đậu tương đen hữu cơ

Nghiên cứu

15:44 18/12/2013

Bước đầu tìm hiểu về “Đạo Hà Mòn” ở Đắk Hà, Kon Tum

(TG&DT) - “Đạo Hà Mòn” thực chất không phải là một hiện tượng tôn giáo mới, không phải là tín ngưỡng dân gian mà chỉ là hoạt động nhằm lôi kéo một số người nhẹ dạ, có nhận thức thấp tham gia và làm theo những điều bịa đặt, lừa phỉnh của những kẻ đứng đầu.
Tiếp tục giới thiệu các tư liệu về tình hình tôn giáo ở vùng núi và cao nguyên Việt Nam, nhằm phục vụ cho Phật sự hoằng pháp đến đồng bào dân tộc thiểu số, có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho tăng ni Phật tử Việt Nam phát nguyện làm Phật sự quan trọng này, trong nội dung dưới đây, chúng tôi xin trích giới thiệu bài nghiên cứu của thạc sĩ Văn Nam Thắng (Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III) có tựa đề “Bước đầu tìm hiểu về “Đạo Hà Mòn” ở Đắk Hà, Kon Tum”. Bài đăng trên Tạp chí Khoa học Xã hội Miền Trung, Viện Khoa học Xã hội Vùng Trung Bộ, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam số 5 (25) 2013.

Mặc dù tựa bài viết giới hạn phạm vi nghiên cứu ở Đắk Hà, Kon Tum, nhưng nội dung của bài viết đã có sự mở rộng nghiên cứu cần thiết ra địa bàn toàn tỉnh Kon Tum, nhằm giúp người đọc có cái nhìn toàn diện hơn, đầy đủ hơn, bao quát hơn.

Bài viết nghiên cứu đề tài nói trên là do “… số người tin và theo đạo Hà Mòn ngày càng nhiều”. Hiện tượng như thế rõ ràng liên quan đến câu hỏi “Phật giáo ở đâu…?”. Đạo Hà Mòn là tôn giáo như thế nào mà có số người tin theo “ngày càng nhiều”? Để truyền bá Phật giáo đến đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao, chúng ta không thể không quan tâm đến câu hỏi như vậy. Chúng ta có thể tìm một số thông tin cho câu trả lời qua đoạn trích dưới đây (trang 75 tạp chí đã dẫn).

“1. Xuất xứ của “đạo Hà Mòn”

Từ cuối năm 1999, tại các làng Kotu, Đắcwok xã Hà Mòn, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum xuất hiện luận điệu tuyên truyền, tung tin “Đức mẹ hiện hình” do một số đối tượng là người dân tộc thiểu số như Y Gyin, Y Kach, A Níp dựng nên. Chúng lợi dụng hoạt động tôn giáo để lồng ghép âm mưu chống phá chính quyền, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Cho đến nay, luận điệu tuyên truyền này đã lây lan đến một số thôn, làng của một số huyện, thành phố vùng đồng bào dân tộc thiểu số của hai tỉnh Đắc Lắc và Gia Lai.

2. Bản chất của “đạo Hà Mòn”

“Đạo Hà Mòn” thực chất không phải là một hiện tượng tôn giáo mới, không phải là tín ngưỡng dân gian mà chỉ là hoạt động nhằm lôi kéo một số người nhẹ dạ, có nhận thức thấp tham gia và làm theo những điều bịa đặt, lừa phỉnh của những kẻ đứng đầu. “đạo Hà Mòn” không có giáo lý riêng, nội dung tài liệu tuyên truyền của nó thực chất là giáo lý, giáo luật, kinh thánh của đạo Công giáo. Các đối tượng cốt cán đã tự biên soạn thêm lời giáo huấn của Đức Mẹ như “Sứ điệp của Đức Mẹ Maria”, “Thông điệp Đức Mẹ hiện hình”… để lôi kéo giáo dân từ bỏ sinh hoạt đạo Công giáo cùng các phong tục tập quán truyền thống của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên để theo đạo của chúng.

Đối tượng tuyên truyền, vận động của “đạo Hà Mòn” là phụ nữ, đồng bào dân tộc thiểu số, tín đồ đạo Công giáo, đặc biệt, chú trọng vào những phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt, gặp tai ương trong cuộc sống và các tín đồ Công giáo phai đạo, nhạt đạo nhằm lôi kéo, lừa mị để quyên góp, thu vén về kinh tế phục vụ lợi ích cho nhóm cốt cán, cầm đầu. Ngoài ra, còn tuyên truyền, kích động tư tưởng ly khai, tự trị và gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc nói chung, và sự mất đoàn kết nội bộ giữa các tín đồ tôn giáo nói riêng, làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự của địa phương và đời sống nhân dân.

Hiện nay, nhóm cốt cán của “đạo Hà Mòn” đang phân tán lực lượng rộng ra các huyện, các tỉnh khác ở khu vực Tây Nguyên để tuyên truyền luận điệu cho rằng “đạo Hà Mòn mới là tôn giáo riêng của người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên”. Chúng còn âm mưu “chờ quốc tế can thiệp sẽ cùng các nơi biểu tình đòi lại đất của Nhà nước Đềga” và khuyến cáo mọi người “nếu ai đi theo khi được công nhận sẽ có chức quyền, có nhiều đất đai, tài sản”. Thậm chí, có nơi chúng còn tự nhận là “Công giáo Đềga” tương tự như trước đây bọn phản quốc Fulro đã dựng lên cái gọi là “Tin lành Đềga” để tập hợp lực lượng và thực hiện mưu đồ chính trị phản động của bọn lưu vong.

Về phương thức hoạt động của “đạo Hà Mòn”, các tín đồ thường tụ tập theo nhóm để đọc kinh, cầu nguyện và dâng hoa vào các ngày 10, 20, 30 hàng tháng. Cá biệt có nhóm sinh hoạt vào cả buổi sáng và buổi tối mỗi ngày, nhưng có nhóm chỉ sinh hoạt vào các ngày 20, 30 hàng tháng. Cốt cán của mỗi nhóm là người am hiểu về kinh kệ, thường là sử dụng nhà riêng của mình để cầu nguyện và là người xướng kinh. Những người theo “đạo Hà Mòn” không tham gia đọc kinh với các tín đồ Công giáo ở nhà nguyện, nhà thờ, thậm chí có nơi tín đồ của “đạo Hà Mòn” còn không tham gia sinh hoạt tại cộng đồng.

3. Những tác động tiêu cực của “đạo Hà Mòn”

Một là, “đạo Hà Mòn” đã cản trở việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Như đã nói ở trên, ở một số nơi, những người theo “đạo Hà Mòn” không tham gia sinh hoạt với cộng đồng, tổ chức đám cưới không đăng ký kết hôn, không chấp hành lệnh khám tuyển nghĩa vụ quân sự, hạn chế tiếp xúc với “người lạ”. Một số đối tượng còn có những lời lẽ thách thức, có thái độ chống đối khi chính quyền cơ sở triệu tập,… Những việc làm đó đã làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước cũng như sự quản lý, điều hành của chính quyền địa phương.

Hai là, “đạo Hà Mòn” với cách thức hoạt động của nó, đã làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Tình trạng tụ tập đông người, tổ chức dâng hoa, đọc kinh, cầu nguyện không báo cáo các cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và làm ảnh hưởng đến thời gian lao động, sản xuất của các tín đồ. Hơn nữa, lợi dụng sự cả tin của tín đồ một số đối tượng cầm đầu thường xuyên vận động đóng góp tiền bạc đã làm ảnh hưởng đến kinh tế của người dân. Các đối tượng cầm đầu, cốt cán thường vắng mặt bất thường, lôi kéo tín đồ rời khỏi địa phương mà không báo cáo với chính quyền đã làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Ba là, “đạo Hà Mòn” chia rẽ đoàn kết trong cộng đồng dân cư và gieo rắc mê tín dị đoan.

Do những người theo “đạo Hà Mòn” không tham gia các phong trào của thôn, làng, xã mà thường tách thành nhóm riêng biệt cho nên có nơi đã xảy ra mâu thuẫn giữa những người theo “đạo Hà Mòn” với bà con theo đạo Công giáo. Trong khu dân cư và các gia đình đã có biểu hiện mất đoàn kết, thậm chí là mâu thuẫn giữa những người theo và không theo “đạo Hà Mòn”.

Những người cầm đầu “đạo Hà Mòn” luôn cho rằng chỉ cần tin vào Đức Mẹ, tôn kính Đức Mẹ thì sẽ được Đức Mẹ dẫn dắt đến với Chúa Giê su nhanh hơn. Nếu siêng năng dâng hoa, cầu nguyện và đọc “kinh Đức Mẹ” thì cuộc sống sẽ tốt đẹp, đầy đủ, không làm cũng có ăn, bị ốm đau, bệnh tật không chữa cũng khỏi, thậm chí cả nợ ngân hàng cũng được trả hết!

Bốn là, “đạo Hà Mòn” phá hoại phong tục tập quán và kích động tư tưởng ly khai, tự trị.

Với luận điệu tuyên truyền “Ai theo đạo thì không được uống rượu ghè, không sinh hoạt cồng chiêng tập trung tại nhà rông” và “cần đạp bỏ ghè làm rượu, bỏ cồng chiêng”… “đạo Hà Mòn” đã xúi giục phá hoại nét đẹp văn hóa, loại bỏ phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số.

Có thể nói, với âm mưu “chờ quốc tế can thiệp” và lập nên cái gọi là “Nhà nước Đềga”  là những luận điệu hết sức phản động, kích động và lừa mị những người kém hiểu biết cả tin, đi ngược lại lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Vì vậy, Hà Mòn không phải là một tôn giáo mới mà là tà đạo, đồng thời khuyến cáo các cơ quan ban ngành có liên quan tích cực vận động tuyên truyền nhân dân xóa bỏ tà đạo nguy hiểm này khỏi đời sống nhân dân”.

Minh Thạnh (giới thiệu)

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp