11:43 14/06/2012
(TG&DT) - Có người nói Thiền Tịnh song tu, tức là tu một lượt cả hai pháp. Như vậy làm sao tu? Bởi vì Tịnh Ðộ đặt lòng tin lên trên. Tin có cõi Cực Lạc, tin có đức Phật Di Ðà chuẩn bị đón tiếp nên cố lòng niệm Phật, niệm chí tâm đến chỗ nhất tâm, thì thành công. Nhờ niềm tin mạnh cho nên quyết tâm tu, mà quyết tâm tu thì thành công
08:19 11/06/2012
(TG&DT) - Quan trọng hơn, Thế Tôn đã nói rõ tinh thần trung đạo của Ngài chính là Bát Thánh đạo. Như vậy, tránh xa hai cực đoan là tránh dẹp những chướng duyên có tính thái quá, cố chấp và rơi vào những thái cực nhằm pháp huy và thành tựu Thánh đạo, đó cũng là Trung đạo
13:43 09/06/2012
(TG&DT) - Tiếp đến, vị Tỷ kheo khi đến với gia chủ với tâm thái buông xả, như bàn tay mở giữa hư không. Đành rằng, khất thực là xin ăn, nhưng không đơn thuần là nhận mà trong đó còn cho, cho rất nhiều bằng cách ban tặng giáo pháp. Do đó, luôn ý thức để tự làm chủ trong tinh thần muốn ít và biết đủ, không để cho danh lợi cám dỗ, sanh khởi tham ái. Nhờ đó, vị Tỷ kheo không bị vướn mắc, chẳng bị trói buộc.
16:24 06/06/2012
(TG&DT) - Đi mãi rồi cũng về tới bến xưa, trước mặt là rừng xanh, dưới chân là cát mịn. Thuyền đời dừng lại, không cần thả neo, ngủ yên trên bến vắng vì năm ngọn sóng kiết sử không còn. Nơi đây thuyền đã hóa thân, không trở lại dòng sông sanh tử nữa (Bất lai)
08:11 04/06/2012
(TG&DT) - Một khi đã chấp nhận thực tại với tâm hoan hỷ thì việc cần làm và phải làm của người xuất gia là thực hành đúng pháp và tùy pháp. Chỉ có nương tựa và thực hành theo Chánh pháp mới có thể đoạn trừ phiền não, giải thoát khổ đau, thoát ly sanh tử
15:03 02/06/2012
(TG&DT) - Cố nhiên hoàn tục là thối thất trong sự nghiệp xuất gia nhưng điều quan trong là chúng ta nhìn nhận vấn đề như thế nào và bản thân người hoàn tục nhận thức ra sao về trách nhiệm của mình với Đạo pháp?
11:32 31/05/2012
(TG&DT) - Thường những gì động là vô thường sinh diệt. Thân động cho nên thân vô thường sanh diệt, tâm động nên tâm vô thường sinh diệt. Chấp thân vô thường sinh diệt là thân mình, chấp tâm vô thường sinh diệt là tâm mình, đó là sai lầm. Nếu buông hai thứ chấp đó, chỉ nhận cái không động, không sinh diệt, không có tướng trạng vô thường, hằng yên tĩnh sáng suốt đó, thì làm gì bị dẫn đi trong luân hồi.
14:25 29/05/2012
(TG&DT) - Như trong kinh có câu: "Thị nhựt dĩ quá, mạng diệc tùy giảm, như thiểu thủy ngư, tư hữu hà lạc. Ðại chúng đương cần tinh tấn, như cứu đầu nhiên. Ðản niệm vô thường, thận vật phóng dật." Nghĩa là ngày nay đã qua, mạng theo đó mà giảm, như cá cạn nước, không có gì vui hết. Ðại chúng cần phải tinh tấn tu, như cứu lửa cháy đầu. Chỉ nhớ nghĩ vô thường, dè dặt chớ buông lung!. Ðó, là dùng thuốc quán vô thường để thúc đẩy mình
09:23 24/05/2012
(TG&DT) - Theo kinh nghiệm của Thế Tôn, muốn diễn đạt, tuyên thuyết trình bày một vấn đề trước hội chúng có sức thuyết phục cần thông suốt văn và nghĩa. Văn bản, kinh sách, tầm chương trích cú phải thông thuộc, đúng gốc, rõ ràng đồng thời nghĩa lý, ý tứ của kinh văn phải hiểu rõ để diễn đạt mạch lạc, chính xác
13:18 22/05/2012
(TG&DT) - Nam cư sĩ trụ tín thường được ca ngợi là thiện nam tử. Để trở thành người con trai lành trong Chánh pháp, trước hết phải có lòng tin; tâm tín Tam bảo, tin sâu nhân quả, tội phước và nghiệp báo. Nam cư sĩ trụ tín phải có đầy đủ năm nhân cách (năm giới) của người Phật tử đồng thời không bị mê hoặc bởi những trò tiên đoán kết hung hay tế lễ thần linh để cầu tăng phước, tiêu tai.