14:51 29/11/2012
Niệm Phật thì phải luôn nhớ chỉ có danh hiệu “A Di Đà Phật”, để giữ tâm đạt đến trạng thái Nhất tâm bất loạn. Nếu trong tâm khởi sanh một danh hiệu khác, ngay cả danh hiệu của một vị Phật khác, thì sự niệm Phật sẽ không được Nhất tâm, ta gọi là nhị tâm, nhị tâm là loạn tâm...
08:56 08/11/2012
Tuy nhiên, nếu luận theo ý nghĩa của hai chữ cầu siêu, thì không phải chỉ trong 49 ngày thôi. Vì cầu siêu có nghĩa là cầu mong vượt qua: “từ cảnh giới tối tăm xấu ác, vượt qua đến cảnh giới tốt đẹp an lành”. Hiểu theo nghĩa đó, thì lúc nào ta cũng phải cầu siêu, cầu siêu cho chính bản thân ta, đồng thời cũng cầu siêu cho mọi người luôn luôn được sống trong an lành.
10:51 02/05/2012
Mùa Phật đản năm nay, nơi nơi đã và đang ngập tràn hương sắc kính mừng đại lễ. Mỗi nơi, mỗi cảnh sắc, mỗi cách thức tổ chức nhưng tựu chung đều thành tâm, hướng nguyện mừng Đại Lễ Phật Đản, với mong muốn, ước nguyện bình an, hạnh phúc đến muôn nơi. Hoạt động nào cũng thấy rõ được tâm từ, thiện nguyện và hòa trong không khí thắm đượm tình đạo vị. Nhân đây, quý Phật tử gần xa bớt chút thời gian trì hành Nghi thức cúng dường Lễ Phật đản, góp phần Đại lễ thêm ý nghĩa...
10:40 30/03/2012
Mình biết mê không có gốc, vọng nó bản không, mê nó không có gốc mà tánh Phật là sự thật. Tánh Phật là sự thật hiển nhiên thì chỉ có một việc là an định vào tánh Phật mà buông những cái mê vọng của mình ra. Đừng nắm lấy vọng thân, vọng tâm và vọng cảnh nữa, đừng cho là thật, đừng sống với nó nữa, thế là tri kiến thanh tịnh.
21:48 15/03/2012
Tóm lại, pháp là do tâm tạo. Tâm thanh tịnh thì tạo ra thế giới thanh tịnh. Ở cõi thế gian, tâm chúng sinh có thiện có ác, nên cõi giới có vui có khổ. Ở cõi địa ngục, tâm chúng sinh toàn ác nên chỉ có toàn cảnh khổ.
08:17 13/03/2012
Điểm căn bản trong các pháp môn tu tập của Phật giáo, ở bất kỳ tông phái nào, là tu tập giới (sīla), định (samādhi), và tuệ (prajňā). Tu tập giới là để ngăn ngừa các việc làm xấu ác, ngăn ngừa các khả năng tạo nghiệp xấu ác đang còn tiềm ẩn trong tâm thức, và phát triển nhân phẩm đạo đức của con người.
10:15 21/12/2011
Thật ra trước khi chứng đắc, chúng sinh đâu có vô minh phiền não, nhưng dần theo thời gian cái bụi trần bám víu mỗi ngày một chút nên con người sống xa dần với chân tánh, với chơn tâm Phật tánh sáng suốt nhiệm mầu của mình.
09:55 28/11/2011
Tất cả sự vật dù là đồng tánh hay dị tánh, đồng chủng hay dị chủng, đồng năng hay dị năng duyên khởi mà tạo ra muôn loài hữu tình và vô tình chúng sinh. Mà đã là vạn vật hữu hình thì tất cả đều là pháp hữu vi. Tại sao lại là pháp hữu vi? Bởi vì các pháp đó là do duyên khởi, duyên sanh hội hợp lại mà thành, chớ không có gì chắc thật cả.
09:26 26/11/2011
Lúc ở Mã Lai đã có người hỏi tôi về vấn đề này rồi. Ông ta hỏi: Rốt cuộc là người sợ ma hay ma sợ người? Tôi đáp: Nếu trong tâm ông có ma, tức là người sợ ma, còn nếu trong tâm ông không có ma thì là ma sợ người!
09:21 26/11/2011
Phật dạy rằng tánh giác tất minh, vọng vi minh giác nghĩa là do vọng tưởng phát khởi mà sinh ra phân biệt rồi chấp mắc hiện tượng vạn hữu. Cái phân biệt của con người trở thành năng minh để chống lại cái tánh giác diệu minh của hiện tượng vạn pháp và chấp thủ sai lầm về cái bản giác minh diệu của chính mình. Do vọng tưởng sai lầm đó mà dẫn đến những nhận thức sai lầm để có mừng, giận, thương, yêu, sợ, ghét…