đậu tương đen hữu cơ

Nghiên cứu

10:53 22/03/2011

Phật Trần Nhân Tông hay Phật Hoàng Trần Nhân Tông ?

(TG&DT) - đức Phật Thích Ca đã dạy “Mọi chúng sinh đều bình đẳng, ai cũng có thể thành Phật, nếu tu theo chánh pháp, tu thành chánh quả”,khi đã đắc quả vị Phật, tức là trở thành Phật tính bản thể chân như, thì làm gì có Vua Phật (Phật Hoàng)?

            Ngày 3 tháng 11 năm 2010, chúng tôi vào trang nhà (phattuvietnam.net) đọc được bản tin: Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra thông bạch số 395/TB.HĐTS - GHPGVN tưởng niệm Phật hoàng Trần Nhân Tông, bài báo trích thông bạch, có đoạn:


        Mở đầu, thông bạch viết "Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, vua Trần Nhân Tông là một trong những lãnh tụ thiên tài, anh hùng của dân tộc. Đối với đạo pháp, vua Trần Nhân Tông là một vị vua duy nhất trên thế giới từ bỏ ngôi vua để đi tu và đắc đạo, thống nhất được Phật giáo Việt Nam bấy giờ và hình thành tổ chức Giáo hội Trúc Lâm mang đậm nét Việt Nam. Qua những cống hiến của vua Trần Nhân Tông đối với dân tộc và đạo pháp, nhân dân, Tăng Ni, Phật tử tôn vinh Ngài là vị Vua Phật Việt Nam."


             Thông bạch cho biết về Đại lễ: "Để tôn vinh những công đức của Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông đối với dân tộc và đạo pháp, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự hướng dẫn việc tổ chức Đại lễ tưởng niệm lần thứ 702 ngày Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn".


          Đọc đoạn văn bản trên chúng tôi rất lấy làm hoan hỉ, vì GHPGVN, và cũng không riêng gì Giáo hội, cả dân tộc VN tự hào có vị Vua anh minh, là vị lãnh tụ thiên tài, anh hùng dân tộc. Trong niềm hoan hỉ vẫn còn đôi điều lấn cấn về việc dùng câu, chữ và danh xưng Phật hoàng? - Không phải là một sự câu chấp ngôn ngữ, mà quan trọng hơn ý nghĩa của những câu, chữ đó có thể có những cách hiểu sai lệch, không đúng tinh thần Phật pháp. Chính vì sự lấn cấn đó, chúng tôi có đôi điều trao đổi như sau:        


          Đọc kỹ câuQua những cống hiến của vua Trần Nhân Tông đối với dân tộc và đạo pháp, nhân dân, Tăng Ni, Phật tử tôn vinh Ngài là vị Vua Phật Việt Nam."


             Theo chúng tôi, những cống hiến của Vua Trần Nhân Tông với dân tộc và đất nước thật là vĩ đại và to lớn, song đó là một vế khác, ý của vế này cũng đã được viết ở phần trên của văn bản.


            Do vậy, ở câu dưới để nói riêng về góc độ của việc Vua Trần Nhân Tông đắc quả vị tu hành theo nhà Phật, chỉ cần viết: “Vua Trần Nhân Tông đã noi gương đức Phật Thích Ca, từ bỏ ngai vàng, lên núi rừng Yên Tử tu thành chánh quả, khai sinh dòng phái Trúc Lâm Việt Nam. Tưởng nhớ công quả tu tập vô lượng của Ngài, nhân dân, tăng ni, phật tử Việt Nam đã tôn vinh Ngài là Phật hiệu Trần Nhân Tông (hay Phật Trần Nhân Tông)”.


            Theo chúng tôi, đức Phật Thích Ca đã dạy “Mọi chúng sinh đều bình đẳng, ai cũng có thể thành Phật, nếu tu theo chánh pháp, tu thành chánh quả”, do vậy khi đã đắc quả vị Phật, tức là trở thành Phật tính bản thể chân như, thì làm gì có Vua Phật (Phật Hoàng), nông dân Phật hay công nhân Phật?…


            Để đắc quả vị Phật thì không có một hạnh phúc thế gian nào, địa vị thế gian nào bằng, đó là trạng thái mà có lẽ khó có ngôn ngữ nào có thể nghĩ, bàn cho xứng? Quả vị đó là sự tột cùng của giác ngộ, chúng ta còn thêm chữ Phật hoàng, thiết nghĩ không phải là sự  tôn vinh, mà thậm chí còn sai nghĩa.


              Chúng ta là những người con Phật, hãy noi gương Ngài, dùng danh xưng đúng tinh thần Phật Pháp. Theo chúng tôi, chúng ta chỉ cần dùng danh xưng: Phật hiệu Trần Nhân Tông để nói lên một vị đã từng làm Vua có tên hiệu là Trần Nhân Tông đã đắc quả vị Phật, đơn giản hơn, chỉ cần danh xưng Phật Trần Nhân Tông.


            Thứ hai, ở câu:  Đối với đạo pháp, vua Trần Nhân Tông là một vị vua duy nhất trên thế giới từ bỏ ngôi vua để đi tu và đắc đạo, thống nhất được Phật giáo Việt Nam bấy giờ và hình thành tổ chức Giáo hội Trúc Lâm mang đậm nét Việt Nam”.


               Để chứng cho người nào đắc đạo, đắc quả vị nào, Bồ Tát, A La hán hay thì phải có Người chứng đắc quả vị cao hơn, chứng (biết) cho người đắc quả vị thấp hơn, trừ trường hợp đặc biệt Phật chứng quả Phật cho tên hiệu của vị Phật khác.


            Trường hợp Vua Trần Nhân Tông tu hành, ở cõi Nhân, chúng ta chưa trực tiếp chứng kiến có ai đắc quả vị Phật để chứng cho Trần Nhân Tông đã đắc quả vị Phật, nên dùng từ: “Vua Trần Nhân Tông đã từ bỏ ngai vàng, lên núi rừng Yên Tử tu theo chánh quả, khai sinh dòng phái Trúc Lâm Việt Nam. Tưởng nhớ công quả tu tập vô lượng của Ngài, nhân dân, tăng ni, phật tử Việt Nam đã tôn vinh Ngài là Phật hiệu Trần Nhân Tông”.


             Thiết nghĩ không có gì đắc lý hơn, đúng tinh thần lý sự viên dung, Phật pháp viên mật. Cách đặt vấn đề như vậy, cũng là để trả lời cho câu hỏi của một số vị trí thức, khi hỏi, Vua Trần Nhân Tông đã đắc quả vị nào, Bồ Tát, A la hán hay quả vị Phật?


             Ở văn bản trong Thông bạch của Giáo hội, còn có một ý mà theo chúng tôi là chưa chính xác: Giáo hội Trúc Lâm mang đậm nét Việt Nam? Nên hiểu tông phái Trúc Lâm (một dòng phái riêng) do Phật Trần Nhân Tông khai sáng, cũng là một trong tám vạn bốn ngàn Pháp môn của nhà Phật, nên chỉ cần dùng là “dòng Trúc Lâm Yên Tử”, bản thân cụm từ đó cũng đã nhấn mạnh yếu tố Việt Nam. Còn dùng từ: đậm nét Việt Nam thì lại hiểu sai nghĩa, và bó hẹp cái Pháp tính và Phật tính của dòng Trúc Lâm Yên Tử.


             Vì đậm nét Việt Nam thì người nước khác có tu tập được không, có đúng là một pháp môn của Phật pháp hay không? Dùng câu chữ đó chỉ đúng trong yếu tố văn hóa và yêu tố tinh thần dân tộc nhưng  lại giảm yếu tố Phật pháp của dòng Trúc Lâm, bỏ dòng chữ “đậm nét Việt Nam”, thì nghĩa của câu cũng đã bao hàm hết (cả tính Phật pháp, tính dân tộc, và yếu tố văn hóa, và Pháp môn đó là do người Việt Nam khai sáng).


             Ví dụ: Để hiểu hơn ý nghĩa đó, chúng ta chỉ cần lấy phản ví dụ: Chẳng lẽ đức Phật Thích Ca khai sáng dòng Thiền đậm chất Ấn Độ? Khai sáng đạo Phật Ấn Độ? Không cần thêm chữ Ấn Độ nhưng ai ai cũng biết đức Phật đã sinh ra và lớn lên ở Ấn Độ, tu hành và đắc đạo tại Ấn Độ, nước Ấn Độ tự hào vì điều đó…không cần nhấn mạnh thêm chữ Ấn Độ vào bất cứ danh xưng nào khác cho đức Phật Thích Ca.


Giới Minh

Bình luận (1)

Phật Hoàng Trần Nhân Tông ý nghĩa rộng, vần điệu thuận, trang nghiêm tôn kính. không thừa chẳng thiếu!-Phật: giác ngộ   . Đấng giác ngộ-Hoàng: Vua.- Vua giác ngộ Trần Nhân Tông.- Đấng giác ngộ Vua Trần Nhân TôngTùy tâm tánh tri thức của từng người mà thấu hiểu qua nhiều góc độ. -Nam mô: qui y, tôn kính(Phải đứng từ tâm trên đỉnh núi để xem, chứ đừng dưới chân núi mà thấy. thì tầm nhìn giới hạn...để nói rằng: Phật hoàng là Vua Phật?Vì chính Trần Nhân Tông là một vị Hoàng đế, minh quân của dân tộc Việt Nam, tổ tiên tộc Việt!   NAM MÔ PHÁP HOA HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ TÁT.NAM MÔ PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG.
SƯ TỬ HỐNG ( 30/12/2016 15:10:03)

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp