đậu tương đen hữu cơ

GĐPT & CLB Trẻ

03:46 25/04/2011

Chữ VẠN của Phật giáo khác với chữ “vạn” của phát-xít Đức như thế nào?

Kinh Đại Bát Nhã, quyển 381 nói rằng: Chân tay và trước ngực của Phật đều có “Cát tường hỷ toàn” để biểu thị công đức của Phật. Đại trí độ luận, quyển thứ 89, phẩm tứ nhiếp thứ 78 có nói: Tay, chân, hông và ngực của Đức Thế Tôn có đầy đủ các tướng các tường. Nhìn chung, trong kinh văn Nguyên thủy, chữ Vạn ít được đề cập và được xem là một trong 32 tướng tốt.

HỎI:


Tại sao ở một số chùa, chúng tôi thấy hình chữ Vạn ngoặt sang bên phải nhưng có khi theo chiều ngược lại. Chữ vạn của Phật giáo khác với chữ “Vạn” của phát-xít đức như thế nào?


ĐÁP:


Căn cứ vào kinh Sơ Đại Bổn Duyên (Trường A Hàm), thì chữ Vạn là một trong 32 tướng tốt của Phật, là tướng tốt thứ 116 nằm trước ngực của Phật.Theo Đại Tất Già Ni càn Tử Sở Thuyết kinh, quyển 6 nói, đó là tương tốt thứ 80 của Thế Tôn Thích Ca, nằm trước ngực. Trong Thập Địa kinh luận, quyển 12 có nói, khi Bồ tát Thích ca chưa thành Phật, giữa ngực có tương chữ Vạn kim cương, biểu thị công đức trang nghiêm. Đó chính là tướng công đức trước ngực mà người ta thường nói. Nhưng kinh Phương Quảng Đại Trang Nghiêm, quyển 3 có nói, đều tóc của Phật cũng có 5 tướng chữ Vạn. Trong Hữu bộ Tỳ nại da tạp sự, quyển 29 nói, ở lưng của Phật cũng có tướng chữ Vạn. Chữ vạn chỉ là phù hiệu mà không phải là chữ viết. Nó biểu thị điềm lành tuyệt diệu không gì so sánh được, goi là điềm lành hải vân.


Vì vậy, kinh Đại Bát Nhã, quyển 381 nói rằng: Chân tay và trước ngực của Phật đều có “Cát tường hỷ toàn” để biểu thị công đức của Phật. Đại trí độ luận, quyển thứ 89, phẩm tứ nhiếp thứ 78 có nói: Tay, chân, hông và ngực của Đức Thế Tôn có đầy đủ các tướng các tường. Nhìn chung, trong kinh văn Nguyên thủy, chữ Vạn ít được đề cập và được xem là một trong 32 tướng tốt. Tuy nhiên, trong rất nhiều kinh luận Đại thừa như vừa nêu thì chữ Vạn được đề cập rất nhiều, biểu thị cho tính chất an lành, cao quý.


Phù hiệu chữ Vạn có chữ ngoặt sang bên phải, có chữ ngoặt sang bên trái. Theo Tuệ Lâm nhất Thiết kinh âm nghĩa, quyển 21 (ĐCTTĐTk, tập 54), Tuệ Uyển âm nghĩa và kinh Hoa Nghiêm thì tất cả có 17 chỗ nói với hình chữ Vạn ngoặt sang bên phải. Thời kỳ xa xưa, các giáo chủ Ấn Độ cổ, phàm là những Thánh vương chuyển luân cai trị thế giới đều có 32 tướng tốt. Phật là đấng Pháp vương cho nên cũng có 32 tướng tốt. Điều này đã được ghi trong Kim Cương Bát Nhã.


Gần đây, thỉnh thoảng có sự tranh luận về chữ Vạn ngoặt sang phải hay ngoặt sang trái; đại đa số đều cho rằng ngoặt sang phải là đúng, ngoặ sang trái là sai. Nhất là trong những năm 40 của thế kỷ XX, Hít - le cũng dùng hình chữ “Van” ngoặt bên trái, Phật giáo dùng chữ Vạn ngoặt sang bên phải. Thức ra, thì ở thời Vũ Tắc Thiên đời Đường đã có chữ Vạn rồi, đọc là chữ “Nhật” tượng trưng cho mặ trời, chữ ấy ngoặt sang bên trái. Hít – lê dùng chữ “Vạn” hình góc nghiên, đó là “dấu thập ngoặc (croix brisée), viết tắt của hai chữ S (State: Quốc gia) và S (Social: Xã hội); còn Phật giáo dùng chữ hìn vuông. Ấn Độ giáo thì lấy chữ ngoặt sang bên phải biểu thị thần nam giới, ngoặt sang bên trái biểu thị thị thần nữ giới.


Căn cứ vào công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Quang Đảo Đốc ở Trương Đại học Quốc Sĩ Quán (Nhật Bản) thì chữ Vạn vốn không phải là chữ viết, từ thế kỷ VIII trước tây lịch đã xuất hiện trong kinh điển Bà La Môn, với ký hiệu là Vátsa, cho tới thể kỷ thứ III trước Tây dịch lại đổi tên là Svastiko, vốn là tướng hình trôn ốc túm lông ngực của thần chủ Tỳ Thấp Noa, sau đó trở thành một trong 16 tướng tốt, rồi lại thành một trong 32 tướng tốt.


Tóm lại, trong Phật giáo, chữ Vạn là phù hiệu, không phải là chữ viết. Viết xoay bên trái hay bên phải đều được (Thích Minh Châu – Minh Chi, Từ điển Phật học Việt Nam, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1991, tr.756). Do vậy, dù là ngoặt sang bên phải hay ngoặt sang bên trái, chữ Vạn đều dùng để tượng trưng cho trí tuệ và lòng từ bị vô hạn của Phật. Chữ Vạn ngoặt ra hai bên biểu thị sự vận động vô hạn của Phật lực, kéo dài vô hạn tới bốn phương, mở rộng vô cùng tận, luôn luôn không ngừng tế độ chúng sinh vô lượng ở mười phương. Cho nên, cũng chẳng nên chấp hình chữ Vạn ngoặt sang phải hay ngoặt trái.


Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi thì khuynh hướng chữ Vạn ngoặt sang bên phải là một quan điểm đang được phân đông quần chúng Phật tử chấp nhân. Nên chăng, các cơ quan hữu quan nhu ngành văn hóa của Giáo hội chẳng hạn, cần phải xem xét vấn đến này và nhanh chóng đi đến một sự thống nhất chung, để tạo tính thuần nhất về những biểu tượng đặc thù của Phật giáo.


Theo Tổ tư vấn/giacngo.vn


Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp