-5/1/1930: Stalin tuyên bố tất cả các nông trang đều trở thành nông xã tập thể.
-10/3/1930: Thất nghiệp ở Anh lên tới 1.5 triệu người.
-12/3/1930: Gandhi sẵn sàng chết để chống lại thuế muối của Thực Dân Anh.
-16/3/1930: Phú nông là mục tiêu cần tiêu diệt của Stalin.
-23/4/1930: Tưởng Giới Thạch phải đối đầu với các lãnh chúa và những thành phần khuynh tả có cảm tình với Đảng Cộng Sản trong Quốc Dân Đảng.
-31/5/1930: Biện pháp mạnh, bắt giam Gandhi được Phó Vương Anh ban hành để đối phó với việc Gandhi chống lại thuế muối tạo ra những cuộc đình công, bạo loạn và đốt phá các tiệm rượu khắp Ấn Độ. Thiết quân luật được ban hành ở vài nơi.
-26/6/1930: Stalin tuyên bố những cuộc thanh trừng làm lợi cho đất nước.
-22/7/1930: Chiến hạm Anh được gửi tới để đàn áp cuộc nổi dậy của người Ai Cập.
-7/8/1930: Thất nghiệp ở Anh vượt qua con số 2 triệu người.
-15/9/1930: Từ 12 đại biểu, Đức Quốc Xã tiến lên 107 đại biểu trong cuộc bầu cử, tức đứng thứ nhì sau Đảng Xã Hội Đức.
-8/1/1931: Giáo Hoàng Pius chống lại trào lưu giải phóng tình dục như ly dị, kiểm soát sinh đẻ, phá thai.
-14/4/1931: Tây Ban Nha thành lập nước Cộng Hòa khi nhà vua bỏ trốn.
-31/5/1931: Giáo Hoàng tuyên bố Đảng Facist chống lại người Thiên Chúa Giáo.
-Khánh thành Empire State Building cao nhất thế giới tại Nữu Ước.
-20/9/1931: Khủng hoảng trong dân chúng khi chính phủ Anh tuyên bố phá giá đồng bảng.
-30/9/1931: Dân thất nghiệp biểu tình phản đối và nổi loạn trong Hải Quân Hoàng Gia Anh.
-4/11/1931: Gandhi được mời uống trà với Vua George V và Hoàng Hậu Mary tại Điện Buckingham, Anh Quốc. Gandhi chỉ khoác một mảnh vải như thường lệ.
-31/1/1932: Quân Nhật tiến chiếm Thành Phố Thượng Hải.
-19/2/1932: Nhật thành lập chính phủ bù nhìn tại Mãn Châu.
-10/4/1932: Hitler thua trong đợt hai của cuộc bầu cử tổng thống Đức nhưng uy tín của Quốc Xã lên cao.
-29/6/1932: Quân đội Thái Lan (Siam) lật đổ nhà vua và thành lập nền quân chủ lập hiến.
-9/7/1932: Cuộc họp ở Lausanne, Thụy Sĩ hủy bỏ bồi thường chiến tranh của Đức.
-30/1/1933: Sau cuộc vận động hậu trường của các chủ ngân hàng, sĩ quan quân đội và chính trị gia cánh hữu, ngày hôm nay, Hitler được tổng thống Đức chính thức bổ nhiệm làm thủ tướng.
-25/2/1933: Nhật giận dữ rời bỏ Hội Quốc Liên sau khi đại hội đồng đặc biệt lên án Nhật gây chiến ở Mãn Châu. Nhật nói rằng Trung Hoa không phải là quốc gia có chủ quyền vì chỉ kiểm soát được 4 trong số 18 tỉnh.
-1/4/1933: Chiến dịch tẩy chay các cơ sở thương mại Do Thái do lệnh của chính quyền Quốc Xã bắt đầu bằng những cuộc bạo động chống Do Thái. (Sau 75 năm, tinh thần đó lại sống dậy ở Đức.)
-Phim King Kong với kỹ thuật điện ảnh mới nhất được trình chiếu.
-10/5/1933: Sách vở không phải của Đức bị thiêu đốt bởi thành viên Quốc Xã.
-23/6/1933: Hitler cấm tất cả các đảng phái đối lập.
-26/7/1933: Bằng một loạt các sắc lệnh, Hitler ra lệnh lành mạnh hóa chủng tộc để không còn người mù, câm, điếc, thân thể méo mó, di truyền, khờ dại, động kinh…ngăn cấm lai giống để chỉ đẻ ra giống Aryan thuần chủng thông minh, đẹp đẽ, thân hình cao lớn, tóc vàng.
-23/8/1933: Gandhi ra khỏi tù, chỉ còn nặng có 90 cân Anh (pound).
-29/8/1933: Đức Quốc Xã lùa người Do Thái vào các trại tập trung.
-14/10/1933: Hitler tuyên bố không còn tham dự vào Hội Nghị Giải Giới Geneva và Hội Quốc Liên. Lời tuyên bố này giống như trái bom nổ ở Genève. Thế nhưng Hitler nói rằng mục tiêu của Đức là hòa bình, bình đẳng, không vũ trang.
-12/11/1933: Đảng Quốc Xã đoạt 95% số phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý Đức rút ra khỏi Hội Nghị Giải Giới Geneva.
-9/12/1933: Phiến quân Cộng Sản nổi loạn ở Tây Ban Nha.
-17/2/1933: Cuộc nổi dậy của phe Xã Hội bị đàn áp tại Áo, cả ngàn người bị quân đội dùng súng máy bắn chết ở Vienna.
-1/3/1934: Nhật dựng Phổ Nghi làm vua bù nhìn của Mãn Châu.
-24/4/1934: Nhật Bản cảnh cáo Tây Phương đừng đụng tới Trung Hoa.
-2/5/1934: Bực mình vì thủ tục rườm rà, Hitler ra lệnh thành lập Tòa Án Nhân Dân xử tội phản quốc mà nạn nhân không có quyền kháng cáo.
-10/6/1934: Mussolini theo dõi trận đấu mà đội tuyển Ý lần đầu tiên thắng đội Tiệp Khắc 2-1, đoạt giải vô địch túc cầu thế giới ở Âu Châu.
-15/6/1934: Moussolini và Hitler gặp nhau.
-13/7/1934: Himmler điều khiển các trại tập trung.
-19/8/1934: Tổng Thống Đức Hindenburg qua đời, Hitler trở thành lãnh đạo tối cao.
-8/10/1934: Phong trào đòi độc lập của Catalonia bị đàn áp ở Tây Ban Nha. (Một lần nữa cuộc trưng cầu dân ý đòi độc lập của Catalonia năm 2017 lại bị dập tắt.)
-4/3/1935: Anh gia tăng chi phí quốc phòng để đối phó với đe dọa từ Đức.
-17/4/1935: 13 trong số 14 thành viên của Hội Quốc Liên lên án Đức vi phạm thỏa ước giới hạn quân sự Versailles.
-18/6/1935: Trung Hoa phải nhượng bộ Nhật Bản, thay thế các viên chức ở Mãn Châu bằng những người do Nhật chỉ định.
-15/8/1935: Hitler ban hành lệnh cấm kết hôn giữa người Đức và Do Thái.
-19/9/1935: Người Do Thái bị cấm sinh hoạt ở nơi công cộng. (Đây là sảo thuật gây căm thù để kích động lòng dân giống như Sam Rainsy của Căm Bốt lấy chiêu bài chống Việt Nam để tạo uy thế chính trị. Người dân như con cừu non, cuồng nhiệt hoan hô, nhưng thảm họa sẽ đi theo.)
-20/10/1935: Cuộc Vạn Lý Trường Chinh (Long March) kết thúc. Quân Mao Trạch Đông từ Giang Tây, vượt Sông Dương Tử, trải qua 6000 dặm để về cố thủ ở Diên An, Tỉnh Thiểm Tây, 30,000 binh sĩ tới nơi, 100,000 binh sĩ bỏ mạng trên đường. (Lui binh, di tản chiến thuật hay tháo chạy luôn luôn gây thiệt hại nặng, có khi tan rã. )
-3/10/1935: Quân Fascist Ý tiến vào Abyssinia (Ethiopi ngày nay)
-22/10/1935: Anh lo ngại cuộc xâm lăng của Ý vào Abyssinia là một thử thách lớn nếu Hội Quốc Liên thất bại thì thế giới sẽ bước vào thời kỳ nguy hiểm và sầu thảm.
-18/11/1935: Các quốc gia trong Hội Quốc Liên bắt đầu ban hành lệnh cấm vận Ý.
-25/11/1935: Hy Lạp trưng cầu dân ý để phục hồi chế độ quân chủ.
-Một khí cụ mới của Anh sử dụng làn sóng phát thanh khiến có thể phát hiện máy bay từ xa.
-7/3/1936: Quân Đức với trống, kèn tiến vào Rhineland là vùng phi quân sự nằm ở bờ Sông Rhine theo Thỏa Ước Versailles như một thử thách ý chí của Hội Quốc Liên.
-9/5/1936: Moussolini tuyên bố giờ đây Fascist Ý đã có một đế chế.
-31/7/1936: Sự nổi dậy của lực lượng Fascist gây ra cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha.
-25/8/1936: 16 người bị hành quyết tại Moscow trong đó có hai người là đồng chí của Stalin trước đây.
-Hình ảnh bà Dorothea Lange chụp tại California nghèo đói, phải nuôi con bằng rau cỏ đông lạnh ăn cắp được và những con chim bẫy được.
-30/9/1936: Quân nổi loạn của Tướng Franco dự định tấn công Thủ Đô Madrid, Tây Ban Nha. Lực lượng này bị đẩy lui vào ngày 29/10/1936.
-11/10/1936: Một trăm ngàn người làm thành hàng rào cản để ngăn chặn cuộc diễn hành của 7000 thành viên mặc áo đen của Fascist Anh ở đông Luân Đôn.
-25/11/1936: Quân Phiệt Nhật và Đức Quốc Xã ký thỏa ước hợp tác để bảo vệ văn hóa, văn minh Âu Châu và nền hòa bình thế giới trước sự đe dọa của Bolshevik. Thỏa ước này cũng giống như việc thành lập phe trục (Axis) Đức-Ý. (Cái điên khùng ở chỗ đại sứ Anh và đại sứ Pháp cùng chứng kiến buổi lễ ký kết này ở Bá Linh. Điều này chứng tỏ Anh, Pháp không biết gì về tình hình thế giới hoặc giả sau Thế Chiến I tất cả đều đã mệt mỏi và chỉ muốn yên thân?)
-12/12/1936: Vua nước Anh Edward VIII thoái vị để đi theo tiếng gọi của tình yêu, cưới bà Simpson.
-29/1/1937: 17 người của Trotsty bị Stalin thanh trừng.
-20/1/1937: Trong diễn văn nhậm chức, tái đắc cử tổng thống, Ô. Roosevelt nói rằng, “Tôi không có ảo tưởng về khó khăn của đất nước. Tôi thấy 1/3 dân chúng Hoa Kỳ không có nhà ở, ăn mặc tiều tụy và thiếu ăn.”
-2/2/1937: Chi tiêu cho hải quân Anh lên tới mức cao nhất sau Thế Chiến I.
-23/2/1937: Tưởng Giới Thạch từ chối liên minh với phe Cộng Sản để chống lại cuộc xâm lăng của Nhật Bản.
-27/4/1937: Phát Xít Đức đưa máy bay tới oanh tạc Thành Phố Guernica /Basques của Tây Ban Nha để hỗ trợ cho lực lượng nổi dậy của Franco.
-18/4/1937: Trotsty hiện đang sinh sống ở Mễ Tây Cơ kêu gọi lật đổ Stalin.
-12/6/1937: Tám tướng lĩnh Sô-viết bị Stalin xử bắn.
-7/7/1937: Anh lên kế hoạch thành lập quốc gia cho người Do Thái bằng cách chia cắt Palestines.
-29/8/1937: Máy bay Nhật oan tạc Thành Phố Thượng Hải bằng bom cháy. Hình ảnh em bé chừng một tuổi, cháy xém, đang ngồi khóc bên cạnh đường rầy xe lửa vì bà mẹ đã chết. (Chúng ta ca ngợi sự phục hưng của người Nhật sau chiến tranh, nhưng đừng quên những tội ác của họ đã gieo rắc lên các dân tộc ở Á Châu.)
-28/9/1937: Một triệu người Đức tập họp ở Field of May rực rỡ ánh đèn là nơi năm ngoái tổ chức Thế Vận Hội, trong khi đó Moussolini và Hitler đứng trên khán đài vẫy tay chào.
-29/9/1937: Cuối cùng Tưởng Giới Thạch đồng ý liên minh với Mao Trạch Đông để chống Nhật.
-21/10/1937: Tướng Franco kiểm soát được vùng bắc Tây Ban Nha.
-29/11/1937: Những cha mẹ không phải là Đức Quốc Xã sẽ mất quyền nuôi con. Hitler nói rằng tất cả trẻ em sinh ra là của chúng tôi.
-22/12/1937: Anh quốc phẫn nộ vì Nhật đánh chìm tàu Anh trên Sông Dương Tử.
-Bức họa Guernica của Picasso mô tả nỗi khủng khiếp khi máy bay Đức oanh tạc thành phố này để hỗ trợ cho Franco, được trưng bày trong một cuộc triển lãm ở Paris.
-14/3/1938: Dân Áo hoan hô khi quân Phát Xít Đức tiến vào Vienna.
-24/3/1938: Anh cam kết bảo vệ Pháp và Bỉ nhưng không cam kết với Tiệp Khắc.
-Danh họa Salvador Dali bị trục xuất khỏi Trường Phái Siêu Thực Âu Châu vì ủng hộ Franco trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Cáo buộc này sai nhưng Salvador Dali lui vào quy ẩn và sống với thế giới siêu thực với tác phẩm nổi tiếng “Sự dai dẳng của trí nhớ” (Persistence of Memory) vẽ chiếc đồng hồ nhão ra như một miếng cao-su.
-10/4/1938: Hitler đạt chiến thắng lạ lùng trong cuộc trưng cầu dân ý sát nhập Áo vào Đức tổ chức tại Đức và Áo với số phiếu thuận 99.75%. (Thử hỏi với khí thế này ai dám chống lại Đức Quốc Xã?)
-19/4/1938: Chiến thắng của Franco khiến đất nước Tây Ban Nha chia đôi.
-29/4/1938: Anh và Pháp ký thỏa thuận bảo vệ Tiệp Khắc.
-2/5/1938: Moussolini ca ngợi hiệp ước hòa bình ký kết với Anh. (Một mưu kế có từ thời Xuân Thu Chiến Quốc là ký hiệp ước hòa bình với nước lớn để chuẩn bị xâm lăng nước nhỏ.)
-8/6/1938: Máy bay Nhật bỏ bom khốc liệt Quảng Đông và Thượng Hải.
-19/6/1938: Ý hạ Hung Gia Lợi 4-2 đoạt giải vô địch Túc Cầu Thế Giới lần thứ hai.
-19/6/1938: Trẻ con Đức cấm không được nói chuyện với trẻ con Do Thái.
-30/9/1938: Thủ tướng Anh Chaimberlain ký thỏa hiệp với Đức và Ý là không có chiến tranh ở Tiệp, nhưng vùng Sudeten nói tiếng Đức phải thuộc về Đức. Thủ Tướng Chamberlain bay về Anh ngay đêm đó và được hoan hô nhiệt liệt vì đã ký được hiệp ước hòa bình của thời đại!
-5/10/1938: Quân Đức tiến vào Tiệp Khắc. Dân chúng đổ xô ra đường chào đón.
-21/10/1938: Quân Nhật chiếm Quảng Đông.
-9/11/1938: Đàn bà Đức reo hò khi người Do Thái bị đánh đập một cách vô lý.
-21/11/1938: Anh đề nghị định cư dân Do Thái ở Đức vào các quốc gia Phi Châu thuộc địa của Anh.
-12/12/1938: Đức Quốc Xã tịch thu tất cả tài sản của người Do Thái.
-17/1/1939: Cảnh sát ruồng bố cả ngàn người tình nghi sau khi IRA (Quân Đội Ái Nhĩ Lan) đánh bom ở Luân Đôn.
-26/1/1939: Đạo quân chiến thắng của Franco tiến vào Barcelona- thủ phủ của Catalonia, một số dân chúng trung thành với chính phủ di tản khỏi thành phố.
-Dân chúng trốn tránh lo sợ chiến tranh, tìm quên với lãng mạn thời xa xưa qua cuốn phim “Cuốn Theo Chiều Gió”(Gone With The Wind) với hai tài tử chính là Clark Gable và Vivien Leigh.
-15/3/1939: Dân Tiệp Khắc hoan hô khi quân Đức tiến vào Thủ Đô Prague .
-28/3/1939: Nội chiến chấm dứt khi quân Franco tiến vào Thủ Đô Madrid.
-31/3/1939: Anh và Pháp cam kết bảo vệ Ba Lan.
-5/4/1939: Anh ban hành luật trú ẩn và di tản 2,500,000 trẻ em khi có chiến tranh.
-27/4/1939: Anh dự trừ ban hành luật cưỡng bách tòng quân.
-22/5/1939: Quốc Xã Đức và Fascist Ý ký thỏa hiệp “Pact of Steel” cam kết hỗ trợ nhau bằng binh lực khi nổ ra chiến tranh.
-27/5/1939: Stalin thận trọng trước đề nghị liên minh quân sự của Anh.
-23/6/1939: Quân đội Ái Nhĩ Lan (IRA) bị đặt ra ngoài vòng pháp luật tại Ái Nhĩ Lan.
-23/8/1939: Stalin và Hitler ký thỏa hiệp bất tương xâm.
-27/8/1939: Máy bay Đức với động cơ phản lực lần đầu tiên bay trên bầu trời.
-31/8/1939: Cuộc tổng động viên khắp Âu Châu coi như hoàn tất để đương đầu với chiến tranh.
-31/8/1939: Trẻ em ở các thành phố Anh âm thầm di tản để đối phó với chiến tranh.
-3/9/1939: Sau khi gửi tối hậu thư cho cho Bá Linh mà không được trả lời, Anh và Pháp tuyên bố tình trạng chiến tranh.
-4/9/1939: Churchill tái tham gia nội các sau cuộc cải tổ của Thủ Tướng Chaimberlain.
-30/9/1939: Đức và Nga xâm lăng và chia cắt lãnh thổ Ba Lan. Quân đội lạc hậu của Ba Lan không ngăn nổi cuộc tiến quân như sấm chớp của Đức Quốc Xã. 60,000 người Ba Lan bị giết, 200,000 bị thương, 700, 000 bị bắt làm tù binh. Chính phủ Ba Lan chạy qua Lỗ Ma Ni. Nga bị trục xuất khỏi Hội Quốc Liên.
-16/10/1939: 800 người coi như đã chết khi chiến hạm Anh Royal Oak bị thủy lôi Đức bắn chìm ở hải cảng Scapa Flow, Scotland.
-12/10/1939: Anh đem 158,000 quân vào Pháp.
-4/11/1939: Tổng Thống Roosevelt gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Anh và Pháp.
-8/11/1939: Hitler thoát chết trong một vụ đặt bom ở Munich.
-30/11/1939: Máy bay Nga oanh tạc Thủ Đô Helsinki của Phần Lan.
(Còn tiếp)
Đào Văn Bình