Paris - Hai thành viên của giáo đoàn bí mật Opus Dei thuộc Ca-tô Giáo La Mã (Roman Catholic) mà giáo đoàn này được mọi người biết tới qua cuốn phim rất nổi tiếng “The Da Vinci Code) đã ra hầu tòa ở Paris vì hành hạ tín đồ trong nhiều năm. Nội vụ được đưa ra ánh sáng sau chín năm điều ra và tập trung vào Catherine Tissier người đã tố cáo rằng từ lúc còn vị thành niên, cô đã bị tẩy não (brainwashed) và cưỡng bách lao động 14 tiếng một ngày khiến công tố viên đã truy tố hai thành viên nói trên về tội ngược đãi và xử dụng nhân công trái phép.
(Catherine Tissier arrives at Paris court on Thursday. Tissier claims that as a teenager she was forced to work 14-hour days and brainwashed by two Opus Dei members at a school in northern France.). Catherine Tissierđếntòa ánParisvào thứ năm. Tissier tuyên bố như một thiếu niên, cô đã buộc phảilàmviệc14giờ mỗi ngàyvà bị tẩy não bởihaithànhviêncủaOpus Deiởmột trường học ởmiền Bắc nước Pháp (chuyển ngữ bởi TG&DT). Photograph by: Lionel Bonaventure, AFP/Getty Images (9-22-2011)
Những bị cáo bao gồm Claire Bardon de Segonzac- hiệu trưởng trường Dosnon là nơi Tissier đã theo học và Agnes Duhail- Giám Đốc Trung Tâm Couvrelles International Meeting Center có liên hệ với trường nói trên ở miền bắc nước Pháp. University and Technical Culture Asssociation (ACUT) cũng nằm trong danh sách các bị cáo nói trên.
Tissier theo học trường này năm 1985 vào lúc mới 14 tuổi và nói rằng sau đó bà mới biết trường do giáo phái Opus Dei điều hành mà tiếng La-tinh có nghĩa là “Việc cho Chúa”(Work of God) mà người đời thường dùng cái tên “Dòng Công Việc” (The Work). Bà Tissier nói rằng bà bị cưỡng bức phải tuyên thệ và làm công việc của gia nhân (đày tớ) không công. Giáo đoàn Opus Dei cương quyết cho rằng “họ không can dự gì tới cáo buộc nói trên và không có tội gì hết.”.
Cáo buộc dựa vào “những gì thu lượm được từ những học sinh của trường Dosnon hoặc những người hiển nhiên bị suy yếu thần kinh…về việc làm không được trả lương một cách xứng đáng.” Khoảng 15 nhân chứng sẽ ra khai trình trước tòa.
Cha mẹ của Tissier chỉ biết trường mà Tissier theo học nằm trong hệ thống của Opus Dei khi một cuốn phim nói về cuộc đời của người sáng lập giáo đoàn trình chiếu vào cuối năm. Tissier khai rằng nhóm người này đã cưỡng bức bà phải thệ nguyện vâng lời, sống nghèo khó và giữ gìn trinh tiết và tiếp theo 13 năm đã làm việc với một tổ chức mà luật sư của bà nói rằng tổ chức này liên hệ tới Giáo đoàn Opus Dei. Tissier nói rằng bà đã phải làm việc 14 giờ một ngày, 7 ngày một tuần với việc lau chùi quét dọn và phục vụ. Nhân viên của cơ quan này trả lương cho bà nhưng lấy lại bằng cách bắt bà phải ký một tấm chi phiếu bỏ trống mà tấm chi phiếu này coi như dùng để trả chi phí phòng ngủ và ăn uống, bà đã khai trình như thế.
Bà nói rằng đi đâu cũng có người của giáo đoàn đã đi kèm, kể cả lúc đi khám bệnh. Trong những trường hợp như vậy, người ta đưa bà đi khám tại một bác sĩ của giáo đoàn mà vị bác sĩ này đã kê toa cho bà thuốc an thần /thuốc ngủ (tranquillisers) làm cho bà không còn biết cảm giác gì nữa (senseless). Tessier chỉ cân nặng 39 kilogram khi cha mẹ cứu bà ra khỏi tay nhóm này vào năm 2001. Ngoài các cáo buộc nói trên, các luật sư nguyên đơn còn nêu thêm tội danh “dùng thủ thuật để nhào nặn thần kinh” (mental manipulation).
Giáo đoàn này đã bị một số các nhà phê bình cho là một tổ chức nguy hiểm, và đã tạo sự chú ý mạnh mẽ của công luận sau khi cuốn phim và cũng là cuốn tiểu thuyết rất thành công mô tả về một giáo phái bí mật và đầy bạo động có tên "The Da Vinci Code". Giáo Đoàn Opus Dei đã cực lực phản đối sự mô tả trong cuốn phim đó.
Giáo đoàn này có khoảng 80,000 đoàn viên - do Jose Maria Escriva de Balguer thành lập vào năm 1928 và là người được cố Giáo Hoàng John Paul II phong thánh vào năm 2002.
Cáo buộc dành cho hai thành viên của Giáo Đoàn Opus Dei và University and Technical Culture Association (ACUT) là những người điều hành trường - vì đã “hành hạ/ngược đãi” và đã không chính thức khai báo rằng bà Tissier là một công nhân. ACUT đã cho rằng họ chỉ liên hệ với Giáo Đoàn Opus Dei trên phương diện văn hóa (cultural link). Luật sư Thierry Laugier của trường đại học này nói rằng “chẳng có gì trong vụ này cả” và “Tissier đã được trả lương đàng hoàng trong khi làm việc”.
© Copyright (c) AFP
Bản dịch của Đào Văn Bình