đậu tương đen hữu cơ

Đời sống Đạo

12:36 02/08/2011

Sự sẻ chia nơi cửa Thiền

Trong nhịp tất bật của cuộc mưu sinh, hẳn bạn đã từng biết được-mất, hơn-thua, danh vọng-thấp hèn… là những vấn đề tồn tại song hành trong cuộc đời, trong nhịp sống, trong suy nghĩ thường ngày của mọi người. Khi được thì ta vui, khi mất thì ta buồn chán

HỎI:


Tôi là một phụ nữ bất hạnh, từ lúc lấy chồng, phải lam lũ giành giật với cuộc sống để nuôi con. Tuy gian nan khổ cực nhưng cả hai vợ chồng đều cắn răng nếm trải để nuôi dưỡng con cái nên người, vậy mà bất hạnh vẫn chưa thôi đeo đuổi. Mặc dù tương đối gọi là có chút thành công trong cuộc đời, con cái đã lớn và đang chập chững bước vào đời, mơ ước về một cuộc sống hạnh phúc tưởng như trong tầm với của hai vợ chồng chúng tôi… Thế mà người tôi thương yêu nhất, đã cùng tôi bùi ngọt sẻ chia, đã vội từ giã cuộc đời khi chưa đến tuổi “tri thiên mệnh”. Đau thương trong tôi như dâng lên ngút tận trời xanh. Tôi mới biết cửa thiền trong một thời gian ngắn nhưng rất tin tưởng và mong một sự sẻ chia…


ĐÁP:


Lời đầu tiên, chúng tôi xin gởi đến bạn sự chia sẻ chân tình, nguyện cầu mười phương chư Phật gia hộ cho người chồng quá cố của bạn được thác sinh ở miền lạc cảnh, và riêng cá nhân bạn, nhanh chóng vượt qua cơn đau để vững vàng đứng lên, là niềm tin, chỗ dựa vững chãi không thể thiếu cho cả gia đình.

Nhân duyên bạn đến với đạo Phật, theo bạn nói là chỉ gần đây, thế nhưng có thể nhân duyên đó đã được vun bồi từ muôn kiếp trước. Do những vướng bận của duyên nghiệp đời thường, nhân duyên ấy chưa hiển lộ mà thôi. Quả thật, tuy hơi muộn màng nhưng bạn đã đến với Phật pháp bằng tất cả sự nhiệt  thành và đây là một tong những duyên lành mà bạn có được trong cuộc đời đầy biến động và khổ đau này.


Trong nhịp tất bật của cuộc mưu sinh, hẳn bạn đã từng biết được-mất, hơn-thua, danh vọng-thấp hèn… là những vấn đề tồn tại song hành trong cuộc đời, trong nhịp sống, trong suy nghĩ thường ngày của mọi người. Khi được thì ta vui, khi mất thì ta buồn chán. Và, tuy không nói ra nhưng sự mất mát của một người chưa hẳn là nguyên nhân để những nỗi khổ dâng lên trong ta, nếu như người ấy với ta không được kết nối bởi bất cứ sợi dây liên lạc nào như cha mẹ, chồng vợ, con cái và bạn bè v.v… Nói như thế để thấy rằng, cuộc đời vẫn đong đầy nỗi khổ đó thôi, nhưng do tình luyến ái, do nghiệp thức của riêng ta nên không nhận ra những nỗi khổ mà bao người đang gánh chịu. Rồi bất thần một mai nào đó, nỗi khổ kia gõ cửa và ta chợt nhận ra: mình là kẻ bất hạnh nhất trên đời.


Như pháp thoại về nàng Kisagotamì, “người đàn bà ôm xác con đi tìm những hạt cải ở bất cứ nhà nào mà chưa có người chết, theo sự chỉ dạy của Thế Tôn, làm thuốc cải tử hoàn sinh”. Để tìm ra một người, một gia đình nào đó mà chưa có sự mất mát, chia ly là chuyện không tưởng trong cuộc đời này. Do đó, đã mang thân phận con người thì khổ đau, mất mát như là một phần không thể thiếu trong cuộc sống mà dù muốn hay không ta đều phải chấp nhận. Vì thế, việc cần làm trước mắt, bạn phải bình tâm chấp nhận thực tế đồng thời tìm ra một phương thức để vượt thoát khỏi đau thương này.


Bạn hẳn đã biết, mong mỏi của người quá cố là phải thành công trong sự nghiệp, nuôi con cái thành người và trên hết là không bao giờ muốn bạn phải chịu thêm bất cứ một nỗi khổ đau nào. Như trình bày của bạn trong thư, chúng tôi tin chắc rằng ở bên kia thế giới, hương linh người quá cố vẫn hằng mong mỏi như thế. Do đó, trước một nỗi đau ngập trời riêng nhu thế, bạn cần phải bình tâm để chuyển những nỗi khổ đau thành hành động hiện thực, chí ít là phải thực hiện bằng được di nguyện của người quá cố. Mặt khác, đối với những người con, sự mất cha là nỗi khổ đau không thể bù đắp, vì vậy, bạn cần phải vững vàng hơn, mạnh mẽ hơn lên để khẳng định rằng, dù mất cha nhưng mẹ vẫn luôn là chỗ dựa tinh thần để che chở cho những người con.


Với ý nguyện như thế, với tâm tư như thế, bạn sẽ nhận ra rằng không có nhiều thời gian để gặm nhấm nỗi buồn riêng mà việc trước mắt là cần phải vững vàng hơn trong trách nhiệm mới. Trong thực tế, nói theo dân gian: người chết thì đã chết, còn người sống cần phải sống và cần nhất là sống ra sao cho đúng đạo làm người.


Nỗ lực hơn bằng tất cả những gì có thể duy trì và phát triển sự nghiệp của chồng để lại, nuôi dạy con cái thật tốt, làm chỗ dựa vững chãi không thể thiếu về tinh thần cho con là những việc bạn cần đối diện và thực hành. Mong rằng bạn nhanh chóng vượt qua nỗi đau để vững tin đưa bản thân và những đứa con tiến về phía trước.


Theo Tổ tư vấn/GiacNgo.Vn

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp