đậu tương đen hữu cơ

Đời sống Đạo

14:21 15/09/2012

Báo hiếu cha mẹ bằng Bồ đề tâm (Thích Phổ Huân)

(TG&DT) - Hiếu Cha Mẹ trong đạo Phật là dâng phụng đủ đầy hai yếu tố, vật chất và tinh thần. Nhưng tinh thần đó là phải quay về với chánh pháp, với sự khám phá của chính cha mẹ, chứ không phải của người con sở hữu dâng tặng ban cho. Người con chỉ có bổn phần trình bày thưa đáp cho cho mẹ rõ thế nào là chánh pháp mà thôi.

    Hiếu dưỡng cha mẹ thường tình ở thế gian là những món ngon vật lạ, là nhu cầu vật chất cấp dưỡng đủ đầy. Cung phụng hiếu dưỡng như vậy, người đời ai cũng khen, cũng tán dương, ca ngợi. Nói cho cùng tất cả đất nước quốc gia dân tộc nào cũng phải tán đồng ca ngợi. Như thế hiếu dưỡng săn sóc đền đáp cha mẹ là một định lý chân thiện không thể thay đổi; và cũng từ đó ngược lại bất hiếu mẹ cha, sẽ bị mọi người khinh chê quở trách.


Vậy thì đối với vấn đề tôn giáo, ý nghĩa hiếu dưỡng cha mẹ có khác lạ chi không?


 Nói đến tôn giáo, đúng nghĩa của nó là quay về thần linh, hoặc đấng tối cao làm nơi quy hướng. Lòng quy hướng đó, nhiều khi đã làm con người quên đi những gì hiện hữu thực tại nhất trong đời sống thiêng liêng tự thân, gia đình và nhân loại. Cho nên ý nghĩa hiếu dưỡng cha mẹ không có hạn cuộc, không cần phải đi theo niềm tin tôn giáo. Nhưng nếu tôn giáo nào hay bất kỳ một triết sống nào đề cao lòng hiếu thảo phụng dưỡng cha mẹ cụ thể thiết thực nhất, thì đó mới có ý nghĩa và đáng được phổ biến.


Với đạo Phật hiếu dưỡng cha mẹ chẳng những được ca tụng, mà còn là nền tảng giúp người học Phật đạt được lòng hiếu thảo cao siêu rốt ráo nhất. Vì điều ta hiểu trước tiên, đạo Phật không thuần là tôn giáo, nghĩa là không có cầu cạnh thần linh, không thờ phượng đấng tối cao triệt để, đến nổi phải đánh mất thực tại, lo sợ cầu cạnh bên ngoài quên đi bản tâm là nơi quy hướng, nơi trung tâm sinh ra vạn pháp. Nói một cách rõ hơn, đạo Phật căn cứ ngay đời sống thế gian tu niệm, và trong đó cha mẹ là người sanh ra ta, cho nên phải được kính thờ trước nhất.


Như vậy trong đạo Phật, hiếu là điều tất nhiên; và phải làm sao cho cha mẹ được bình yên, an ổn, có được một niềm tin, một cuộc sống không mê tín, không sợ hãi, để sống hạnh phúc ngay với niềm tin trong đời sống hiện tại.


Nhưng làm thế nào không mê tín, không sợ hãi?


Thưa đó là tin nhân quả, tin nhân duyên nghiệp báo. Tin làm lành được lành, làm ác gặp ác. Tin con người không phải chỉ sống nhờ vào phẩm vật, mà còn có phần tâm linh tinh thần, phần tâm thức linh diệu; do đây ta thấy không biết bao nhiêu người giàu có dư thừa vật chất, mà khổ vẫn khổ; và bao nhiêu người không được giàu sang những vẫn có an lạc hạnh phúc.


Hiếu Cha Mẹ trong đạo Phật là dâng phụng đủ đầy hai yếu tố, vật chất và tinh thần. Nhưng tinh thần đó là phải quay về với chánh pháp, với sự khám phá của chính cha mẹ, chứ không phải của người con sở hữu dâng tặng ban cho. Người con chỉ có bổn phần trình bày thưa đáp cho cho mẹ rõ thế nào là chánh pháp mà thôi.


Đương nhiên người làm cha mẹ, đã dư sức dạy bảo con mình những căn bản luân lý thiện ác trong đời sống, nhưng nếu cha mẹ không học Phật không biết Phật pháp cha mẹ vẫn chưa thể hiểu được vấn đề hiếu dưỡng tuyệt đối của con mình.


Nói như vậy để thấy món ăn tinh thần của thế gian dâng tặng cho cha mẹ, là sống vâng lời cha mẹ, là làm người hiền lương có ích cho nhân quần xã hội vẫn chưa đủ để đưa cha mẹ đến niềm an lạc vô biên.


Thế thì hiếu cha mẹ theo đạo Phật thật sự liên hệ mật thiết đến giáo lý giải thoát của Đấng Toàn Giác.


Thưa vâng, giáo lý giải thoát, cho thấy cuộc sống là cuộc luân hồi đi mãi từ vô thỉ đến nay; cuộc luân hồi đó chính do ta chủ động. Và sức chủ động đưa con người luân hồi là do nghiệp lực tham ái, sân giận, si mê. Bao giờ con người còn ba vấn đề tham, sân, si này, cuộc luân hồi sẽ vô tận. Điều này thật dễ hiểu, vì những tham ái, những sân giận, những si mê khiến con người không thể không quay lại cuộc luân hồi, để giải quyết, để bám víu, để thanh toán, và như thế sẽ không bao giờ có chuyện ra khỏi luân hồi được!


Giáo lý của Đấng Toàn Giáo đã dạy như thế; trừ khi con người tỉnh thức giác ngộ thì cuộc luân hồi sẽ chẳng còn đe dọa, chẳng còn nối dài vô tận - cuối cùng là sự chứng đạo vượt ra khỏi luân hồi, rồi tự tại đứng nhìn cuộc luân hồi để hạnh phúc, để đi vào đi ra theo nguyện lực, chứ không theo nghiệp lực si mê đọa lạc.


Vậy người con đại hiếu là người con biết hướng dẫn cha mẹ ra khỏi cuộc luân hồi. Chỉ có như thế mới là người đại hiếu, trọn vẹn ý nghĩa phụng dưỡng, đền đáp công ơn sâu dày cho cha mẹ.


Lần nữa nếu không tin như vậy, ta thử xét xem đã có biết bao người cha, người mẹ, khi nằm trên giường bệnh sắp ra đi có được hài lòng, có được an tâm hạnh phúc trong sự hiếu dưỡng của một vài người con? Và cho dù trên thế gian này có chuyện đó đi nữa, thì cha mẹ còn có những đứa con khác không làm vừa lòng cha mẹ, thì cha mẹ cũng chẳng yên tâm trọn vẹn ra đi.


Rồi như trên đời này vẫn có cha mẹ nào đó khi sắp lâm chung, được hết tất cả người con làm cha mẹ hài lòng, cả hai mặt tinh thần vật chất, thì cha mẹ vẫn khó hài lòng yên tâm, vì còn có rất nhiều người khác chẳng làm cha mẹ an vui để ra đi yên ổn – đó là những bà con họ hàng và những hàng xóm chung quanh, hoặc những người chẳng quen biết mà cha mẹ bỗng nhiên nhớ lại khi nằm trên giường bệnh…Tóm lại bao giờ cha mẹ còn lo lắng, còn suy nghĩ đắn đo trước lúc lâm chung thì nhất định phải bị nghiệp lực luân hồi.


Như thế cha mẹ chúng ta sẽ mãi mãi khổ đau cho dù ta có báo hiếu thế nào! Vậy thì ta có thể nói thẳng rằng, chẳng có cha mẹ nào trên thế gian này mà không đau khổ, vì bởi cuộc đời là đau khổ, đúng như giáo lý đức Phật dạy Khổ là chân lý. Thế thì hiểu ngay, khi cha mẹ hiểu cuộc đời là khổ, và hiểu Khổ là chân lý, thì cha mẹ đã bắt đầu tìm cách thoát khổ, và vậy cha mẹ đã không còn lo lắng đắn đo khi nằm trên giường bệnh trước phút ra đi.


Những người con nào có được cha mẹ như vậy quả là đại phước, phước hơn cả vạn lần cha mẹ thành tựu bất cứ việc gì ở thế gian.


Vậy thì có thể tóm tắt, việc hiếu dưỡng cha mẹ thiết thực cụ thể khi áp dụng giáo lý giải thoát, là phải hiểu rằng không phải đời này ta có cha mẹ, không phải đời nay ta mới sinh ra; ta đã có không biết bao nhiêu cha mẹ vì không biết bao lần sinh ra. Cứ mỗi lần như vậy ta chẳng báo hiếu được cha mẹ, cho nên ta phải sinh ra chứng kiến cảnh chia ly than khóc, rồi cứ thế ta khóc, cha mẹ khóc, và rồi cha mẹ cùng ta cứ mãi luân hồi!


Nghĩ như thế mới thấy tất cả mọi người có thể đã từng là cha mẹ ta, nhất là những người thân thuộc quen biết, những người này nhất định cùng ta luân hồi không biết bao nhiêu lần trong đau khổ.


Hiểu điều này người hiếu thảo cha mẹ, người được duyên học Phật, càng quán chiếu sâu hơn bằng cái nhìn, cảm nhận được cha mẹ quá khứ đang hiện hữu chung quanh ta, và cha mẹ hiện tại đã khổ đang khổ quá nhiều vì ta trong cuộc sống. Cho nên ta phải trả hiếu đền đáp tất cả, và việc trước nhất phải phát Bồ Đề Tâm, phát được tâm giác ngộ, học Phật, khuyên người kịp mau quay về con đường tỉnh thức. Làm được như vậy đó là ý nghĩa hiếu dưỡng cha mẹ rốt ráo nhất, và cha mẹ hiện tại sẽ là những người trong tương lai đầy đủ hành trang Bồ Đề lại tiếp tục cùng ta báo ân báo hiếu đến tất cả chúng sanh đã và đang đau khổ.


Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát.


Thích Phổ Huân

 

Bình luận (1)

Con nguyen mot long quy y tam bao,phat tam bo de,cuu giup chung sanh,den dap on nghia sinh thanh cua cha me.nam mo dai hieu muc kien lien bo tat.
Thanh binh ( 12/06/2013 11:21:16)

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp