đậu tương đen hữu cơ

Văn hóa - Dân tộc - Lịch sử

14:26 26/04/2011

Cũng là sự thức tỉnh

Cuộc chiến tranh Việt Nam mà người Mỹ đã tham gia, như John từng tâm sự, khi tặng tôi quyển tiểu thuyết “Angels in Vietnam” mà John vừa viết: “Người Mỹ tham chiến ở Việt Nam là một việc rất không nên có

Chuyến đi làm từ thiện của đoàn cựu binh Mỹ do nhà văn Mỹ, bác sĩ nhi khoa John Wesley Fisher sang Việt Nam lần này có khác mấy lần trước một chút. John cho biết “Lần này, đi trong đoàn có Stephen Dorsey Priesthoff, anh ấy muốn đến thăm lại địa điểm anh trai của mình chết trong cuộc chiến tranh Việt Nam…”.


Giải thích việc này, John nói với tôi: “Cũng là một sự thức tỉnh, không phải chỉ riêng cho người chết, mà nhắc nhở với người sống, sẽ không bao giờ có những cái chết vô nghĩa như thế nữa!”. Đó là một ý kiến đẹp, vì thế tôi, một người lính từng vượt dãy Trường Sơn vào Nam tham gia sự nghiệp thống nhất tổ quốc, và anh Hoàng Vi Khanh - một người lính của chế độ cũ Việt Nam Cộng hoà, đang công tác tại Trung tâm Phục hồi chức năng trẻ em khuyết tật (PHCNTKT) Đà Nẵng - đã đi với đoàn.


Cuộc chiến tranh Việt Nam mà người Mỹ đã tham gia, như John từng tâm sự, khi tặng tôi quyển tiểu thuyết “Angels in Vietnam” mà John vừa viết: “Người Mỹ tham chiến ở Việt Nam là một việc rất không nên có. Sự tham chiến này để lại những hậu quả hết sức đau đớn mà chúng tôi, những người làm nên những hậu quả đó phải có trách nhiệm hàn gắn”. John sang Việt Nam nhiều lần, mỗi lần đến lại để trong John nhiều cảm xúc.


Lần này, John mang cả gia đình mình sang, người vợ cũng là bác sĩ, còn người con gái đang là giáo viên dạy nhạc. John muốn cả gia đình trực tiếp thấy sự sám hối của những người từng là lính đến Việt Nam, có lúc nổ súng giết cả người lương thiện, giờ đây họ muốn làm việc thiện để chuộc lại lỗi lầm. Điểm dừng chân đầu tiên của gia đình John cùng những người bạn Mỹ làm công tác từ thiện trong tổ chức “Hội Cựu chiến binh Mỹ ở Việt Nam” tại tỉnh Quảng Nam là Trung tâm PHCNTKT tại huyện Phú Ninh – Quảng Nam.


Trước đây huyện Phú Ninh (Quảng Nam) trong cuộc chiến tranh, là một trong những trọng điểm đánh nhau rất ác liệt, đồng thời, đây cũng là trọng điểm để máy bay Mỹ thả chất độc da cam với mật độ dày đặc. Sau năm 1975, có rất nhiều người dân trở thành tàn phế vì vướng vào bom, mìn của Mỹ còn sót lại. Bên cạnh đó, còn hơn sáu trăm con người có trí tuệ và thể chất phát triển không bình thường bị ảnh hưởng nhiễm chất độc do máy bay Mỹ thả xuống.


Nhà văn Mỹ, bác sĩ nhi khoa John Wesley Fisher (người đội mũ). Ảnh: TL
Nhà văn Mỹ, bác sĩ nhi khoa John Wesley Fisher (người đội mũ). Ảnh: TL

Xen lẫn trong đám đông người dân Phú Ninh đang đứng chờ đoàn cựu binh Mỹ đến khám chữa bệnh, một hình ảnh ai đứng bất cứ góc độ nào cũng nhìn thấy, có nhiều em bé bị dị tật. Em thì nét mặt ngơ ngẩn, ánh mắt nhìn vô hồn. Lại có em tuổi mười tám mà trông như một đứa bé lên năm. Một em đã lên chín, nhưng vẫn nằm trong lòng mẹ, mắt ngây dại, nước dãi chảy ròng ròng ra hai bên khoé mép... Những gia đình nghèo huyện Phú Ninh (Quảng Nam) thu nhập không quá hai triệu đồng một tháng, chủ yếu làm nông, trong nhà thêm một đứa trẻ di tật vì bị ảnh hưởng của chất độc da cam thực khốn khó, ấy vậy có gia đình nuôi hai người con như vậy, nỗi đau đó biết tả thế nào?


Tôi chú ý nhất là ánh mắt buồn của John, khi biết hoàn cảnh của các em dị tật. John thăm hỏi từng em một, rồi rất nhanh cùng mọi người trong đoàn bắt tay ngay vào công việc. Hai mươi sáu em nặng nhất của trung tâm được ưu tiên cứu chữa trước. Bất đồng ngôn ngữ, không gian phòng khám hẹp, ngột ngạt hơi người... nhưng hình như không ai để ý đến điều đó. Bên ngoài phòng khám, tiếng đàn của con gái John réo rắt, chị hát và tấu một bản nhạc buồn, nghe như một sự hoài niệm, hối hận, mấy bà mẹ Việt Nam bồng con ngồi nghe.


Còn bên trong, cứ hết đứa trẻ này lên nằm trên đệm mút y tế vừa khám xong, lại có đứa trẻ khác lên thay. Những người bác sĩ đi trong đoàn cựu chiến binh Mỹ khám kỹ từng biểu hiện xấu trên cơ thể của từng em. Các em được khám nằm im, không một tiếng rên... Chứng kiến cảnh đó, tôi suy nghĩ: Sống với nhau nhân tình như thế này, tốt bao nhiêu, gây cho nhau sự thù hận để được điều gì?


John cũng thống nhất với suy nghĩ này của tôi: “Nhân dân Mỹ và nhân dân Việt Nam là những người yêu chuộng hoà bình, hãy rút ra bài học đau đớn của cuộc chiến tranh vừa rồi. Sống hoà hiếu, tôn trọng, thực sự hiểu nhau. Còn thù hận, chỉ có thể trả bằng máu và nước mắt. Chắc chắn điều đó nhân dân hai nước không mong muốn mà chính chúng ta, những người từng là lính khi hiểu ra sự thật, cũng không muốn”.


Tôi thương nhất một trường hợp mà John khám. Em Hoàng Đại Hiệp (mười tám tuổi, ở thôn 3, xã Tam Thành), nhiễm chất độc da cam, chỉ trông như một đứa trẻ lên năm. Cả khuôn mặt Hiệp biến dạng như nét mặt ông già, chân tay teo tóp, nhưng có điều đặc biệt, trí não lại phát triển bình thường, nói năng rất thông minh. Hiệp cầm lấy tay của John, nói qua hàng nước mắt: “Ông chữa cho cháu đi, cháu muốn khoẻ để để làm, chứ đau thế này, bố cháu khổ lắm”.


Các em ở Trung tâm PHCNTKT. Ảnh: TL
Các em ở Trung tâm PHCNTKT. Ảnh: TL

Chữa cho Hiệp, có thể đỡ một thời gian, chứ không thể khỏi hoàn toàn, bệnh đã quá nặng, John đau đớn thừa nhận. John hướng dẫn Hiệp tập đi, cách hít thở khi bị ngạt, cách luyện tay... để Hiệp bớt được cơn đau khi trái gió, trở trời. Lúc chia tay, John cứ ôm em Hiệp, như không muốn rời.


Thời gian cũng quá trưa, công việc của đoàn làm công tác từ thiện của Hội Cựu chiến binh Mỹ hoàn thành đúng như kế hoạch. Trước lúc chia tay, các bác sĩ trong đoàn còn hướng dẫn một số động tác chữa bệnh, cấp cứu cho anh chị em trong Trung tâm PHCNTKT tại huyện Phú Ninh – Quảng Nam. Ông Trần Hưng Hoàng, giám đốc Trung tâm PHCN trẻ khuyết tật huyện Phú Ninh ra tận xe ô tô bắt tay và ôm hôn John và mọi người cùng đi như biểu thị lời cảm ơn. Cao hơn, biểu thị của tình người hãy thương nhau, xoá bỏ hận thù, để nhớ và gặp lại.


Thời gian không còn nhiều, chiếc ôtô chở đoàn cựu chiến binh Mỹ do John làm trưởng đoàn hối hả đến địa điểm anh của Stephen Dorsey Priesthoff đã chết trong một cuộc hành quân “tìm, diệt Việt Cộng” năm 1968. Thật kỳ lạ, mới đầu địa điểm này tưởng khó tìm, vì thời gian trôi qua quá lâu, cảnh vật thay đổi. Nhưng không biết có phải do tâm linh mách bảo, John cùng Stephen và anh Đức Anh, một người phiên dịch rất nhiệt tình của đoàn cựu chiến binh, đi tìm mới phát hiện ra rằng, địa điểm anh của Stephen chết cách Trung tâm PHCNTKT của huyện Phú Ninh” không xa.


Người chứng kiến trận đánh nhau đó vẫn còn, chỉ chính xác vị trí trên quả đồi mà anh của Stephen đã nằm lại. Nắng rám chiều hôm ấy không gắt, gió mang hương của lá, hoa rừng thoang thoảng... Chúng tôi, những người lính của hai bên đã từng tham chiến vào cuộc chiến tranh này, đứng xung quanh vị trí của người lính Mỹ chết năm xưa, cùng mặc niệm, hồn anh chắc đã siêu thoát, giã từ hẳn quá khứ quá nhiều máu và nước mắt. Tất cả mọi người có mặt ở đây đều mong, thế giới đừng có những cuộc chiến tranh giống cuộc chiến tranh Việt Nam, mà nhiều chính khách trong Chính phủ Mỹ, thừa nhận: “Sai lầm một cách tệ hại”.


Đó là một bài học đắt giá không nên lặp lại.


Hương trầm thơm theo làn gió bay lên trong buổi chiều đang xuống muộn, một bài thánh ca buồn của những người trong đoàn cựu binh Mỹ hát, những nén nhang cháy đượm của tôi, của anh Hoàng Vi Khanh, của những người cựu binh Mỹ và cả của những người dân đang sinh sống xung quanh quả đồi của người lính Mỹ chết năm xưa... tất cả hình ảnh đó trào trong tôi một xúc cảm.


Theo Trần Kỳ Trung/laodong.com.vn

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp