LỜI MỞ ÐẦU
Kính thưa quý vị độc giả
Khi Sống, Con Người lo đủ việc và nhất là hết lòng chuẩn bị mọi thứ: - Nào chuẩn bị thi cử, chuẩn bị ra trường, chuẩn bị cưới hỏi, chuẩn bị sinh con, chuẩn bị nhận việc làm, chuẩn bị mua nhà, chuẩn bị đi du lịch, chuẩn bị đi nằm bệnh viện…
Nhưng có một việc rất gần gũi, thiết thực và hệ trọng cho mỗi người thì lại không thấy ai chuẩn bị cả… Đó là chuẩn bị lúc Lâm chung!.
Tại sao lại phải chuẩn bị lúc qua đời? Mọi người ai cũng Chết cả, đó là chuyện tự nhiên, có gì mà phải chuẩn bị? Nhiều người sẽ nói như thế khi nhắc tới chữ Chết.
Nhưng chính vì mọi người ai cũng phải Chết nên cũng phải chuẩn bị - mà nên chuẩn bị kỷ hơn - Vì thật sự Chết không phải là đơn giản như những điều ta chuẩn bị trên đời Lý do:
- Khi Chết, ta ra đi chỉ một mình đơn độc.
- Ở ngưỡng cửa Tử Sinh, vì không Chuẩn bi trước nên ta sẽ bơ vơ, ngơ ngác, lo sợ, mơ hồ không biết làm gì và tới đâu
- Rời khỏi thế gian rồi, ta sẽ đi vào những Cõi giới khác mà ta không biết xấu tốt ra sao? Tâm thức ta lúc ấy vô cùng bấn loạn, sợ sệt kinh hãi, hoang mang.
Vì thế khi sống ta cần biết rõ khi Chết sẽ ra sao và chuẩn bị trước để lúc lâm chung, tâm thức ta đủ sáng suốt để nhận định đâu là Cửa tới Cõi An lành hầu chuyển đổi một kiếp đời mới khác… tốt đẹp hơn…
Tập sách nhỏ này được biên soạn qua các tài liệu Kinh sách giá trị - Hy vọng sẽ giúp mọi người có được một số chuẩn bị hữu ích cho lúc phải giã từ thế gian này.
Soạn giả Đoàn văn Thông
MỌI NGƯỜI NÊN CHUẨN BỊ CHO CHÍNH MÌNH
Khi giải thích về Sự Chết, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói rằng: "Chết là một phần tự nhiên của Sự Sống - Chết không có gì bất công và đáng sợ vì ai rồi cũng phải Chết và Chết không phải là “Mất hẳn”. Tuy nhiên không ai biết trước là mình sẽ Chết vào lúc nàoVà Chết ra sao? - Vì thế, tốt nhất là ta nên chuẩn bị - Hãy xem sự chết như là một sự đi xa. . .".
Tại sao mọi người đều biết rõ là người đi du lịch thường chuẩn bị trước nhiều thứ trước khi đi mà lại không biết chuẩn bị trước cho mình nhiều việc trước khi cái chết sẽ phải đến?
Tìm hiểu sự Chết rất quan trọng và cần thiết cho tất cả mọi người - Vì sự thật hiển nhiên là mọi người ai cũng phải tới lúc Chết - Vậy thì tìm hiểu sự chết sẽ giúp kịp thời chuẩn bị cho mình được an bình, thuận lợi khi phút lâm chung đến. Đừng đợi tới khi sắp qua đời mới lo thì không còn kịp nữa...
Đại Đức Sogyal Ripoche khi viết về Sự Chết đã ghi nhận rằng: Trên thế giới, nhất là nơi những xã hội tân tiến - quả thật là rất ít người hiểu biết về cái chết - trước khi Chết, trong khi Chết và sau khi Chết như thế nào..?
Nhiều người như cố quên về cái chết, cho cái Chết là đáng sợ, không dám nhắc tới. Nhưng cũng có người lại làm ra vẻ thản nhiên bất cần, coi thường sự chết bằng cách biểu lộ qua lời nói: “Ôi! Ai rồi cũng chết cả vậy thì lo sợ, nghĩ ngợi làm chi cho mệt! Cứ để cho nó tới”.
Thật sự thì lời nói đó chỉ là để khỏa lấp về sự chết, chối bỏ sự chết, vì không muốn nghe chữ chết mà thôi – Nhưng khi sự chết đến gần với họ thì sự lo âu khủng khiếp không còn làm họ thản nhiên nữa và khi đó vì không có chuẩn bị trước nên sự ra đi của họ về thế giới bên kia lại chất chứa nhiều đau khổ và sai lầm . . .
Có người còn cho rằng Chết là Hết là không còn gì nữa - Vì thế họ sống vội vả, cố hưởng được những gì họ có trong cuộc đời hiện tại mà họ đang sống chớ không cần nghĩ đến tương lai, hậu quả của đời sau ra sao - Như vậy họ sống chỉ là để hưởng thụ, nặng về vật chất mà coi nhẹ hay không nghĩ đến phần tâm linh - họ chỉ sống với mục đích thuần vật chất chớ không vì mục đích tâm linh...
Sự chết quả thật là rất quan trọng, nếu mỗi người tự suy nghĩ về cái giờ phút cuối ấy thì thật sự là không đơn giản.
Khi biết được vấn đề trên một cách sâu xa tế nhị và quan trọng thì ngoài sự chuẩn bị cái chết cho riêng mình, ta còn nên giúp người khác biết chuẩn bị cho họ được an lành khi cái chết đến với họ...
Sống trên thế gian này mọi người đều bị mê muội làm và nghĩ biết bao điều mê muội trong khi cái chết là cái thực tế đang chờ đợi thì lại không bao giờ để tâm tới. Ðó chính là cái sai lầm ghê gớm mà mọi con người đã và đang phạm phải mà không biết.
Con người hầu như gần cả cuộc đời mình đã hao phí gần hết thời gian khổ công cho việc làm ra tiền, xài tiền hay cóp nhặt để dành tiền...Chỉ ngần ấy thôi cũng đã khiến tiêu tán hết năng lực... để rồi cái chết tới bất ngờ trong khi ta chưa chuẩn bị gì cả. Mà cái chết thì lại không mang theo được bất cứ gì.
Khi chết không ai đem theo được bất cứ cái gì. Dù Vua chúa, người giàu sang hay kẻ nghèo hèn... một khi đã chết thì không đem theo của cải vật chất nào cả.
KHI CHẾT, KHÔNG MANG THEO ÐƯỢC BẤT CỨ GÌ
Thật vậy, khi chết, hai tay buông xuôi, quả thật người chết không mang theo được bất cứ gì nhất là tài sản, tiền bạc. Vì thế trong cuốn Tử thư Tây Tạng thường nhắc nhở mọi người rằng: trước khi chết ta nên rời bỏ không luyến tiếc những gì mà ta có - Những tài sản, tiền bạc vật dụng ta nên chia, trao tặng rõ ràng - như thế là hoàn toàn buông xả, để chính ta cũng không còn phải phân vân khi ra đi, không còn khao khát, thiết tha, quyến luyến tiếc nuối... Ngay cả sự thương hay sự ghét cũng phải buông xả, trút bỏ. Có thế người sắp mất ra đi với “cái tâm bình thản” – không bị ray rứT bịn rịn hay ràng buộc bởi bất cứ vấn đề gì.
Ngay khi mới ra đời là ta đã tiến dần tới Cõi chết. Ấy vậy mà ta thì lo gom góp mọi thứ cho mình để rồi khi Chết ta lại đi có một mình với hai bàn tay trắng, để lại tất cả những gì mà ta đã khổ công đeo đuổi bấy lâu... Chỉ có cái ta có thể mang theo là cái Tâm linh tu tập...
(Ðức Ðạt Lai Ðạt Ma đời thứ 14)
CẦN BIẾT TRƯỚC CÁI CHẾT SẼ ÐẾN
Phần lớn người Ðông phương lấy làm lạ và có khi phẩn nộ khi thấy bác sĩ Tây phương hay nói thẳng về sự sống chết cho bệnh nhân biết – Khi biết căn bệnh đã đến hồi vô phương cứu chữa, bác sĩ thường nói thẳng cho người bệnh biết để lo liệu trước. Xét cho cùng thì là điều hay, nên làm vì con người ta ai cũng quen dần với tình trạng hoàn cảnh hiện tại của họ cả. Lúc mới nghe bác sĩ nói điều không may thì họ rất kinh hãi, sợ sệt – nhưng rồi dần dà họ sẽ an phận vì không còn con đường nào khác – và những giây phút còn lại của họ sẽ sống theo với hoàn cảnh của họ - khi đó họ cũng tự nhủ là con người trước sau rồi ai cũng phải chết – mà sự thật xưa nay đều thế. Cùng lúc nếu thân nhân bè bạn cũng nói và cùng chấp nhận điều đó với đời của họ thì người bệnh sẽ cảm thấy phần an ủi rất lớn lao và tự nhiên họ không còn đau khổ, lo sợ về cái chết sắp tới nữa.
Ðại sư Soyal Rinpoche đã khuyên mọi người là nên nói một cách tế nhị, khéo léo sự thật về cái chết cho thân nhân sắp qua đời biết khi căn bệnh họ đã tới hồi nguy kịch - Ðiều ấy có lợi vì giúp họ “kịp dọn mình, chuẩn bị tinh thần cho một tình huống phải đến - Nhờ thế mà dần dần họ sẽ cảm thấy yên tâm và cũng từ đó họ bắt đầu sửa đổi thái độ, tâm linh với mọi người, với gia đình, với những ân oán, nợ nần, những gì cần giải quyết vân vân cho tốt đẹp.
TÂM TƯ NGUYỆN VỌNG CỦA NGƯỜI SẮP LÌA ÐỜI
Soyal Rinpoehe là một Đại đức lừng đanh của xứ Tây Tạng, là người am hiểu sâu xa về Sự chết đã cho biết rằng: Những người sắp chết thường giống nhau về tâm tư, nguyện vọng. Khi đang còn sống tự nhiên, khi mà cái sự chết chưa di chuyển dần đến với họ thì họ chưa cảm nhận được sự chết ra sao cả. Nhưng khi sự chết đến gần họ rồi, họ đã cảm nhận được rồi thì lúc đầu, họ cảm thấy dè đặt, bất an. Nhưng Rồi từ từ, tinh thần họ sẽ an bình kế cận với cái chết - Điều quan trọng lúc đó họ thích thổ lộ những điều liên quan tới cái chết và những điều màhọ mong mỏi ước ao.
TheoĐại đức Rinpoche thì nếu người sắp qua đời đã nói được những tâm tư nguyện vọng của họ một cách tự nhiên thoải mái thì điều ấy sẽ giúp họ thay đổi được quan niệm sống, thay đổi về cuộc đời mà họ đã từng trải qua để đi vào thế giới khác một cách bình an tốt đẹp - Khi bạn đến thăm người sắp chết, nếu họ nói ra những gì về cá nhân họ, cuộc đời họ, tình cảnh họ, bệnh.tình họ... thì đó là những cảm nghĩ riêng tư của họ. Hãy để cho họ thổ lộ những gì mà họ muốn nói, đừng cản lời họ vào lúc đó.
Không những là không cảntrở mà còn khuyến khích, cảm thông với họ, hòa đồng vào với họ một cách ân cần đầy tình cảm ... khi họ nói ra: Có vậy họ sẽ có được cảm giác là khi ra đi họ không cô đơn. Lúc này rất quan trọng, vì người sắp qua đời đang ở vào giai đoạn dễ cảm xúc nhất, nhạy bén nhất. Khi tiếp xúc với người sắp qua đời, bạn nên tự đặt mình vào với hoàn cảnh của người sắp mất, đang kề cận với cái chết thì lúc đó tình cảm bạn đối với họ sẽ chânthật, sâu đậm hơn và lúc đó bạn sẽ hiểu thấu tâm can, ước vọng hay sự lo lắng của họ hơn - còn họ thì lại cảmthấy an bình thanh thản như trút được gánh: nặng và cóngười vào lúc đó cảm thấy như có được người cảm thônghòa điệu với mình khiến họ an bình can đảm hơn. Nói tóm lại bạn phải tỏ ra tự nhiên không hốt hoảng, lo sợ và tin tưởng là giây phút sắp tới là giây phút mà người sắp mất sẽ gặp đấng tối cao, họ sẽ được Chúa hay Phật dẫn đắt họ vào cõi tốt lành an lạc. Đáng ngại nhất và sai lầm nhất là vào giây phút đó người thân lại hay kêu gào than khóc níu kéo như sợ người mình thương ra đi - Phải nghĩ rằng mọi người ai rồi cũng phải chết, không đi trước rồi cũng sẽ đi sau - Có lẽ vì thế mà ông bà ta thường có câu an ủi rằng: Kẻ Chết trước được mồđược Mả, kẻ Chết sau mồ mả ngả nghiêng. Người đi trước vậy mà được may mắn..
NỔI ÐAU VỀ THỂ XÁC CỦA NGƯỜI SẮP LÌA ÐỜI
Theo kinh nghiệm của Đại đức Rinpoche và những chuyên viên đã từng khảo sát theo dõi từ Trung tâm tiễn đưa người chết (gọi là Tiếp dẫn đường) tại St.Christopher (Anh quốc) thì người sắp qua đời có nhiều nổi lo lắng bồi hồi mà một trong những lo sợ ấy là sự đau đớn trong khi sắp qua đời. Nếu lúc ấy, người sắp qua đời đau đớn thân xác thì cần phải có sự chăm sóc tận tình nhưng đừng hốt hoảng. Các loại thuốc giảm đau có thể dùng nhưng tránh đừng dùng nhiềuchất á phiện. Sự làm giảm đau đớn cho người sắp qua đời nếu họ bị đau đớn sẽ giúp cho thần trí của họ được sáng suốt bình tỉnh hơn, giúp họ giữ được ý thức và tự chủ vì trước giây phút Thần thức thoát ra khỏi cơ thể, giây phút quan trọng trong sự chuyển tiếp - mà t. óe - không minh mẫn, không sáng suất, thần trí hơn loạn vì những cơn đau đớn thì sẽ dễ bị tối tăm lầm lạc mà đi vào những đường xấu xa bất lợi (Lục đạo) - ( sẽ trình bày rõ về Lục đạo là 6 con đường trong sách này ). Do đó, thật phước lành cho ai khi sấp lìa đời mà không đau đớn, từ từ như đi vào giấc ngủ bình thường.
TÂM TƯ TÌNH CẢM CỦA NGƯỜI SẮP LÌA ÐỜI
Ngoài Vấn đề đau đớn thân xác, người sắp qua đời còn mang nặng một nổi niềm luyến tiếc, bịn rịn vì chưa hoàn tất một công việc, một ước vọng hoặc chờ mong việc gì đó. Ngoài ra về mặt tình cảm, ngoài bịn rịn gia đình, cha mẹ, vợ con, đôi khi họ còn phiền muộn lo âu về những điều họ đã phạm phải tội lỗi, những mối căm thù, những món nợ vân vân mà họ chưa giải quyết xong... Đây là sự thật và cũng là điều đáng ngạc nhiên - phải chăng lúc lâmchung con người sắp ra đi, họ thường tỏ ra thánh thiện? Phần lớn người sắp qua đã thường tha thứ những gì mà người khác đã gây hại cho họ, kể cả kẻ thù mà lúc còn sống họ rất căm giận. Ngay cả nợ nần họ cũng nhớ và muốn giải quyết dứt khoát. Anh Trần H Loan là một quân nhân đã kể rằng: trong một cuộc đụng độ xảy ravào năm 1966, người bạn thân của anh là Nguyễn V Lễ bị đạn trọng thương lúc hấp hối đã nhờ anh nhắn gởi với gia đình những lời trăn trối và còn bảo:" 'tôi còn nợ thằng Sáu trong đại đội 350 đồng nhớ trả giùm.."
Những điều vừa trình bày trên cho thấy ở phút lâm chung, con người tự nhiên tốt lành hơn, cởi mở hơn, thánh thiện hơn, tất cả như buông xả nên họ dễ dàng tha thứ. Ngay cả tử tội,trước khi thọ hình cũng thường tỏ ra ăn năn hối cải những lỗi lầm mà mình đã phạm phải.
Đoàn Văn Thông
Còn nữa...