đậu tương đen hữu cơ

GĐPT & CLB Trẻ

08:17 13/03/2012

Điểm căn bản trong thực hành theo đạo Phật là gì? - (Khải Thiên)

(TG&DT) - Điểm căn bản trong các pháp môn tu tập của Phật giáo, ở bất kỳ tông phái nào, là tu tập giới (sīla), định (samādhi), và tuệ (prajňā). Tu tập giới là để ngăn ngừa các việc làm xấu ác, ngăn ngừa các khả năng tạo nghiệp xấu ác đang còn tiềm ẩn trong tâm thức, và phát triển nhân phẩm đạo đức của con người.

 Điểm căn bản trong thực hành theo đạo Phật là gì?

 
Điểm căn bản trong các pháp môn tu tập của Phật giáo, ở bất kỳ tông phái nào, là tu tập giới (sīla), định (samādhi), và tuệ (prajňā). Tu tập giới là để ngăn ngừa các việc làm xấu ác, ngăn ngừa các khả năng tạo nghiệp xấu ác đang còn tiềm ẩn trong tâm thức, và phát triển nhân phẩm đạo đức của con người. Nói cách khác, tu giới có nghĩa là rèn luyện đời sống đạo đức và xây dựng nhân phẩm cao qúy cho chính bản thân mình. Tu định, hay còn gọi là thiền định, là để gội rửa các phiền não nhiễm ô trong tâm, làm cho tâm trở nên trong sạch, an tịnh, và sáng suốt.


Tu tuệ là để phát huy trí tuệ, nhận thức chân lý, hiểu rõ sự thật của cuộc đời, và sau cùng giác ngộ. Ba lĩnh vực của con đường tu tập này luôn bổ sung cho nhau. Ví dụ, người có đời sống đạo đức và nhân phẩm cao đẹp, thì tâm hồn luôn an lạc, tự tin, và không sợ hãi; người phát triển về định thì tâm luôn tĩnh lặng, an nhiên; và người phát triển về tuệ thì tâm luôn sáng suốt, tự tại dù hoàn cảnh có như thế nào. Tùy theo từng cấp độ tu tập mà bạn gặt hái được những kết quả khác nhau. Ba lĩnh vực tu tập căn bản này, đạo Phật gọi là ba vô lậu (anāsrava), có nghĩa là không còn rơi rớt vào dòng sinh tử, giải thoát tất cả triền phược của thế gian.

 
Tu trong đạo Phật khác với các tôn giáo khác ở chỗ nào?

 
Các tôn giáo khác chú trọng đến vấn đề cầu nguyện như một cách thức để tiếp xúc với các Đấng thiêng liêng; trong khi đối đạo Phật, con đường thực hành tâm linh được đặt căn bản trên sự tu tập mà không phải là cầu nguyện, mặc dầu cầu nguyện vẫn được thực hành trong tiến trình tu tập. Ở đây, chữ tu (bhāvanā) trong đạo Phật mang một ý nghĩa đặc biệt, bao gồm cả hai phần: a/ từ bỏ các việc làm xấu ác, và b/ phát triển các đức tính cao đẹp như từ, bi, hỷ, xả, và các hạnh Ba la mật (xem câu hỏi 14). Nếu bạn chỉ làm phần đầu (a) tức là từ bỏ các việc làm xấu ác, có nghĩa là bạn mới dừng lại con đường tạo các nghiệp bất thiện mà thôi; và như thế, tức là bạn chưa tu tập thực thụ.


Cũng giống như người nghiện rượu lâu năm và đổ bệnh, bây giờ không uống rượu nữa, thế có nghĩa là anh ta mới dừng lại thói nghiện rượu. Vấn đề còn lại mà anh ta cần phải làm đó là chữa lành căn bệnh mà anh đang cưu mang, đồng thời phát huy sức khỏe và đời sống lành mạnh cả thể chất lẫn tâm hồn. Cũng vậy, khi tu tập, bạn cùng lúc phải thực tập cả hai: từ bỏ việc làm xấu ác trước đây và làm các việc lành mà xưa nay chưa làm. Nói tóm lại, căn bản cho con đường tu tập trong đạo Phật là: bỏ các việc ác, làm các việc lành, và làm cho tâm thức thanh tịnh bằng cách tu tập giới, định, và tuệ.

 
 
Nếu chỉ tu tập một trong ba pháp giới, định, hoặc tuệ có lợi ích không?

 
Bạn nên nhớ rằng giới, định, và tuệ là ba lĩnh vực hay nói đúng hơn là ba tính chất căn bản của con đường tu tập. Nó được xem như là một nhóm phẩm chất (group quality) luôn hỗ trợ và tương tác lẫn nhau. Khi bạn giữ gìn giới pháp, thì tâm bạn sẽ được trong sạch, an lành, không lo âu, sợ hãi .v.v. đấy chính là những phẩm tính của định và những phẩm tính này sẽ đưa bạn đến định cao hơn. Và từ tâm an lành, bạn sẽ có đủ sáng suốt trong những hành động của tự thân nhằm dắt dẫn cuộc sống hằng ngày, đấy là phẩm tính của tuệ.


Do đó, giới định tuệ là một nhóm phẩm chất gắn liền với nhau. Chẳng hạn, một kẻ đi cướp nhà băng thì làm sao tâm anh ta có thể bình yên được, làm sao anh ta có thể có tuệ giác về chân lý và cuộc sống khi mà tâm của anh ta đầy dẫy tham, sân, si? Vì vậy, giới đức càng lớn, thì định càng cao, và tuệ giác càng sáng tỏ. Bạn không cần thiết phải phân chia thành từng cụm của nhóm phẩm chất vô lậu-giải thoát này.

 
 
Vậy làm sao để một người bình thường trở thành Phật tử?

 
Muốn trở thành Phật tử bạn phải quy y Tam Bảo và thực hành các giới pháp căn bản của đạo Phật. Tam Bảo là Phật, Pháp, Tăng. Phật (Buddha) là đấng giác ngộ toàn triệt, đã giải thoát khỏi mọi phiền não, sinh tử luân hồi. Pháp (Dharma) là những lời dạy của Đức Phật, là con đường đưa đến sự giác ngộ, giải thoát. Tăng (Sangha) là những người xuất gia sống tỉnh thức trong thanh tịnh và hòa hợp theo con đường của Đức Phật. Tam Bảo còn được hiểu theo nhiều góc độ như bản tóm tắc dưới đây.  
 

Phân loại

Phật (Buddha)

Pháp (Dharma)

Tăng (Sangha)

Lịch sử

Đức Phật Thích Ca Mâu ni

Những lời dạy của Đức Thích Ca Mâu Ni được kết tập trong kinh điển

Đoàn thể Tăng già, xuất gia theo Phật, bao gồm Thánh tăng và hiền tăng

Ý nghĩa 

Con người của giác ngộ và giải thoát

Con đường đưa đến giác ngộ và giải thoát

Những người sống tỉnh thức trong sự hòa hợp và thanh tịnh

Biểu tượng

Hình tượng của chư Phật 

Ba tạng giáo điển (kinh, luật, luận)

Các vị tu sĩ Phật giáo

Triết lý

Phật tính trong mỗi con người

Chân lý của giác ngộ 

Bản thể thanh tịnh, hoà hợp




Giới pháp căn bản của người Phật tử là nền tảng đạo đức Phật giáo, bao gồm năm giới: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, và không nghiện ngập say sưa. Là một Phật tử, bạn phải thọ trì ít nhất là một trong năm giới. Giữ giới càng trọn vẹn, thì giới đức càng lớn, nhân phẩm càng thanh cao.



Khải Thiên

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp