đậu tương đen hữu cơ

Nghiên cứu

10:36 25/02/2012

Quan Niệm Giải Thoát Trong Phật Giáo Và Ca-Tô Rô-Ma Giáo (Trần Chung Ngọc)

Nhưng những con người mang thân phận của con chiên thì giáo hội bảo sao thì làm vậy. Do đó chúng ta thấy xuất hiện những tác phẩm, những bài viết, với mục đích nhập nhằng một anh thợ mộc Do Thái với ông Trời của Việt Nam, đổi “Cứu rỗi” thành “Cứu độ”, đồng thời xuyên tạc, ra công hạ thấp Phật Giáo rồi đánh bóng Ki Tô Giáo một cách ngu si vô trí, có nghĩa là chỉ viết theo cảm tính chứ không biết rõ sự thật.

Tôi được Giao Điểm chuyển cho bài viết trên của Đăng Trình đăng trên www. lamhong. org . Bận vì sửa soạn ăn Tết nên đến nay tôi mới có thì giờ ngó đến bài viết này.   Đọc xong rồi thì lại không thể không viết một bài để giải hoặc Ki Tô Giáo, theo đúng chủ trương của Giao Điểm từ 20 năm nay. Tại sao lại phải giải hoặc Ki Tô Giáo ? Hi vọng bài này sẽ giải đáp phần nào và cho thấy đây là vấn đề cần thiết trong thời đại ngày nay, nhất là đối với người Việt Nam, vì hệ lụy của Ki Tô Giáo trên dân tộc Việt Nam không phải là nhỏ.

 

I. “Cứu Rỗi” Hay “Cứu Độ"?

 

Đọc bài Triết lý giải thoát của Ấn độ giáo và Phật giáo với Mầu nhiệm Cứu độ của Kitô giáo: Từ cái nhìn đối sánh đến ý kiến đối thoại của Đăng Trình tôi thấy nội dung không có gì lạ, lại vẫn chỉ là ... theo sách lược của giáo hội Ca-tô trong vài thập niên gần đây:

 

Làm ra vẻ hiểu biết nhưng hời hợt về các tôn giáo khác, nhất là Phật Giáo, và cuối cùng xuyên tạc hạ thấp các tôn giáo khác rồi đề cao những gì Ki Tô Giáo tin, tin nhưng mà không hiểu.

 

Trong phần đầu của bài viết, ông ta viết một số điều phổ thông quen thuộc về triết lý giải thoát của Ấn Độ Giáo và Phật Giáo. Về Phật Giáo, ông ta viết qua loa về Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Thập Nhị Nhân Duyên v…v… Sau đó, ông ta hạ một câu:  

 

Tuy nhiên, những phương cách giải thoát ấy có thật sự mang lại hạnh phúc cho con người và nhân quần xã hội không, đặc biệt là trong bối cảnh của xã hội kim tiền hôm nay, khi mà chính con người đang thấy những phát kiến khoa học giúp nối dài cánh tay sản xuất, thật sự đưa ra những giải đáp tích cực và thức thời cho họ về vô vàn các vấn nạn mà trong làn sương mù hư ảo của thời mông muội ban sơ người ta không thể lý giải được, và mở rộng những chân trời hưởng thụ của họ… Trong viễn cảnh như thế, một cái nhìn đối sánh với Kitô giáo từ góc độ giải thoát, thiết tưởng cần được luận bàn để những ai có ước vọng tìm hiểu Chân Lý Cứu Độ có một cái nhìn, dẫu còn phiến diện, nhưng cũng phần nào soi rọi được chút ánh quang nào đó cho nỗ lực tìm kiếm sự thật.

 

Và rồi ông ta bắt đầu nói về cái gọi là “Nhiệm Mầu Cứu Độ” của Ki Tô Giáo, một cái thuộc loại “lông rùa, sừng thỏ” mà ông ta không hề biết gì về nó, và trên thực tế không hề có trên thế gian, nhưng ông ta coi đó là sự thật mà nhân loại cần tìm kiếm.

 

Đặt câu hỏi: “Tuy nhiên, những phương cách giải thoát ấy có thật sự mang lại hạnh phúc cho con người và nhân quần xã hội không” thì có vẻ hơi thiếu đầu óc, vì ông ấy chưa từng tu tập theo những phương cách giải thoát ấy thì làm sao ông ta biết là nó có mang lại hạnh phúc hay không. Ý đồ hạ thấp tôn giáo khác của ông ta thật rõ ràng, nhưng những điều ông ta viết về cái gọi là “Nhiệm Mầu Cứu Độ”, nên hiểu là “Nhiệm Mầu Cứu Rỗi”,  chẳng qua chỉ là những kiến thức thuộc thế kỷ 17 mà ông ta được giáo hội nhồi sọ để mà “tin”, chứ không phải để “tìm hiểu”. Cho nên ông ta cho rằng cái điều mê tín “Nhiệm mầu Cứu Rỗi” mà ngày nay đã không còn bất cứ một giá trị nào trong giới trí thức, ở trong cũng như ở ngoài các Giáo hội Ki-tô, mới có thể mang lại hạnh phúc cho con người. Lẽ dĩ nhiên, thứ hạnh phúc đó chỉ có được sau khi chết, và từ xưa tới nay chưa có ai biết cái hạnh phúc đó như thế nào. Trên thực tế thì đó chỉ là sự mong ước (wishful thinking) về một viễn cảnh không chắc chắn. Và đối với người Việt Nam thì “Nhiệm mầu Cứu Rỗi” chỉ là một ảo tưởng, không bao giờ có thể có, nếu Đăng Trình chịu khó đọc Tân Ước, trong đó Chúa Giê-su đã khẳng định nhiều lần là nhiệm vụ của ông ta là chỉ cứu người Do Thái mà thôi.

 

Trong Ca-tô Giáo, những gì mà Giáo hội không hiểu, không giải thích được, thì họ dạy cho tín đồ đó là “mầu nhiệm” và tín đồ chỉ có việc tin không cần phải thắc mắc. Và vì cái gọi là “đức vâng lời” trong Ca-tô Rô-ma Giáo cho nên các tín đồ cứ tin mà không hiểu mình tin cái gì. Sau đây chúng ta hãy tìm hiểu thực chất về cái gọi là “Mầu Nhiệm Cứu Độ” (sic) của ông Đăng trình.

 

Theo điều giảng của Ca-tô Giáo trên trang nhà:

 

http://2010menchuayeunguoi.blogspot.com/2010/01/goc-cua-tu-mau-nhiem-la-gi-vay.html


Từ "mầu nhiệm" như trong mầu nhiệm (bí tích) cứu chuộc. Gốc của từ mầu nhiệm là gì vậy?

 

- Quá sức người hiểu; Mầu nhiệm

 

- Khó hiểu: Mầu nhiệm

 

- Kín đáo: Nhiệm mật

 

Theo nghĩa thông dụng, mầu nhiệm là “những gì không thể biết được”, hay những kiến thức, những chân lý còn được giữ kín chưa tiết lộ cho ai biết. Vài thí dụ điển hình về “mầu nhiệm”: Bí đặc, không làm sao giải thích được là một mẩu bánh làm bằng bột, sau khi được ông linh mục hoa tay làm phép lẩm bẩm vài câu chữ La-tinh thì mẩu bánh đó lại biến thành thân thể thực sự của Giê-su để cho tín đồ ăn và tin rằng “Chúa ở trong ta” thì Ca-tô giáo gọi đó là “bí tích” hay “mầu nhiệm ban thánh thể”. Hoặc nước lã được ông linh mục hoa tay làm phép cũng biến thành nước có thể chữa được người mù hay đủ mọi thứ bệnh như Alexandre de Rhodes lừa bịp người dân khi xưa cũng gọi là “mầu nhiệm nước thánh”.  Như vậy, khi Đăng Trình viết về “ước vọng tìm hiểu “Nhiệm mầu Cứu Rỗi” thì thực ra đó chỉ là một ảo vọng, chứng tỏ ông ta viết ra những điều mà không hiểu mình viết cái gì.  

 

Vậy mà Ca-tô Giáo tự nhận là văn minh tiến bộ nhất thế giới, đi đến các nước kém mở mang nhưng có nền văn hóa cao như Việt Nam để văn minh hóa các dân tộc mọi rợ trong đó.

 

Trong Ki Tô Giáo không làm gì có “cứu độ” mà chỉ có “Cứu Rỗi”. “Cứu độ” là từ, nói một cách nhẹ nhàng là Ca-tô Giáo “mượn mà không hỏi” của Phật Giáo, theo sách lược của Giáo hội đã chỉ thị mật cho các Giám mục địa phương.

 

Chứng minh:

 



ảnh minh họa trên wikipedia.org
cho từ "cứu rỗi" (salvation)

 

Trong cuốn Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng của John Paul II, 1995, bản dịch với sự đóng góp của Tiến sĩ Trần Mỹ Duyệt, cựu thẩm phán Nguyễn Cần (Lữ Giang), Kỹ sư Trần Văn Trí, Giáo sư Trần Văn Nhượng, trang 76, có Chương với chủ đề “Tại Sao Nhân Loại Cần Được Cứu Rỗi? ” và Giáo hoàng đã giảng, ngoài viện ra câu John 3: 16 trong Tân Ước: “Thiên Chúa quá thương yêu thế gian đến nỗi ban Con duy nhất của Ngài, để những ai tin vào Người sẽ không bị luận phạt, nhưng được sống đời đời. ” nhưng rồi quảng cáo cho “ơn Cứu Rỗi” của Giê-su: “Thiên Chúa đã không sai Con Ngài xuống thế gian để luận phạt nhưng để nhờ ngài mà thế gian được Cứu Rỗi. ”. Lẽ dĩ nhiên, chỉ cứu rỗi những người tin Giê-su, còn những người không tin thì vẫn bị luận phạt như thường. Chúng ta hãy tìm hiểu:

 

 “Cứu rỗi” khác với “Cứu độ” như thế nào.

 

“Độ” là dìu dắt, cứu giúp, qua sông.  Trong Phật Giáo, khi nói đến “Phật độ” thì có nghĩa là những giáo lý của Đức Phật có tác dụng dìu dắt, mở mang trí tuệ con người để con người tự mình tu tập để qua sông, nghĩa là qua bờ bên kia, bờ bên này là mê, bờ bên kia là ngộ, là giải thoát khỏi vòng luân hồi.   Còn “Cứu Rỗi” trong Ca-tô Giáo là nghĩa của chữ “salvation”. Tự điển Anh-Việt dịch Salvation là: Cứu vớt linh hồn một người khỏi tội lỗi và các hậu quả của nó; sự cứu rỗi linh hồn; Còn theo Tự điển The American Heritage Dictionary thì nghĩa thần học của “salvation” là “Sự giải thoát phần hồn của con người khỏi năng lực hay sự trừng phạt của tội tổ tông; cứu chuộc (Salvation: The delivrance of man of his soul from the power or penalty of original sin; redemption), nếu con người thực sự có một phần hồn riêng biệt với thể xác, một điều hoang tưởng của nền thần học Ki Tô Giáo mà khoa học ngày nay đã bác bỏ. Và “Cứu Rỗi” chỉ là một niềm tin, một niềm hi vọng cho một đời sau của các tín đồ Ki Tô Giáo.

 

Để cho vấn đề được rõ ràng hơn, chúng ta cần phải biết người Ki-Tô-Giáo [Ca-tô và Tin lành] tin tưởng vào cái gì khi theo đạo Giê-su (Jesuism). Chẳng cần phải nói ai cũng biết là họ tin tưởng vào ơn “Cứu Rỗi” của con một người thợ mộc Do Thái, người mà họ cho là Chúa, Giê-su .

 

Nhưng thực ra “Cứu Rỗi” là gì? Nền Thần học Ki Tô Giáo có thể soi sáng cho chúng ta về vấn đề này.  

 

Theo  http://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%A9u_r%E1%BB%97i  thì:

 

Trong thần học, sự cứu rỗi là một ý niệm trừu tượng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Cơ Đốc giáo định nghĩa cứu rỗi là giải cứu khỏi sự câu thúc của tội lỗi và sự đoán phạt để có thể nhận lãnh sự sống đời đời của Thiên Chúa

 

Tội lỗi ở đây chúng ta nên hiểu là “tội tổ tông” do sự sa ngã của Adam và Eve truyền lại cho nhân loại, theo luận điều thần học về một huyền thoại của dân tộc Do Thái trong thời bán khai.  Vậy thực chất của ơn “cứu rỗi” là như thế nào và các tín đồ Ki Tô Giáo phải tin như thế nào mới có hi vọng được cứu rỗi.  Chúng ta hãy đọc vài câu nói lên đức tin và hi vọng căn bản của người Ki Tô Giáo trong Kinh Tin Kính của các Tông đồ [Apostle’s Creed) : 

 

Tôi tin kính Đức Chúa Giêsu KiTô là con một Đức Chúa Cha cũng là Chúa chúng tôi…

 

chịu nạn đời quan Phongxiô Philatô, chịu đóng đanh trên cây thánh giá, chết và táng xác,

 

xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại…

 

ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết.

 

Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại…

 

Tôi tin hằng sống vậy

 

Tôi tin…Tôi tin…Tôi tin… là căn bản hiểu biết và niềm hi vọng trong Ki Tô Giáo.  Với đức tin này người Ki Tô Giáo hi vọng ở những gì.  Vì tin rằng Chúa Giê-su “ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết” và tin rằng “xác loài người ngày sau sống lại”, người Ca-tô Việt Nam rất hi vọng được Chúa Giê-su, đến ngày phán xét, ngày “cánh chung”, họ được Chúa xếp vào loại cừu, những người tin Chúa, phân biệt họ với loài dê, những người không tin Chúa mà Chúa sẽ đầy xuống hỏa ngục để cho ngọn lửa vĩnh hằng của Chúa lòng lành thiêu đốt, rồi hóa phép làm cho thân xác của họ, bất kể chết từ bao giờ, chết trên giường bệnh, già, bình thường, hay chết tan xác ngoài mặt trận, sống lại, hợp với linh hồn của họ mà sau khi chết đã được giữ [ai giữ?] trong một kho chứa của Chúa, và rồi, cả hai phần hồn và phần xác, được Chúa cho lên thiên đường để sống đời đời cùng Chúa.  Chúng ta nên nhớ, Ca-tô Rô-ma Giáo tự nhận là tôn giáo văn minh tiến bộ nhất trên thế giới, tuyệt đối không có chút mê tín nào.

 

Nhưng tại sao gần đây chúng ta lại thấy Ca-tô Giáo thường dùng từ “Cứu độ” thay vì “Cứu rỗi”, trong khi “cứu rỗi” là niềm tin chính của họ.  Vì họ theo đúng sách lược “mượn mà không được phép” của cái đạo đã mang danh là đạo Chích [Xin đọc “Thiên Hồ! Đế Hồ” của Cụ Phan Bội Châu].  Chứng minh?

 

Trước hết, chúng ta hãy đọc một tài liệu của Linh Mục Kirati Boonchua, giáo sư triết tại đại học Chulalongkorn, Thái Lan:

 

Niềm Hãnh Diện Của Ki Tô Giáo: Mượn Và Mô Phỏng

 

Ki Tô Giáo không có cái gì là của mình cả. Ki Tô Giáo chỉ có thể mượn [nôm na là ăn cắp] và mô phỏng các tôn giáo khác. Điều này có đáng xấu hổ không? Tại sao Ki Tô Giáo lại phải xấu hổ? .

 

Giê-su không thiết lập một hệ thống triết lý, nghệ thuật và ngôn ngữ chính thức cho Ki Tô Giáo. Do đó, Ki Tô Giáo không hề có một hệ thống triết lý, nghệ thuật và ngôn ngữ chính thức của Ki Tô Giáo để có thể phô trương trước các tôn giáo khác. Chưa bao giờ có được một cái gì thực sự là của chính mình, đó là điều duy nhất mà Ki Tô Giáo có thể phô trương. Chúng ta, những tín đồ Ca Tô, hân hoan chấp nhận là triết lý, nghệ thuật và ngôn ngữ chính thức của chúng ta ngày nay đều là mượn và mô phỏng từ ngôn ngữ và văn hóa của những miền đất mà Ki Tô Giáo nảy nở trong đó. Chúng ta, những tín đồ Ca Tô, là những chuyên gia về kỹ thuật xảo trá... ”

 

The Proud of Christianity: Borrowing and Imitation

 

Christianity possesses nothing of its own. Christianity can only borrow and imitate others. Is it shameful? Why Christianity have to shame ? .

 

Jesus did not establish philosophical system, school of art and official language for Christianity. Therefore, Christianity possesses no Christian philosophy, art and official language in order to show to others.   Never having any authentic thing of its own is the only thing Catholics can show off. We, Catholics, delightfully accept that our present philosophy, art and official language are borrowed and imitated from the language and culture of the lands where Christianity has grown.   We, Catholics, are experts in manipulation.

 

(Lecture of Father Kirati Boonchua, Professor of philosophy at the Faculty of Arts, Chulalongkorn University) in “Life Review” a Catholic program in Bangkok, broadcasting on 8 December 1985)

 

Về thủ đoạn “mượn” những điều hay trong Phật Giáo,

 

chúng ta hãy đọc đoạn sau đây trong Bản Tin Mật (Confidential) số 10 (Bulletin No 10, pp. 25-27) của Vatican: (*)

 

“Trong những xứ Phật Giáo, để khoác bộ áo văn hóa bản địa, giáo hội có thể và phải lấy những điều hay trong truyền thống Phật giáo và biến đổi chúng, cho chúng một ý nghĩa của Ki Tô Giáo để có thể áp dụng chúng vào đời sống của những tín đồ của Ki-Tô.". (In the Buddhist countries, in order to make its own cultural garnment, the Church can and must take on the good elements of the Buddhist tradition and transform them giving them a Christian meaning so as to adapt them to the life of the followers of Christ. )

 

Bởi vậy, gần đây chúng ta thấy Ca-tô Giáo, từ trên xuống dưới, đều đổi cái điều mê tín hoang đường “cứu rỗi” của Ca-tô Giáo thành “Cứu độ” để nhập nhằng lừa dối những đầu óc thấp kém. Lấy cái hay của người khác để dùng cho mình là điều ai cũng nên làm. Nhưng dùng kỹ xảo biến đổi nó đi và nhận là của mình thì đó là trò đạo văn, ma giáo, bất lương trí thức. Một thí dụ điển hình của trò này cũng nằm trong Bản Tin số 10 trên:

 

“Toàn thể Phật Giáo đặt căn bản trên Tứ Diệu Đế: Khổ, Nguồn gốc của Khổ, Diệt Khổ và Thoát Khổ. Tại sao sự truyền bá Phúc âm của Ki-Tô không thể cũng được thâu tóm trong bốn chân lý trên? Sự đau khổ chân thật của con người là tội lỗi. Giê-su đến để giải thoát con người khỏi sự đau khổ – tội lỗi. “ [Xin nhớ, khi giáo hội nói đến “sin” thì có nghĩa đó là “original sin”, tội tổ tông mà Thiên Chúa giáng cái tội của chính Thiên Chúa lên đầu nhân loại]

 

(The whole of Buddhism is based on the four thuths: sorrow, the cause of sorrow, the destruction of sorrow and liberation from sorrow. Why could not the spreading of the Gospel of Christ be summed up also in these four truths? The true sorrow of Man is sin. Jesus came to liberate Man from sorrow-sin. )

 

Chúng ta thấy ngay thủ đoạn bất lương của Ca Tô Giáo Rô Ma trong đoạn trên: ngoài việc “mượn” từ “cứu độ” của Phật Giáo còn xuyên tạc ý nghĩa của Tứ Diệu Đế, nghĩa là bốn chân lý chân thật của Phật Giáo, và biến đổi chúng thành ra hai điều mê tín hoang đường cho người Ca Tô. Bốn chân lý cao thượng của Phật Giáo có tính phổ quát mà mọi người chúng ta có thể chiêm nghiệm hàng ngày.

 

Tỳ Kheo Thích Nhật Từ, Tiến sĩ Phật học, đã vạch trần sự xuyên tạc của Mục sư Tống Tuyền Th về ý nghĩa của “Khổ” trong PhậtGiáo. Quan niệm về “Khổ” trong Phật Giáo không dính dáng gì đến cái gọi là “Tội” của Ki Tô Giáo, nhất lại là cái tội tổ tông hoang đường của Ki Tô Giáo mà một Giê-su hoang đường đã chuộc tội một cách hoang đường, tự trèo lên cây thập giá để cho người ta đóng đinh. Còn nếu tội là tội thế gian như giáo hoàng loạn luân, linh mục hiếp dâm, nữ tu hành hạ trẻ em v.v... trong lịch sử Ca Tô Giáo thì nếu Giê-su, một người Do Thái đã chết cách đây đã 2000 năm, thực sự có thể giải thoát những tội đó cho những người sống, cho tín đồ phạm những tội đó, thì ai muốn tin cứ việc tin, và cứ việc phạm tội. Nhưng hãy nên nhớ một điều, luật pháp thế tục bắt người phạm tội phải đền tội, và Chúa có muốn chuộc cũng không được. Làm sao mà một người có đầu óc có thể chấp nhận cái luận điệu quái gở, vô đạo đức và vô giá trị đó. Chúa chết rồi, lấy cái gì để chuộc? Giáo hội Ca-tô đã phải bỏ ra hàng tỷ đô-la trong các vụ linh mục loạn dâm để bồi thường cho các nạn nhân tình dục của các “Cha cũng như Chúa” chứ không phải để chuộc những tội đó. Chúng ta nên nhớ, Ca-tô Rô-ma Giáo tự nhận là tôn giáo mạc khải, tông truyền, thánh thiện nhất trên thế giới, và các tín đồ cũng tin và thường khoe rằng mình đang ở trong một “hội thánh”...

 

II. Lý Trí Đối Với Đức Tin:


Một Con Đường Đi Tới Hiểu Biết, Một Con Đường Đi Tới Mê Tín.

(Reason versus Faith: A Path to Knowledge, a Path to Superstition)

 

Đối với những người am hiểu ít nhiều về tôn giáo thì ai cũng biết Phật Giáo là tôn giáo của “Trí Tuệ”, còn Ca-tô Rô-ma Giáo là tôn giáo của “Đức Tin”. Thật vậy, căn bản những niềm tin trong Ca-tô Rô-ma Giáo nằm trong Kinh Tin Kính của Ca-tô Rô-ma Giáo, trong đó là một loạt những “Tôi tin… Tôi tin…Tôi tin…”. Trong Phật Giáo cũng có Kinh Nền Tảng Đức Tin, nghĩa là Kinh Đức Phật thuyết cho người dân Kalama, trong đó là một loạt những điều Đức Phật khuyên “Đừng vội tin…Đừng vội tin…Đừng vội tin”, đừng vội tin ngay cả những lời Đức Phật nói, mà phải dùng lý trí để chiêm nghiệm xem điều đó có mang lại lợi ích cho tha nhân và cho chính mình hay không? Đó là sự khác biệt quan trọng giữa “đức tin” và “lý trí”. Khác biệt như thế nào.


 
Science & Religion

Trong cuốn “Science & Religion: Opposing Viewpoints, Greenhaven Press, CA, 1988”, chúng ta có thể đọc trong phần Dẫn Nhập (Introduction), trang 14, về sự khác biệt đi tới sự thật của khoa học và tôn giáo như sau: “Khoa học leo từng bậc thang một của lý trí để tìm kiếm sự thật trong khi tôn giáo quỳ trước bàn thờ của đức tin. Phương pháp luận của khoa học gồm có sự quan sát và thí nghiệm trong khi tôn giáo ôm lấy sự mạc khải của thần linh. (Science climbs the ladder of reason in its search for truth while religion kneels before the altar of faith. The methodology of science includes observation and experimentation while religion embraces divene revelation). Tinh thần Phật Giáo cũng là tinh thần khoa học, leo từng bậc thang của lý trí để có thể phân biệt chân giả, và tu tập bản thân để thăng tiến tâm linh.

 


The Final Superstition


Trong cuốn “The Final Superstition: A Critical Evaluation of the Judeo-Christian Legacy”, Promotheus Books, New York, 1994, học giả Ca-tô Joseph L. Daleiden đã để ra nguyên Chương 10 để viết về đề tài: “Lý Trí Đối Với Đức Tin: Một Con Đường Đi Tới Hiểu Biết, Một Con Đường Đi Tới Mê Tín” (Reason versus Faith: A Path to Knowledge, a Path to Superstition). Tại sao tác giả lại nhận định như vậy? Vì theo định nghĩa của H. L. Mencken thì Faith hay Đức Tin là "một kiểu tin phi-lôgic vào sự xảy ra của những gì không chắc có thực" (an illogical belief in the occurrence of the improbable). Theo định nghĩa trong tự điển thì Faith hay Đức Tin là "sự tin chắc vào một cái gì đó mà không chứng minh được cái đó có thực" (Firm beliefin something for which there is no proof. )Mặt khác. định nghĩa của Reason hay Lý Trí trong tự điển là "khả năng có những tư tưởng hợp lý, suy lý, hoặc phân biệt" (The capacity of rational thought, inference, or discrimination) hay "suy xét đúng, phán đoán hợp lý" (good judgment, sound sense).

 

Theo những định nghĩa trên thì hiển nhiên là Đức Tin trong tôn giáo và Lý Trí là hai từ có nghĩa loại trừ hỗ tương (mutual exclusive), có cái này thì không có cái kia. Thật vậy, khi chúng ta dùng lý trí để xác định và chấp nhận một điều gì thì chúng ta không cần đến đức tin, và khi chúng ta tin vào điều gì mà không cần biết, không cần hiểu, không cần đến bằng chứng v…v…thì lý trí trở nên thừa thãi. Trong Phật Giáo cũng có chữ “Tín”, tin ở Phật, tin ở Thầy, Tổ, nhưng chúng ta phải hiểu là lòng tin trong Phật Giáo là do sự hiểu biết, do sự chứng nghiệm bản thân qua quá trình tu tập, chứ không phải mù lòa tin bướng tin càn, tin mà không hiểu rõ tại sao mình lại tin như vậy.

 

Đăng Trình viết: “Trên bình diện tư tưởng giải thoát, trong Ấn giáo và Phật giáo hay Cứu độ của Kitô giáo, được xem là có cùng ý nghĩa. ”, vậy chúng ta hãy đi vào một chút chi tiết về giáo lý giải thoát của Phật Giáo và niềm tin “cứu rỗi” của Ki Tô Giáo để xem cái gọi là “cùng ý nghĩa” của Đăng Trình là như thế nào. Tôi xin nhắc lại, Phật Giáo là đạo của “trí tuệ”, còn Ca-tô Rô-ma giáo là đạo của “đức tin”. Hiểu biết không thể nào có cùng nghĩa với mê tín.

 

Bài phân tích này dựa phần lớn vào những tài liệu hiện hữu, vào kinh điển Phật Giáo và Thánh Kinh Ca Tô, và nhất là dựa vào sự suy lý dưới ánh sáng của luận lý học (logic), của khoa học và những hiểu biết thông thường (common sense). Tuy nhiên, tôi cần phải minh định một điều: Bài khảo luận này không phải là một bài thuộc môn học so sánh các tôn giáo, lại càng không phải là một bài so sánh giáo lý Phật Giáo và Ca Tô Giáo để phân định đúng sai, hay dở. Chúng ta không thể nào so sánh, hay nói khác đi, lấy một giáo lý làm chuẩn để phê phán một giáo lý khác, điều mà John Paul II đã làm khi viết cuốn Crossing The Threshold of Hope, vì từ tinh thần, triết lý cho tới các phương pháp hành trì, các tôn giáo đều khác nhau. Bài này chỉ có mục đích duy nhất là trình bày khách quan những sự khác biệt căn bản trong giáo lý giải thoát của Phật Giáo và Ca Tô Giáo, những mâu thuẫn tự tại trong các giáo lý này, nếu có, để cho bạn đọc có thể có một ý niệm rõ ràng hơn về vấn đề giải thoát trong hai tôn giáo.

 

III. Quan Niệm Giải Thoát Trong Ca-Tô Rô-Ma Giáo

 

Chúng ta đã biết rằng Ca Tô Giáo là đạo cứu rỗi (Salvation Religion), và Phật Giáo là đạo Giác Ngộ (Religion of Enlightenment). Sự khác biệt này hết sức quan trọng nếu chúng ta muốn đi sâu vào vấn đề giải thoát trong mỗi tôn giáo.

 

Nói một cách ngắn gọn, thì sự giải thoát trong Ca Tô Giáo là sự "giải thoát khỏi tội qua một Đấng Cứu Rỗi" (Salvation from sin through a Savior). Tội này thường được biết là tội tổ tông chứ không phải các tội thường xẩy ra trong dân gian.  Nhưng vì ngày nay, tội tổ tông đã trở thành một điều hoang đường, nên để lừa dối con chiên, giữ họ trong bóng tối của sự hiểu biết, giáo hội cứ nói một cách nhập nhằng trống không là “sin” (tội lỗi), không giải thích đó là tội lỗi như thế nào, để mê hoặc con chiên tin rằng Giê-su có thể giải thoát mọi tội lỗi của mình, bất kể tội lỗi đó là như thế nào. Ingersoll đã nhận định: “Ca-tô Giáo còn tồn tại vì con chiên thì đần độn [stupid], và các linh mục thì xảo quyệt (cunning)”.

 

Nguyên thủy, giáo lý giải thoát này được đặt căn bản trên một số tín điều mà các tín đồ Ca Tô phải tin, và đức tin này là tuyệt đối, không có bàn cãi, suy luận, hoặc hiểu. Thí dụ, trong cuốn Crossing The Threshold of Hope, GH John Paul II đã đưa ra một số tín điều như: "Thánh Phao Lồ ý thức thâm sâu rằng Chúa Ki-Tô là căn nguyên, là tuyệt đối. ", "Chúa Ki-Tô là bí tích của Thiên Chúa vô hình", “Giáo Hoàng là một bí nhiệm" và khẳng định:  "Điều mặc khải nàydứt khoát, con người chỉ còn có thể hoặc chấp nhận, hoặc chối bỏ. " Cho nên các tín đồ Ca Tô chỉ còn có việc tin và tuân phục Giáo Hoàng. Lý trí hay khả năng suy luận của con người trở nên thừa thãi, vì không cần dùng đến trong một đức tin thuộc loại trên.

 

Muốn được giải thoát, một tín đồ Ca Tô phải tin vào nhiều tín điều (dogma) lắm, nhưng đại cương gồm có những tín điều chính sau đây:

 

1. Tin rằng có một vị Thần của Do Thái, được coi là Đấng Toàn Năng, Toàn Trí, Toàn Thiện, đã tạo dựng ra thế giới chúng ta đang sống, được coi là thế giới duy nhất, và loài người. Từ tín điều này, con người phải tin rằng Adam và Eve là Nguyên Tổ của loài người, có thể vì không muốn suốt đời bị ngu đần, không biết thế nào là phải là trái, nên cưỡng lời Thần ăn trái cây trên Cây Hiểu Biết để cho sáng mắt ra, biết thế nào là phải trái, nên bị coi là sa ngã gây thành tội Tổ Tông mà các thế hệ loài người cho tới ngày tận thế đều vướng phải cái tội tổ tông này và bị luận phạt.

 

2. Tin rằng Giê-Su (Jesus Christ) , một nhân vật lịch sử sống trong thời thống đốc Pontius Pilate, là người con duy nhất của Thiên Chúa, được phái xuống trần để chuộc cái tội tổ tông cho nhân loại, những người tin vào Người sẽ không bị luận phạt, được sống đời đời, lẽ dĩ nhiên sau khi chết. (John 3: 16)

 

3. Tin ở thuyết Chúa Ba Ngôi: Cha , Con và Thánh Ma (Holy Ghost) đều là một.

 

4. Tin rằng Giê-Su được sinh ra từ một trinh nữ (Virgin Birth)

 

5. Tin rằng Giê-Su tự nguyện leo lên cây Thập giá để cho người ta đóng đinh, hành động này là để chuộc tội tổ tông cho nhân loại, chết, xuống ngục tổ tông, nhưng sống lại sau ba ngày, và sau 40 ngày [đeo hỏa tiễn] bay lên trời ngồi bên phải Chúa Cha.

 

6. Tin rằng bột bánh Thánh là thịt của Giê-Su, rượu lễ là máu của Giê-Su, ăn uống vào sẽ được hiệp thông với Giê-Su, lẽ dĩ nhiên qua ngả Vatican vì Vatican có quyền dứt phép thông công của các tín đồ.

 

7. Tin rằng đến ngày cánh chung Giê-Su sẽ trở lại thế gian để phán xét và luận tội mọi người. Người nào tin Giê-Su thì được lên Thiên Đường, người nào không tin sẽ bị vĩnh viễn đầy hỏa ngục. (Matthew 25: 31-46)

 

Sáu tín điều đầu là để mê hoặc tín đồ, đồng thời để tạo quyền lực cho giới chăn chiên trên đám tín đồ thấp kém ở dưới. Tín điều số 7 là niềm tin chính của tín đồ về một cái bánh vẽ ở trên trời nhưng lại có tác dụng mạnh mẽ nhất để động não tín đồ. Đây chính là cái mà Đăng Trình gọi là “Mầu nhiệm cứu độ (sic)”. Nhưng Đăng Trình không biết rằng, trong giới trí thức Ki Tô Giáo ngày nay, cái mà Đăng Trình gọi là “Mầu nhiệm cứu độ (sic)” chỉ là điều mê tín đã lỗi thời, do đó đã không còn bất cứ một giá trị nào. Tòa Thánh đã công nhận thuyết Big Bang về nguồn gốc vũ trụ, thuyết Tiến Hóa về nguồn gốc con người, và phủ nhận sự hiện hữu của thiên đường và hỏa ngục, vậy tất cả những gì nói về Thiên Chúa và Giê-su của Ki Tô Giáo chẳng qua chỉ là những luận điệu thần học cổ xưa. Nhận thức được như vậy nên dân Âu Châu và cả ở Mỹ Châu, tín đồ Ki Tô Giáo phần lớn đã bỏ đi lễ nhà thờ, vì không còn mấy người còn tin vào cái huyền thoại cứu rỗi đã lỗi thời này, [Xin đọc bài: “Huyền Thoại Cứu Rỗi” http://sachhiem. net/TCN/TCNtg/TCN36. php] của Linh mục James Kavanaugh, và bài “Giê-su Như Là Đấng Cứu Thế: Một Hình Ảnh Cần Phải Dẹp Bỏ” của Giám mục John Shelby Spong: http://sachhiem. net/TCN/TCNtg/TCN37. php. ]

 

Học giả Russell Shorto, sau khi duyệt qua những tác phẩm nghiên cứu về Giê-su trong vòng 200 năm gần đây, đã đưa ra một kết luận trong cuốn “Sự thật trong Phúc Âm” như sau:

 

Điều quan trọng nhất là, tác động của quan điểm khoa học ngày nay đã khiến cho các học giả, ngay cả những người được giáo hội Công giáo bảo thủ cho phép nghiên cứu, cũng phải đồng ý là phần lớn những điều chúng ta biết về Giê-su chỉlà huyền thoại... Các học giả đã biết rõ sự thật từ nhiều thập niên nay – rằng Giê-su chẳng gì khác hơn là một người thường sống với một ảo tưởng– họ đã dạy điều này cho nhiều thế hệ các linh mục và mục sư. Nhưng những vị này vẫn giữ kín không cho đám con chiên biết vì sợ gây ra những phản ứng xúc động dữ dội trong đám tín đồ. Do đó, những người còn sống trong bóng tối là những tín đồ Ki Tô bình thường.

 

(Shorto, Russell, Gospel Truth, Riverhead Books, New York, 1997 : Most important, the impact of the scientific perspective is having now that even scholars working under a conservative Catholic imprimatur agree that much of what we know of Jesus is myth... Scholars have known the truth – that Jesus was nothing more than a man with a vision – for decades; they have taught it to generations of priests and ministers, who do not pass it along to their flocks because they fear a backlash of anger. So the only ones left in the dark are ordinary Christians. )

 

 a) Ai Còn Tin “Nhiệm Mầu Cứu Độ” ?

 

Nhưng trước sự tiến bộ trí thức của nhân loại và trước những kết quả nghiên cứu về Ki Tô Giáo trong ánh sáng của khoa học, ngay cả những bậc lãnh đạo trong Ki Tô Giáo cũng không còn tin vào cái gọi là “Mầu nhiệm cứu độ (sic)” của Đăng Trình. Sau đây là vài tài liệu điển hình của giới lãnh đạo trí thức trong Ki Tô Giáo:

 

Malachi Martin, giáo sư tại viện nghiên cứu Thánh Kinh của giáo hoàng tại Rô-ma dưới triều đại giáo hoàng John XXIII (Professor at the Pontifical Biblical Institute of Rome, served in the Vatican under Pope John XXIII), đã viết trong cuốn “Sự Suy Thoái Và Sụp Đổ của Giáo Hội Rô-Ma” (The Decline and Fall of the Roman Church) như sau, trang 230:

 

 Giáo Hoàng John XXIII nói trong buổi khai mạc Công Đồng Vatican IIngày 11 tháng 10, 1962, rằng “những giáo lý và quan niệm sai lầm vẫn còn tồn tại nhiều, nhưng ngày nay con người đã tự ý loại bỏ chúng… Nhưng nếu Roncalli (John XXIII)không thấy là điều giảng dạy mới của mình dẫn tới đâu, thì hàng trăm nhà thần học và giám mục đã thấy. Trong những thập niên 1960-70, sau khi Roncalli chết, họ đã từ bỏ niềm tin về tội tổ tông, về quỷ Satan, và về nhiều giáo lý căn bản khác.

 

(Martin, Malachi, The Decline and Fall of the Roman Church, p. 230: Pope John XXIII told the opening session of his council on October 11, 1962, that “false doctrines and opinions still abound, ” but that “today men spntaneously reject” them…But if Roncalli did not see where his new teaching was leading, hundreds of theologians and bishops did. In the sixties and the seventies after Roncalli’s death, they drew these conclusions and abandoned belief in original sin, in the Devil, and in many other fundamental doctrines. )

 


Going By the Book

Trong cuốn "Theo Đúng Như Trong Sách: Những Thảm Họa Trong Quá Khứ Và Hiện Tại Của Quyền Lực Thánh Kinh" (Going By the Book: Past and Present Tragedies of Biblical Authority), Mục sư Ernie Bringas, tốt nghiệp môn thần học tại đại học United Theological Seminary ở Dayton, Ohio, đưa ra nhận định:

 

Với sự tái khám phá phương pháp khoa học trong thế kỷ 16 ở Âu Châu và sự tiến triển tiếp theo của thời đại Khai sáng trong thế kỷ 18, một sự phân tích Thánh Kinh một cách thuần lý hơn là điều không thể tránh được. Trong một thế giới đang trở thành hướng theo tinh thần khoa học, những mô tả về Chúa đi trên sóng, về ma quỷ, thiên thần, những câu chuyện về sự sống lại của Chúa, và nhiều hiện tượng khác, càng ngày càng khó có thể chấp nhận như là những sự thực lịch sử.

 

Trong những năm 1835-1836, cuốn "Khảo Sát Cặn Kẽ Về Đời Sống của Giê-su" (The Life of Jesus Critically Examined) của D. F. Strauss đã quy một số chuyện trong Tân Ước là "huyền thoại" và định nghĩa những câu chuyện phi lịch sử như trên là sự biểu thị của một chuỗi những ý tưởng tôn giáo. Ngày nay, kết quả những cuộc nghiên cứu phân tích tiếp tục hỗ trợ và xác nhận sự khẳng định này. Đa số các học giả coi những chuyện trong Tân Ước và bảy giáo lý giáo hội đưa ra sau đây đều là huyền thoại:

 

1. Đức Mẹ đồng trinh

 

2. Hiện thân của Chúa (Gót hiện thân thành người, nghĩa là, Gót là Giê- su.)

 

3. Nhiệm vụ chuộc tội của Chúa [kế hoạch cứu rỗi]

 

4. Sự sống lại của Chúa.

 

5. Sự thăng thiên của Chúa (Thân xác Chúa bay lên trời 40 ngày sau khi sống lại)

 

6. Chúa trở lại trần (để làm sống lại những người chết cho ngày phán xét cuối cùng)

 

7. Ngày phán xét cuối cùng (Gót phán xét mọi người khi Giê su trở lại trần thế)

 

   (With the rediscovery of the scientific method in 16th-century Europe and the subsequent evolvement of the Enlightenment during the 18th-century, it was inevitable that a more rational analysis of Scripture would occur. In a world becoming scientifically oriented, descriptions of walking on water, of demons, angels, resurrection stories, and other phenomena grew increasingly unacceptable as historical realities.

 

In 1835-1836, The Life of Jesus Critically Examined, by D. F. Strauss, referred to some NT narratives as "myth" and defined those unhistorical elements as expressing a series of religious ideas. Today, analytical studies continue to support and confirm this assertion. The majority of scholars regard the following NT accounts and Church-developed doctrines as myth:

 

 

1. The virgin birth

 

2. The Incarnation (God in human form; that is, God as Jesus)

 

3. The work of Atonement (plan for salvation)

 

4. The resurrection

 

5. The ascension (Jesus' bodily ascent into heaven 40 days after the resurrection)

 

6. The Second Coming (the return of Jesus to raise the dead and to summon all to the Last Judgment)

 

7. The Last Judgment (the judgment of all by God at Christ's Second Coming)

 

Trong cuốn Một Ki Tô Giáo Mới Cho Một Thế Giới Mới (A New Christianity For A new World), xuất bản năm 2001. Giám Mục John Shelby Spong liệt kê ra 5 tín điều căn bản của Ki Tô Giáo như sau:

 



A New Christianity For A new World


 

- Thánh Kinh là những lời mạc khải của Thiên Chúa.

 

- Tư cách thần linh của Giê-su vì sinh ra từ một Nữ Trinh.

 

- Cái chết của Giê-su là để chuộc tội cho nhân loại, và máu của Giê-su là năng lực cứu rỗi (saving power of his blood).

 

- Thân xác Giê-su sống lại. Ngôi mộ trống là một sự thật cũng như chuyện Giê-su hiện ra sau khi chết.

 

- Giê-su sẽ trở lại để phán xét nhân loại.

 

Và Giám mục Spong đưa ra nhận định như sau:

 

Ngày nay, tôi thấy những tín lý căn bản này mà chúng ta thường hiểu theo truyền thống, không những chỉ là ngây ngô mà còn có thể phải dứt khoát loại bỏ. Trong thế hệ của chúng ta, không một tín điều nào ở trên được các học giả Ki Tô danh tiếng xác nhận.

 

[Today I find each of these fundamentals, as traditionally understood, to be not only naïve, but eminently rejectable. Nor would any of them be supported in our generation by reputable Christian scholars. ]

 

Chúng ta thấy, vì vẫn sống trong bóng tối, theo nhận định của Mục sư Ernie Bringas, nên phần lớn tín đồ Ki Tô Giáo vẫn còn tin vào những điều không thể tin được thuộc thế kỷ 17 . Đặc biệt là đối với các tín đồ Ca-tô Việt Nam, niềm tin cũ kỹ bắt nguồn từ một đầu óc cũ kỹ (an astrolabe mind)  rõ rệt nhất. Trong khuôn khổ bài này hiển nhiên tôi không thể luận về những gì mà các tín đồ Ca-tô phải tin. Tôi đã luận về những điều tín đồ Công Giáo tin trong cuốn “Đức Tin Công Giáo”, Giao Điểm xuất bản trước đây. Và cũng đã có rất nhiều nhà Thần Học và các học giả chuyên về tôn giáo viết về “đức tin Ca-tô” rồi. Trong bài này tôi chỉ bình luận về vài điểm dựa theo những hiểu biết mới nhất hiện nay về tín ngưỡng Ca Tô Giáo.

 

b) Tại Sao Con Chiên Vẫn Tin Thuyết Sáng Tạo?

 

Thực ra thì bây giờ không còn mấy người thực sự còn tin ở thuyết sáng tạo: thế giới hiện hữu là do một vị Thần tạo ra trong 6 ngày rồi nghỉ ngày thứ bảy. Tất cả những khám phá mới nhất của khoa học: từ căn nguyên của vũ trụ, cấu hình của vũ trụ cho tới tuổi của vũ trụ và loài người, thứ tự xuất hiện các sinh vật và thực vật v.v... trên thế giới, đều hoàn toàn không phù hợp với những điều mô tả trong chương Sáng Thế kỷ của Thánh Kinh, chưa kể là những người viết Thánh Kinh, được coi là viết theo lời mặc khải của Thần, hoàn toàn mù tịt về vật lý, thiên văn, sinh học, địa chất học..., và nhất là rất kém về phương diện đạo đức.

 

Robert Ingersoll, một tư tưởng gia lỗi lạc của Mỹ đã viết từ ngay cuối thế kỷ thứ 19:

 

"Có một người thông minh nào trên thế giới còn tin ở chuyện Vườn Eden (nơi Adam và Eve sa ngã. TCN)? Nếu anh thấy ai còn tin như vậy, hãy gõ lên trán họ, anh sẽ nghe thấy một tiếng vang"  (Is there an intelligent man or woman now in the world who believes in the Garden of Eden story? If you find any man who believes it, strike his forehead and you will hear an echo. )

 

Tòa Thánh Vatican và các giới chức lãnh đạo Ca Tô gần đây đã công nhận thuyết Big Bang về nguồn gốc vũ trụ, thuyết Tiến Hóa về nguồn gốc loài người và phủ nhận sự hiện hữu của thiên đường và hỏa ngục, nhưng lẽ dĩ nhiên đa số tín đồ kém hiểu biết vẫn sống trong bóng tối vì bị các bề trên dấu kín, đâu có biết tới điều này. Và dù có biết đi chăng nữa họ cũng không dám đối diện với sự thật, vì đối diện với sự thật là thú nhận rằng niềm tin tôn giáo của mình không còn giá trị. Thật là tội nghiệp, vì tin vào những gì đã không còn giá trị thì thực ra có thể gọi đó là “đức tin” hay không?

 

Điều đáng nói là Giáo hội, đối với đám giáo dân đông đảo này Tòa Thánh vẫn chính thức rao truyền cho giáo dân phải tin vào thuyết sáng tạo, vẫn mang cái câu trong Tân Ước, John 3: 16, để lừa dối tín đồ, vẫn mê hoặc tín đồ về một ngày cánh chung của Chúa (Mathhtew 25: 31-46), và vẫn nhồi vào đầu óc tín đồ là Giáo hội là một Hội Thánh, duy nhất, thánh thiện, tông truyền v. v… bất kể cái lịch sử ô nhục đẫm máu của Giáo hội kéo dài suốt mười mấy thế kỷ cho đến tận ngày nay.

 

Chúng ta hãy nghe G. W. Foote giải thích trong cuốn Bible Romances:


 

Trong mọi nước theo Ki-tô giáo, quần chúng được dạy từ thưở nhỏ rằng Thiên Chúa tạo ra vũ trụ trong 6 ngày và rồi nghỉ ngày thứ bảy. Nhưng mọi học sinh đều biết rằng thuyết này hoàn toàn sai, mọi khoa học gia coi thuyết này như là vô nghĩa, và giới giáo sĩ có học cũng đã bắt đầu giải thích khác đi. Nhưng họ phải giữ thuyết Sáng Tạo theo một nghĩa nào đó vì hai lý do chủ yếu. Thứ nhất, thuyết này đứng ngay trên ngưỡng cửa của Thánh Kinh, và nếu thuyết này chỉ là giả tưởng thì những gì tiếp theo nó không tránh khỏi mất giá trị. Thứ nhì, nó liên kết chặt chẽ với thuyết sa ngã của con người. Cả hai thuyết này hoặc cùng sống hoặc cùng chết với nhau. Nếu thuyết sa ngã của con người chỉ là một huyền thoại, thì Ki-Tô giáo sẽ trở thành thế nào? Mô thức giải thoát của Ki Tô giáo thật là vô nghĩa nếu không dựa trên thuyết sa ngã của con người. Không có thuyết sa ngã này, và lời nguyền rủa của Thần tiếp theo đó, sự cứu rỗi là một tín lý không có căn cứ, và Chúa Giáng Sinh, bị đóng đinh, và Phục Sinh là những sai lầm to lớn.

 

Thuyết Sáng Tạo, như chúng tôi sẽ chứng tỏ sau đây, là một thuyết không tự hợp, tự mâu thuẫn, và vô nghĩa. Thuyết này cũng trái nghịch với những sự thực hiển nhiên nhất trong khoa học. "

 

(In every Christian country the masses of the people are taught in childhood that God created the universe in six days and rested on the seventh. Yet every student knows this is utterly false, every man of science regards it as absurd, and the more educated clergy, are beginning to explain it away. But they must retain the Creation Story in some sense or other, for two very strong reasons. First, it stands at the very threshold of the Bible, and if it is a mere fiction it inevitably throws discredit on all that follows. Secondly, it is inseparably connected with the Story of the Fall. Both live or perish together.   And if the Fall is to be regarded as a myth, what becomes of Christianity?   The Christian scheme of salvation is unintelligible without the antecedent doctrine of the Fall of Man. Without the Fall, and the ensuing curse, the Atonement is a baseless dogma, and the Incarnation, the Crucifixion, and the Resurrection are gigantic mistakes.

 

The Creation Story, as we shall attempt to show, is incoherent, self-contradictory, and absurd. It is also discordant with the plainest truth of Science. )

 

Nay chúng ta đã hiểu tại sao những người Ca-tô như Đăng Trình vẫn còn mê sảng viết về cái gọi là “mầu nhiệm cứu rỗi” của Ki Tô Giáo, trong khi cả một nền thần học của Ki Tô Giáo đã sụp đổ trước những khám phá bất khả phủ bác của khoa học mà chính Tòa Thánh cũng đã phải công nhận.

 

IV. Giáo Lý Giải Thoát Trong Phật Giáo:

 

Sau đây tôi xin sang phần trình bày về giáo lý giải thoát trong Phật Giáo theo sự hiểu biết của tôi, và tất nhiên còn nhiều khiếm khuyết. Tôi viết đoạn này không phải để cho những tín đồ Ca-tô như Đăng Trình đọc, vì tôi không tin rằng họ có thể lãnh hội được những tư tưởng và triết lý trong đó. Tôi muốn chia sẻ cùng đọc giả một chút kiến thức về một số tư tưởng của Phật Giáo về quan niệm giải thoát.

 

Phật Giáo luôn luôn quan niệm rằng: chúng sinh thì vô lượng, mà căn trí thì bất đồng, và mỗi người có một nghiệp riêng,cho nên không thể có một pháp môn giải thoát chung cho tất cả mọi chúng sinh. Người đời thường coi Đức Phật như là một vị lương y vẹn tài. Và một vị lương y thì không thể chữa bách bệnh bằng cùng một phương thuốc. Tuy Đức Phật có khẳng định: "Cũng như nước biển chỉ có một vị mặn, giáo lý của ta cũng chỉ có một vị, vị giải thoát"  nhưng con đường đi tới giải thoát không phải chỉ có một, và cái vị giải thoát cũng có thể không hẳn hoàn toàn giống nhau đối với tất cả mọi người. Phật Giáo nói tới con số 84,000 Pháp môn đi tới giải thoát và chúng ta nên hiểu đây là một con số tượng trưng, tuy có nhiều ý nghĩa, nhưng không phải là một con số toán học chính xác.

 

Giáo lý Phật Giáo rất rộng, thích hợp với đủ mọi lớp người, đủ mọi trình độ, từ bình dân đến trí thức, trong xã hội. Chúng ta thấy trong Kinh Lăng Nghiêm có 25 Pháp môn viên thông dẫn tới giải thoát. Và trong Kinh Hoa Nghiêm, cuộc hành trình cầu đạo của Thiện Tài Đồng Tử đã học được với 53 vị Thiện-Tri-Thức, gồm đủ mọi thành phần trong xã hội, và được dạy cho 53 Pháp môn tiến tới giải thoát khác nhau. Điều đặc biệt trong cuộc hành trình cầu đạo của Thiện Tài là: sau khi đã học được trọn vẹn với vị thầy thứ nhất của mình về đạo đức, học vấn và diệu dụng thần thông, thì vị thầy thứ nhất này lại giới thiệu một vị thầy khác và khuyên Thiện Tài hãy đến học thêm đạo với vị thầy thứ hai, nói rằng “Đạo nghiệp của người ấy cao hơn ta”. Vị thầy thứ hai lại giới thiệu cho Thiện Tài vị thầy thứ ba, và cứ như vậy cho đến vị thầy thứ 51 là Đức Di Lặc, 52 là Bồ Tát Văn Thù, và sau cùng là Bồ Tát Phổ Hiền. Trong số 53 vị thầy này có đủ các hạng người: Bồ Tát, Tỳ Kheo, Tỳ kheo Ni, Vua, Nữ Nhân, Cư sĩ, Trưởng giả v…v…Đó là tinh thần học hỏi của Phật Giáo. Lẽ dĩ nhiên không phải ai cũng theo được cuộc hành trình cầu đạo như vậy, nhưng ít ra xuyên suốt những giáo lý mà Thiện Tài Đồng Tử lãnh hội được chúng ta cũng có thể hiểu được vài điều trong đó và áp dụng cho đời sống của chúng ta.

 

Bây giờ chúng ta hãy đọc đoạn sau đây trong Phẩm "Nhập Pháp Giới" để có thể hiểu thêm về ý nghĩa giải thoát trong Phật Giáo:

 

Muốn tiến tới giải thoát, con người trước hết cần phát tâm vô thượng Bồ Đề. Nhưng thế nào là phát Bồ Đề Tâm? Trong Kinh Hoa Nghiêm, Hải Vân Tỳ Kheo giảng như sau:





Phát Bồ Đề Tâm là phát tâm đại bi, vì cứu khắp tất cả chúng sanh. Là phát tâm đại từ, vì giúp khắp tất cả thế gian.   Là phát tâm an lạc, vì làm cho tất cả chúng sanh diệt tất cả khổ. Là phát tâm lợi ích, vì làm cho tất cả chúng sanh lìa ác pháp. Phát tâm ai mẫn, vì có ai kinh sợ thời đều giữ gìn.   Phát tâm vô ngại, vì rời bỏ tất cả chướng ngại. Phát tâm quảng đại, vì tất cả các pháp giới đều đầy khắp. Phát tâm vô biên, vì khắp cõi hư không đều qua đến. Phát tâm rộng rãi, vì đều thấy tất cả Như Lai. Phát tâm thanh tịnh, vì trí không trái với pháp tam thế. Phát tâm trí tuệ, vì vào khắp biển nhứt-thiết-trí-huệ.

 

[Trên đây chỉ là một đoạn ngắn nói về Bồ Đề Tâm của Hải Vân Tỳ Kheo. Muốn biết rõ hơn về Bồ Đề Tâm, xin quý độc giả đọc 40 trang tuyên thuyết về Bồ Đề Tâm của Bồ Tát Di-Lặc trong Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm "Nhập Pháp Giới. "]

 

Nhưng nếu đã phát tâm bồ đề rồi thì con người có thể làm những gì? Chúng ta hãy nghe Bồ Tát Phổ Hiền tuyên thuyết trong Kinh Hoa nghiêm, Phẩm "Nhập Bất-Tư-Nghị Giải-Thoát Cảnh Giới Phổ-Hiền Hạnh Nguyện":

 

Thiện Nam Tử! Trong các thứ cúng dường, Pháp cúng dường là hơn hết. Pháp cúng dường là: Tu hành đúng theo lời Phật dạy để cúng dường; chịu khổ thế cho chúng sanh để cúng dường; nhiếp thọ chúng sanh để cúng dường; siêng năng tu tập căn lành để cúng dường; không bỏ hạnh Bồ Tát để cúng dường; chẳng rời tâm bồ đề để cúng dường.

 

Các Đức Như Lai như số cực vi trong tất cả cõi Phật khắp hư không pháp giới mười phương ba đời toan muốn thị hiện nhập Niết-Bàn, cùng các Bồ Tát, Thinh Văn, Duyên Giác, hữu học, vô học, cho đến tất cả các bậc thiện-tri-thức, tôi đều khuyên mời xin đừng nhập Niết-Bàn, xin ở lại đời trải qua số kiếp như vi trần trong tất cả cõi Phật, vì muốn cho chúng sanh được lợi lạc...

 

Bao nhiêu chúng sanh sai khác trong tất cả cõi ở mười phương Pháp-giới, hư không giới... trong các loài ấy, nếu là kẻ có bịnh thì tôi vì họ mà làm lương y, nếu ai bị lạc đường thì tôi vì họ mà chỉ cho con đường chánh, nơi đêm tối tôi vì họ mà làm ngọn đuốc sáng, người nghèo thiếu tôi làm cho được của báu. Bồ Tát bình đẳng lợi ích cho chúng sinh như vậy.

 

Vì sao thế? Vì Bồ Tát nếu có thể tùy thuận chúng sanh, thì chính là tùy thuận cúng dường các Đức Phật. Còn tôn trọng và thừa sự chúng sanh thì chính là tôn trọng và thừa sự các đức Như Lai. Nếu làm cho chúng sanh vui mừng thì chính là làm cho tất cả Như Lai vui mừng. Vì sao thế? Vì các đức Như Lai dùng tâm đại bi mà làm thể. Nhơn nơi chúng sanh mà sanh lòng đại bi, nhơn lòng đại bi mà phát tâm bồ đề, nhơn nơi tâm bồ đề mà thành bậc vô thượng chánh đẳng chánh giác (nghĩa là hoàn toàn giác ngộ, hoàn toàn giải thoát. TCN).

 

Ví như giữa chốn sa mạc có cây thọ vương to lớn, nơi gốc cây ấy được nước rưới nhuần, thì cành lá hoa quả thảy đều sum sê tươi tốt.

 

Cây thọ-vương bồ đề ở chốn sa mạc sanh tử rộng lớn cũng như vậy: tất cả chúng sanh là gốc rễ, Bồ Tát là hoa, Phật là quả. Dùng nước đại bi đượm nhuần gốc rễ chúng sanh thì có thể trổ bông Bồ Tát trí huệ và kết thành quả Phật toàn giác.

 

Vì sao thế? Bởi các Bồ Tát dùng nước đại bi làm lợi ích cho chúng sanh, thì có thể thành tựu quả vô thượng chánh đẳng chánh giác. Cho nên quả Bồ Đề thuộc về chúng sanh, vì nếu không chúng sanh, tất cả Bồ Tát trọn không thể thành đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác...

 

Từ sự lễ kính ban đầu nhẫn đến tùy thuận có bao nhiêu công đức, thảy đều đem hồi hướng cho tất cả chúng sanh khắp trong hư không Pháp giới. Nguyện cho tất cả chúng sanh thường được an lạc, không các bịnh khổ, muốn thực hành pháp ác thảy đều không thành, còn tu nghiệp lành thì đều mau thành tựu. Đóng chặt cửa của tất cả ác thú, mở bày đường chánh Nhơn-Thiên Niết-Bàn. Nếu các chúng sanh nhơn vì trước kia chứa nhóm các nghiệp ác, nên chiêu cảm tất cả quả rất khổ, tôi đều chịu thế cho, khiến chúng sanh đều được giải thoát, rốt ráo thành tựu quả vô thượng Bồ Đề...

 

Đọc đoạn Kinh trên về hạnh nguyện của những người tu tập theo Phật Pháp chúng ta có thấy cái gì có thể gọi là tiêu cực, bi quan, xa lánh cuộc đời hay không? Hay trái lại, đó là những hạnh nguyện hết sức tích cực, vị tha, vị chúng sinh, rất cao cả của người Phật tử? Nhưng giải thoát trong Phật Giáo là giải thoát như thế nào? và giải thoát khỏi cái gì? Phật giáo quan niệm nguồn gốc của sinh tử là vô minh, và nguồn gốc của mọi khổ đau trên đời là vì ba độc: tham, sân, si. Cho nên, một cách đại cương, chúng ta có thể nói trong Phật Giáo, giải thoát là giải thoát khỏi bức màn vô minh để ra ngoài vòng sinh tử, và giải thoát khỏi tham, sân, si để sống an lạc trên cõi đời. Như trên đã nói, có nhiều con đường đi tới giải thoát, nhưng tựu trung không ngoài việc tu tập để có thể nhận thức được rằng "sáu trần là hư huyễn, chẳng thực, hay biến đổi. Kinh Kim Cương hình dung nó như mộng, như bọt, như bóng. Triệt để giác ngộ được tính chất hư huyễn chẳng thực của thế giới sáu trần thì sẽ được giải thoát tự tại. Nếu thân tâm ở cõi thế gian sáu trần mà không bị sáu trần quấy nhiều, dụ dỗ, mê hoặc thì sẽ chẳng sinh ra phiền não và được gọi là người giải thoát. " ("Phật Học Quần Nghi" , Thích Thánh Nghiêm)

 

Để có một ý niệm rõ ràng hơn về giải thoát quan trong Phật Giáo, sau đây tôi xin trích vài đoạn cốt yếu nói về giải thoát quan trong Phật Giáo trong cuốn Đại Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận của Tiến Sĩ Kimura Taiken, do HT Thích Quảng Độ dịch sang tiếng Việt:

 

Lập trường chủ yếu của giải thoát quan Phật-giáo là vượt ra ngoài cõi Dục (Dục giới). Phật Giáo không thừa nhận thế-giới-quan Thần quyền, lại không thừa nhận cái "Ngã" cá nhân bất biến, mà chủ trương hết thảy đều do nhân duyên hòa hợp mà hiển hiện, và sở cứ của nhân duyên là ý chí của chúng ta. Do đó, nếu muốn được giải thoát, con người phải cắt đứt mọi nhân duyên, nghĩa là diệt hết dục vọng của ý chí. Theo các học phái khác, giải thoát tức là đưa cái tiểu ngã của cá nhân trở về với Đại ngã của một đấng sáng tạo ra vũ trụ. Nhưng Phật Giáo vì không thừa nhận Thần quyền, nên gọi giải thoát là Niết Bàn. Mà Niết-Bàn theo nghĩa đen là "dập tắt", nghĩa là dập tắt hết dục vọng tồn tại và lấy đó làm lý tưởng cứu kính. Các Kinh điển Đại Thừa, nhất là Kinh Bát Nhã, đặc biệt thuyết minh về điểm này và mệnh danh là "Không", "Không Không" rốt ráo là "Không", đó là chân tướng của vũ trụ, và khi ta đã đạt được chân tướng ấy tức là đạt đến giải thoát, đến Niết Bàn...

 

Các học phái khác lấy siêu nhiên (supernatural) làm chủ nên không quá coi trọng đạo đức thế gian, nhưng Phật thì lấy từ bi làm chủ, chuyên đứng về phương diện đạo đức để giáo hóa loài người, đó là tiếng nói giải thoát. Tại Ấn Độ có nhiều tôn giáo nhưng chỉ có Phật-Giáo là lấy toàn thể nhân loại làm đối tượng để truyền giáo, và cũng chỉ có Phật Giáo mới có những giáo lý làm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của mọi hạng người...

 

Tiến thêm một bước nữa mà khảo sát thì Phật, theo một ý nghĩa nào đó, có thể được coi là một nhà đề xướng hiện thực chủ nghĩa. Cái gọi là "giải thoát", là "Niết Bàn", nếu không có ích lợi gì đối với cuộc sống thực tế, thì tự nó cũng không có một ý nghĩa nào cả. Giải thoát hay Niết Bàn, theo Phật, không phải chỉ có thể đạt được sau khi chết, mà trái lại, nó có thể được chứng nghiệm ngay ở hiện tại, ngay trong giây phút, nghĩa là bất cứ trong giờ phút nào ta cắt đứt được mọi mối ràng buộc của tham lam, của dục vọng, khiến cho tâm hồn thanh thản, lâng lâng, tự tại, tự do, thì ngay giờ phút đó ta đã đạt đến cảnh giải thoát chân thực rồi...

 

Do đó, trong Phật Giáo, nếu nói đến giải thoát mà phủ nhận giá trị của thế giới hiện thực thì không những trái với đạo lý mà còn làm hại cho chính Pháp rất nhiều. Nhưng đây cũng lại là điểm vô cùng khó khăn, bởi lẽ vẫn sống trong thế giới hiện thực mà làm cách nào để đừng bị mê hoặc, lôi cuốn theo, để tìm cầu giải thoát khỏi hiện thực là một việc mà có lẽ không ai dám tự phụ làm một cách dễ dàng...

 

Coi đó ta thấy chủ nghĩa giải thoát của Phật Giáo, nếu chỉ nhìn bề ngoài, có vẻ như một chủ nghĩa "không tịch", nhưng nếu căn cứ vào nhân cách hoạt động của đức Phật, do nhân cách đó mà tìm hiểu ý nghĩa chân thực của giáo lý Ngài, ta thấy Phật Giáo quyết không phải lấy hư vô làm lý tưởng, đó là điều không một nhà học Phật chân chính nào phủ nhận...

 

Như thế chung cục nhận Phật là vị Nhân-Cách-Thần, nhận Như Lai là chân ngã, rồi từ lập trường hiện tượng tức thật tại mà xướng lên thuyết "tức thân thành Phật", cứ như thế giáo lý Phật-giáo bắt đầu triển khai. Mà cái đặc trưng nhất quán của chủ nghĩa giải thoát của Phật Giáo là ở chỗ tự mình tuyệt đối mãn túc, rồi vì hạnh phúc của thế giới, vì sự tiến bộ của nhân loại, đem hết sức mình ra làm việc với một tâm hồn thái nhiên tự nhược, nghĩa là không đam mê, không cố chấp, luôn luôn thanh thản tự do trước mọi hoàn cảnh. ”

 

Đó là tóm tắt đại cương về giải thoát quan trong Phật Giáo. Chúng ta thấy rằng sự trình bày về giải thoát quan của Tiến Sĩ  Kimurai Taiken rất sát với nội dung Kinh điển Phật Giáo.

 

Tôi hi vọng, tới đây, quý độc giả đã nắm vững phần nào căn bản khác biệt giữa giải thoát quan trong Phật Giáo và trong Ca Tô Giáo. Cái căn bản khác biệt này là trong Phật Giáo, Phật tử phải tự mình tu tập để tiến tới giải thoát, có thể ngay trong cuộc đời này, và sự tu tập này đặt đối tượng trên phúc lợi không chỉ riêng cho mình mà còn cho toàn thể chúng sanh. Trong Ca Tô Giáo, vì là một tôn giáo cứu rỗi, lấy siêu nhiên làm chủ, nên vấn đề đạo đức, tu tập không quan trọng, và con người chỉ cần đặt tất cả vào một niềm tin ở một đấng siêu nhiên, quỳ trước bàn thờ của “đức tin” và cầu nguyện, mong cầu được giải thoát cho riêng mình: "Thiên Chúa quá thương yêu thế gian đến nỗi ban con duy nhấtcủa Ngài, để những ai tin vào Người sẽ không bị luận phạt, nhưng được sống đời đời. " (Crossing The Threshold of Hope, trang 76, trích dẫn John 3: 16), lẽ dĩ nhiên là sau khi chết, không cần phải thắc mắc hay bận tâm đến chuyện có thể chính ông bà tổ tiên của mình trước khi mình theo Đạo, và bà con họ hàng bạn bè hay mọi chúng sanh khác, vì không có cùng niềm tin như mình nên bị Chúa của mình đày vĩnh viễn xuống hỏa ngục. Ca-tô Giáo tin rằng, chỉ cần một phương thuốc “cứu rỗi” là có thể giải quyết khao khát của vô lượng chúng sinh, căn trí bất đồng. Vậy cái “cùng ý nghĩa” của Đăng Trình về quan niệm giải thoát của Phật Giáo và cái gọi là “Nhiệm mầu Cứu độ (sic)” của Ki Tô Giáo là ở chỗ nào?

 

Vị kỷ đối với vị tha, đó là một đối ngược.

 

Một đối ngược khác thường được minh họa bởi hình ảnh sau đây: giáo lý giải thoát của Phật Giáo là để cho những người tự tin, tự mình bước đi những bước chân an lạc vững vàng trên trường đời, và giáo lý giải thoát Ca-Tô là để cho những người thiếu tự tin, không thể tự mình bước đi những bước chân vững vàng trên mặt đất, không thể tự mình suy nghĩ, không dùng đến lý trí hay khả năng suy luận của con người,hay nói cách khác, theo nhận định của Robert G. Ingersoll: "những người cần có một cặp nạng để lê lết trên cuộc đời, vì luôn luôn sợ sệt, nếu buông cặp nạng ra thì sẽ chới với, cho nên phải nương tựa và trông ngóng vào những quyền lực siêu nhiên cũng như những quyền lực giả tạo trên thế gian. " (Xin đọc cuốn "Ingersoll, The Magnificient" )

 

Sự phát triển ngày nay của Phật Giáo vào trong các xã hội Tây phương và trên khắp thế giới thực sự đã giúp cho hàng triệu người cất bỏ được cái cặp nạng làm mất phẩm giá con người này, và họ đã bắt đầu tự mình bước đi những bước vững vàng, an lạc trên mặt đất.

 

Lợi ích chỉ tới với những người có duyên.

 

V.  Thực Trạng Của Ki Tô Giáo Trên Thế Giới Ngày Nay:

 

Có một số người lo chuyện cải đạo ở Việt Nam. Chuyện con người bị lôi kéo vào Ca-tô Giáo hay Tin Lành qua những thủ đoạn bất chính thì ở đâu cũng có. Vấn đề ngày nay là thực chất Ki Tô Giáo nói chung có giá trị đạo đức hay tâm linh đối với con người hay không. Vậy thì khi người ta bị dụ dỗ hay mê hoặc để vào đạo chỉ là chuyện bình thường, nhưng với thời gian, một khi người ta nhận ra thực chất của Ki Tô Giáo thì người ta sẽ tự động mà bỏ hay xa lánh. Điều này đã xẩy ra ở phương trời Âu Mỹ. Cho nên vấn nạn cải đạo không đáng để phải lo, bởi vì, như Tổng Thống Abraham Lincoln đã nói: “Anh có thể đôi khi lừa gạt được mọi người, và một số người trong mọi thời, nhưng không thể lừa gạt được mọi người trong mọi thời” (You can fool all the people some of the time, and some of the people all the time, but you cannot fool all the people all the time. )  Lịch sử chứng tỏ Giáo lý Ca-tô Rô-ma Giáo đã có thể lừa gạt được hầu như mọi người ở Âu Châu trong một thời, và lừa gạt được một số người trong mọi thời [những con chiên còn lại ngày nay], nhưng không thể lừa gạt được mọi người trong mọi thời. Vì vậy mà Ca-tô Giáo cũng như Tin Lành càng ngày càng suy thoái ở phương trời Âu Mỹ vì không dễ có thể lừa gạt được con người mãi mãi. Do đó, tôi tin tưởng rằng, bất kể Ki Tô Giáo dùng thủ đoạn gì để cải đạo người khác, dùng bả vật chất hay nhập nhằng cứu độ với cứu rỗi, hay bảo Chúa là ông Trời, hay xuyên tạc Phật Giáo v. v…, họ sẽ không bao giờ có thể thành công vì không ai có thể ngăn chận được sự tiến hóa trí thức của nhân loại. Ở một số nước kém phát triển với những chính quyền mù mờ không nhìn ra tầm quan trọng của sự tiến bộ trí thức của người dân nên Ki Tô Giáo có thể vẫn có một số thành công giới hạn. Nhưng rồi trước sau gì người dân cũng sẽ biết rõ bản chất thực sự của các tôn giáo và họ sẽ có những quyết định hợp với trình độ hiểu biết về tôn giáo thích hợp với thời đại như ở Âu Mỹ. Và nhất là, chân lý ngàn đời của nhân loại là, tà không thể thắng được chánh.

 

Lịch sử chỉ đi có một chiều. Vài sự kiện sau đây về sự suy thoái của Ki Tô Giáo trước sự thức tỉnh của Tây phương sẽ cho chúng ta thấy rõ vấn đề.

 

Âu Châu và Mỹ Châu vốn là cái nôi của Ki Tô Giáo, nhưng ngày nay Ki Tô Giáo ở những phương trời này lại bị phá sản, như học giả Eliezer Berkovits đã viết về “sự phá sản đạo đức của nền văn minh Ki Tô Giáo và sự phá sản Tâm Linh của Ki Tô Giáo” (The moral bankrupcy of Christian civilization and the spiritual bankrupcy of Christian religion) trong cuốn “Đạo Do Thái Trong Thời Kỳ Hậu Ki Tô” (Judaism in the Post-Christian Era). Một sự phá sản đạo đức và tâm linh như vậy thì không thể lừa gạt được con người mãi mãi.

 

Thông tin mới nhất: Tin VOA/ Lisa Bryan, Xin đọc bài:  Châu Âu: Số Người Rời Bỏ Tôn Giáo Ngày Càng Đông [http://www. sachhiem. net/index. php? content=showrecipe&id=5197] trong đó chúng ta thấy một hiện tu7o75ngla5 xẩy ra trong Ki Tô Giáo: đó là tín đồ không những bỏ đạo còn chính thức xóa bỏ hiệu lực của cái gọi là “bí tích rửa tội”, đòi nhà thờ phải bỏ tên họ ra khỏi danh sách những người đã bị rửa tội, thường là từ khi còn nhỏ, do sự vô minh của cha mẹ mang đến nhà thờ cho mấy ông linh mục làm trò quỷ thuật, 3, 4 lần ra lệnh cho Chúa Thánh Thần vào ngự trong đứa trẻ.

 

Đọc lịch sử Ki Tô Giáo, nhất là Ca-tô Rô-ma Giáo và những giáo lý để nhồi vào đầu óc các tín đồ những điều hoang đường mê tín, chúng ta thấy cả một sự băng loại đạo đức và tâm linh của Ki Tô Giáo. Làm sao mà một tôn giáo tự nhận là “thánh thiện”, “tông truyền”, lại có những “đại diện của Chúa”, Giáo hoàng, can tội giết người, loạn luân, bao che các vụ loạn dâm v…v…, những “Chúa thứ hai”, linh mục, can tội hiếp dâm ngay cả những chị em nữ tu trong đạo của mình trên 27 quốc gia, hoặc cưỡng bách tình dục ngay cả những trẻ em trong đạo ? Một Giáo hội với một lịch sử không ít giáo hoàng đồi bại, không ít linh mục loạn dâm, vô đạo đức, không ít nữ tu ác độc hành hạ trẻ mồ côi v…v. và gần đây, từ Giáo hoàng trở xuống bao che tội ác cho nhau thì không có tư cách để nói về đạo đức thế gian.  Nhân loại đã nhận ra điều này, đưa đến sự suy thoái không phương cứu vãn của Ki Tô Giáo trên khắp thế giới. Một vài tài liệu sau đây hi vọng có thể giúp người Ca-tô Việt Nam hiểu về thực trạng của Ki Tô Giáo trên thế giới ngày nay.

 

Sự suy thoái của Ki Tô Giáo trên thế giới, nhất là ở Âu Châu, cái nôi của Ki Tô Giáo trước đây, đã là một sự kiện. Muốn biết về một số yếu tố điển hình đưa đến vấn nạn suy thoái của Ki Tô Giáo, độc giả có thể đọc: http://giaodiemonline. com/2007/06/tinlanh3. htm trong đó có nhiều chi tiết và thống kê về tình trạng suy thoái trầm trọng không phương cứu vãn của Ki Tô Giáo ở phương trời Âu Mỹ.   Ở đây tôi chỉ nêu một số thú nhận về tình trạng này của các bậc lãnh đạo có uy tín trong Ki Tô Giáo.

 

Năm 1983, Malichi Martin, giáo sư dòng Tên tại Viện Nghiên Cứu Thánh Kinh của Giáo hoàng, tiến sĩ về khoa ngôn ngữ Do Thái, Khảo Cổ và Lịch Sử Đông Phương, đã từng phục vụ ở Vatican dưới triều Giáo hoàng John XXIII, đã viết trong cuốn Sự Suy Sụp Của Giáo Hội Ca-Tô Rô Ma [The Decline and Fall of the Roman Church, Bantam Books, New York], như sau, trang 1:





“Tiến trình bất ngờ và làm cho người ta phân vân nhất trong 20 năm gần đây [nghĩa là từ thập niên 1960] là sự suy thoái đột nhiên của giáo hội Ca-Tô Rô-ma trong tổ chức giáo quyền và trong lý tưởng đồng nhất của giáo hội.

 

Với tình trạng ngày nay, có vẻ như không có một hi vọng hợp lý nào để cho sự suy thoái đó ngưng lại. [Phù hợp với nhiều lần than vãn Của Benedict XVI ngày nay]

 

Những thống kê đáng tin cậy và những chi tiết khác thật là khủng khiếp cho đầu óc người Ca-Tô Rô-ma truyền thống. Khi vẽ trên một biểu đồ từ năm 1965 đến năm 1980, số linh mục, nữ tu (các sơ), huynh trưởng trong đạo, học sinh trung học, sinh viên đại học tư (của Ca Tô Giáo), số người rửa tội, vào đạo, lấy người cùng đạo, dự lễ ban thánh thể, xưng tội, thêm sức – mọi thống kê đáng kể hiện hữu -đều mô tả một sự suy giảm chúc đầu xuống không ngừng. Thêm vào những yếu tố chính trên là số tín đồ Ca Tô Rô-madứt khoát bácbỏhoàn toàn giáo lý của Rô-ma về ly dị, ngừa thai, phá thai, đồng giống luyến ái, và Cộng sản.

 

(Malachi Martin,a Jesuit Professor at the Pontifical Biblical Institute in Rome, doctorate in Semitic languages, archeology and Oriental history, The Decline and Fall of the Roman Church, a Bantam Book, NY, 1983, p. 1: The most surprising and the most puzzling development in the last 20 years has been the sudden and undoubted decline of the Church of Rome in its ecclesiastical organization and ideological unity.  As things now stand, there appears to be no reasonable hope that this decline can be arrested…

 

The relevant statistics and other details are horrendous for the traditional Roman Catholic mind. When plotted on a graph covering the years 1965-1980, the number of priests, nuns, religious brothers, junior and senior high school students, private college students, baptisms, conversions, inter-Catholic marriages, communions, confessions, confirmations – every significant statistics available – describes a plummeting, non-stop, downward drop. Added to these key factors are the figures of those Roman Catholics who totally reject Roman teaching about divorce, contraception, abortion, homosexuality, and Communism. )

 

Trong bài Hãy giữ đức tin (Keeping The Faith) trên tờ New York Times ngày 8 tháng 4, 2007, chúng ta có thể đọc được vài đoạn như sau:

 

Phong cảnh giáo hội ở Âu Châu – không chỉ là Giáo hội Ca Tô mà hầu như mọi hình thức tổ chức của Ki Tô Giáo – đang thay đổi nhanh như chớp.

 

 Có những ông giám mục Âu Châu cảm thấy rằng họ không còn có thể nói về một Âu ChâuKi Tô Giáo mà không cảm thấy mình đang mạ lỵ sự thông minh của quần chúng.

 

("The landscape of the church in Europe — and not just the Catholic Church but nearly all forms of organized Christianity – is changing at a lightning pace.

 

There are European bishops who feel you can’t talk about a Christian Europe anymore without insulting people’s intelligence. ”)

 

Trước tình trạng con người Ki Tô trên khắp thế giới đang dần dần từ bỏ niềm tin vào những giáo lý của Ca-tô Giáo, nhất là vai trò cứu thế của Giê-su, Giáo hoàng Benedict XVI đã nhiều lần thú nhận về sự suy thoái không cơ cứu vãn của Ca-Tô giáo Rô-mavà Tin Lành ở Tây phương. Theo những tin tức trên báo chí trên thế giới và cả trên tờ thông tin chính thức của Vatican, tờ L’Osservatore Romano, vào những ngày 27, 28 tháng 7, 2005, thì Benedict XVI đã lên tiếng phàn nàn như sau:

 

 “Những tôn giáo chủ đạo ở Tây Phương [Ki Tô Giáo] có vẻ đang chết dần vì các xã hội càng ngày càng trở nên thế tục và không còn cần đến Thiên Chúa nữa.

 

 Nhận xét của Ngài có vẻ bi quan và rầu rĩhơn GH tiền nhiệm làJohn Paul II, người đã than phiền về sự suy thoái của đức tin trong các quốc gia phát triển và nói rằng điều này giải thích sự vật lộn của Giáo Hội Ca Tô đối với vấn đềsố người đi nhà thờ giảm rất nhiều trong những năm gần đây. ”

 

 (ROME (Reuters, July 27, 2005) - Mainstream churches in the West appear to be dying as societies that are increasingly secular see less need for God, Pope Benedict said in comments published on Wednesday.

 

 His outlook was even glummer than that of his predecessor John Paul, who lamented the decline of faith in the developed world and said it explained the Catholic Church's struggle with falling attendance in the West in recent years. )

 

Cũng theo tin hãng Reuters ở Rome thì Giáo hoàng Benedict XVI đã phải đau lòng mà chấp nhận một sự thực:

 

“Thật là khác lạ trong thế giới Tây Phương, một thế giới mệt nhọc với chính văn hoá của mình, một thế giới mà con người càng ngày càng tỏ ra không cần đến Thiên Chúa, mà cũng chẳng cần gì đến Chúa Giêsu nữa. Những Giáo Hội gọi là 'truyền thống' xem ra như đang chết dần. ”

 

Theo một phúc trình mới đây của Vatican thì trong một số nước phát triển, Giáo dân đi dự lễ ngày Chủ Nhật chỉ còn khoảng 5%. Ngài nói thêm: Tuy nhiên không phải chỉ có đạo Ca-Tô Rô-ma bị như vậy mà Giáo Hội Tin Lành cũng bị ảnh hưởng nặng hơn nữa trong thời điểm lịch sử này. Không thấy có giải pháp nào mau chóng và thần diệu cả để cứu vãn giúp Giáo Hội chúng ta cả.

 

 (It is different in the Western world, a world which is tired of its own culture, a world which is at the point where there’s no longer evidence for a need of God, even less of Christ," he told a meeting of clergy in the Italian Alps.

 

  "The so-called traditional churches look like they are dying," he said, according to a text published by Vatican daily L’osservatore Romano.

  Participation at Sunday Mass in some developed countries was as low as 5 percent, a recent Vatican report said.

 

  "The Catholic Church is not doing as badly as the big Protestant Churches but naturally it shares the problem of this moment in historỵ" "There’s no system for a rapid change. ”) 

 

Giáo hoàng khuyên tín đồ Ca Tô, nhắm vào khối tín đồ Ca Tô lạc hậu ở Phi Châu, Nam Mỹ, Phi Luật Tân, và Việt Nam, hãy kiên trì giữ vững đức tin, tiếp tục tiến bước trong đường hầm [keep walking in the tunnel], có thể ánh sáng le lói của Chúa Ki-Tô sẽ xuất hiện ở cuối đường hầm [Christ light would appear at the end].   Nhưng làm sao Giáo hoàng có thể cứu vãn được tình trạng suy thoái của Ca-tô giáo nếu chỉ dựa trên sự kéo dài sự mê tín của số tín đồ thấp kém ở dưới đã bị thuần hóa để tuyệt đối theo “đức vâng lời”.

 

Gần đây nhất, ngày 9 tháng 4, 2007, Giáo hoàng Benedict XVI lại cảnh báo là “Âu Châu có vẻ như sẽ mất đức tin trong tương lai, và gọi những người Âu Châu chỉ muốn có ít con là theo “chủ nghĩa cá nhân nguy hiểm” [trong khi cả thế giới đang lo nạn nhân mãn và cổ súy hạn chế sinh đẻ]Giáo hoàng nói: “Bất hạnh thay, chúng ta phải ghi nhận là Âu Châu có vẻ như đang tuộtxuống một con đường có thể đưa Âu Châu đến sự giã từ lịch sử” [Ki Tô Giáo vẫn cho rằng lịch sử Âu Châu là lịch sử Ki Tô Giáo]

 

(Time, April 9, 2007: “One must unfortunately note that Europe seems to be going down a road which could lead it to take its leave from history”Pope Benedict XVI, warning that Europe appears to be losing faith in its future, calling some Europeans’ desire to have fewer children “dangerous individualism”. )

 

Các giáo hoàng John Paul II và Benedict XVI than phiền về sự suy thoái của Ki Tô Giáo nói chung, Ca Tô Giáo Rô Ma nói riêng, kể ra là đã quá muộn. Sự suy thoái của Ki Tô Giáo không chỉ mới xẩy ra trong triều chính của mấy ông này mà đã xẩy ra từ lâu, từ nhiều thập niên trước, nếu không muốn nói là nhiều thế kỷ trước. Thật vậy, nghiên cứu kỹ vấn đề, chúng ta thấy thật ra sự suy thoái của Ki Tô Giáo không phải trong thời đại này mới xảy ra mà đã bắt nguồn từ sự tiến bộ trí thức của con người ít ra là từ cuộc Cách Mạng Khoa Học (The Scientific Revolution) vào đầu thế kỷ 17, từ Thời Đại Lý Trí (The Age of Reason) vào thế kỷ 18, Thời Đại Khai Sáng (The Age of Enlightenment) vào thế kỷ 19, và Thời Đại Phân Tích (The Age of Analysis) vào thế kỷ 20. Những thời đại này đã kéo con người Tây phương ra khỏi Thời Đại Của Đức Tin (The Age of Faith), một thời đại mà sự thống trị của Ca-Tô Giáo Rô-ma đã đưa Âu Châu vào 1000 tăm tối được biết dưới tên Thời Đại Trung Cổ(The Middle Ages) hay Thời Đại Hắc Ám (The Dark Ages), hay Thời Đại Của Sự Man Rợ Và Đen Tối Trí Thức (The age of barbarism and intellectual darkness).

 

Còn về tình trạng các linh mục thì ngay từ năm 1990, linh mục David Rice dòng Đa Minh đã xuất bản cuốn Lời Nguyện Tan Vỡ: Linh Mục Bỏ Đạo (Shattered Vows: Priests Who Leave), đưa ra kết quả nghiên cứu của ông sau khi đi tới nhiều nơi trên thế giới, tổng cộng 38 ngàn dặm (khoảng 60 ngàn cây số), để phỏng vấn và tìm hiểu đời sống của các linh mục bỏ đạo như sau:

 

Một trăm ngàn ( 100000 ) linh mục Ca-tô Rô-ma đã bỏ đạo trong 20 năm qua – cứ mỗi 2 giờ đồng hồ lại có hơn một linh mục ra đi. Hầu như phân nửa số linh mục Mỹ sẽ bỏ đạo – thường là để lập gia đình – chưa tới 25 năm sau khi được tấn phong.  Vatican không nói tới cuộc di dân này, nhưng đó chính là cuộc khủng khoảng nghiêm trọng nhất mà giáo hội phải đối diện, kể từ khi có cuộc Cải Cách Tin Lành.

 

(100,000 Roman Catholic priests have walked out in the last 20 years – more than one every two hours. Almost half of all American priests will leave – most often, to marry – before the 25th anniversary of their ordination. The Vatican won’t talk about this exodus, yet it is the most grievous crisis to face the Church since the Protestant Reformation)

 

Trước tình trạng thê thảm này, để cứu giáo hội của Chúa, tín đồ Ca-tô Việt Nam bèn xung phong đổ xô đi học nghề linh mục. Thật vậy, ở trường dòng Dubuque, Iowa, có 70 người theo học nghề linh mục thì có tới 43 người là Việt Nam, tỷ lệ hơn 60%, chẳng phải là vì “ơn kêu gọi” mà vì nghề linh mục là nghề dễ kiếm ăn trên đám dân thấp kém. Đa số các tân linh mục ngày nay là Mít, Mễ, Ba Lan, Phi Luật Tân. Nhưng Giáo hoàng Benedict XVI lại không lấy đó làm vui, vì là “đại diện của Chúa Ki Tô trên trần” (Vicar of Christ) nên ngài biết hết, hiểu hết, và đã nhìn ra sự thật. Ngài phán: “Niềm vui này đi kèm với một niềm cay đắng vì một số sẽ trở thành linh mục này chỉ tìm kiếm một đời sống thoải mái hơn. Trở thành linh mục, họ trở thành hầu như là một tộc trưởng của một bộ lạc, đương nhiên là họ được ưu đãi và có một đời sống khác” (Benedict said the "joy" at the growing numbers of churchmen in the developing world is accompanied by "a certain bitterness" because some would-be priests were only looking for a better life. “Becoming a priest, they become almost like a head of a tribe, they are naturally privileged and have another type of life," he said...

 

Đó là những lời thú nhận của vị chủ chăn Ca-tô Rô-ma Giáo, của Hội Đồng Giám Mục Âu Châu về sự suy sụp của Ca-tô Giáo ở Tây phương, khoan kể đến những thông tin về tình trạng suy thoái trên các diễn đàn truyền thông trên thế giới.

 

Thật vậy, trước sự tiến bộ trí thức của nhân loại, những huyền thoại về Gót nay đã không còn chỗ đứng trong giới hiểu biết. Trong cuốn Những Phê Bình về Gót (Critiques of God), biên tập bởi Peter A. Angeles, trong đó có 16 tác giả phê bình về mọi lý luận thần học của Ki Tô Giáo, chúng ta có thể đọc đoạn sau đây, trang xiii:

 

http://atheism. about. com/library/boo... itiquesGod. htm

 

Những niềm tin vào những đấng siêu nhiên đã biến khỏi nền văn hóa của chúng ta. Bất cứ sự sùng tín đại cương nào về Gót cũng đang trở thành mờ nhạt trong nền văn hóa của chúng ta. Gót đã mất đi trụ xứ trong không gian như là một nước trên Thiên đàng. Ông ta cũng mất đi chỗ đứng trong vũ trụ như là đấng đã sáng tạo ra nó từ hư vô. Không phải là Gót bị đẩy ra một vùng xa lắc xa lơ. Không phải vì ông ta trở thành một trừu tượng vô thân thể (phi Nam phi Nữ). Mà vì chúng ta nhận thức ra rằng chẳng làm gì có Gót để mà nói tới.

 

(Beliefs in supernatural beings have vanished from our culture. Any general serious belief in God is fading in our culture. God has lost his spatial location as a monarch in heaven. He has lost his temporal precedence to the universe as its Creator ex nihilo. It is not God is being relegated to a remote region. It is not that God has become a bodiless abstraction (a sexist It). It is the realization that there is no God to which to relate. )

 

Sau đây tôi chỉ nêu lên vài thông tin điển hình về hiện trạng Ki Tô Giáo ở Âu Châu: Chúng ta hãy đọc một tài liệu về hiện trạng vô thần đang lên và Ca-tô Giáo đang suy thoái ở Pháp, cái nôi của Ca-tô Rô-ma Giáo trước đây: http://www. secularism. org. uk/numbero... erisesata. html


Trong bài với đầu đề “Số người vô thần ở Pháp gia tăng với mức độ chưa từng thấy” (Number Of Atheists In France Rises At An Unprecedented Rate), tờ báo Pháp “Le Monde” đưa ra kết quả của một cuộc thăm dò ý kiến: “số người vô thần tăng từ 23% năm 1994 lên 31% ngày nay” (the number of people describing themselves as atheists has risen to 31 per cent – from 23 per cent in 1994), nghĩa là tăng thêm 5 triệu người vô thần trên dân số khoảng 62 triệu. Kết quả thăm dò cũng cho biết chỉ có 51% dân Pháp còn cho mình là tín đồ Ca-tô, vào đầu thập niên 1980, con số này là 80%.

 

Tổng biên tập tờ “Le Monde”, Frederic Lenoir, viết: “Trong định chế cũng như trong tâm tình tôn giáo của Ca-tô Giáo, Pháp không còn là một quốc gia Ca-tô” (“In its institutions, but also in its mentalities, France is no longer a Catholic country,” wrote Frederic Lenoir, editor in chief of Le Monde des Religions. ) Cuộc thăm dò cũng cho biết chỉ có 10% đi lễ nhà thờ đều đặn, phần lớn là ông già bà cả, và điều kỳ lạ là, 51% vẫn coi mình là người Ca-tô, nhưng chỉ có một nửa tin vào “Gót” (Extraordinarily, of the 51 per cent who still call themselves Catholics… only half said they believed in God. ) Nhiều người nhận mình là người Ca-tô vì đó là truyền thống gia đình (Many said they described themselves as Catholics because it was a family tradition).

 

Chúng ta nên nhớ, Pháp là thủ phạm chính đã mang Ca-tô Rô-ma Giáo đến Việt Nam, không phải để văn minh hóa dân tộc Việt Nam, mà để đầu độc một số người Việt Nam thuộc thành phần thấp kém nhất trong xã hội, bằng những điều hoang đường, mê tín, dối trá như chúng ta có thể đọc trong cuốn Hành Trình Truyền Giáo của tên thừa sai gián điệp thực dân Alexandre de Rhodes, mà ngày nay đã không còn mấy giá trị ngay trong nước Pháp, biến họ thành những kẻ phi dân tộc, phản bội quốc gia như lịch sử đã ghi rõ. Người dân Pháp có truyền thống Ca-tô lâu đời hơn Việt Nam nhiều, nhưng nay đã tỉnh, vậy tại sao người Ca-tô Việt Nam vẫn còn mê, vẫn còn tin vào những điều mà chính Giáo hội đã bác bỏ, vẫn dùng những thủ đoạn không mấy lương thiện để dụ người dân vào đạo?  Đó có phải là niềm hãnh diện hay chỉ chứng tỏ trong khi thế giới đã tiến bộ mà mình cứ muốn đi giật lùi về những giá trị tâm linh đã lỗi thời và đang bị thế giới loại bỏ.

 

Giáo hoàng Benedict XVI vẫn hi vọng có thể vớt vát được vài mẻ cá ươn (Ki Tô Giáo vẫn coi kiếm được tín đồ là vớt được cá) ở các nơi khác nên ngài khuyên tín đồ Ca-tô, nhắm vào khối tín đồ Ca-tô giáo lạc hậu ở Phi Châu, Nam Mỹ, Phi Luật Tân, và Việt Nam, hãy kiên trì giữ vững đức tin, và phải tiếp tục “loan báo tin mừng” cho toàn dân, một ảo tưởng bắt nguồn từ sự vô vọng về tình trạng suy sụp của Ki Tô Giáo ở phương trời Âu Mỹ. Và thảm thay, một số Giám mục Việt Nam, cho đến ngày nay vẫn nhắm mắt tuân theo cái lệnh “loan báo tin mừng” từ Vatican. Thật vậy, trong bức thư nhan đề: “Tôi nghe thấy và học được gì từ những cuộc gặp gỡ với Bộ Ngoại Giao và Bộ Truyền Giáo của Vatican trong hai ngày 1 và 2 tháng 6. 2010” của Hồng Y Phạm Minh Mẫn, chúng ta có thể đọc đoạn sau đây, chứng tỏ Vatican tiếp tục mê hoặc giáo dân Việt Nam, và các bề trên Việt Nam vẫn nhắm mắt theo lệnh từ Vatican để nhốt con chiên của mình vào cái ngục tù tâm linh của Ca-tô Rô-Ma Giáo:

 

Đồng thời, với kinh nghiệm 30 năm phục vụ ngành Ngoại Giao của Vatican trong nhiều nước như Việt Nam, Đức Hồng Y Dias có lưu ý đến nhiệm vụ của các giám mục trên đất nước Việt Nam hôm nay, nhiệm vụ loan Tin Mừng, dẫn dắt các tín hữu đi trong ánh sáng đức tin, xây dựng Giáo Hội hiệp thông và hiệp nhất trong tình bác ái huynh đệ.

 

Trong Thư Ngỏ của GM Nguyễn Thái Hợp, ngày 4-10-2011, chúng ta có thể đọc đoạn như sau: Dựa trên Giáo huấn Xã hội của Giáo Hội (nghĩa là của Vatican):

 

Nhiệm vụ của Giáo Hội cũng như của mỗi Kitô hữu là phải sống và loan báo Tin Mừng trong mọi nền văn hóa, môi trường kinh tế, xã hội, chính trị… Tuy nhiên, do sứ vụ của mình, Giáo Hội không thể đồng hóa với bất cứ một chế độ chính trị, một hệ thống kinh tế hay một nền văn hóa nào.

 

Điều này nói lên rõ ràng hơn gì hết bản chất phi dân tộc, vô tổ quốc của Ca-tô Rô-ma Giáo ở Việt Nam và chúng ta cảm thấy thật tội nghiệp cho các con chiên, lớn cũng như nhỏ, đã mất dấu. Điều lạ là những người như HY Phạm Minh Mẫn hay Gm Nguyễn Thái Hợp lại không biết rằng, “Tin mừng” của Giê-su, nếu có, cũng không có phần nào cho người Việt Nam. Tân Ước đã viết rõ như vậy.

 

Trước sự tiến bộ trí thức của nhân loại như trên, Ki Tô Giáo bắt buộc phải suy thoái, vì căn bản Ki Tô Giáo là một tôn giáo thuộc loại mê tín nhất thế gian, nhốt tuyệt đại đa số tín đồ vào một “đức tin” (faith) không cần biết không cần hiểu. Nhưng sự tiến bộ trí thức của nhân loại đã khiến cho không ít tín đồ vàmột số các vị lãnh đạo Ki Tô Giáo nhận ra sự thật cay đắng này. Những niềm tin căn bản của Ki Tô Giáo nói chung, ví dụ như chuyện Thiên Chúa sáng tạo ra vũ trụ trong 6 ngày cách đây khoảng 6000 năm, chuyện vườn địa đàng Eden, Adam và Eve sa ngã tạo nên tội tổ tông, Chúa Giê-su sinh ra từ một nữ trinh, bị đóng đinh trên thấp giáchết đi rồi sống lại sau ba ngày và rồi 40 ngày sau đó bay lên trời ngồi bên phải của Chúa Cha, khả năng chuộc tội và cứu rỗi của Giê-su v.v... , tất cả đều không còn chỗ đứng trong giới hiểu biết và trí thức ngày nay. Bởi vậy nên một số các bậc lãnh đạo trong Ki Tô Giáo cũng như một số học giả trí thức Ki Tô Giáo đã cố gắng nghiên cứu, viết sách, trình bày sự thật để giáo dục những tín đồ Ki Tô Giáo đáng thương của họ. Điều này đã góp phần lớn trong sự suy thoái của Ki Tô Giáo trên thế giới. Sau đây là vài kết quả nghiên cứu điển hình của họ.

 

Một câu hỏi được đặt ra: Tại sao Ki Tô Giáo lại suy thoái, nếu nó thực sự là một tôn giáo có mục đích nâng cao trình độ hiểu biết của con người, một tôn giáo đạo đức, một tôn giáo có thể giúp cho con người thăng tiến lên một cảnh giới cao hơn v…v…Ki Tô Giáo đã hoàn toàn thất bại trong nhiệm vụ này như lịch sử đã chứng minh. Và người ta đã kết luận rằng thay vì Ki Tô Giáo văn minh hóa nhân loại thì chính sự tiến bộ của nhân loại đã văn minh hóa Ki Tô Giáo.  Vì những thanh gươm để giết người và những bó đuốc để thiêu sống người đã bi tước khỏi những bàn tay đẫm máu của Giáo hội Ca-tô (Xin đọc John Remsburg trong “False Claims”). Đây là một sự thật không ai có thể chối cãi.

 

Nhưng người Việt Nam chúng ta lại phải đối diện với một sự thật đau lòng. Tất cả những tài liệu trên về sự suy thoái của Ki Tô Giáo nói chung, Ca-tô Giáo nói riêng, đã nói rõ hơn gì hết sự thức tỉnh của Tây phương. Trong khi đó thì Ca-tô Giáo Việt Nam vẫn còn đang trong cơn mê, mê mẩn về những giáo lý mà Tây phương không còn tin, không còn theo. Và ngày nay chúng ta vẫn thấy những con chiên như Đăng Trình vẫn mang những đồ phế thải của Âu Mỹ quảng cáo như những đồ châu báu cho Việt Nam.   Ảnh hưởng tai hại của một “đức tin” không cần biết, không cần hiểu, thật không còn gì rõ rệt hơn nữa. Vì vậy, trong khi đa số dân chúng Tây phương không còn đi lễ nhà thờ nữa, đã bỏ đi những giáo lý đã lỗi thời thì ở Việt Nam và trong những cộng đồng Công giáo ở hải ngoại, giáo dân vẫn tin vào sự phán xét bất thiện của Giê su trong ngày cánh chung (Matthew 25: 31-46), vẫn đi lễ nhà thờ nườm nượp, tin vào những lời dọa của các bề trên là không đi lễ nhà thờ là một tội trọng, khôngđược Chúa cho lên một thiên đường sau khi chết. Ở một vài giáo xứ Ca-tô ở Việt Nam, giáo dân còn nghe lời các bề trên, đi lễ nhà thờ hai ba lần một ngày, đi ngày không đủ, tranh thủ đi đêm, đi thêm ngày “Chúa nhật”, sáng tối cầu nguyện xin cho cùng Chúa. Thật là quá tội nghiệp đi.

 

VI. Thay Cho Kết Luận - Nhận Định Vài Điều Giảng Đạo Đã Lỗi Thời Của Đăng Trình:

 

Trong cơn hấp hối, Giáo hội Ca-tô đã bùng lên như một ngọn lửa trước khi tắt, một mặt tung ra những văn kiện và những tín lý đã lỗi thời để giữ đám con chiên đầu óc yếu kém, một mặt khác, muốn đi kiếm ăn nơi khác nên khuyến khích con chiên phải đi cắm thánh giá ở những miền đất mới qua văn kiện “Tông Huấn Cải Đạo Á Châu”. Nhưng ngày nay, Á Châu đâu có còn ở thế kỷ 17 như một số cộng đồng Ca-tô, và người dân Á Châu đâu có còn ở trình độ của những giáo dân ở Bùi Chu, Phát Diệm trong thế kỷ 17, 18, cho nên sách lược Cải Đạo Á Châu làm sao có thể thành công khi mà Á Châu đã biết rõ bản chất của Ki Tô Giáo. Ai có thể ngăn chận được những thông tin về Ki Tô Giáo trên những tác phẩm nghiên cứu của giới trí thức, ai có thể ngăn cản được những thông tin về thực chất Ki Tô Giáo trên Internet.

 

Nhưng những con người mang thân phận của con chiên thì giáo hội bảo sao thì làm vậy. Do đó chúng ta thấy xuất hiện những tác phẩm, những bài viết, với mục đích nhập nhằng một anh thợ mộc Do Thái với ông Trời của Việt Nam, đổi “Cứu rỗi” thành “Cứu độ”, đồng thời xuyên tạc, ra công hạ thấp Phật Giáo rồi đánh bóng Ki Tô Giáo một cách ngu si vô trí, có nghĩa là chỉ viết theo cảm tính chứ không biết rõ sự thật. Ngu si vô trí vì vẫn mang thông điệp của giáo hội hay những điều trong thánh kinh ra làm như đó đều là những chân lý mạc khải, nhưng chỉ nói vu vơ vì không có bất cứ một bằng chứng nào để chứng minh những điều đó là đúng.

 

Gần đây chúng ta còn thấy có cả một chiến dịch bôi nhọ Phật Giáo bằng luận điệu xuyên tạc, chụp vào đầu Phật Giáo mọi tệ đoan xã hội như bùa ngải, luyện thiên linh cái, đốt vàng mã v…v… mà không cần biết là những thứ đó tuyệt đối không dính dáng gì đến Phật Giáo. Giáo lý Phật Giáo nằm ở đâu, nếu không phải trong Kinh Điển Phật Giáo. Phật Giáo có thiên Kinh, vạn quyển, nhưng thử tìm trong đó xem có chỗ nào đức Phật hay các Tổ dạy con người phải đi giết người hay đắm mình trong những điều mê tín như trên. Tuyệt đối không có. Trái lại, tại sao Ca-tô giáo đi giết người ngoại đạo? Tại vì Chúa Cha dạy thế trong Cựu Ước và Chúa Con (Giê-su) cũng dạy thế trong Tân Ước.   Tại sao Ca-tô Giáo thiêu sống người. Vì Chúa Con dạy thế trong Tân Ước. Tại sao Ca-tô Giáo lại làm tiền phong hay theo gót thực dân đi truyền đạo giả dối và cướp đất khắp nơi? Tại vì Tân Ước dạy thế và Giáo hội dạy thế, tất cả là của Chúa và chỉ có con cái Chúa mới có quyền được hưởng.

 

Sau đây tôi xin trích dẫn một vài điều Đăng Trình (ĐT) viết để quảng cáo cho cái gọi là “Mầu nhiệm cứu độ (sic)” của Ki Tô Giáo. Tôi sẽ không phê bình, chỉ đưa ra một số tài liệu để đối chiếu với những gì Đăng Trình viết. Nếu quý vị không thấy những lời sau đây của Đăng Trình là mê sảng, cuồng tín thì chắc quý vị phải là một tín đồ Ca-tô.

 

ĐT:  Giáo Hội Công Giáo không hề phủ nhận những gì là chân thật và thánh thiện nơi các tôn giáo đó... Tuy nhiên Giáo Hội rao giảng và có bổn phận phải kiên trì rao giảng Chúa Kitô, Ðấng là “đường, sự thật và sự sống” (Gio 14,6), nơi Người, con người tìm thấy đời sống tôn giáo sung mãn và nhờ Người, Thiên Chúa giao hòa mọi sự với mình.

 

[Thiên Chúa là Thiên Chúa vô hình, không thể mô tả được, không ai hiểu được, vậy trên đây có phải là những lời mê sảng trong cơn mê không? Đường, sự thật và sự sống của Giê-su như thế nào. Là con đường thiện hay con đường ác? Tân Ước đã viết rất rõ. TCN]

 

ĐT: Hiến chế tín lý về Giáo Hội cũng đã nêu rõ: “Thực ra, những gì thiện hảo trong tâm hồn và tư tưởng của loài người, hoặc trong nghi lễ và văn hóa riêng của các dân tộc, hoạt động của Giáo Hội không nhằm tiêu diệt chúng, nhưng lành mạnh hóa, nâng cao và hoàn thành chúng, hầu làm vinh danh Thiên Chúa, đánh bại ma quỉ và mưu cầu hạnh phúc cho con người” (Lumen Gentium, 17).

 

[Đây là những lời huênh hoang láo lếu trịch thượng của Giáo hội mà các con chiên ngu ngơ lập lại như cái máy. Một tôn giáo đã mệnh danh là đạo bịp, đạo chích, và mê tín hạng nhất thì làm sao có thể “lành mạnh hóa, nâng cao” các tôn giáo khác. Lịch sử Ca-tô giáo đã chứng tỏ là giáo hội đã Vinh danh Thiên Chúa bằng những cuộc thánh chiến, những hình cụ tra tấn khủng khiếp nhất của các tòa án xử dị giáo, xử những kẻ mà giáo hội gọi là lạc đạo hay giáo hội cho là phù thủy mà giáo hội mang đi thiêu sống. Tổng số nạn nhân vô tội lên tới 200 triệu gồm cả Nam Phụ Lão Ấu. Đi đến đâu, Giáo hội cũng toan tính phá hủy nền văn hóa và truyền thống tốt đẹp của địa phương và thay thế vào đó bằng một nền văn hóa hạ đẳng, ưa trả thù của Ca-tô Rô-ma Giáo.   Ai có thể phủ nhận những sự kiện lịch sử này, xin mời lên tiếng.   TCN].

 

ĐT: -Và Công đồng Vatican II cũng đã khai sinh môn “Thần học về các Tôn giáo” để “hình thành một cách nhìn trân trọng và tích cực hơn về vai trò cứu rỗi của các tôn giáo ngoài Kitô giáo” [29].

 

Công đồng Vatican II cũng đã khai sinh môn “Thần học về các Tôn giáo”,nhưng chúng ta đã biết Phật Giáo không công nhận có một thần sáng tạo, trong Phật giáo không có thần học, và trong Phật giáo cũng không có chuyện cứu rỗi hoang đường, vậy thì Công Đồng Vatican đã khai sinh ra môn thần học về một cái gì tưởng tượng, cũng như Thần Học Ki Tô Giáo, là môn học về một Gót tưởng tượng. Trên thực tế, Thần học KiTô Giáo là một môn học về một cái gì vô hình, không thể mô tả được, không ai hiểu được, và không ai biết được (unknowable). Vì vậy mấy người Ca-tô Việt Nam viết về Thần Học là viết trong cơn mê sảng. Trong Ca-tô Rô-maGiáo, tín đồ chỉ có quyền “quên mình trong vâng phục”, trung thành với “đức vâng lời”, không có quyền thắc mắc, chỉ có quyền tin, không có quyền hiểu, nên Giáo hội có muốn dạy sao về Gót, về một cái gì vô hình, không thể mô tả được, không ai hiểu được, và không ai biết được, cũng không thành vấn đề đối với con chiên, giáo hội dạy sao thì cứ tin làm vậy. Khổ một nỗi, đối với người ngoại đạo, xét theo logic thì tất cả những gì mà Ki-tô Giáo nói về Gót, khẳng định là Gót, thế này, Gót thế nọ, ý Gót thế này, ý Gót thế nọ, Gót thương yêu bạn, muốn bạn thế này thế nọ v.v... chung qui cũng chỉ là đoán mò, nói chỉ để mà nói, thực chất những khẳng định trên hoàn toàn vô nghĩa. Vô nghĩa ở chỗ không ai thấy được Gót, (invisible), không ai biết gì về Gót (unknowable), và không ai hiểu được Gót, (incomprehensible), cho nên những gì nói về Gót, đều là do sự tưởng tượng hay mê sảng của con người, thường là sự tưởng tượng của những người không có mấy đầu óc, hoặc đầu óc rất xảo quyệt, đưa ra để lòe bịp những người ít đầu óc. Sau đây là vài tài liệu về cái gọi là nền thần học Ki Tô Giáo.

 

Tài Liệu:

 

Cái gì làm cho bất cứ ai nghĩ rằng Thần Học thật sự là một chủ đề?

 

[What makes anyonethink that "theology" is a subject at all? ]

 

Richard Dawkins in “The Emptiness of  Theology

 

Trong cuốn Một Linh Mục Hiện Đại Xét Về Giáo Hội Lỗi Thời Của Mình, một cuốn sách đã được một số trí thức trong cũng như ngoài giáo hội ca tụng, linh mục James Kavanaugh  đã đưa ra một nhận xét như sau về nền Thần học Ca-Tô:

 

Tuy nhiên, nền Thần học của chúng ta đã trở thành một trò chơi học thuật. Đó là một mớ luật lệ tích tụ trong sự cay đắng tôn giáo của những cuộc tranh chấp nhỏ mọn. Đó là một chuyện cổ tích về những chân lý đã nhàm chán, chỉ có tác dụng tước đoạt trách nhiệm cá nhân của con người và hạ thấp con người thành một nô lệ vô danh sợ sệt. Thần học đã tước đoạt đầu óc con người và chỉ để lại trong họ những lời học thuộc lòng... Đó là nền Thần học mà tôi đã học và truyền lại trong mọi kỳ xưng tội mà tôi nghe, trong mọi lớp học tôi dạy, trong mọi bài giảng tôi nói cho đám con chiên đầy mặc cảm tội lỗi.

 

[James Kavanaugh, A Modern Priest Looks At His Outdated Church, p. 6: Our theology, however, has become a scholar's game. It is a code of rules accumulated in the petty wars of religious bitterness. It is a tale of tired truths, which only serve to rob man of personal responsibility and reduce him to the listlessness of a frightened slave. Theology took away man's mind and left him memorized words... This is the theology I learned and transmitted in every confession I heard, every class I taught, every sermon I gave to the guilt-infected flock. ]

 

Để hiểu rõ hơn cái gọi là Thần Học Ki Tô Giáo, chúng ta hãy đi thêm vào một số nhận định của cá học giả ở trong cũng như ở ngoài các giáo hội Ki-tô:

 

Giáo sư David Voas, đại học New Mexico, Hoa Kỳ,tác giả cuốn sách khảo cứu Tân Ước nổi tiếng: Cuốn Thánh Kinh Mang Tin Dữ: Cuốn Tân Ước [The Bad News Bible: The New Testament, Introduction]đã viết trong phần dẫn nhập như sau:

 

Thần học,đã  mộtthời như là bà hoàng của các khoa học, ngày nay có vẻ chỉ còn là bà hoàng của các tu viện, vẫn đàm tiếu về cùng những chuyện cổ xưa sau khi các em nhỏ hát Thánh ca đã trưởng thành và bỏ đi lâu rồi. Thật là đáng xấu hổ... Thần học - chấp nhận như là môn học về Thần Ki Tô - bị coi là không có chủ đề nào, hoặc ít nhất là không có chủ đề nào chúng ta có thể nghiên cứu. Đó là ngành học duy nhất với những chuyên gia thực sự không biết mình đang nói cái gì.

 

Vì không có chất liệu cho chủ đề, các nhà Thần học phải xử dụng đến hai lãnh vực kỳ quặc: óc tưởng tượng và Giáo quyền...   Ngày nay, các tư tưởng gia Ki Tô có nhiệm vụ chứng tỏ Thánh Kinh có ý nghĩa, nhất quán, và có vẻ như là có thể biện hộ cho vấn đề luân lý đạo đức trong đó. Điều này có thể thật là khó khăn.

 

[David Voas, Theology, once queen of the sciences, now seems merely queen of the cloisters, still gossiping about the same old stories long after the choir boys have grown up and moved on. It's a shame... Granted, theology - the study of God - suffers from the suspicion that it has no subject, or at least none we can study. It is the only field with experts who don't know what they are talking about. Their subject matter being inaccessible, theologians must resort to the odd couple of imagination and authority... Christian thinkers now have the job of showing that scripture makes sense, is consistent, and appears morally defensible. This can be difficult. ]

 

Góp mặt với thế giới Âu Mỹ văn minh tiến bộ, một người “Công Giáo Việt Nam da vàng” đạo gốc, Bùi Văn Chấn alias Charlie Nguyễn, đã nhận xét rất chính xác khi ông viết về giá trị của cái bằng đại học về thần học như sau [Charlie Nguyễn, Thực Chất Đạo Công Giáo và Các Đạo Chúa (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2003), tr. 355-56]:

 

“Cái gọi là sự học vấn của các trường tôn giáo hoặc sự uyên bác của học sĩ Ulama thực chất chỉ là môn học “tán hươu tán vượn” về những điều huyền hoặc của thần học (theology). Thần học Hồi Giáo cũng tương tự như thần học của Do Thái Giáo hoặc Ki-tô Giáo. Thần học là một môn học đầy tính chất hoang tưởng, viển vông và nhảm nhí. Càng đi sâu vào thần học, con người càng lún sâu vào “ốc đảo tâm linh”, xa rời thực tế và đầy đặc những định kiến sai lầm. Những mảnh bằng “Tiến Sĩ Thần Học” là những giấy chứng chỉ công nhận sự ngu xuẩn của kẻ được cấp. Chỉ đến khi có cơ duyên tỉnh ngộ, kẻ đó mới cảm thấy xấu hổ là đã được cấp những mảnh bằng về thần học mà thôi. ”

 

Vì Thần học là môn học không có chủ đề, và vì Thần học chỉ là một môn học đầy tính chất hoang tưởng, viển vông và nhảm nhí,ít ra là đối với giới hiểu biết ngày nay, cho nên John E. Remsburg đã viết trong cuốn False Claims, p. 3:

 

Trong những giới thông minh ở Âu châu và Mỹ châu, nền Thần học Ki Tô trên thực tế đã chết.

 

(Among the intelligent classes of Europe and America, Christian theology is practically dead. )

 

Sau đây chúng ta hãy điểm qua một số nhận định của một số bậc thức giả Tây phương về Thần học Ki Tô Giáo.

 

Robert G. Ingersoll: Hãy để thần học ra ngoài tôn giáo. Thần học luôn luôn đưa những người tồi tệ nhất lên thiên đàng, những người tốt nhất xuống hỏa ngục.

 

Letus put theology out of religion. Theology has always sent the worst to heaven, the best to hell.

 

Hi vọng của khoa học là sự hoàn mỹ của loài người, hi vọng của thần học là cứu rỗi một số ít người và sự đầy đọa hầu hết mọi người.

 

The hope of science is the perfection of the human race. The hope of theology is the salvation of a few and the damnation of almost everybody.

 

H. L. Mencken: Thần học: một nỗ lực để giải thích cái không thể biết được bằng những lời không đáng để biết.

 

Theology: an effort to explain the unknowable by putting it into terms of the not worth knowing.

 

Thần học Ki Tô Giáo không chỉ chống đối khoa học mà còn chống đối mọi cách suy nghĩ hợp lý khác.

 

“Christian theology is not only opposed to the scientific spirit; it is opposed to every other form of rational thinking”


Bertrand Russell: Bạo hành được dùng trong thần học, không trong số học.

 

Persecution is used in theology, not in arithmetic.

 

Marquis de Sade: Xét về những khái niệm đưa ra bởi các nhà thần học, chúng ta phải kết luận là Gót sáng tạo ra hầu hết mọi người để chứa họ đầy trong Hỏa ngục.

 

To judge from the notions expounded by theologians, one must conclude that God created most men simply with a view to crowding hell.

 

Alfred North Whitehead (1861-1947), một nhà Toán học và Triết gia Mỹ cũng đưa ra nhận định:

 

 Tôi coi nền thần học Ki Tô Giáo như là một trong những tai họa lớn của nhân loại.

 

(I consider Christian theology to be one of the great disasters of the human race).

 

Quý độc giả cũng nên đọc bài Sự Rỗng Không Của Thần Học [The Emptiness of Theology] của Richard Dawkins. Bài này đã được Lê Dọn Bàn dịch và đăng trên Giao Điểm:

 

http://www. giaodiemonline. com/noidung_detail. php? newsid=4958&PHPSESSID=d6d0d473da7e27bd24433cf83e3b7a4f


 ĐT -Khi nêu ra những điểm thuận hay nghịch giữa Ấn độ giáo, Phật giáo với Kitô giáo trong việc tìm hiểu Kitô giáo, mục đích của người viết không phải để khai thác những điểm tương đồng và dị biệt, để thiết lập vị thế độc tôn của Kitô giáo, hay là tìm các luận cứ và luận chứng để xây nên một thứ “tôn giáo sen đầm” mà loại trừ những tôn giáo khác, bởi đó là cách thức dễ gây ra những thảm kịch nhân gian khi tự cho mình là cái rốn của vũ trụ. Ngụ ngôn thầy bói mù sờ voi vẫn còn nguyên giá trị cho những ai có tham vọng muốn đẩy tôn giáo của mình lên vị thế độc tôn.

 

Tài Liệu:

 

[Đăng Trình không biết rằng, ngày 5 tháng 9, 2000, Joseph Ratzinger, với sự chấp thuận của John Paul II, đã tung ra bản tuyên ngôn “Dominus Jesus” trong đó có hai điểm trịch thượng đối với mọi tôn giáo khác như sau, ngụ ý phủ nhận các tôn giáo khác:

 

1. “... như là một phương tiện đưa đến sự giải thoát, những tôn giáo phi-KiTô thiếu sót một cách trầm trọng” (... non-Christian religions are gravely deficient as a means of salvation)

 

2. “Giáo hội Ca-tô Rô-ma là phương tiện duy nhất đem đến sự giải thoát cho toàn thể nhân loại” (The Roman Catholic Church is the only instrument for the salvation of all humanity)

 

Đăng Trình cũng lập lại những điều huênh hoang trên như con vẹt:

 

ĐT: Tuy nhiên, nếu coi mọi tôn giáo đều như nhau tức là đang rơi vào não trạng tương đối hóa tất cả, một thứ quan niệm đánh đồng tất cả. Trong khi Kinh Thánh của Kitô giáo dạy rằng: “Ðức Kitô là Ðấng Trung gian giữa Thiên Chúa và loài người” (1 Tm. 2,5), “không ai đến được với Cha mà không qua Ngài” (Ga 14,6), “ngoài Ngài ra, không ai đem lại ơn cứu độ, vì dưới gầm trời này, không một danh nào khác được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào đó mà được cứu độ”

 

Giáo sư Thần học Ca-tô nổi tiếng trên hoàn cầu, Hans Kung, đã đưa ra một nhận định về bản tuyên ngôn “Dominus Jesus” là “một sự pha trộn của tính chất lạc hậu thời Trung Cổ và Tâm Lý Bệnh Hoạn về Những Ảo Tưởng Hão Huyền về Quyền Lực hay Toàn Năng của Vatican” (A mixture of medieval backwardness and Vatican megalomania). (Megalomania =A psycho-pathological condition in which fantasies of wealth, power or omnipotence predominate)].

 

 ĐT -Cứu độ trong Kitô giáo được hiểu là giải phóng con người khỏi nô lệ tội lỗi: “Chúng ta đã làm nô lệ cho tội” (Rm 6,7), “Chúng ta bị trói buộc bởi lề luật của tội lỗi” (Rm 7,23), “Tội lỗi thống trị chúng ta” (Rm 6,14), nhưng chúng ta được giải thoát khỏi tội lỗi nhờ cái chết của Đức Giêsu (Rm 6,18. 20. 22), để sẵn sàng phục vụ cho công lý và cho Chúa. Nhân loại tội lỗi, cần phải được cứu độ mới có thể sống an vui ở đời này, và nhất là sau khi chết, được hiệp thông với Thiên Chúa trong hạnh phúc trường sinh bất tử trên Thiên đàng, nghĩa là con người cũng đạt đến cảnh giới của tự do được hiểu như là hoa quả của công chính, ân sủng và đời sống Kitô giáo nhờ giá máu của Đức Giêsu Kitô đã đổ ra trên thập giá để giải thoát ta, biến ta thành những con người tự do đích thực.

 

Tài Liệu:

 

Đông phương: Nhân chi sơ, tính bản thiện. Ki Tô Giáo: Nhân chi sơ, tính bản ác. Giáo hoàng John Paul II đã phủ nhận sự hiện hữu của thiên đàng. Vậy mà con chiên Mít Đăng Trình vẫn viết lên những lời mê sảng, mơ hồ, không giải thích là ông ta muốn nói đến những tội lỗi nào. Nếu là tội tổ tông thì đó chỉ là một chuyện hang đường của thời bán khai. Nếu là những tội lỗi thế gian xẩy ra sau khi Giê-su đã chết và không biết gì về chúng thì đương nhiên Giê-su là đồng lõa với những kẻ phạm tội. Nhưng vấn đề là trong 4 Phúc Âm, không có chỗ nào Giê-su nói ra là ông ta sẽ chết để giải thoát nhân loại khỏi tội lỗi. Khi được hỏi là phải làm gì để có cuộc sồng đời đời, ông ta đã trả lời là hãy tuân theo những điều răn của Cha ông ta (Matthew 19: 16, 17), nghĩa là phải thi hành luật của Gót. Trong một trường hợp khác, trước câu hỏi như trên, ông ta đã trả lời, là phải yêu Gót và yêu đồng loại (Luke: 10: 25-28).

 

Sau đây là một tài liệu để mở mắt Đăng Trình. Trong bài “Huyền Thoại Cứu Rỗi” (The Salvation Myth), Linh Mục James Kavanaugh viết:

 

Nhưng đối với con người hiện đại. chuyện hi sinh của Giê-su (bất kể là giáo hội giải thích là để cứu chuộc tội cho nhân loại) chẳng có ý nghĩa gì mấy, trừ khi hắn đã bị reo rắc sự sợ hãi và bị tẩy não từ khi mới sinh ra đời (But to modern man, it makes far less sense unless he has been suitably frightened and brainwashed from birth). Đối với tôi (Linh mục James Kavanaugh), đó là một huyền thoại “cứu rỗi” của thời bán khai, miêu tả một người cha giận dữ, chỉ nguôi được cơn giận bằng cái chết đầy máu me của chính con mình. Đó là một chuyện độc ác không thể tưởng tượng được của thời bán khai (It is a primitive tale of unbelievable cruelty).

 

Tôi chấp nhận sự kiện là Giê-su đã chết, và ngay cả đã bị đóng đinh trên thập giá. Nhưng tôi không thể chấp nhận cái huyền thoại là cái chết của ông ta là để chuộc tội cho tôi.   Huyền thoại “cứu rỗi” trong Tân Ước chỉ là một cách diễn giải. Đó là một huyền thoại của thời bán khai, bản chất của nó giống như những huyền thoại của các dân tộc bán khai ở khắp nơi,nhưng nó hoang đường và ác độc hơn hầu hết các huyền thoại khác (But it is more unbelievable and more cruel than most myths).

 

Tôi không muốn được “cứu rỗi” hay rửa sạch tội lỗi trong máu của bất cứ ai. Tôi được cứu khỏi cái gì? Tôi cũng không chấp nhận huyền thoại về một Thiên Chúa đòi hỏi đối xử với con của mình là Giê-su bằng một loại công lý vô tình cảm và đòi hỏi hắn phải chết để chuộc tội cho tôi. Cái huyền thoại này cũng chẳng có gì hấp dẫn hơn vì ông ta đã vinh quang làm cho con ông ta sống lại. Tôi không thể yêu một ông Cha như vậy và cũng chẳng có gì cần phải biết ơn một đứa con như vậy. Tôi không yêu cầu ông ta phải chịu đau khổ vì tôi và ngay cả muốn ông ta làm như vậy.

 

 ĐT -Nhưng con người là loài thụ tạo, tương đối và hữu hạn, nên không thể tự cứu lấy mình được. Nhờ tình thương vô biên của Thiên Chúa đã hoàn toàn tự ý muốn cứu độ nhân loại, nên Ngài đã sai Con Một của Ngài xuống thế làm người để chuộc tội [tội tổ tông? ? ] cho loài người. Bởi vậy, ơn cứu độ là ân huệ hoàn toàn do Chúa ban nhưng không, nhân loại không có quyền đòi hỏi.

 

Tài Liệu: Thuyết Tiến Hóa đã là một sự kiện mà Công giáo đã phải công nhận. Do đó con người không phải là loài thụ tạo do Thiên Chúa của Đăng Trình tạo ra từ một cục đất sét. Tại sao con người phải tự cứu lấy mình, làm sao mà phải cứu. Cái chuyện tầm bậy về “tội tổ tông” mà vẫn còn mang ra nhắc lại như con vẹt. Theo giáo lý Ca-tô, Thiên Chúa là đấng “vô hình” (invisible), “không thể mô tả được” (ineffable), “không ai hiểu được” (incomprehensible).   Cho nên mọi điều nói về Thiên Chúa chỉ là đoán mò hoặc nói trong cơn mê sảng.

 

 ĐT - Kế hoạch cứu độ nhân loại đã có từ nguyên thủy, từ khi Thiên Chúa tạo dựng nên con người, tức là khi đến thời gian đã ấn định, Thiên Chúa sẽ sai “Thánh tử” nhập thể và nhập thế, mang thân phận phàm nhân, để chuộc tội cho nhân loại. Chính Đức Giêsu Kitô, là Đấng Cứu Thế, là Ngôi Hai Thiên Chúa, cũng gọi là Ngôi Lời nhập thể. Các nền văn minh, văn hoá, và lịch sử của toàn thể thế giới từ nguyên thủy đều qui hướng, chuẩn bị cho biến cố lịch sử độc nhất vô nhị này. [sic]

 

Tài Liệu: Nguyên thủy là lúc nào? Tuổi của trái đất: khoảng 4. 5 tỷ năm; con người đã xuất hiện trên trái đất: khoảng 160. 000 năm [The discovery by Tim White and his team from the University of California, Berkely, in 2003 of a single skull in Ethiopia dating back some 160,000 years] và có thể cả triệu năm. Thiên Chúa mới tạo dựng nên con người: khoảng 6000 năm.   Giê-su mới sinh ra đời: khoảng 2000 năm.

 

 ĐT - Dân tộc Do thái được Thiên Chúa tuyển chọn để chuẩn bị một cách đặc biệt: các biến cố lịch sử, các nhà lãnh đạo, các Ngôn sứ, tức là các vị phát ngôn viên của Thiên Chúa… đều nhằm vào việc loan báo sự xuất hiện của một “Messia”, Đấng cứu nhân độ thế. Do đó, có thể nói Cựu ước chuẩn bị cho Tân ước. Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu chuộc cả nhân loại chứ không chỉ riêng dân tộc Do thái.

 

Tài Liệu:

 

Matthew 7: 21-23: “Không phải người nào gọi Ta là Chúa cũng được vào nước trời... Trong ngày phán xét sẽ có nhiều người kêu nài: “Thưa Chúa, chúng tôi đã giới thiệu Chúa cho nhiều người, đã dùng danh Chúa để đuổi quỷ và làm nhiều phép lạ (như một LM ở Úc làm cho tượng ĐM Mary chảy dầu), [và loan báo Tin mừng để mở mang “Nước Chúa”] . Nhưng ta sẽ đáp: “Ta không hề biết các ngươi! Hãy cút đi cho khuất mắt ta, vì các ngươi chỉ làm việc gian ác” [Các ngươi không phải là người Do Thái. Ta sinh ra chỉ để cứu người Do Thái mà thôi. Cha ta không biết, mẹ ta không biết, và ta cũng không biết cái giống người Việt Nam là giống nào. ”]

 

Chứng minh?

 

Matthew 15: 24: Chúa Giê-su phán: “Ta được phái xuống đây chỉ để cứu những con chiên lạc Do Thái mà thôi. ” [I was not sent except to the lost sheep of the house of Israel]

 

Matthew 1: 21: Lời thiên sứ nói với Joseph trong giấc mộng: “Và bà ta (Mary) sẽ sinh ra một đức con trai, ngươi sẽ đặt tên nó là Giê-su,vì nó sẽ cứu dân của nó [dân Do Thái] ra khỏi tội lỗi [And she will bring forth a Son, you shall call His name Jesus, for He will save His people from sins]

 

Luke 1: 32-33: Thiên sứ nói với Mary:  Và Thiên Chúa sẽ cho hắn (Giê-su) ngai của cha hắn là David. Và Hắn sẽ trị vì ngôi nhà của Jacob mãi mãi và vương quốc của hắn sẽ tồn tại mãi mãi. [And the Lord God will give Him the throne of His father david. And He will reign over the house of Jacob forever, and ofHis kingdom there will be no end]

 

Matthew 10: 5-7,  Giê-su bảo các tông đồ: “Không được đi đến nơi nào có dân Gentiles, và không được vào thành phố nào của dân Samaritan, mà chỉ được đi đến những con dân Do Thái bị lạc. Trong khi đi hãy rao truyền tin Nước Trời đã gần đến rồi. ”

 

Matthew 19: 28: Ta quả quyết với các con: Đến lúc ta ngồi trên ngai vinh quang trên nước Trời , các con là môn đệ ta cũng sẽ ngồi trên 12 ngai để xét xử 12 bộ lạc Do Thái.

 

Luke 22: 30: Các con sẽ được ăn uống chung bàn với Ta trong Vương Quốc của Ta, và ngồi trên ngai xét xử 12 bộ lạc Do Thái

 

Matthew 10: 23: Giê-su hứa hẹn: “Ta bảo đảm với các ngươi, các ngươi chưa đi hết các thành phố của Do Thái thì Con của Người (nghĩa là Ta: Giê-su) đã đến rồi”. [Nghĩa là Giê-su đã trở lại trần gian rồi “Second coming”]

 

Kể ra trích dẫn vài điều như trên cũng tạm đủ để cho đọc giả thấy rõ chất thuốc phiện Ca-tô Giáo đã làm tê liệt đầu óc của Đăng Trình như thế nào. Quý vị nào có can đảm muốn đọc thêm Đăng trình xin mời vào www. lamhong. org.

 

Qua các phần trên, chúng ta thấy rằng phần lớn những tín đồ Ca-tô Việt Nam vẫn còn sống trong bóng tối của sự hiểu biết như Russell Shorto đã nhận định chung ở trên. Tôi thật sự không thể ngờ được là người trí thức Ca-tô Việt Nam lại kém hiểu biết về chính đạo của mình như vậy. Đối với những tín đồ sống trong các ốc đảo ngu dốt (từ của Linh mục Trần Tam Tĩnh) thì không nói làm gì, nhưng đối với giới trí thức mà ngày nay vẫn mê mẩn về những điều hoang đường đã không còn giá trị thì thật là không hiểu nổi. Phải chăng cái vòng kim cô của Ca-tô Giáo đã xiết chặt trên đầu họ cho nên đầu óc họ đã bị mất đi khả năng suy tư cho nên không thể làm gì khác hơn là nhắc lại những điều mà họ đã bị nhồi vào đầu óc từ khi còn nhỏ. Vấn đề của chúng ta ngày nay là làm sao để giúp các tín đồ Ca-tô Việt Nam ra khỏi bóng tối, ra khỏi những mê muội về một nền thần học đã lỗi thời, về những giáo lý có tính cách hạ thấp con người. Chỉ có những con chiên mới cần đến người chăn chiên.

 

Nữ học giả Ca-Tô Joane H. Meehl, sau khi đã nhìn thấy rõ chủ đích và những việc làm của Giáo hội Ca-Tô từ thế kỷ 4 cho tới ngày nay, đã viết trong cuốn "Người Tín Đồ Ca-Tô Tỉnh Ngộ" (The Recovering Catholic, Prometheus Book, 1995, trang 288):

 

 "Đạo Ca-Tô chỉ thịnh hành và phát triển trong đám người nghèo và ngu dốt. Nó chỉ bị khắc phục bằng giáo dục (mở mang dân trí. TCN) và đời sống kinh tế thoải mái. " (Catholicism thrives and grows among the poor and ignorant. Itisovercomeby educationand economic well-being).

 

Chúng ta không thể giúp các tín đồ Ca-tô về kinh tế, nhưng chúng ta có thể giúp họ bằng giáo dục, nghĩa là mở mang đầu óc của họ bằng những tài liệu nghiên cứu, thống kê của các tác giả Tây Phương trong đó có một số linh mục và tín đồ Ki Tô Giáo, những tài liệu trong lãnh vực học thuật (scholarship) mà tôi cho rằng trong thời đại ngày nay, không có lý do gì người dân Việt Nam, nhất là những tín đồ Ca-Tô ở Việt Nam, không được quyền biết, mà trái lại vì tương lai dân tộc, người dân cần phải biết như là một phần quan trọng của bộ kiến thức thời đại.  

 

Mở mang dân trí, cập nhật hóa kiến thức thời đại, đây chính là một nhiệm vụ quan trọng trong thời đại ngày nay, không chỉ riêng của chính quyền mà là nhiệm vụ chung của mọi người dân Việt Nam nào còn có lòng với dân tộc, đất nước, còn trân quý truyền thống văn hóa và tôn giáo của Việt Nam. Tôi hi vọng giới trí thức, nhất là giới trẻ ngày nay, hãy nhận thức rõ tầm quan trọng của lãnh vực văn hóa này. Vì lợi ích của mọi người, và vì tương lai của dân tộc và đất nước, chúng ta hãy cùng nhau tích cực hoạt động trong đường hướng mở mang dân trí, giúp người dân nhận thức được những sự thật về các tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam.

 

Chúng ta hãy thể hiện hạnh từ bi trong nhiệm vụ này. Từ là “Cho vui” và Bi là “Cứu khổ”. Giúp cho người dân mở mang đầu óc, cập nhật hóa kiến thức thời đại, nhận rõ chân thực, là mang đến cho họ một nguồn vui vô tận; giúp cho người dân nhận rõ tỉnh thức, không bị huyễn hoặc bởi những điều hoang đường, mê tín, cất bỏ lòng sợ hãi thần quyền, gánh nặng Thiên Chúa vô hình trên vai, và thoát khỏi một tâm cảnh nô lệ ngoại quyền, đó chính là cứu khổ. Với thiện tâm, chứ không phải vì thù nghịch, chúng ta chỉ muốn giúp họ cất bỏ được cái vòng kim cô của Công giáo xiết chặt trên đầu họ. Đó là chuyện của chúng ta, còn họ có muốn chúng ta giúp hay không thì đó là chuyện của họ. Phật Giáo dạy rằng, thấy việc tốt thì cứ làm, đừng nghĩ đến truy cầu bất cứ điều gì. Đó là điều mà tôi cùng nhiều người khác trong Giao Điểm và Sách Hiếm đã thực hành trong nhiều năm nay.

 

Trần Chung Ngọc

Grayslake, IL.

 


(*) Chú thích của SH: S. Lokuang, "Buddhism on the Road to Renewal," Bulletin of the Secretarius pro non Christianis, No. 10, March 1969, pp. 20-27, quoted in PhraRajavaramuni (Prayudh Payutto), Thai Buddhism In the Buddhist World, (Bangkok: Mahachula Buddhist University), p. 91.

 

Đọc thêm câu tương tợ ở Phần V trong bài REPORT ON BUDDHISM trên http://www.crvp.org/

 


Trần Chung Ngọc

Nguồn link: http://giaodiemonline.com/2012/02/kitogiao.htm

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp