Trong
khi hoằng pháp, cần nhất là giúp cho học nhân vui mà học, nghĩa là giúp cho vừa
thọ nhận pháp nghĩa và vừa thực nghiệm ngay ở thân tâm. Câu hỏi là, có cách nào
để giúp trẻ em vui học giáo lý? Có cách nào để hướng dẫn ngắn gọn cho người sơ
học về Phật Pháp? Có cách nào để cô đọng một hành trang giáo pháp cho người Phật
Tử bận rộn giữa đời thường? Có nhiều cách như thế, trong Kinh Phật đã cho thấy.
Đức
Phật trong nhiều kinh đã nói rất cô đọng giáo pháp cho một số trường hợp. Như
Kinh Giáo Giới La Hầu La (Trung Bộ Kinh, 61) có thể cho một điển hình về cách dạy
Phật Pháp cho trẻ em. Hay như trong Kinh Pháp Cú, nơi tích truyện kể rằng Đức
Phật dạy pháp niệm sự chết, và một cô bé dệt vải 16 tuổi nghe được, đã về thọ
trì liên tục 3 năm; tới khi cô bé gặp lại Đức Phật, nghe thêm bài Kệ 174 thì chứng
liền quả Dự Lưu. Đó là dẫn chứng hai trường hợp cho thấy trẻ em đã tu học Phật
pháp trực tiếp từ Đức Phật, qua những cách khác nhau.
Trong
rất nhiều kinh khác là lời Đức Phật nói giáo lý cho người mới gặp thuộc nhiều
thành phần dị biệt -- từ người hiền lương cho tới hung dữ, từ giới trí thức cho
tới ít học, từ bà mẹ mất con cho tới thiếu nữ chạy theo say đắm một tỳ kheo
trong tăng đoàn, và vân vân. Như thế, tuy Kinh Phật có thể học và tu cả đời vẫn
thấy chưa đủ, nhưng vẫn có thể cô đọng lại để làm hành trang giáo lý cho người
khẩn cấp.
Một
trong những phương pháp đơn giản hóa việc học Phật cho thiếu niên và người bận
rộn là sử dụng phương pháp vấn đáp để làm một bộ sách Vui Học Phật Pháp, trong đó
sẽ gồm các câu hỏi đáp căn bản và ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc. Hình thức vấn đáp
nên tương tự như các câu trong bài thi quốc tịch hay thi bằng láí xe ở Mỹ, nghĩa
là ngắn, trực tiếp, dễ nhớ. Ý kiến này tác giả đã từng trình với Thầy Thích Nhật
Từ, chủ nhiệm tạp chí Đạo Phật Ngày Nay, để chuyển lên các vị quan tâm về hoằng
pháp, và bây giờ xin phép bổ túc để chia sẻ với các vị cư sĩ quân tâm về việc
chấn hưng học Phật.
Mỗi
tuần, các đơn vị Gia Đình Phật Tử hay các chùa nên mời gọi các em thiếu niên học
thuộc lòng 10 câu vấn đáp. Có thể gây sinh động bằng cách chia các em làm nhiều
đội để học thi, và đố nhau qua vấn đáp về giáo lý căn bản. Mỗi kỳ trại hè cũng
là dịp để dạy các em học thuộc nhiều câu căn bản, đối với những em không thể tới chùa hàng tuần.
Các
vấn đáp Vui Học Phật Pháp nên chia làm nhiều cấp từ thấp lên cao, mỗi cấp có
nhiều câu hỏi đáp. Nên chia từng nhóm 10 câu để dạy các thiếu niên. Học về Đức
Phật, về quy y, về ngũ giới, về báo hiếu cho cha mẹ, về tiếp cận với cộng đồng,
về Tứ Ân, về sám hối, về pháp niệm hơi thở, vân vân... Học xong một số giaó lý
căn bản, nên dẫn các em đi một vòng nhiều chùa và giảỉ thích để thấy sự dị biệt
Nam Tông, Bắc Tông nhưng vẫn chung giaó lý Tứ Diệu Đế.
Cao
hơn sẽ học về Phật Giáo tại Việt Nam, sơ lược về lịch sử, về Chử Đồng
Tử, về thời Lý, Trần, về Phật Hoàng Trần Nhân Tông, về ước mơ của Vua Quang
Trung muốn chấn hưng Phật Giáo... Học xong, nên dẫn các em đi thăm nhiều chùa có
tính lịch sử dân tộc, giảỉ thích tùy theo dấu ấn lịch sử Phật Giaó ở địa phương.
Về Nam Tông và Bắc Tông.
Cao
hơn sẽ học về Phật Giáo Tây Tạng, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Pháp,
và một số giaó lý căn bản ở các nước dị biệt khác nhau. Về căn bản của Thiền Tứ
Niệm Xứ, về giáo lý Tịnh Độ, Mật Tông...
nhưng chuyên tu sẽ là tùy tông phái và tùy các Thầy ở điạ phương.
Các
câu vấn đáp nên chia từng nhóm 10 câu theo chủ đề. Như thế, từng nhóm 10 câu vấn
đáp có thể in vào một tấm thiệp, hoặc để làm bưu thiếp, hoặc để làm thiệp Xuân,
thiệp mùa Vu Lan, thiệp mùa Phật Đản. Có thể viết thư pháp theo mẫu 10 câu để các
em tập viết, hay tự viết làm lịch cá nhân
ngaỳ xuân.
Sau
đây là một số câu vấn đáp mà tác giả đề nghị cho Vui Học Giáo Lý.
10
CÂU CĂN BẢN
-
Đạo Phật là gì?
Đạo Phật là con đường giải thoát do
Đức Phật dạy.
-
Đức Phật là ai?
Đức Phật tên là Thích Ca Mâu Ni, là bậc
toàn trí, là thầy của khắp các cõi.
-
Đức
Phật dạy gì?
Đức Phật dạy bốn sự thật cao quý, gọi là
Tứ Diệu Đế.
-
Sự
thật thứ nhất là gì?
Là Khổ Đế. Vì cuộc đời luôn luôn có chuyện
bất như ý, vì có sinh thì phải già, phải bệnh, phải chết. Vì thế giới có mưa bão
lụt lội. Vì cõi người có đói, có đau, có bệnh, có nhiều chuyện buồn.
-
Sự
thật thứ hai là gì?
Là Tập Đế. Lý do của buồn, của khổ là vì
ham muốn, vì sân giận, vì si mê.
-
Tại
sao ham muốn lại khổ?
Ham muốn là tham. Vì muốn trẻ nhưng phải
già, muốn khỏe lại bệnh, muốn bình an lại gặp mưa bão lụt lội, muốn gần người
thương nhưng phải xa lìa. Hiểu luật nhân quả sẽ giảm lòng tham.
-
Tại
sao sân giận lại khổ?
Sân giận là ghét chuyện bất như ý. Ghét mùa
hè nóng, ghét mùa đông lạnh, ghét già, ghét bệnh, ghét mưa bão lụt lội, ghét xa
người thương. Hiểu luật nhân quả sẽ làm lòng sân.
-
Tại
sao si mê lại khổ?
Si mê là người không học Đạọ Phật, không
tin nhân quả. Không học Đạọ Phật thì sẽ ở cõi khổ hoài, sẽ không giải thoát. Không
tin nhân quả thì không hiểu được Đạo Phật.
-
Sự
thật thứ ba là gì?
Là Diệt Đế. Là trừ bỏ tham, trừ bỏ sân,
trừ bỏ si để có hạnh phúc tối thượng.
-
Sự
thật thứ tư là gì?
Là Đạo Đế. Là con đường giải thoát, gọi là
Bát Chánh Đạo, tóm gọn gồm 3 phần Giới, Định, Huệ: giữ giới trong sạch, giữ tâm
an tĩnh, tu học trí tuệ Phật.
10 CÂU THƯỜNG THẮC MẮC:
-
Đạo
Phật có tin vào Thượng Đế không?
Không. Đức Phật dạy rằng không hề có Thượng
Đế nào sáng tạo ra vũ trụ và con người. Vũ trụ liên tục sinh ra và rồi hủy diệt
sau nhiều tỉ năm, và rồi lại sinh ra theo luật tự nhiên. Khoa học đã chứng minh
điều này.
-
Tại
sao Đức Phật im lặng trước nhiều câu hỏi?
Tùy trình độ người hỏi, Đức Phật có khi
trả lời, có khi im lặng. Khi im lặng, không phải là không trả lời được, nhưng
cũng tương tự như lời giải bài toán đạị học không giải thích được cho người
trình độ tiểu học.
-
Đạo
Phật có nói gì về các vị trên trời không?
Đức Phật dạy rằng có 6 cõi thế gian,
trong đó có cõi trời. Đức Phật là thầy của tất cả các cõi trời, cõi người.
-
Khi
người dân Việt Nam
nói, “Trời ơi,” có phải dân Việt tin vào Đạo Trời?
Không, không phải. Ông Trời theo dân Việt,
còn gọi là Ngọc Hoàng Thượng Đế, là Vua Các Tầng Trời, nhưng không có quyền phép
nhiều. Truyện dân gian Việt Nam
kể rằng, thời xưa con cóc đã lên thiên đình hỏi tội Vua Trời vì nhiều năm hạn hán,
không chịu làm mưa, làm dân chúng đói khổ. Binh tướng nhà trời đánh thua, nên
Vua Trời mới gọi Cóc là Cậu, và mới cho mưa xuống. Truyện này cho thấy dân Việt
Nam
không thờ Trời.
-
Có nên
thờ phượng Vua Các Tầng Trời?
Không. Không nên thờ phượng Vua Các Tầng
Trời, vì Thiên Chủ còn thua kém cả học trò Đức Phật.
-
Xin
kể chuyện Thiên Chủ thua kém học trò Đức Phật?
Kinh Trung Bộ, trong Tiểu Kinh Đoạn Tận
Ái: học trò Đức Phật là ngài Mục Kiền Liên bay lên cõi trời dạy pháp cho Thiên
Chủ Sakka, chỉ mới ấn ngón chân cái là cung điện cõi Trời rung chuyển, làm
Thiên Chủ “hoảng sợ, lông tóc dựng ngược.”
-
Vua
Các Tầng Trời có nói gì về Đức Phật?
Có, Vua Trời đã khuyên hãy tìm học theo
Đức Phật. Kinh Trường Bộ, trong Kinh Kiên Cố: ngài Đại Phạm Thiên là Vua Các
Tầng Trời, tự nhận là Thượng Đế, là Đấng Sáng Tạo, đã trả lời không nổi câu hỏi
“Đất, nước, gió, lửa sẽ đi đâu sau khi biến diệt hoàn toàn,” nên khuyên ngài
Kevaddha hãy tìm hỏi Đức Phật, và hãy
thọ trì những gì Đức Phật dạy.
-
Có sự
tái sinh không?
Có. Những suy nghĩ, những việc làm thiện ác
sẽ dẩn tới những kiếp sau lành hay dữ. Khoa học đã chứng minh có sự tái sinh, có
nghiên cứu về những người nhớ được kiếp trước.
-
Có đúng
không, khi có kẻ nói, “Cứ tin vào Chúa sẽ được cứu rỗi”?
Không đúng. Đức tin không ngăn được bão lụt,
không giữ được trẻ đẹp, không cản nổi sự chết. Vì tất cả đều theo luật nhân quả:
Làm phước thiện, tất sẽ được giàu sang; có tu học theo Đạo Phật mới được giải
thoát.
-
Như
vậy, tại sao có người theo các tôn giáo thờ Trời?
Mỗi người có nhân duyên riêng. Rất hy hữu
mới có cơ duyên để gặp, để tin vào Đạo Phật. Cũng như ngày xưa người ta tin rằng
trái đất vuông, bây giờ có khoa học mới biết trái đất tròn. Đạo Phật cũng như
khoa học, có cơ duyên mới vào được.
-
Nên đối
xử với các bạn theo các tôn giáo khác thế nào?
Luôn luôn bày tỏ rằng mình là Phật Tử,
trong khi vẫn tôn trọng bạn mình. Khi nào có cơ hội, hãy truyền bá lời dạy của Đức
Phật, bằng lời nói, bằng chữ viết, bằng hành động tu học của mình.
10 CÂU TU HỌC CĂN BẢN
-
Thế
nào là Phật Tử?
Phật Tử là người đã thọ nhận ba điều quy
y, và năm điều giới cần giữ từ một vị thầy. Dù vậy, trong khi chưa quy y và thọ
giới, vẫn có thể tu học được. Thậm chí, tín đồ tôn giáo khác vẫn tu học theo Đạo
Phật được.
-
Khi
tu học, nên giữ tâm thế nào?
Trước tiên, cần tin sâu luật nhân quả. Làm
điều xấu, sẽ gặp quả xấu. Làm lành, sẽ gặp quả lành. Tiếp theo, hãy tin vào luật
vô thường.
-
Thế
nào là luật vô thường?
Là không có gì trường tồn. Mọi thứ đều đang
biến chuyển, thay đổi. Hôm nay gặp, ngày mai chia tay. Hôm nay vui, ngày mai buồn.
Tuổi trẻ sẽ đi, tuổi già sẽ tới. Tất cả đủ duyên thì hợp thành, hết duyên là
tan vỡ.
-
Thế
nào để thấy luật vô thường?
Từ lúc mới sinh tới giờ, chúng ta có hàng
triệu tấm thân chuyển biến khác nhau, có hàng triệu tâm vui buồn thương ghét khác
nhau. Có thể cảm nhận vô thường qua hơi thở, hơi thở vào là đổi dạng rồi biến mất,
hơi thở ra cũng đổi dạng rồi biến mất.
-
Nên
tu học thế nào?
Ngắn gọn, Đức Phật dạy: Đừng làm điều ác,
hãy làm điều thiện, luôn giữ tâm ý trong sạch.
-
Thế
nào là đừng làm điều ác?
Là đừng làm tổn thương bất kỳ ai, bất kỳ
chúng sinh nào, dù là bằng suy nghĩ, bằng lời nói hay chữ viết, bằng hành động.
-
Thế
nào là làm điều thiện?
Phải báo đền bốn ơn sâu: ơn cha mẹ, ơn
Tam Bảo và thầy bạn, ơn đất nước, ơn chúng sanh. Như thế, điều thiện là suy nghĩ,
là nói hay viết, là hành động để làm lợi ích cho cha mẹ, cho Tam Bảo và thầy bạn,
cho đất nước, và cho chúng sanh. Là giúp cho mọi người để thân được no ấm, để tâm
tin hiểu Đạọ Phật.
-
Thế
nào là giữ tâm ý trong sạch?
Là không khởi tâm tham, tâm sân, tâm si.
Muốn như thế, phải tập thiền.
-
Tập
thiền thế nào?
Trước tiên, hãy tập cách đơn giản, theo
ba câu sau:
Đi
đứng nằm ngồi
Cảm
nhận toàn thân
Hơi
thở dịu dàng
-
Thiền
đơn giản như thế sao?
Đúng vậy. Tuy đơn giản, nhưng khó giữ tâm
như thế liên tục từng giây từng phút. Đức Phật còn dạy cách ngắn gọn hơn, rằng
“Đừng để tâm dính mắc vào bất cứ thứ gì,” dù đó là âm thanh, hình ảnh, suy nghĩ,
cảm nhận, thương ghét... Kinh gọi như thế là giữ “tâm vô sở trụ.”
Cư Sĩ Nguyên Giác