đậu tương đen hữu cơ

Văn hóa - Dân tộc - Lịch sử

22:21 17/12/2011

Góp ý với GS Chương Thâu về vấn đề “Alexandre De Rhodes & chữ Quốc ngữ” (Bùi Kha)

(TG&DT) - Dân tộc ta nên nghi công của Linh Mục A. de Rhodes đã có phần giúp cải tiến chữ quốc ngữ (chứ không phải người sáng nghĩ ra chữ quốc ngữ) và nên kết tội ông là kẻ gián điệp sớm nhất trong lịch sử xâm lăng của Tây Phương vào nước ta.

Trong số các nhà nghiên cứu về linh mục Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ), gần đây, ngoại trừ một số thuần tuý đứng trên quan điểm sử học, số còn lại có những khuynh hướng chính sau đây:

 

1. Nhìn Linh Mục A. de Rhodes dưới nhãn quan của một người Kitô. Người tiêu biểu cho khuynh hướng này là Linh Mục Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên (Paris).

 

2. Nhìn A .de Rhodes vừa có tính tôn giáo vừa có tính văn hoá, và chịu ảnh hưởng của tình hình văn hoá chính trị trong nước mà tiêu biều là giáo sư Chương Thâu qua bài “Từ một câu chữ của Alexandre de Rhodes đến các cách dẫn dụng khác nhau” đăng trong nguyệt san Hiệp Nhất số 43, tháng 7, 1996 tại miền Nam California, Hoa Kỳ.

   

Trong bài góp ý dưới đây, tôi cố gắng thoát ra ngoài các thiên kiến vừa kể và chỉ dựa vào sử liệu cũng như bối cảnh lịch sử để tìm hiểu Linh Mục A. de Rhodes, nhằm góp phần định lại giá trị cho đúng về ông trong bối cảnh lịch sử Việt Nam trước và trong thời gian Pháp đô hộ, cũng như nhân đó xét lại vấn đề nguồn gốc chữ quốc ngữ.

 

Phần I: Nguồn Gốc Chữ Quốc Ngữ

 

Ai là người đầu tiên nghĩ ra chữ quốc ngữ theo mẩu tự La Tinh, là một đề tài đã tốn khá nhiều giấy mực. Để bạn đọc có cái nhìn khách quan hơn, tôi xin trích dẫn ý kiến của chín sử gia và nhà nghiên cứu về nguồn gốc chữ Việt, để bổ túc ý kiến của một số bài viết gần đây về Linh Mục Đắc Lộ.

 

1. Phan Xuân Hoà, “Lịch Sử Việt Nam”, quyển 3, Sài Gòn, tác giả cho rằng chữ Việt bắt nguồn từ một giáo sĩ Nhật Bản:

 

“Để truyền giáo ở Nhật, một giáo sĩ Nhật bản tên là Yagiro dùng chữ cái La Tinh để phiên âm tiếng Nhật Bản. Thứ chữ này gọi là Romaji, xuất hiện vào năm 1548. Các giáo sĩ người Âu, khi đến Việt Nam, dùng ngay Romaji để giảng đạo cho các tín đồ Nhật Bản buôn bán ở Hội An. Từ đó, các giáo sĩ nghĩ đến sự cùng dùng chữ cái La Tinh để phiên âm tiếng Việt Nam mà giảng đạo cho tính đồ bản xứ.”

 

2. Phạm Văn Sơn, “Việt Sử Tân Biên” (quyển 4, Sài Gòn,1961, tr.128) cũng có ý kiến tương tự. Ông viết:

 

Vào năm 1621, hai giáo sĩ Francois de Pina và ChristoforoBorri có làm được một cuốn Kinh Nghĩa bằng Nam Ngữ. Kinh này là một thứ tiếng Nôm không phải viết bằng Hán Việt. Một số thông ngôn dự vào việc dựng ra tiếng này. Tiếng Nôm đây là thứ chữ La Tinh của Châu Âu phiên âm theo tiếng Việt nghĩa là người ta La Mã hoá tiếng Việt để thành một thứ quốc ngữ trước cả chữ quốc ngữ của A. de Rhodes.

 

3. Đỗ Quang Chính, “Diễn Đàn” Paris, số 8, tháng 5, 1992: “Các giáo sĩ Franceco Buzumi (Ý), Diego Carvalho (Bồ), Pedro Marques (cha Bồ, mẹ Nhật), v.v…đã biết sử dụng phương pháp ghi âm tiếng Việt bằng mẫu chữ La Tinh. Thậm chí, có những giáo sĩ dòng Tên đến Đại Việt cùng một lúc với Alexandre de Rhodes, như Gaspar d’Amaral (Bồ) “có trình độ quốc ngữ giỏi hơn Alexandre de Rhodes nhiều”.

 

4. Hoàng Cơ Thụy, “Việt Sử Khảo Luận”, cuốn 2, Tập 4, Chương 2, Nam Á, Paris, 1989, trang 703&704.

 

“Nên biết thêm rằng LM Gaspar d’Amaral có viết một quyển từ điển Việt-Bồ, sau trao lại cho LM Đắc Lộ. Ông d’Amaral bị chết đuối ở gần đảo Hải Nam ngày 23-12-1645, vậy cuốn từ điển của ông đã được soạn khoảng 1631-1645, và trao cho linh mục Đắc Lộ ở Aó Môn hồi mùa đông 1645.

 

Còn về linh mục Alexandre de Rhodes tức Đắc Lộ, ông có tới giảng đạo tại nước Nam hai lần: lần đầu từ 1624 đến 1630 (ở Đằng trong rồi Đằng ngoài, và bị Chúa Trịnh Tráng trục xuất), lần sau từ 1640 đến 1645 (ở Đàng Trong rồi bị Chúa Nguyễn Phúc Lan trục xuất).

          ...

     

Nhưng sau ông được thừa hưởng hai cuốn từ điển viết tay là: cuốn Từ Điển Việt-Bồ nói trên…và cuốn Từ Điển Bồ-Việt của Linh mục Antonio Barbosa (Bồ Đào Nha, 1594-1647), đến giảng đạo ở Đàng Ngoài hồi 1636-1642, chết bệnh năm 1647…

 

Cả hai cuốn sách quý giá ấy về sau bị thất lạc nhưng đã giúp cho Linh mục Đắc Lộ cải thiện rất nhiều chữ quốc ngữ của ông…Nói tóm lại, Linh-mục Đắc Lộ không phải là người đầu tiên sáng tạo ra chữ quốc ngữ. Ông chỉ có công phổ biến rộng rãi chữ quốc ngữ, với sự giúp đỡ vật chất rất đầy đủ của Bộ Truyền Giáo tại La Mã năm 1651.

         

5.Linh Mục Phan Phát Huồn, Việt Nam Giáo Sử”, quyển 1 (1533-1933), Sài Gòn, 1965.

 

“Ngài không phải là người đầu tiên sáng chế ra Việt ngữ, nhưng là người có công nhất trong việc tu sửa một thứ chữ đang trong thời kỳ phôi thai. Công việc tu sửa ấy là một sự nghiệp lớn lao...”(tr. 130).

 

6. Vũ Ngọc Phan, Nhà Văn Hiện Đại”, Quyển nhất, Tủ Sách Tao Đàn, nhà xuất bản Tân Dân, Hà Nội, năm Tân Tỵ, 1941. Nhà văn Vũ Ngọc Phan tương đồng với nhà sử học Hoàng Cơ Thụy như sau:

 

“Vào khoảng cuối thế kỷ XVI, có các giáo sĩ người Bồ Đào Nha là bọn các ông cố Gaspard Amiral (đúng ra phải viết Gaspar d’Amiral, BK), Antoine Barbore cùng các giáo sĩ người Pháp và người Nhật đến Bắc Kỳ. Rồi kế đến ông Alexandre de Rhodes tới Nam Kỳ từ tháng Chạp tây năm 1624…Cố Alexandre de Rhodes ra Bắc Kỳ ngày 19 tháng Mai 1625; rồi đến năm 1651, ông xuất bản hai quyển bằng quốc ngữ nhan đề: Dictionarium Annamiticum và Catechismus. Cố Alexandre de Rhodes nói hai quyển này soạn theo bản của hai giáo sĩ Gaspard Amiral (Gaspar d’Amiral, BK) và Antoine Barbore. Như vậy, thứ chữ quốc ngữ chúng ta hiện dùng ngày nay không phải do một người đặt ra, mà do ở nhiều người góp sức… (tr. 22&23).

   

7. Hoàng Tuệ, Tuổi Trẻ Chủ Nhật’’, 1993, TP HCM, Việt Nam, với tựa đề “Ai Làm Ra Chữ Quốc Ngữ?’’

 

Đây là một bài viết nghiêm túc, mặc dầu còn nhiều điều cần khai triển thêm:

         

“…có giả thuyết cho rằng chữ quốc ngữ là công trình không phải của duy nhất ai, đặc biệt của riêng de Rhodes, mà là của nhiều người. Giả thuyết này không vu vơ, mà có căn cứ’’(tr. 14).

 

8. Đào Duy Anh,Việt Nam Văn Hoá Sử Cương’’, NXB Đồng Tháp.

 

“Xưa kia Việt ngữ vốn viết bằng chữ nôm, nhưng từ khi phép học đổi mới thì Việt ngữ lại viết bằng một thứ chữ mới gọi là chữ quốc ngữ. Thứ chữ này nguyên do các nhà truyền giáo sư Gia Tô đặt ra. Vào khoảng thế kỷ 16, 17, khi các nhà ấy mới sang nước ta, thì có lẽ mỗi người lấy tự mẫu của nước mình mà đặt ra một lối chữ riêng để dịch tiếng bản xứ cho tiện việc giảng dạy tín đồ. Các lối chữ riêng ấy sau do hai nhà truyền giáo sư người Bồ Đào Nha, rồi sau đến cố A. de Rhodes người Pháp tổ chức lại thành một thứ chữ thông dụng chung trong truyền giáo hội, tức là thủy tổ của chữ quốc ngữ ngày nay…”

 

9.Joseph Buttinger, The Smaller Dragon,A Political History of Vietnam, Frederick A. Praeger, New York, một sử gia có uy tín về lịch sử Việt Nam, người Hoa Kỳ, cũng cho thấy Cha Đắc Lộ không phải là người đầu tiên sáng lập chữ quốc ngữ:

 

“Chữ quốc ngữ không phải do Alexandre de Rhodes sáng nghĩ ra  như phần lớn tác giả nói, trong đó có hai người Ý và Bồ Đào Nha, là giáo sĩ Gaspar d’Amiral và Antonio de Barbosa… Đây cũng là hai tác giả đầu tiên của cuốn Từ Điển Việt-Bồ…”     

 

(Quốc Ngữ was not invented by Alexandre de Rhodes, as most authors say, but by Italian and Portuguese missionaries two of whom, Gaspar d’ Amiral and Antonio de Barbosa were the authors of the first Portuguese Vietnamese Dictionary, (Chapter 4).

 

10. Tiến Sĩ thần học Linh Mục Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên, tạp chí Ngày Nay, Texas, 1993: Gởi Giáo Sư Hoàng Tuệ Bàn Về Chữ Quốc Ngữ Trên Tờ Tuổi Trẻ.

    

Tôi chỉ nêu tên bài viết để độc giả muốn tìm hiểu thêm thì tra cứu chứ không trích dẫn vì vị tiến sĩ thần học nầy có những lời lẽ thiếu văn hoá lúc viết về một vấn đề văn hoá. Ông Nguyễn Khắc Xuyên có vẻ chỉ muốn “đối đầu” đầy tính phỉ báng GS Hoàng Tuệ chứ không “đối thoại” với thái độ nghiêm túc.

 

Phần II: Phải Chăng Những Hoạt Động Của LM. A. De Rhodes Là Nguyên Nhân Đầu Tiên Để Pháp Đánh Chiếm Việt nam?

   

Dưới đây tôi trích dẫn quan điểm của năm tác giả sống ở nước ngoài và một ở trong nước để trả lời câu hỏi nêu trên.

   

1. Nguyễn Xuân Thọ, Les Débuts de L’Installation du Système Colonial Francais au Vietnam (1858-1897)’’, bản dịch Việt ngữ có tựa đề: “Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam (1858-1897)’’, California, 1994.

 

Lúc diễn tả về ý định thầm kín của giáo sĩ Dòng Tên A. de Rhodes, tiến sĩ Nguyễn Xuân Thọ trích dẫn lời của Đô Đốc Charles Meyer như sau:

 

“Các giáo sĩ đã đến Việt Nam rất lâu trước khi có cuộc chinh phục.

 

Đến Bắc Kỳ ngay từ 1624, Alexandre de Rhodes đã để lại xứ sở này những trang miêu tả hào hứng, ông ta viết:

 

“Đây là một xứ sở thần tiên, đẹp, phì nhiêu, khí hậu tuyệt vời, và lụt lội thì mang lại những điều bổ ích, ông ta viết. Dân chúng rất giàu và những thầy thuốc của họ rất giỏi giang khéo léo: công lý ngự trị khắp nơi và tội ngoại hình thì bị nghiêm trị…” (NXT, sách đã dẫn, trang 359).

 

Đoạn 5, chương I cũng cho thấy:

 

“Nước Pháp đã rất nhanh chóng thay chân Bồ Đào Nha trong sự nghiệp truyền đạo tại Đông Dương (tức Indochine), nhờ sự hoạt động cá nhân của Linh Mục Alexandre de Rhodes, thuộc dòng Jésuites (Dòng tên), đã không ngừng làm công tác tuyên truyền tại Rome, rồi tại Pháp, với những nhân vật thân cận của Richelieu, và từ 1625 đến 1630, đã phát triển Kitô Giáo tại Nam Bộ và Bắc Bộ. Chẳng bao lâu, những bài ký sự của vị giáo sĩ, Giám Mục “Vùng ngoại đạo” Francois Pallu, đã làm cho người ta chú ý nhiều đến các dân cư Việt Nam”.

 

2. Stanley Karnow, “Việt Nam, A History. The First Complete Account of Việt Nam at War”, NY.1983: Việt Nam, Lịch Sử. Một Mô Tả Đầy Đủ Về Giai Đoạn Đầu Của Cuộc Chiến Việt Nam. Nhà sử học nổi tiếng này viết về A. de Rhodes như sau:

 

“Linh Mục Alexandre de Rhodes sớm thấy uy tín Bồ Đào nha ngày càng mờ nhạt không còn ích lợi cho Công Giáo ở Á Châu. Ông nghĩ rằng, có thể chinh phục tâm hồn người bản xứ bằng các giáo sĩ người Việt hiệu quả hơn là các thừa sai Âu châu. Ông đến La Mã vận động việc bải bỏ giáo lệnh của Giáo Hoàng, có từ thế kỷ 15, cho Bồ độc quyền khai thác Á Châu. Nhưng ông bị Bồ chống đối quyết liệt và cũng khó xuây chuyển các giới chức tại Vatican, rồi ông lại trở về quê hương nước Pháp xin giúp đỡ. Để thành công, ông thuyết phục cả hai thành phần lãnh đạo tôn giáo và thương gia Pháp bằng hình ảnh là nước Việt Nam đã đến giai đoạn chín muồi để dân cải đạo theo Công Giáo, và là một quốc gia thần tiên với tài nguyên vô tận, ngay cả người đánh cá cũng dùng lưới làm bằng tơ.”

 

(Rhodes soon realized that its waning prestige no longer made Portugal a credible of Christianity in Asia. He calculated, too, that “hearts and minds” could be won more effectively by Vietnamese priests than European missionaries. He went to Rome to plead, arguing in effect for the abrogation of the fifteenth-century papal edicts that had granted Portugal its Asian domain. But he ran into stiff Portuguese opposition and the intractable Vatican bureaucracy, and he returned to his native France for help. To succeed, however, he would have to persuade French religious and commercial leaders to underwrite his project. Thus he lobbied with both, depicting Việt Nam as ripe for Christian conversion and portraying it as an Eldorado of boundless wealth where, as one of his accounts put it, Việt Namese fishermen wove their nets of silks”(P. 60).

 

3. Avro Manhattan, “Vietnam: Why Did We Go?The Shocking Story of the Catholic “Church’s” Role in Starting the Vietnam War”, USA, 1984: Tại Sao Chúng Ta Đến Đó. Chuyện Chấn Động Về Vai Trò Của Giáo Hội Công Giáo Trong Việc Gây Ra Cuộc Chiến Tranh Việt Nam. Manhattan được đánh giá là một sử gia có hạng về Giáo Hội La Mã, ông đã viết rất nhiều sách thuộc loại bán chạy nhất (bestseller).

 

Quan điểm của Manhattan về A. de Rhodes như sau:

 

“Giáo sĩ Dòng Tên Alexandre de Rhodes Đến Đông Dương năm 1610. Mười năm sau, ông gửi về Vatican và Pháp một bản mô tả rất chính xác về tiềm năng thương mại, chính trị và chiến lược.

 

Nhiều giáo sĩ dòng Tên Pháp lập tức được tuyển mộ và gửi sang giúp ông ta thực hiện hai công tác: Cải đạo theo Công Giáo và bành trướng thương mãi. La Mã và Ba Lê xem những hoạt động này như những bước dẫn khởi cho việc chiếm đóng chính trị lẫn quân sự trên các quốc gia này”.

 

(Jesuit priest Alexandre de Rhodes arrived in Indo-China in 1610. A decade later he sent back to the Vatican and to France a very accurate description of the commercial, political and strategic potenial. French Jesuits were promptly recruited and sent to help him in his double work of converting to Catholicism and  commercial expansion. Rome and Paris considered these activities as inseparable stepping stones leading to eventual political and military occupation of these countries, p.139).

 

4. Chương Thâu, “Nguyệt San Hiệp Nhất”, số 43, giáo phận Orange County, California, USA, tháng 7, 1996, bài viết có tựa đề: “Từ một câu chữ của Alexandre de Rhodes đến các cách dẫn dụng khác nhau”.

 

Bài viết của giáo sư Chương Thâu rất được độc giả chú ý nhờ tác giả có mấy đặc điểm sau:

 

a. Là một giáo sư thuộc viện sử học Hà Nội, một cơ quan có thẩm quyền về sử học tại Việt Nam hiện nay.

 

b. Đồng ý với dịch giả Hồng Nhuệ về chữ “soldats” có nghĩa là “lính thừa sai”, và cụm từ “la conquête de tout l’Orient” là “nước Cha trị đến”.

 

c. Khẳng định “…và coi như “lần cuối cùng” đính chính lại sự nhầm lẫn (?): dịch soldat là lính chiến là quân lính đi xâm lược như trước đây…”

 

d. Đến nay “đã đánh giá công lao của A. de Rhodes đối với nền văn hoá Việt Nam…”

e. A. de Rhodes là một nhà văn hoá, không phải là nhân tố đưa đến hệ quả chính trị…

             

Phần III:Những Góp Ý về Lm. A. De Rhodes

 

Trước khi góp ý về A. de Rhodes, tôi muốn khẳng định nguyên tắc căn bản sau đây: Một cá nhân, một xã hội hoặc một quốc gia không thể tự mình “sản xuất” đầy đủ các “sản phẩm” để “tiêu thụ”, mà hầu hết đều có sự san sẽ và phân phối cho nhau. Chúng ta nên tri ân bất cứ những ai đem đến sự tiện ích cho đồng loại. Do đó, tôn thờ hay biết ơn một người không nhất thiết người đó phải cùng một chủng tộc hay cùng tín ngưỡng. Biết ơn nhà khoa học Pasteur, dù ông là người Pháp, vì ông đã khám phá ra vi trùng, dẫn đến các phương pháp trị liệu bệnh tật. Vinh danh hay phê phán giáo sĩ A. de Rhodes không phải vì ông có cùng một tín ngưỡng hay khác đức tin với chúng ta, mà chỉ căn cứ trên tội trạng hay công trạng, nếu có, của ông đối với dân tộc Việt.

 

Trong cái nhìn khách quan độc lập khỏi tình cảm tôn giáo hay chính trị đó, tôi xin góp vài ý kiến sau đây.

 

Để dánh giá thỏa đáng công lao (?) của giáo sĩ A. de Rhodes đối với dân tộc Việt Nam, các nhà nghiên cứu thường căn cứ trên hai điều:

 

a. Linh Mục A. de Rhodes có phải là người đầu tiên sáng nghĩ ra chữ quốc ngữ không?

 

b. Những hoạt động của ông có phải là nhân tố chính ban đầu cho Pháp xâm lược Việt Nam không?

 

1. VỀ CÂU HỎI THỨ NHẤT; 8 trong số 9 tác giả nêu trên đều trả lời không. Trong đó, giáo sư Hoàng Cơ Thuỵ có đưa hai chứng cớ để bảo vệ cho luận điểm của mình.

 

Một: giáo sư Hoàng Cơ Thụy mượn lời của Linh Mục Đỗ Quang Chính và viết rằng “Những phúc trình của ông trong giai đoạn 1625-1647 có ghi những chữ quốc ngữ rất “luộm thuộm”, còn kém Francesco Buzomi.” Linh Mục Đỗ Quang Chính, nhà văn Vũ Ngọc Phan, và giáo sư Hoàng Tuệ cũng có những luận cứ tương tự.

 

Hai: Lúc nói về cuốn từ điểnViệt-Bồ-La, giáo sư Hoàng Cơ Thuỵ viết tiếp: “…ông được thừa hưởng hai cuốn từ diển viết tay là:của linh mục G. d’Amaral…và cuốn của linh mục A. Barbosa… Chính Đắc Lộ công nhận như thế năm 1651, trong lời nói đầu cho cuốn từ điển của ông.”

 

Hai dẫn chứng trên, cho thấy LM Đắc Lộ không phải là người đầu tiên sáng nghĩ ra chữ quốc ngữ mà chỉ có công bồi bổ thêm mà thôi .1

 

2. TÁC PHẨM VĂN HÓA:    

 

Giáo sư Chương Thâu viết “Các công trình trứ tác có giá trị của A. de Rhodes, như Tự Điển Việt Bồ La, Phép Giảng Tám Ngày, Hành Trình Và Truyền Giáo, Lịch Sử Xứ Đàng Ngoài cũng đã được in ấn, xuất bản lần lượt trong mấy năm qua và được bạn đọc đón nhận một cách trân trọng.” (BĐD, in tại Việt Nam).

 

Tôi chưa có cơ hội đọc ba trong bốn tác phẩm của cha Đắc Lộ, nhưng cuốn “Phép Giảng Tám Ngày” (PGTN) mà giáo sư Chương Thâu liệt vào hạng “công trình trứ tác có giá trị” có hơi quá đáng không? Tôi nghĩ, người có văn hoá là người nên tìm cái hay, cái đẹp của kẻ khác để khen. Nhưng rất đáng tiếc, Cha Đắc Lộ, một người nước ngoài đến rao giảng lời dạy của đấng Kito trong một quốc gia hầu hết dân chúng theo Khổng Giáo và Phật Giáo, mà gọi đức Khổng Tử:

 

“Chẳng phải hiền chẳng phải thánh, thật là độc dữ…”

 

Và gọi người sáng lập tôn giáo khác bằng THẰNG, trong cuốn Phép Giảng Tám Ngày trang 83 như sau:

 

“Như thể có chém cây nào đục cho ngã, các cành ấy tự nhiên cũng ngã với. Vậy thì ta làm cho Thích Ca, là thằng hay dối người ta, ngã xuống, thì mọi truyện dối trong đạo bụt bởi Thích Ca mà ra, có ngã với thì đã tỏ”.

 

Đó là chưa kể những xuyên tạc về lịch sử Khổng, Lão và Phật trong Phép Giảng Tám Ngày. Linh Mục Trần Thái Đỉnh cũng có những ý kiến bất bình (“sốc”) về A. de Rhodes trong cuốn PGTN (Xin xem “Kitô Giáo: Từ Thực Chất Đến Huyền Thoại”, Văn Hoá, Hoa Kỳ, 1996).

 

Đặc biệt, trong cùng bài viết này của giáo sư Chương Thâu, nguyệt san Hiệp Nhất số 43, tháng 7, 1996, tại Hoa Kỳ, chỉ liệt kê ba (thay vì bốn) tác phẩm của A. de Rhodes mà không nhắc đến cuốn Phép Giảng Tám Ngày như trong nguyệt san Công Giáo Và Dân Tộc số 15, tháng 3, 1996 tại TP HCM. Đây là lỗi lầm về đánh máy hay tờ Hiệp Nhất (cơ quan ngôn luận của giáo phận Orange County, California) thấy “hố” nên loại bỏ, hay tác giả Chương Thâu tự ý sửa đổi?

 

3. VỀ CÂU HỎI THỨ NHÌ: Những hoạt động của Linh Mục A. de Rhodes, có liên hệ (hay không) đến vấn đề chính trị, để tạo thành nhân tố chính ban đầu, cho Pháp xâm chiếm Việt Nam, chúng ta nên truy cứu sáu yếu tố sau đây:

 

a. Về Phương Diện Từ Ngữ: Đây là trọng điểm bài viết của giáo sư Chương Thâu. Chữ soldats (tiếng Pháp), soldiers (tiếng Anh), dịch là “lính thừa sai”, quả là quá gượng ép. Cụn từ “la conquête de tout l’Orient” dịch là “nước Cha trị đến “ thì thật sự quá khiên cưỡng. Dịch như thế, dễ dẫn đến sự hiểu lầm rằng người dịch mang nặng mặc cảm tôn giáo. Tự Điển Pháp Việt Đào Duy Anh định nghĩa chữ soldat là lính chiến. Chữ soldier, theo Anh-Việt Từ Điển của Nguyễn Văn Khôn cũng có nghĩa là binh lính. Thực ra, chữ missionnaires mới có nghĩa là những thừa sai. Tôi chưa bao giờ thấy ai dịch chữ “soldat” là lính thừa sai, và cụn từ “conquête de tout l’Orient” là “nước Cha trị đến”. Vả lại danh từ La France (nước Pháp) chứ không phải danh từ Eglise francaise (Giáo Hội Pháp) là chủ từ của mệnh đề đó, nên chữ soldat phải được hiểu là “quân lính” chứ không thể hiểu gượng ép là “lính thừa sai”.

 

Tóm lược, những người dịch chữ soldat:

 

- Soldat = lính thừa sai: Hồng Nhuệ và giáo sư Chương Thâu.

 

- Soldat = lính chiến, chiến binh: Nhà xuất bản Hương Quê (Hoa Kỳ ), sử gia Helen Lamb, tự điển Đào Duy Anh, tự điển Pháp Larousse.

 

b. Ý Kiến Của Các Sử Gia: Đọc lại phần trích dẫn của sáu tác giả đã trình bày trên (Phần II), ngọai trừ giáo sư Chương Thâu, chúng ta đã thấy rõ câu trả lời: Soldat = binh lính, lính chiến.

 

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thọ là nhà ngoại giao lâu năm của Bộ Ngoại Giao Pháp lại tốt nghiệp chính trị học và hiện sống tại Pháp. Trong sách, ông đã không sử dụng ý kiến của mình mà trích dẫn tài liệu của chính Toà Thánh La Mã, và của các nhà sử học ngoại quốc. Với các sử gia này, chúng ta có thể tin rằng họ không bị chi phối bởi tình cảm tôn giáo. Ngay cả nếu có, thì họ, vì có thể cùng một tín ngưỡng với giáo sĩ A. de Rhodes nên chỉ có thể trình bày thuận lợi hơn là bất lợi cho vị giáo sĩ này. Hơn nữa, sách của ông Nguyễn Xuân Thọ được đánh giá cao bởi ông Maurice Baumont, giáo sư danh dự đại học Sorbonne (Pháp) và đồng thời cũng là thành viên Hàn Lâm Viện Pháp. Giáo sư Hoàng Xuân Hãn, thầy của những bậc thầy, sau khi đọc tác phẩm của tiến sĩ Nguyễn Xuân Thọ, cũng đã nhận địn “…Công tác rất có giá trị. Bản thảo nầy quả là độc đáo, hơn hết các công trình nghiên cứu của các sử gia khác” (Paris 26-12-1991).

 

c. Yếu Tố Kinh Tế Và Xu Hướng Của Các Thương Gia:         

 

Nửa đầu của thế kỷ 17, các nước phương Tây như Pháp, Bồ Đào Nha chú ý đến biển cả để buôn bán với các nước bên ngoài, đặc biệt là các nước Viễn Đông. Do đó sử gia Stanley Karnow có lý, khi tìm hiểu nguyên nhân thu hút người Tây Phương đến Á Châu, đã viết:

 

Sự giàu có của Á Châu, thực và huyền thọai đã kích thích Châu Âu. Những nhà du hành như Marco Polo đã trở về với câu chuyện nín thở, những ngôi đền nước Bơ-Ma “được bọc vàng dày một ngón tay,”và các bờ biển Ấn Độ “cát được sáng chói với những viên ngọc thạch và những quặng kim loại quí giá. Chưa có lọai thực phẩm Châu Á nào có thể sánh với hồ tiêu, đậu khấu, sả và các gia vị đặc biệt khác để ướp thực phẩm, đặc biệt là trong những vùng khí hậu ấm hơn của miền nam Âu Châu.”

 

(The riches of the East, real and fabled, tantalized Europe. Travelers like Marco Polo had returned with breathless tale of Burmese temples “covered with gold a full finger thick,” and Indian shores whose “sands sparkled and glittered with gems and precious ores.” But no Asian treasure marched its pepper, nutmeg, clove, and other spices essential to preserve food, especially in the warmer climates of southern Europe. (Stanley Karnow, p. 55).

 

Trong chiều hướng đó Linh Mục Đắc Lộ cũng đã kích thích các thương gia qua cách diễn tả và “thuyết phục các lãnh tụ tôn giáo và thương gia Pháp bằng một hình ảnh là nước Việt Nam đã đến giai đoạn chín muồi để dân chúng theo Công Giáo, và là một quốc gia thần tiên với tài nguyên vô tận, ngay cả người đánh cá cũng bện lưới bằng tơ lụa”.

 

Đắc Lộ mô tả tình hình kinh tế Việt Nam lúc bấy giờ như thế, hoàn toàn không đúng: Việt Nam đâu có giàu như vậy. Nhưng tại sao Cha lại nói dối? Phải chăng là để kích thích lòng tham của người Pháp và giáo hội, nhất là giới thương gia? Từ kinh tế thương mại đến vũ trang để chiếm đoạt và khai thác quyền lợi kinh tế đâu phải là một đoạn đường dài và không thuận lý?

 

d. Về Bối Cảnh Chính Trị: Từ năm 1493, Giáo Hoàng Alexander VI đã giao cho Bồ Đào Nha có quyền “sinh sát” tại các nước phương Đông. Vì thế, Cố A. de Rhodes viết rất đúng với hiện thực chính trị lúc bấy giờ rằng:

 

Tôi nghĩ Pháp là nước ngoan đạo nhất thế giới sẽ cung cấp cho tôi nhiều binh lính để đi chinh phục toàn thể Phương Đông…”

 

Tại sao Cha Đắc Lộ không xin Giáo Hội Pháp mà xin nước Pháp? Vì về mặt giáo quyền, Giáo Hội Pháp bị ràng buộc bởi quyền quyết định của Giáo Hoàng Alexander VI từ 1493, nên không thể xin Giáo Hội Pháp lính thừa sai (missionnaires) được. ChaĐắc Lộ dùng chữ soldats (lính chiến) rất chính xác. Vì nước Pháp, hay trong chính phủ Pháp làm gì có các thừ sai mà chính phủ có quyền cung cấp lính thừa sai cho Cha?

 

e. Về Mặt Tâm Lý: Cha A. de Rhodes bị Chúa Trịnh đuổi, Chúa Nguyễn đuổi, Trung Quốc đuổi, há ông không xin binh lính (soldats) để phục thù sao? Lúc bình thường được vua yêu chúa mến mà Cố vẫn nóng nảy đòi “chém Thích Ca cho ngã” huống hồ lúc bị các Vua Chúa Phật tử đó trục xuất ra khỏi Việt Nam?

 

f. Sứ Mạng Của Một Giáo Sĩ Dòng Tên (Jesuite): Muốn biết thêm giáo sĩ A. de Rhodes có ý đồ chính trị hay không, chúng ta cũng nên tìm hiểu Cha được đào tạo và trưởng thành như thế nào qua:

 

Lời thề của các tu sĩ Dòng Tên trước Giáo Hoàng

 

…Con xin tuyên hứa thêm rằng:

 

Trong mọi trường hợp nếu có dịp, con sẽ tạo ra chiến tranh và tham chiến một cách bí mật hay công khai chống lại tất cả những kẻ dị giáo, Tin Lành và Tự Do mà không hề do dự. Khi được lệnh thi hành, con sẽ tàn sát và triệt hạ tận gốc những tên này trên khắp mặt địa cầu. Con sẽ không từ một kẻ nào: không kể tuổi tác, đàn ông hay đàn bà, con sẽ treo cổ chúng, thiêu chúng, bỏ chúng vào nước sôi, lột da, siết cổ hay chôn sống những kẻ dị giáo, mổ bụng, moi bào thai trong tử cung vợ chúng ra và đập nát đầu những hài nhi vào tường, trong mục đích hủy diệt một chủng tộc đáng ghét.

 

(Dựa theo bản dịch của Thái Vân Gia Tô Thực Dân Sử Liệu của Chu Văn Trình, Văn Sử Địa 1990, in lần thứ ba. Ban Tu Thư Tự Lực, trang 255-257).

 

(The extreme oath of the Jesuits)

 

…I furthermore promise and declare that I will, when opportunity present, make and wage relentless war, secretly or openly, against all heretics, Protestants and Liberals, as I am directed to do, to extirpate and exterminate them from the face of the whole earth; and that I will soare neither age, sex or condition; and that I will hang, burn, waste, boil, flay, strangle and bury alive these infamous heretics, rip up the stomachs and wombs of their women and crush their infants’ heads against the walls , in order to annihilate forever their execrable race...

 

In confirmation of which, I hereby dedicate my life, my soul and all my corporeal powers, and with this dagger which I now receive, I will subscrible my name written in my own blood, in testimony thereof; and should I prove false or weaken in my determination, may my brethren and fellow soldiers of the Militia of the Pope cut off my hand and my feet, and my thoat from ear, my belly opened and sulphur burned therein, with all the punishment that can be inflicted upon me on earth and my soul be tortured by demons in an eternal hell forever!)

 

Sử liệu cho thấy Linh Mục A. de Rhodes gia nhập Dòng Tên lúc 19 tuổi (1612), ông đến Macao năm 1623, Nam Kỳ Việt Nam năm 1645. Thời gian 22 năm ở các nước Á Châu, qua về Âu Châu, trong đó ông thực sự ở Việt Nam khoảng sáu đến tám năm. Trong suốt thời gian này Cha không bị dứt phép Thông Công, không bị khai trừ ra khỏi Giáo Hội, nghĩa là Cha Đắc Lộ vẫn theo Dòng Tên. Với lời thề của Dòng Tên như chúng ta đã thấy ở trên, Cha Đắc Lộ không thể làm khác mà phải kêu gọi hoặc vận động chiến tranh. 

 

Với sứ mạng của một giáo sĩ Dòng Tên mà Linh Mục A. de Rhodes (Đắc Lộ) đã thề, thì chữ soldat, thêm mộ lý do nữa, không thể nào dịch là lính thừa sai tức là giáo sĩ được, và cụm từ La conquêtedetout l’Orient cũng không thể dịch là nước cha trị đến.

 

Có thể nói một cách không sợ sai lầm như tục ngữ đã dạy “Ở bầu thì tròn ở ống thì dài” “Đi với ma phải mặc áo giấy”. Nếu so sánh một phần nhỏ của lời thề trên với những gì Cha công kích mạt sát Khổng Giáo, Lão Giáo, Phật Giáo và truyền thống thờ cúng ông bà tổ tiên trong cuốn Phép Giảng Tám Ngày thì việc thóa mạ các tôn giáo ấy vẫn còn quá ít.

 

Tóm lại, qua sáu luận điểm trên, ta thấy, với Linh Mục Đắc Lộ, truyền đạo chỉ là một trong những hình thức chính để phục vụ cho quyền lợi kinh tế và chính trị, rồi từ đó sẽ đưa đến chiến tranh chiếm thuộc địa.

 

Vì thế, không vô cớ để Cha Đắc Lộ bị Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn và cả chính quyền Trung Quốc đuổi ra khỏi nước.

 

Khí Cụ Chữ Quốc Ngữ: Ngoài ra, để góp ý về vai trò của chữ quốc ngữ trong lịch sử văn hóa nước ta, tôi xin trích những đoạn nói về mục đích của chữ quốc ngữ trong sách lược chính trị của Giám mục Puginier. Dẫu Giám mục Puginier không sống đồng thời với Cha Đắc Lộ, nhưng chiến lược lịch sử thì giống nhau, vì đây là một trong những công cụ đã được sáng chế bởi những Giáo sĩ đi trước Giám mục Puginier.

 

Và bài trích thứ hai là của giáo sư Trần Chung Ngọc, tiến sĩ Vật lý tại Hoa kỳ, đăng trong Vietnet (thuộc hệ thống Internet), cho thấy các bậc cha ông chúng ta đã biết sử dụng “Vũ khí Việt ngữ” của thực dân chế tạo để giải phóng đất nước.

 

1. Mục Đích Việc Sử Dụng Chữ Quốc Ngữ Của Giám Mục Puginier:

 

“Từ lâu, tôi chủ trương dạy và dùng chữ Châu Âu để viết tiếng An Nam, nhưng khốn thay, tôi không được ủng hộ trong việc thực hiện kế hoạch mà đã sáu lần tôi đề nghị. Nhưng tôi sung sướng thấy từ hai năm nay, chúng ta hoạt động tích cực trong mục đích này: Ngoài trường dạy tiếng Pháp của phái bộ là trường đầu tiên được thiết lập ngày 8-12-1884, chính phủ còn lập nhiều trường khác từ ngày 5-4-1885.

 

Cần phải dạy càng sớm càng tốt cho người An Nam viết và đọc được tiếng họ bằng chữ Âu Châu, việc này dễ hơn và tiện lợi hơn dùng chữ Nho. Trong vài năm sau, cần phải bắt buộc mọi giấy tờ chính thức không được viết bằng chữ Nho như trước nữa, phải viết bằng tiếng trong nước, mỗi viên chức ít nhất phải được dạy đọc và viết tiếng An nam bằng chữ Châu Âu. Trong lúc đó việc dạy chữ Pháp sẽ tiến triển nhiều hơn và chúng ta chuẩn bị một thế hệ để cung cấp các viên chức có học tiếng nước chúng ta. Như thế có lẽ trong vòng 20 hay 25 năm chúng ta có thể bắt buộc mọi giấy tờ đều viết bằng tiếng Pháp, do đó chữ Nho sẽ dần già bị bỏ rơi mà chúng ta chẳng cần phải cấm đoán gì.

 

Khi chúng ta đạt được thành quả lớn lao đó, chúng ta xóa đi của nước Trung hoa một phần lớn ảnh hưởng tại An nam và phe trí thức An nam là phe rất căm ghét sự thiết lập thế lực Pháp, cũng sẽ bị tiêu diệt dần dần.

 

Vấn đề này có tầm quan trọng rất lớn, sau khi đạo Thiên Chúa được thiết lập, tôi xem việc tiêu diệt chữ Nho và thay thế dần dần ban đầu bằng tiếng An nam, rồi bằng tiếng Pháp như là phương tiện rất chính trị, rất tiện lợi và rất hiệu nghiệm để lập nên tại Bắc Kỳ một nước Pháp nhỏ ở Viễn Đông.”

 

Ngoài việc Thiên Chúa giáo hoá xứ này và xóa bỏ chữ Nho, Giám mục Puginier còn đề nghị một số biện pháp thực tế khác để cũng cố nền thống trị Pháp ở Bắc kỳ: Cho định cư tại ven biên giới Việt Nam, tiếp cận Trung Hoa các nhóm dân thân-hữu và trung thành với nước Pháp, sử dụng các dân tộc ít người trong công việc bình định, đào tạo một đội quân Pháp theo mẫu quân đội Ấn Độ xưa kia, tạo lập một nông trại kiểu mẫu do tu sĩ dòng Luyện Tâm đảm đương, giảm bớt chi phí và thuế má để chinh phục (lòng quý trọng và thương yêu) của dân chúng…(Hiện nay dân miền thượng bị đỗi đạo cũng nằm trong kế hoạch này, BK).

 

Giám mục kết luận: “Tôi đã làm việc gần 30 năm trong phái bộ và tôi biết khá nhiều về đất nước này để bảo đảm được rằng nếu chính phủ chấp thuận theo kế hoạch mà chúng tôi hân hạnh đưa ra, thì không bao lâu nữa Bắc kỳ sẽ thành một nước Pháp nhỏ ở Viễn đông mà tôi một lòng tha thiết muốn xây dựng.”

 

1. Trần Chung Ngọc: Gậy Ông Đập Lưng Ông

 

“Những nhà cách mạng như Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu…nhận ra tầm quan trong của công việc mở mang dân trí và cổ xuý việc truyền bá quốc ngữ, do đó hội truyền bá quốc ngữ mới ra đời vào thập niên 1930 và dù thực dân Pháp và các Cha cố TCG muốn cản cũng không được. Sự phát triển quốc ngữ cho tới ngày nay là do công ơn của hai cụ Phan dùng đòn (gậy ông đập lưng ông) dùng quốc ngữ để mở mang dân trí người Việt, xuất bản báo chí bằng chữ quốc ngữ để phổ biến tinh thần cách mạng Pháp năm 1789, và khẩu hiệu “Tự Do, Bình Đẳng, Tình Huynh Đệ” thường được dịch thoát là “bác ái” (Liberté, Égalité, Fraternité) và từ đó các phong trào cách mạng đã lan rộng trong quần chúng chủ nghĩa thực dân Pháp phải cáo chung tại Việt Nam .

 

Sự sáng tạo ra chữ quốc ngữ với những mục đích đen tối hiển nhiên không phải là để giúp người Việt mở mang đầu óc mà để cải đạo và cắt đứt nền văn hóa tổ tiên của họ.

 

Nhưng ông cha chúng ta đã dùng nó làm một vũ khí để khai phóng dân tộ., Vậy chúng ta nên biết ơn ông cha chúng ta hay biết ơn kẻ tạo ra nó với những ý đồ đen tối?

 

Một tên giặc tới nhà chúng ta tạo ra một vũ khí để dễ bề quyến rũ con em nhẹ dạ theo chúng phản lại tổ tiên, chúng ta dùng ngay vũ khí đó để mở mang đầu óc của tất cả những người ở trong gia đình, nhờ đó mà gia đình chúng ta bảo vệ được truyền thống luân lý đạo đức của gia đình, bảo toàn gia tài của tổ tiên khỏi bị cướp đi. Vậy chúng ta nên nhớ ơn những người trong gia đình có sáng kiến dùng ngay vũ khí của địch để đánh địch, vậy chúng ta có nên nhớ ơn kẻ đã mang vũ khí đến nhà chúng ta để cướp đi của cải và gây bất hoà trong gia đình chúng ta?

 

Tôi hi vọng vấn đề công và tội của Alexandre de Rhodes nay đã sáng tỏ (Trần Chung Ngọc).

 

Tôi xin kết thúc bài viết với ý kiến cuối cùng sau đây:

 

Dân tộc ta có truyền thống ghi công và biết ơn anh hùng liệt nữ đã đóng góp cho tổ quốc. Và chúng ta thể hiện lòng biết ơn đó qua các biểu hiện vinh danh những vị đó bằng các ngày lễ, đặt tên trường, công viên, đường phố…Nhưng chúng ta cũng không quên những kẻ có tội với đất nước mà tên tuổi và những tội trạng cũng được nghiên cứu để ghi vào sử sách cho người đời này và đời sau lấy đó làm bài học. Tiêu chuẩn lớn nhất để quy định công tội là họ đã làm gì cho dân tộc và tổ quốc Việt Nam. Về trường hợp của giáo sĩ Đắc Lộ, ông đã có cái công là triển khai thêm chữ quốc ngữ do một số giáo sĩ khác sáng nghĩ dưới hình thức dễ khổ biến hơn cho các tín hữu bản xứ trong việc học hỏi giáo lý KiTô. Nhưng ông có cái tội là cung cấp thông tin cho và vận động nước Pháp xâm chiếm kinh tế và chính trị nước ta.

 

Còn sau đó, chữ quốc ngữ được dân ta vận dụng tốt hay xấu, mưu mô xâm lược của Pháp thành hay bại là công hay tội của người đời sau.

 

Vậy từ cái công cái tội đó tôi xin đề nghị như sau: Dân tộc ta nên nghi công của Linh Mục A. de Rhodes đã có phần giúp cải tiến chữ quốc ngữ (chứ không phải người sáng nghĩ ra chữ quốc ngữ) và nên kết tội ông là kẻ gián điệp sớm nhất trong lịch sử xâm lăng của Tây Phương vào nước ta.

 

Tên và tiểu sử của Linh Mục cần được ghi lại trong chương trình giáo dục môn sử với đầy đủ công tội. Có như vậy, lịch sử mới rõ ràng, và việc ứng xử của chúng ta mới minh bạch. Vì nếu ta không sòng phẳng với quá khứ thì tương lai sẽ không sòng phẳng với chúng ta.

                  

Bùi Kha

(bút hiệu Nguyễn Kha)

31/7/1996

Bình luận (2)

Ông Chương Thâu là giáo sư của viện Sử học, trình độ thế nào mà cho rằng chữ Soldats là lính thừa sai và cụn từ “la conquête de tout l’Orient” dịch là “nước Cha trị đến“ là hoàn toàn sai. Nước cha trị đến là một cụm từ trong kinh Lạy cha của người công giáo, chứ không liên hệ gì đến vấn đề sử. Ông Chương Thâu cưởng dịch vì   lý do nào vậy?. Tiền hay tình tôn giáo.
Tạ Văn Vang. Mỹ Tho ( 22/12/2011 10:24:43)
Hơn hai tuần qua tôi đọc rất lý thú các bài viết về hai ông việt gian, Nguyễn Trường Tộ và Trương Vĩnh Ký, mà cũng được vinh danh qua nhiều thế hệ. Lý do dễ hiểu là dưới thời thực dân Pháp rồi hai chính thể Cọng hòa I và   Cọng hòa II .... Chúng bóp méo lịch sử để vinh danh và cũng để kể công mà đúng ra phải kết tội những thành phần đội lốt tôn giáo để làm hại Quốc gia Việt Nam.Nay chính phủ ta đã thống nhất nước nhà sao lại còn nhầm lẫn vinh danh kẻ cần lên án. Bác đã từng dạy "Dân ta phải biết sử ta". Dĩ nhiên là phải biết đúng thực như nó là. Rất mong các cơ quan chưc năng xúc tiến những biện pháp cần thiết để điều chỉnh việc vinh danh đặt tên đường, tên trường... cho đúng với hành hoạt của những người thật sự là ân nhân của giống nòi ta.
Hoàng Việt ( 18/12/2011 08:14:14)

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp