đậu tương đen hữu cơ

SOS & Suy ngẫm

13:07 17/10/2011

Tìm Thầy có dễ?

Tìm được minh sư tuy khó nhưng hội đủ những phước duyên để thầy giáo hóa cho mình đạt đến viên mãn cực kỳ khó hơn! Vậy mới hay tìm thầy không dễ!
Khi được người tôn làm Thầy, đặt ở vị trí cao, nhận sự kính ngưỡng, quy phục của người thì tất nhiên ta phải dẫn đường chỉ lối giúp người thoát mê, dứt khổ. Thầy phải có tuệ giác, từ bi, quảng đại, bao dung và sức chịu đựng vô bờ.

Có một vị quốc vương, một hôm cảm thấy đời sống sao vô vị quá, chẳng còn gì vui thú. Rồi ông nghĩ: Ta nên tìm một vị thầy dạy cho mình cách sống hạnh phúc, tự tại.


Thế là quốc vương xuất cung, đi khắp nơi tìm kiếm một vị thầy ưng ý nhưng xem ra chẳng có ai làm ông hài lòng. Theo ông thì vị thầy lý tưởng phải là một người có phong cách giải thoát, tự tại, nội tâm lúc nào cũng an lạc. Tiếc thay, hễ các thầy vừa biết rõ ông là vua thì lập tức họ mất bình tĩnh ngay, không còn vẻ an lạc tự tại vốn có.


Hằng ngày mỗi khi xuất cung vi hành, quốc vương thường gặp vị tu sĩ ăn mặc rách rưới ngồi yên bất động, gương mặt bình thản điểm nụ cười mỉm thâm trầm dưới tàng cây ven đường.


Mới đầu, quốc vương chẳng thèm dòm đến ông, nhưng sau một thời gian dài mỏi mắt kiếm tìm mà không có kết quả, chẳng chấm được ai, quốc vương đành ngó vị ẩn sĩ cho đỡ buồn. Bị nụ cười thâm trầm lôi cuốn, vua xuống ngựa, ngỏ ý:

 
- Này ẩn sĩ, ta đang muốn tìm một vị thầy, ông có chịu làm thầy ta không?


- Nếu ngài chịu cư xử theo lễ thầy trò thì ta đồng ý!


Quốc vương cảm thấy thích thú, liền rước thầy về cung. Thầy ngự trong cung điện cao sang, được cung phụng không thiếu thứ gì, tận lực thờ kính thầy, vua hy vọng sẽ được truyền diệu pháp.


Lạ thay, những gì quốc vương hậu đãi, thầy hưởng tất tần tật song chẳng hề dạy quốc vương điều gì, suốt ngày thầy cứ yên lặng, gương mặt vẫn bình thản, cười mỉm thâm trầm.


Thời gian trôi qua, quốc vương thất vọng và cảm thấy phiền lòng, hết chịu nổi bèn “tống” thầy ra khỏi vương quốc bằng cách bí mật đưa thầy đến biên ải. Trên đường, thầy vẫn giữ vẻ mặt thản nhiên với nụ cười mỉm thường nhật.


Đến nơi, quốc vương hết nhịn nổi, tuôn ra những bất bình:


- Này lão ăn mày kia! Hồi xưa, thấy lão ngồi dưới gốc cây ăn mặc rách rưới, ta ngỡ lão là bậc Thánh nhân đắc đạo nên mới có bộ dạng khác người. Ai dè khi lão về hoàng cung, lão chỉ biết hưởng thụ xa hoa như ta, chẳng có gì hay! Trước khi “lặn” mất, lão hãy nói xem: Giữa lão và ta có gì khác biệt? Có bí quyết gì sống an lạc hạnh phúc hay không?


Vị thầy lúc này mới “khai khẩu” tạ từ và trả lời: Ðiểm khác biệt giữa ngài và tôi là thế này, ngài có một vương quốc, ngài phải bám víu và sống chết vì nó. Còn tôi, tôi không có vương quốc nên đi đến đâu thì chỗ đó là vương quốc tôi. Khi tôi ở gốc cây, gốc cây là vương quốc, khi tôi ngụ tại hoàng cung, thì hoàng cung là chỗ của tôi. Thật sự thì hoàng cung hay gốc cây, đối với tôi không có gì khác biệt. Và bí quyết để sống an lạc ư? Chỉ có tâm tư giải thoát, an tĩnh hoàn toàn mới có thể sống hạnh phúc.


Nói xong, thầy bước thẳng và khuất dạng trong rừng sâu.


(Kể theo Truyện ngụ ngôn của Lâm Thanh Huyền)


BÀI HỌC ĐẠO LÝ:


Khi được người tôn làm thầy, đặt ở vị trí cao, nhận sự kính ngưỡng, quy phục của người thì tất nhiên ta phải xứng đáng bậc thầy, đạo sư, dẫn đường chỉ lối giúp người thoát mê, dứt khổ. Thầy phải có tuệ giác, từ bi,  quảng đại, bao dung và sức chịu đựng vô bờ… mới giáo hóa thành công. Trách nhiệm của thầy rất lớn song đó chỉ là những điều kiện lý tưởng mà thầy cần đạt tới. Tuy nhiên trong thực tế, một vị thầy chỉ cần bồi đức lập hạnh, hoàn thiện mình đã là tốt rồi.


Người thầy trong câu chuyện dù minh triết nhưng lại không chỉ giáo. Hành xử như thầy không dễ kiếm, “khát pháp” như quốc vương cũng khó tìm, chỉ tiếc là vua và thầy chưa đủ duyên. Giả như vua gặp được Phật, các bậc Thánh hoặc vị thầy xứng danh, ắt hẳn sẽ được thỏa lòng.


Cho nên, tìm được minh sư tuy khó nhưng hội đủ những phước duyên để thầy giáo hóa cho mình đạt đến viên mãn cực kỳ khó hơn! Vậy mới hay tìm thầy không dễ!   



Truyện Phật Giáo 

Nguồn tin: Theo thienan.cz

Bình luận (2)

  Qua câu chuyện trên chúng ta có thể hiểu được câu " sanh phùng trung quốc, trưởng ngộ minh sư, chánh tín xuất gia đồng chân nhập đạo" là một trong những việc khó của người muốn tu học Phật. Và để chọn minh sư, chúng ta -những người Phật tử -cũng có quyền chọn lựa chứ. Vì sao? Vì Tăng bảo là chổ để chúng ta quay về nương tựa, học hỏi, tu tập, tiến bộ thật sự trên bước đường giải thoát như Phật, nếu chổ dựa không an toàn, thì chúng ta coi chừng cũng uổng phí một đời tu học! Vậy thì có tiêu chuẩn nào để chúng ta (Phật tử) chọn lựa minh sư khỏi phải sai, hoặc đỡ sai ( vì các Tăng cũng chưa phải hoàn toàn là Thánh Tăng)?       Với câu chuyện trên, chúng ta thấy rõ ràng vị minh sư là người có tu Giới đã vượt ra khỏi vòng danh lợi, quyền chức, địa vị và ngũ dục lạc, sống đời sống đơn giản, đạm bạc, không lo toan chổ ở,tu ; hoặc cơ sở tín ngưỡng cho nguy nga đồ sộ, tráng lệ, sang trọng; không xa xỉ kiêu xa dễ dãi đối với bản thân, không sợ hãi mà luôn bình thản như không trước mọi quyền uy cho dù đó là Vua chúa, cũng không nịnh bợ, hoặc tỏ vẽ hài lòng, trìu mến thân thiện khi được Vua quan, các nhà đại gia có thế lực, giàu có trọng thị, cung dưỡng, mà chỉ sống an bần thủ đạo tùy thuận theo ngoại duyên mà không mất, lệch lạc bản chất của người sống đời sống phạm hạnh, viễn ly, làm tấm gương đức hạnh cho đời.Đối với việc giáo hóa, hoằng pháp thì thể hiện Thân giáo, Ý giáo là chính hơn là Khẩu giáo, chỉ mãi đến cuối cùng vị sư ấy mới dạy cho nhà vua ngõ hầu cảnh tỉnh kịp thời.           Thời này quý Thầy Cô Khẩu giáo rất nhiều, nhưng Thân, Ý giáo lại ít, có đôi khi còn trái ngươc với những gì đã thuyết giảng. Đây cũng là điểm khác biệt rõ nét giữa Thánh tăng và phàm Tăng hoặc ngụy Tăng và cũng là điểm cho người Phật tử chọn lựa minh sư.       Có thể tóm tắt, một vị minh sư phải là người sống trọn vẹn buông xả mọi ngũ dục lạc thế gian, luôn sống đúng theo Giới Định Tuệ và hoằng pháp bằng thân giáo, ý giáo hơn là khẩu giáo.       Cũng ước mong Tăng đoàn càng ngày càng nhiều minh sư để cung ứng cho những nhu cầu tâm linh hướng đến chân thiện mỹ của tất cả chúng sanh
NGỌC MINH ( 18/10/2011 10:42:33)
Tìm thầy là quan trọng, nhưng quan trọng nhất là ở ta, có thầy giỏi thầy có thể truyền cho ta phần nào, nhưng đạo là tâm, Thầy có tâm mới là cốt tử, và trò có tâm mới là đạo học, mà tâm thì ở ta, do vậy Thầy vừa rất quan trọng, nhưng cốt tử là ta - điều cốt lõi là ở Ta.
Bình Yên ( 17/10/2011 13:23:06)

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp