Người chứng Tam Thiền thì nhập Định được vào vô thức thấy rõ nên không còn bị áo ảnh lừa gạt nữa . Khi vô thức phát khởi mống động , manh nha thì Hành giả trong một satna nhìn thấy liền nên buông bỏ vượt qua được.



Người chứng Tam Thiền khi nhập Định sâu vào vô thức thì các giác quan bắt đầu dừng hoạt động . Cho nên Hành giả ngồi Tâm bất động , trung khu thần kinh không hoạt động nên mắt không thấy , tai không nghe v.v... ngoại cảnh bên ngoài không làm xao động họ được . Nghe đến chỗ này ta liên tưởng người Tam Thiền thì giống như cây , như đá , thật ra không phải . Bằng Tâm trực tiếp Hành giả thấy thấu suốt cả Tam Thiên Đại Thiên thế giới bao la.


Họ có thể biết mọi chuyện của thế giới trời đất vũ trụ , nên chuyện biết việc này việc kia của từ lục địa này sang lục địa khác của trái đất là chuyện nhỏ . Chúng ta thấy Thiền Định trong đạo Phật khủng khiếp như vậy do Hành giả lúc này đã vào cảnh giới Tâm và vật chất viên dung hòa hợp thành một nên họ biết mọi việc của vũ trụ . Tất cả sự vật nhỏ như hạt bụi cho đến sông núi đại địa vũ trụ bao la to lớn đều từ Tâm Thức ảo ảnh mà ra nên họ biết mọi chuyện .



Trong kinh văn chúng ta thấy Đức Phật nói về Tam Thiền rất khiêm tốn . Nếu người không tu chứng thì sẽ không thấy gì đặc biệt , người tu chứng sẽ thấy sự kỳ vĩ lạ lùng . Đức Phật ví trạng thái Tam Thiền giống như một hoa sen chìm trong nước , mọc phát triển từ từ dưới bùn đi lên . Hoa sen còn trong nước chứ chưa nhô ra khỏi mặt nước thì đã được nước thấm tràn đầy từ ngọn đến gốc . Hạnh phúc của người chứng Tam thiền cũng như vậy , hạnh phúc yên tĩnh , thanh khiết và thấm đầy cả Tâm như cọng hoa sen còn nhúng chìm trong nước . Chúng ta nghe đến đây không hiểu rõ sự vĩ đại của Tam Thiền như thế nào ? Người chứng Tam Thiền thì toàn thân của họ cho đến từng móng chân , móng tay đều tràn ngập niềm hạnh phúc của Ly Hỷ Trú Xả . Cái hạnh phúc vĩ đại vi diệu mà cho đến từng ngón tay , ngón chân , từng lỗ chân lông nhỏ thấm đều như nhau . Chúng ta thấy Đức Phật ví dụ nhẹ nhàng nhưng ý nghĩa rất là lớn lao không đơn giản.


Người chứng Tam Thiền thì muốn viên tịch lúc nào cũng được , họ có thể dùng lửa tam muội của Thiền Định đốt thân xác ra tro bụi trong chớp mắt . Ở Nhị Thiền thì họ biết trước ngày chết và thanh thản chờ cái chết đến . Người Nhị Thiền có thể dùng sức Định kềm kéo dài được cái chết nhưng họ biết nhân duyên đã đến nên buông bỏ nhục thân theo tự nhiên . Còn người chứng Tam Thiền thì muốn bỏ nhục thân lúc nào cũng được , họ tự tại trong sự sống chết.


Người chứng Tam Thiền khi viên tịch thì thân không bị mục nát , vài trăm năm sau cơ thể vẫn bất hoại với thời gian do sức Định của họ . Ở VN ở chùa Đậu có hai Thiền Sư là Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường khi viên tịch thì thân họ bất hoại với thời gian .

Người chứng Tam Thiền nếu không có vị Đại Sư hướng dẫn thì cứ tưởng mình chứng viên mãn rồi . Không biết là mình đã xong chưa hay còn phải tiếp tục tu tập nữa . Nếu không có Minh Sư hướng dẫn thì do không biết họ sẽ an trú luôn . Người chứng Tam Thiền thì không ai khuyên họ được bởi họ thần thông tự tại , an lạc siêu phàm nhưng thật ra theo Đức Phật dạy thì chấp ngã và vô minh vi tế sâu thẫm vẫn còn .

 
* Tứ Thiền:


Nguyên văn:  “Xả lạc xả khổ , diệt hỷ ưu , chứng và an trú Thiền thứ tư . Không khổ không lạc , xả niệm thanh tịnh ”.
Người chứng Tứ Thiền thì không còn vui mừng hạnh phúc xao động vi tế như ở Tam Thiền . Ở trạng thái này chấm dứt luôn cái Lạc ( sự vui ) nên đối trọng là sự đau buồn cũng chấm dứt luôn . Người chứng đến Tứ Thiền xem như đã giải thoát an lạc .
Nếu như ở Tam Thiền là bỏ phần Tâm Thức cạn mà nhập vào phần vô thức vi tế vĩ đại mênh mông nhưng vẫn còn nằm trong Tâm Thức nên gọi là ( Xả niệm lạc trú ) . Còn ở Tứ Thiền thì thoát hẳn hoàn toàn thế giới của Tâm Thức có nghĩa không còn Tâm , không còn bản ngã nữa , dù là ý thức hay vô thức cũng không còn và trở thành vô ngã nên gọi là ( Xả niệm thanh tịnh ).
Người chứng Tứ Thiền thì bản ngã không còn , do không còn Tâm Thức nên Hành giả trở thành toàn thể vũ trụ.


 
Đức Phật ví trạng thái hạnh phúc an lạc của Tứ Thiền rất khiêm tốn như một công án , một ẩn ngữ , một bài toán cho chúng ta chiêm nghiệm qua cuộc đời tu tập của mình . Đức Phật ví hình ảnh như một người ngồi trùm một tấm vải trắng phủ trùm toàn thân từ đầu đến chân . Người này có sự sáng suốt thanh tịnh toàn thân , từ sợi tóc trên đầu cho đến cái móng chân , móng tay cũng có sự hiểu biết , sáng suốt , thanh tịnh như bộ não.


Chúng ta nghe Đức Phật nói người chứng Tứ Thiền đến cả cái móng tay , móng chân mà cũng có đầy đủ trí tuệ , có sự hiểu biết sáng suốt như bộ não thì quả là bất khả tư nghì , trí phàm không hiểu tới nỗi.

 
Tứ Thiền là nơi xuất phát của Tam minh , lục thông . Một người mà thoát hẳn khỏi hệ thống Tâm Thức , bản ngã không còn để trở thành cả Pháp giới bao la vũ trụ thì không đơn giản . Ở mức độ này Hành giả cảm nhận một giọt nước chứa đựng cả một đại dương và cả đại dương nằm trong một giọt nước. Đây là sự bí ẩn của cảnh giới Tứ Thiền . Trong kinh Hoa Nghiêm có nói : “ Đầu một mũi kim chứa đựng cả Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới ” . Ở chỗ này chúng ta nghe khó hiểu nhưng đó lại là chân lý . Đây là chỗ mà các kinh điển hệ phát triển mà các chư Tổ đời sau khai triển mô tả là : Vạn sự giai không . Không lớn , không nhỏ , không trong , không ngoài , không dơ không sạch , không có bắt đầu và cũng không có kết thúc ……”


 
Người chứng Tứ Thiền có Tam minh , lục thông nên có thể nhớ lại vô lượng kiếp của mình . Hành giả có thể nhớ lại chính xác từng kiếp của mình , cha mẹ mình là ai , mình sinh sống ở đâu , mình đã làm những hạnh nghiệp gì v.v…Chúng ta sẽ đặt câu hỏi thế kiếp ban đầu của con người là gì để bây giờ chúng ta mãi trôi lăn trong luân hồi sinh tử . Chỗ này người chứng đắc Tứ Thiền biết được nhưng không nói được , cũng không dùng ngôn ngữ diễn tả được . Ngay cả Đức Phật cũng im lặng không trả lời về điều này.


Đức Phật đã có lần nói : Giống như một người trúng mũi tên độc , cứ mãi tìm hiểu xem mũi tên độc làm bằng chất liệu gì ? loại thuốc độc đó là gì ? ai bắn mình ? bắn mình vì lý do gì ? v.v…cứ tìm hiểu mãi chưa rõ nguyên nhân thì thuốc độc ngấm vào mà chết . Chúng ta thấy như là Đức Phật trả lời không thỏa đáng lắm.

 
Chúng ta biết nguồn gốc của vũ trụ ? kiếp ban đầu của con người ? đó là những điều tuyệt đối không chạm đến được nên Đức Phật im lặng không giải thích . Khởi nguyên ban đầu của luân hồi là điều bí mật tuyệt đối trong đó có hai điều là tất nhiên và ngẫu nhiên . Tất nhiên là theo nhân quả vận hành , chúng ta gieo nhân gì thì gặt hái quả theo hạnh nghiệp của mình . Tuy nhiên còn có yếu tố ngẫu nhiên là sự vận hành của vũ trụ . Kết hợp cả hai yếu tố ngẫu nhiên và tất nhiên này mà khởi đầu của luân hồi xuất hiện.

 
Người chứng Tứ Thiền thì biết khởi nguyên của luân hồi , khởi nguyên của vũ trụ theo sự biến thiên tuần hoàn sinh diệt tự nhiên . Hành giả có thể phân thân một thân thành cả ngàn thân khác nhau . Vị này có thể bay lên hư không , chạm tay vào mặt trời , mặt trăng , các vì tinh tú trong vũ trụ bao la , có thể đi vào lòng đất , đi xuyên qua vách núi , có thể đi trên mặt nước v.v… đây là  những thần thông mà Đức Phật nói rất rõ ràng cụ thể mà người chứng Tứ Thiền phải làm được dễ dàng . Chúng ta thấy người chứng đắc trong đạo Phật năng lực thật phi thường nhưng đa phần đều không sử dụng thần thông này mà các vị Trưởng lão khi chứng đắc chỉ lo hoằng Pháp , độ sinh là mục tiêu mà Đức Phật đề ra nhằm cứu giúp chúng sinh ra khỏi bể khổ trầm luân.

 
Điều quan trọng nhất mà Đức Phật ca ngợi ở người chứng Tứ Thiền là vị Thánh này hiểu được bản chất đau khổ của kiếp nhân sinh . Điều này làm chúng ta hết sức ngạc nhiên vì cứ nghĩ rằng người chứng đắc thì phải hiểu chân lý cao siêu lắm nhưng khi chứng tột cùng thì thấy kiếp người là đau khổ và vạn hữu là hợp duyên , là giả tướng chứ không thật có.

 
Đức Phật đã có định nghĩa rất căn bản , chỉ công nhận người chứng Tam minh , lục thông phải biết Tứ Diệu Đế thì mới có Thánh trí A La Hán . Còn người tu tập dù có Lục thông mà chưa biết Tứ Diệu Đế thì vẫn xem là chưa chứng đắc trong đạo Phật . Người muốn làm Thánh thì phải có trí tuệ . Bậc Thánh thấp thì có trí thấp , bậc Thánh vừa thì có trí tuệ vừa , bậc Thánh cao thì có trí tuệ cao , bậc Thánh cao tột thì phải hiểu Bát Chánh Đạo , Tứ Diệu Đế , vì đây là cốt tủy , là chân lý giải thoát muôn đời của đạo Phật.


 
Tứ Diệu Đế là bài thuyết Pháp đầu tiên của Đức Phật sau khi Đức Phật đắc đạo chánh đẳng chánh giác dưới cội Bồ Đề . Tứ Diệu Đế được xem là Tuyên ngôn của Đạo Phật . Điều gì là văn bản tuyên ngôn thì chúng ta phải y cứ , phải dựa vào nếu ta muốn nói vô số điều khác . Chúng ta không được nói điều gì đi ngoài Tuyên ngôn của mình vì toàn bộ Giáo Pháp của Đạo Phật đều dựa vào Tuyên ngôn ban đầu Tứ Diệu Đế này.


Sau này chúng ta có tham khảo các kinh văn hệ phát triển như : Kim Cang , Pháp Hoa , Hoa Nghiêm , Lăng Nghiêm , Bát Nhã Tâm Kinh , Viên Giác Đại Bát Niết Bàn v.v… thì đều phải y cứ vào Tứ Diệu Đế làm chuẩn mực.


Bất cứ giáo lý nào cũng phải phù hợp với Tứ Diệu Đế thì đó mới là Đạo Phật. Còn nếu giáo lý nào không phù hợp thì chúng ta tham khảo để đó.


Chúng ta cần dựa vào lộ trình Bát Chánh Đạo trong Tứ Diệu Đế làm tiêu chuẩn tu tập chân chính trong Đạo Phật.


Chúc Đạo hữu Diệu Hiền thân tâm an lạc , tinh tấn & viên thành Phật Đạo!



Namo Sakya Muni Buddha



Chú thích: Bài này do đạo hữu Trung Lâm & Diệu Hiền gửi cho TG & DT, không thấy ghi nguồn tư liệu?

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp