17:31 28/05/2012
Pháp là một hiện tượng chỉ cho hữu hình lẫn vô hình, một trạng thái hay một ý niệm. Chữ pháp trong Phật giáo hàm nghĩa rất rộng, tùy ngữ cảnh mà hiểu ý. Tánh là bản chất; như vậy Pháp tánh là bản chất của một thể trạng, một đặc tính, một hiện tượng…của phàm phu, nhưng trong lãnh vực xuất thế gian thì Pháp tánh đồng nghĩa Pháp thân, báu thân hóa thân của đấng giải thoát, ngoài ý niệm luận bàn.
12:40 15/11/2011
Nhưng khi duyên tan, duyên hết thì từ thế giới Hiện tượng trở lại với tự tánh bản thể ban đầu. Đó chính là Tùy duyên Bất biến. Bởi vậy con người này chết con người khác sinh, hành tinh này sinh có hành tinh khác diệt cho nên không có gì thật sinh hay thật diệt cả mà chỉ nằm trong chu kỳ sinh sinh diệt diệt vô cùng vô tận mà thôi.
06:02 13/11/2011
Nếu đã nói đến thuyết tự nhiên thì tất cả đều là tự nhiên đâu có lý do gì mà thuyết tự nhiên của ngoại đạo lại sai còn thuyết tự nhiên của Đức Phật lại đúng. Tại núi Lăng Già, Đức Phật đã bác bỏ thuyết tự nhiên của ngoại đạo vì trên thế gian này chẳng có cái gì tự nhiên mà có vì tất cả vạn pháp là do nhơn duyên sinh ra.
10:53 22/03/2011
đức Phật Thích Ca đã dạy “Mọi chúng sinh đều bình đẳng, ai cũng có thể thành Phật, nếu tu theo chánh pháp, tu thành chánh quả”,khi đã đắc quả vị Phật, tức là trở thành Phật tính bản thể chân như, thì làm gì có Vua Phật (Phật Hoàng)?