Sau nhiều giờ theo dõi, chúng tôi tiếp cận và ghi lại những hình ảnh của một thanh niên mặc nguyên trang phục của vị tu hành, trên tay cầm sẵn quyển sổ ghi chép với chiếc giỏ xách đựng đầy nhang tự xưng là phật tử tên là Phong đang nài ép bán nhang cho một phụ nữ trước nhà số 82A, đường Lê Định Của, phường Bình Khánh, quận 2.
Gần đây, trên địa bàn TP.HCM thường xuyên xuất hiện một nhóm người chuyên cải trang thành phật tử của nhà chùa đi đến từng hộ dân để ép nài bán nhang.
Sau nhiều giờ theo dõi, chúng tôi tiếp cận và ghi lại những hình ảnh của một thanh niên mặc nguyên trang phục của vị tu hành, trên tay cầm sẵn quyển sổ ghi chép với chiếc giỏ xách đựng đầy nhang tự xưng là phật tử tên là Phong (25 tuổi) thuộc chùa Phước Quang ở ấp Xóm Đình, xã Kiển Phước, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Đối tượng này đang nài ép bán nhang cho một phụ nữ trước nhà số 82A, đường Lê Định Của, phường Bình Khánh, quận 2.
|
Một nam phật tử tự xưng tên Phong thuộc chùa Phước Quang đang “giao dịch” trên đường Lương Định Của, quận 2. Ảnh: Lữ Nguyễn
|
|
Hộp nhang giả mạo chùa Phước Quang chỉ in địa chỉ chứ không hề có số điện thoại để liên lạc, được bán với giá 20.000 đồng/30 cây nhang nhỏ.
|
|
Hai phật tử khác đang khệ nệ bước sâu vào một con hẻm nhỏ thuộc phường Bình Khánh, quận 2 để bán nhang.
Ảnh: Hải Thọ |
Sau những lời chào mời đầy thân thiện của phật tử này thì gia chủ chẳng chút đắn đo mua ngay hai hộp nhang nhằm hỗ trợ cho nhà chùa với giá 40 ngàn đồng, bên trong mỗi hộp có tổng cộng 30 cây nhang nhỏ, như vậy giá mỗi cây nhang tương đương gần một nghìn đồng.
Qua trao đổi nhanh với Đại đức Thiện Thành là trụ trì chùa Phước Quang lúc 16 giờ, ngày 20.10 cho biết: “Chùa có xin chính quyền địa phương để mở cơ sở sản xuất nhang nhằm góp phần cải thiện kinh tế cho nhà chùa. Tuy nhiên những phật tử nào được nhà chùa giao nhiệm vụ bán nhang phải có đầy đủ các loại giấy tờ của chùa Phước Quang cũng như chính quyền địa phương. Giá bán mỗi hộp nhang (bên trong có 80 cây nhang nhỏ) là 20 nghìn đồng, chứ không hề có bán loại hộp nhang chỉ có 30 cây nhang nhỏ. Ông xác nhận thêm nam thanh niên có tên Phong không phải là phật tử của chùa, chắc chắn đây là trường hợp bị kẻ xấu mạo danh để trục lợi”.
Hay tương tự một trường hợp khác xảy ra cách đây không lâu, tại một quán ăn vừa khai trương nằm trên đường Nguyễn Văn Quá, phường Đông Hưng Thuận, quận 12 do chị Nguyễn Thanh Vân (sinh năm 1978) làm chủ đã nhẹ dạ cả tin mua nhang hỗ trợ cho nhà chùa đến 2 lần, tổng cộng số tiền chị Vân ủng hộ lên tới 2,4 triệu đồng. Phật tử nam trạc 40 tuổi này thuộc chùa Long Đức ngoài việc bán nhang còn kiêm luôn ‘xem quẻ” nên tôi như bị hút hồn và đưa hết tiền mua nhang từ khi nào không hề hay biết, chị Vân búc xúc nói.
Đây là chiêu thức lừa bịp tuy không mới nhưng nhiều người thiếu cảnh giác rất dễ dàng sập bẫy bọn chúng. Đề nghị các ngành chức năng có kế hoạch triệt phá những kẻ mạo danh làm ảnh hưởng đến nhà chùa nhằm trục lợi bất chính.
Hải Thọ - Lữ Nguyễn
Theo: Lao động