đậu tương đen hữu cơ

SOS & Suy ngẫm

09:48 24/04/2014

Sự tráo trở và "tiêu chuẩn kép" của truyền thông phương Tây

Bài viết trên của Neil Clark, một nhà báo, nhà văn kiêm phát thanh viên người Anh viết cho nhiều tờ báo nổi tiếng như The Guardian, The Week/First Post, Morning Star, Daily and Sunday Express, The Mail on Sunday, New Statesman, The Spectator, R.F.O...
"Tôi rất bối rối. Liệu ai đó có thể giúp tôi?" là tiêu đề một bài viết đầy châm biếm về tính hai mặt và việc áp dụng "tiêu chuẩn kép" của truyền thông phương Tây khi đưa tin về các vấn đề thế giới, gần đây là Ukraine.

Infonet xin lược dịch và gửi đến bạn đọc bài viết này.

Tôi rất băn khoăn. Một vài tuần trước, những gì chúng tôi được nghe từ truyền thông phương Tây là "những người chiếm tòa nhà thị chính ở Ukraine rất tốt". Các lãnh đạo của chúng ta (phương Tây) và những nhà bình luận quốc tế giỏi nhất gọi họ là “những người biểu tình ủng hộ dân chủ”.

Người biểu tình trước tòa nhà bị chiếm giữ ở miền Đông Ukraine (Ảnh: Reuters/Shamil Zhumatov)

Chính phủ Mỹ đã cảnh báo các nhà chức trách Ukraine khi đó không được dùng vũ lực để chống lại những người “biểu tình ủng hộ dân chủ” này, kể cả là khi tôi đã thấy những hình ảnh của họ như những tên theo chủ nghĩa Phát-xít mới, ném bom xăng và nhiều thứ khác vào cảnh sát, phá hủy những bức tượng Lenin và đốt cháy các tòa nhà.

Bây giờ, chỉ có vài tuần sau, chúng tôi lại được nghe truyền thông nói rằng "những kẻ chiếm tòa nhà thị chính" kia không phải là “những người biểu tình ủng hộ dân chủ”, mà là “những kẻ khủng bố” hoặc “chiến binh”.

Tại sao “nghề nghiệp” của những người chiếm tòa nhà thị chính ở Ukraine đã từng được vẽ lên rất cao đẹp hồi tháng 1 lại trở nên cực kỳ tồi tệ vào tháng 4? Tại sao việc sử dụng vũ lực để chống lại họ là điều “không thể chấp nhận được” hồi tháng Giêng thì bây giờ lại là “chuyện có thể hiểu được”? Tôi nhắc lại, tôi thật sự bối rối? Ai đó có thể giúp tôi?

Người biểu tình ủng hộ Nga (ảnh: AFP/Dimitar Dilkoff)

Nhiều chính khách phương Tây đã từng ghé thăm những người biểu tình chống chính phủ ở Ukraine suốt mùa đông vừa qua, trong đó bao gồm cả Thượng Nghị sĩ Mỹ John McCain và quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland, người đã ân cần phát bánh cho họ.

Nhưng cũng chính những chính khách này đã “nhắm mắt làm ngơ” trước rất nhiều người biểu tình chống chính phủ ở các nước Tây Âu trong mấy tuần gần đây. Ngay cả các nhà bình luận xuất sắc về các vấn đề quốc tế của truyền thông phương Tây cũng cố tính “bơ” họ. Không ai trong số những người này được ăn bánh quy do quan chức Bộ Ngoại giao của Mỹ phát?

Chắc chắn rằng nếu họ thực sự quan tâm đến những người biểu tình chống chính phủ trên đường phố châu Âu, và coi họ như những người “dân chủ” chân chính nhất, McCain và Nuland đáng ra phải bày tỏ tình “đồng chí” với những người biểu tình ở Madrid, Rome, Athens hay Paris chứ? Tôi thấy bối rối. Ai đó giải thích giùm tôi được không?

Một vài tuần trước, tôi có xem một cuộc phỏng vấn của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, ông nói rằng “Bạn đừng xâm lược nước khác bằng những nguyên cớ giả tạo chỉ để nhằm khẳng định quyền lợi của bạn”. Nhưng tôi nhớ lại rằng, có vẻ chính nước Mỹ đang làm điều đó suốt hơn 20 năm qua.

Lính Mỹ ở Iraq (AFP Photo/Pool/Mario Tama)

Tôi có nhớ nhầm gì về vụ cáo buộc “Iraq có vũ khí hủy diệt”? Tôi có nằm mơ về sự kiện hồi cuối năm 2002, đầu năm 2003, khi các chính trị gia và các học giả suốt ngày lên TV để nói với chúng tôi rằng “chúng ta buộc phải chiến tranh với Iraq vì mối đe dọa chết người từ tổng thống Saddam”? Tại sao cuộc trưng cầu dân ý để trở về với Nga ở Crimea lại tồi tệ còn hơn cả cuộc chiến tranh đã giết chết hơn 1 triệu người dân Iraq? Tôi thật sự băn khoăn. Ai đó có thể giải thích giúp tôi?

Cảnh sát Afghanistan canh chừng người bỏ phiếu (AFP Photo / Rahmatullah Alizadah)

Các chính trị gia phương Tây nghiêm túc cùng các “chuyên gia” truyền thông nói rằng cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea là không hợp pháp vì nó đã được tổ chức khi khu vực này bị “chiếm đóng quân sự”. Thế nhưng, chính tôi cũng vừa xem các vị ấy thao thao bất tuyệt trên TV, đưa tin về cuộc bỏ phiếu ở Afghanistan, nơi rõ ràng là đang thực sự bị chiếm đóng quân sự. Và người đứng đầu lực lượng NATO, Anders Fogh Rasmussen, gọi đây là “thời khắc lịch sử của Afghanistan”.

Tại sao người ta phủ nhận việc bỏ phiếu ở Crimea nhưng lại long trọng kỷ niệm cuộc bỏ phiếu ở Afghanistan? Tôi đang rất bối rối. Ai đó hãy giải thích giúp tôi.

Tổng thống Mỹ gặp gỡ Quốc vương Abdullah bin Abdulaziz Al Saud của Saudi Arabia (AFP Photo / Saul Loeb)

Và sau đó là vấn đề về người đồng tính. Chúng tôi được nói cho nghe rằng Nga rất tồi tệ và lạc hậu vì họ đã thông qua một đạo luật chống lại sự thúc đẩy tình dục đồng giới ở trẻ vị thành niên. Chính những vị chính khách đã tẩy chay Thế vận hội Mùa đông ở Sochi vì đạo luật chống người đồng tính này lại vui vẻ đến thăm Vùng Vịnh, một nơi mà những người đồng tính có thể bị bỏ tù hay thậm chí là bị tử hình mà không nhắc gì đến quyền bình đẳng cho người đồng giới.

Chắc chắn rằng, việc bỏ tù hay xử tử những người đồng tính còn tồi tệ hơn nhiều lần so với việc cấm cổ vũ đồng tính luyến ái đến giới trẻ, đúng không? Tại sao, nếu họ thật sự quan tâm đến quyền lợi của người đồng tính, sao họ lại tấn công Nga nhưng lại bỏ qua những nước bỏ tù hoặc xử tử người đồng tính? Tôi thật sự băn khoăn. Ai đó hãy giúp tôi được không?

Chúng tôi cũng đã đọc rất nhiều bài báo nói rằng Đảng Dân tộc Cực đoan Jobbik của Hungaria rất tồi tệ và sự lớn mạnh của đảng này là một vấn đề rất đáng quan ngại. Thế nhưng, những phần tử Phát xít và dân tộc cực đoan nắm giữ các vị trí trong chính phủ Ukraine, những người đã được phương Tây cổ vũ nhiệt tình trong vụ lật đổ chính quyền Tổng thống Yanukovych, lại được truyền thông phương Tây tung hô vì đã làm “cách mạng” thành công.

Lãnh đạo Đảng Jobbik của Hungary (AFP Photo / Peter Kohalmi)

Tại sao các nhóm cực hữu là điều không thể chấp nhận được ở Hungary nhưng lại được chào đón nồng nhiệt ở Ukraine? Tôi đang bối rối. Ai đó hãy giải thích giúp tôi.

Chúng ta được nghe rằng Nga là một kẻ hung hăng, đế quốc, và rằng NATO quan ngại vì mối đe dọa từ Nga. Nhưng tôi nhìn vào bản đồ và tôi có thấy rất nhiều nước có chung đường biên với Nga đang là thành viên của NATO, khối liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu và đã gây ra bao cuộc tấn công. Trong khi đó, suốt 15 năm qua, tôi chưa từng thấy bất cứ đồng minh nào của Nga, bất cứ căn cứ quân sự hoặc tên lửa nào của Nga đặt ở nước ngoài mà nằm ở gần biên giới nước nước Mỹ. Thế nhưng, Nga, trong những gì chúng ta được nghe về họ, là một “kẻ hung hăng”. Tôi rất bối rối. Liệu ai có thể giải thích giùm tôi?

Lê Hương (lược dịch)Nguồn:
Infonet.vn

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp