đậu tương đen hữu cơ

Phong tục tập quán

21:32 10/04/2011

Nụ cười Việt truyền thống: Tiếng cười của Phật Thạch Quang?

Trong cuộc trò chuyện hiếm hoi với nhà thư pháp, TS Cung Khắc Lược, một nhà cổ học đã được đào tạo bàn bản về cổ học dân tộc, chúng tôi được biết rằng người Việt đã từng có một tiếng cười rất hạnh phúc, một tiếng cười chống phá lại tất cả mọi lề luật, tiếng cười chứa cả sự hồn nhiên và sự tha thứ lẫn chuộc lỗi lầm: tiếng cười của Phật Thạch Quang.
Nếu người Campuchia tự hào về nụ cười Bayon bất tử, người Ấn Độ tự hào về nụ cười yoga của mình thì người Việt có thể tìm kiếm lại nụ cười thuần Việt xưa và tự hào về nó: nụ cười ông Địa.

Nhiều người đã nhầm tưởng rằng ông địa là do ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, tuy nhiên, nụ cười ông địa là sản phẩm của người nông dân Việt Nam.



Phật Thạch Quang và tiếng cười khi gặp mẹ


Trong cuộc trò chuyện hiếm hoi với nhà thư pháp, TS Cung Khắc Lược, một nhà cổ học đã được đào tạo bàn bản về cổ học dân tộc, chúng tôi được biết rằng người Việt đã từng có một tiếng cười rất hạnh phúc, một tiếng cười chống phá lại tất cả mọi lề luật, tiếng cười chứa cả sự hồn nhiên và sự tha thứ lẫn chuộc lỗi lầm: tiếng cười của Phật Thạch Quang.

Nụ cười Phật Di Lặc, một trong những đặc trưng của nụ cười Việt.


Truyện kể rằng sau công lịch, nhà sư Khâu Đà La người Ấn, theo đường biển vào vùng Kinh Bắc truyền đạo. Ngày đó, cũng có một người con gái tên Man Nương tình nguyện đi theo hầu hạ nơi cửa Phật.


Một trưa hè, Man Nương say giấc ngủ quên bên cửa ra vào, nơi nhà sư Khâu Đà La thường phải đi qua. Nhà sư Khâu Đà La bước qua ngưỡng cửa nơi Man Nương đang ngủ và kết quả là nàng mang bầu. Do tình thế không thể nào nói lên được, nàng đành ấp ủ thai nhi của mình trong một cây đa. Một ngày mưa gió, sét đánh đổ cây đa xuống sông, thai nhi bọc trong đó lênh đênh trên sông nước. Nhà vua truyền quân lính kéo lên nhưng không thể nào kéo được. Chỉ khi Man Nương ra giặt đồ bên bến, cây đa mới tự động dạt vào.


Truyền thuyết kể lại, khi người ta bổ cây đa ra, hình hài một ông Phật mà sau này dân chúng gọi là Phật Thạch Quang, hiện ra. Cũng cùng lúc đó, một âm thanh như tiếng cười phát ra từ phiến đá khiến cho ai nấy đều thấy lòng dịu lại, như khi đứa trẻ ôm chầm lấy mẹ. Người dân lấy phiến đá về thờ và từ đó, cứ thấy tiếng cười vang lên từ Phật Thạch quang thì năm đó mưa thuận gió hòa, khắp thông làng không có tiếng kêu khóc vì mất mùa, không có thú rừng phá hoại mùa màng, cả làng xóm ít chia ly dang dở.


Theo TS Cung Khắc Lược, tiếng cười này là đặc trưng mong muốn vô cùng thiết cốt của người Việt. Cười vì được sinh ra đời, cười vì được hội ngộ với mẹ, một niềm vui thuần khiết và rất giản dị, không câu nệ, không đạo đức, một niềm vui thiết cốt nhất với một con người.

              TS cổ văn Cung Khắc Lược.

Ông Địa và tiếng cười được mùa


“Nụ cười ông địa chính là nụ cười chân chất của những người nông dân trồng lúa nước. Với nền khí hậu này, với thiên tai ấy, nụ cười đối với người nông dân là một liệu pháp khiến cuộc sống bớt phần khó nhọc”, TS Cung Khắc Lược cho biết.


TS Cung Khắc Lược tái hiện cảnh tượng bên một gốc đa, những người nông dân đang nghỉ ngơi ăn trầu và tán chuyện. Họ nói với nhau về gia đình, con cái, buôn cả chuyện hàng xóm và mùa màng rồi phá lên cười giòn tan. “Những nụ cười ấy khiến họ là vui vẻ xuống với những luống cầy để mong một mùa bội thu. Khi mùa màng mỉm cười, họ mở những lễ hội tôn vinh ông thần may mắn, ông thần cười của mình là ông Địa, luôn xuất hiện với cái bụng no nê, miệng cười hớn hở. Đây đích thị là nụ cười của người dân chân lấm tay bùn, không phải là nụ cười của Phật Di Lặc mà một số người nhầm tưởng”, TS Cung Khắc Lược nói.


Theo Thùy Ninh\baodatviet.vn

Bình luận (2)

Thật hoang tưởng, 1 vị ts và cả người viết bài này , Các vị đang xúc phạm Phật giáo ,do đâu mà bảo 1 vị sư bước qua của lại mang thai ,hay các vị đang ngáo đá , chuyện dân gian thì cũng phải có tí thật thật tí đi,nghe vô lý lại còn nói nhà sư hoàn tục hết chỗ nói với các vị
Tuấn ( 19/11/2015 15:02:35)
Vô tình đọc bài viết, ngắn nhưng ý nghĩa. Tôi nhớ lại, ráng để ý tới những cuộc thi nào là Nụ cười Việt Nam,...Quả thực, những nụ cười, từ những người con Việt Nam, với tinh thần Việt, lòng tự tôn dân tộc Việt Nam, luôn: Rạng ngời, thanh thoát, toát lên một sắc thái biểu cảm không dễ diễn tả bằng lời. Cuộc sống vẫn luôn vồn vã, nhưng người ta, đã và đang ngày càng quan tâm hơn tới Nụ cười, một trong những thần dược hiếm có, mang lại sự an lạc không mong cầu... Và luôn thật đẹp, dịu dàng, đó là Nụ cười Việt Nam.
Uyển My ( 13/04/2011 10:57:45)

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp