đậu tương đen hữu cơ

Nghiên cứu

12:22 05/06/2011

Đạo Thiên Chúa và Chủ nghĩa thực dân tại Việt Nam - Phần I - CHƯƠNG HAI: Mất Nam Kỳ và Thừa Nhận Đạo Gia Tô

(TG&DT) - Vốn là một tên thực dân thành tín, Chasseloup Laubat bảo vệ quyết liệt quan điểm của La Grandière ngay giữa bộ và với Napoléon III. Trong môt bản tường trình rất hay, y tâu lên vua các động cơ không nên phê chuẩn hiệp ước Aubaret và phải chiếm toàn thể Nam kỳ.

Đà Nẵng thất thủ ngày 1-9-1858, nhưng cuộc viễn chinh Đà Nẵng lập tức cho thấy một thất bại chính trị và quân sự. Huế không chịu để bị uy hiếp và thuơng thuyết trong các điều kiện đó, một nước chiếm đóng vĩnh viễn trên địa điểm này của bờ biển Việt Nam là điều không thể được, một cuộc tiến quân ra Huế lại tỏ ra quá bất trắc vì thiếu phương tiện và tin tức chính xác về vùng này, bệnh tật làm hao mòn quân đội Pháp.


Thất vọng về các người truyền giáo và thức tỉnh trước tình thế, Đề đốc Rigault de Genouilly bèn quyết định bước về một ngã mới : nhằm đến cảng Sài Gòn ở phía Nam, cảng này bị mất ngày 18-2-1859. Nếu cuộc viễn chinh Đà Nẵng vì lý do tôn giáo quyết định, thì việc chiếm cảng Sai Gòn do tầm quan trọng thương mại của cảng . Vì thế nó không mấy dính líu đến việc bảo vệ con chiên. Việc cải thiện số phận các người truyền giáo, lý do chính thức của vụ tấn công Đà Nẵng, được hoãn lại đến ngày tốt đẹp hơn, tháng 3 -1860, quân Pháp cũng rút khỏi Đà Nẵng.


Biện pháp nầy gặp sự chống đối của các người truyền giáo ủng hộ một cuộc tấn công khác, và họ tức giận khi thấy mục đích đầu tiên của cuộc viễn chinh  bị đẩy xuống hàng thứ yếu ngay khi miếng mồi thuộc địa  vừa mới xuất hiện . Thế là bắt đầu cuộc tranh chấp thường xuyên  giữa quyền lợi tôn giáo, giữa chính sách thuộc địa và chính sách truyền giáo, một cuộc tranh chấp không phải là trầm trọng và không phương giải quyết ,song nó cũng làm nổi bật vai trò và nổi bận tâm chính trị của những kẻ thường  quên đi việc phải trả lại cho César…


Hiệp ước 1862 đã quàng hoa lên các cố gắng thực dân đầu tiên của các Đô đốc : quyền theo đạo Gia tô đã được công nhận rõ ràng . Nhưng hiệp ước này, kết quả của một cuộc thương thuyết khó khăn và lâu dài không thỏa mãn cho một ai, không cho triều đình Huế, dĩ nhiên nó vừa mới ký sự đầu hàng đầu tiên, không cho các Đô đốc mơ ước các cuộc xâm lăng khác, không cho các người truyền đạo muốn làm thất bại mọi kế hoạch hoà bình với Vua Tự Đức mà họ muốn lật đổ. Chính vì thái độ phải có đối với “ tên chuyên chế bạo tàn ” này, “ tên đao phủ giết hại con chiên ” này, mà mối giao hảo giữa các đại diện của vua và của Giáo hội đôi khi bị thương tổn trầm trọng .


Chúng ta bắt đầu bằng sự thất bại Đà Nẵng


 I- THẤT BẠI CHÍNH TRỊ VÀ QUÂN SỰ TRONG CUỘC VIỄN CHINH  ĐÀ NẴNG        

  

Đề đốc Rigault de Genouilly cảnh giác Bộ Ngoại giao coi chừng sự tuyên truyền của các người truyền đao, thì chính y, do một trò mỉa mai của định mệnh, lại là nạn nhân của sự tuyên truyền đó ! Kinh nghiệm buồn rầu về vụ Đà Nẵng làm y mất hết tin tưởng vào các lời khẳn định của các người truyền đạo và gây nên một tranh chấp gây cấn giữa y và Giám mụcPellerin.


1 /- Đề đốc Rigault de Genouilly tỉnh mộng .


Tất cả những người truyền đạo đều khuyên tấn công Đà Nẵng. Theo Giám mục Retord, chính phủ Việt Nam xem cảng nầy như là sinh tử cho việc bảo vệ xứ sở. Để làm bằng chứng, y đã viết cho Quận công Kleczkowski, người đã được Đề đốc Rigault phái ra Bắc kỳ  vào tháng 9 -1857 dò la tin tức về việc Giám mục Diaz  bắt giữ , một bản báo cáo là một viên tuần vũ đã dâng lên Vua Tự Đức, trong báo cáo, viên quan cao cấp nầy viết “Mới đây ( người Âu ) đem tàu đến Đà Nẵng, họ giả vờ xin được tự do buôn bán, nhưng sự thật đó là cách để họ tuyên truyền ngấm ngầm các sai lầm ghê tởm của họ. Họ không mấy lo lắng đến việc buôn bán nhưng qua cái cớ quý báu đó, họ muốn phạm dễ dàng luật pháp của Vương quốc. Nguy hiểm nằm trong vịnh Đà N ẵng, một kích thước to lớn nó làm cho tàu bè qua lại dễ dàng và nhờ núi non bao bọc nó là chổ neo thích hợp để tránh sóng gió…. Sau khi nhắc rằng việc bảo vệ Đà Nẵng càng thêm quan trọng, vì căn cứ nầy nằm sát thủ-đô, viên quan xác nhận vị trí Đà Nẵng  là “ chìa khóa của một Vương quốc “ [1]


Đề đốc Rigault de Genouilly vội vã gởi báo cáo nầy và các ý kiến của giám mục Retord cho Thượng thư Bộ Hải quân và thuộc địa “ chính Đà Nẵng, y viết ngày 4-10-1857, là điểm mà Giám mục Retord bảo nên tấn công và chiếm đóng … Đà Nẵng quả là chổ neo tàu  khá chắc chắn ngay cả trong mùa gió mùa đông bắc, và vì nó rất gần Kinh đô Huế, việc chiếm đóng nó sẽ đè khá nặng lên chính quyền Nam kỳ. Áp lực này chắc sẽ làm cho họ chấp nhận tất cả mọi điều kiện, chúng ta nghỉ là nên cưởng ép họ. Thành phố Huế có lẽ cũng không phải là không thể tấn công được dù có các kỷ sư Pháp đều đều gia tăng củng cố nó, nhưng muốn tấn công nó thì ngoài bộ binh còn cần thêm một số pháo hạm [2] Vì thế, họ đến Đà Nẵng với hy vọng người Việt Nam sẽ xem người Pháp như những người giải phóng, là có một phong trào như thế trong dân chúng, là việc có mặt của Pháp cũng gần đủ đạt được mục đích mong ước [3]


Không có gì như thế xảy ra cả. Ngay từ những ngày đầu, người Việt Nam đã tạo một lỗ trống chung quanh người Pháp, đạo quân con chiên mà Rigault trông chờ đã không xuất hiện. Trái lại, không có một con chiên nào đứng trong hàng ngủ Pháp và những lời cam kết cùng hứa hẹn của những người truyền giáo, mà một số có mặt trong đoàn viễn chinh Pháp, không được chứng thực tý nào cả [4] . Còn số người Việt không theo đạo Thiên Chúa “ chiếm tuyệt đại đa số trong số này ”. G.Aubaret, sĩ quan hải quân mà sau nầy thành cánh tay mặt của Đô đốc Bonard, thấy họ “ quá kỷ luật, quá gắng chặt với phong tục, vì thế không thể đặt mình trong cánh tay những người mà ngay từ thuở ấu thơ, họ đã xem là dã man, đằng khác chỉ làm họ sợ hơn là thương mến  [5]


Triều đình Huế, rất yên tâm về sự biểu hiệu của dân chúng, chỉ thấy các cuộc vận động của người Pháp “ là một sự xâm lược phi nghĩa, mà theo họ, không gì biện minh cho được” [6] . Dù Đà Nẵng ( và sau này Sài gòn ) bị chiếm, họ cũng không muốn nhân nhượng trong việc ủy nhiệm các đại diện toàn quyền thực sự mà chỉ ở thế tự vệ rất khôn khéo.


Là một tín đồ Gia tô thành tín và ngoan đạo, và là kẻ bảo vệ nhiệt thành cho quyền lợi Gia tô ở Việt Nam, Aubaret cũng không thể không phê phán nghiêm khắc các người truyền đạo “ một số nhà truyền đạo, theo chúng tôi, đã sai lầm khi kêu gọi đến sức mạnh tàn bạo để ủng   hộ một quyền lợi mà sức mạnh lớn lao nếu không là làm mất hết, phải nói rằng, họ lầm lạc lạ lùng về tinh thần chính trị của một dân tộc mà dù họ sống rất lâu năm với nó, họ đã biết khá    sai “ [7]


Đề đốc Rigault de Genouilly không nghỉ như Aubaret là các người truyền đạo thành thực trong dốt nát của họ : y tin rằng họ đã cố tâm đánh lừa chính phủ Pháp và Ý. Chúng ta hãy đọc văn thư ngày 29-1-1859 của y :


“Chính phủ đã sai lầm không hiểu tính chất của hành động này tại Nam kỳ, chính phủ thấy nó rất khiêm tốn, không, nó không có tính chất đó. Người ta nói với chính phủ về những nguồn tài nguyên không hề có, về thái độ sẵn sàng của dân chúng, nó lại khác hẳn với thái độ người ta tiên đoán, về một quyền uy rã rời và suy yếu của quan lại, thì uy quyền đó lại rất mạnh và kiên cường, về việc thiếu quân đội, thì quân đội chính quy rất đông, và tự vệ là tất cả mọi người lành mạnh trong dân chúng. Người ta ca ngợi khí hậu tốt lành, chỉ cần nhìn gương mặt  hóc hác và ốm teo của các nhà truyền giáo có mặt giữa chúng ta từ khắp nơi trong xứ đổ về là chúng ta biết chắc. Đà Nẵng không hơn gì Hương cảng, đáng gọi là nổi tiếng, là một xứ độc. Tóm lại, khi đọc lại báo cáo của Ủy ban hổn hợp họp tại Bộ ngoại giao và đem đối chiếu với các thực tế đã xảy ra cho đến ngày hôm nay, chúng ta tin rằng vấn đề đã được bao bọc trong những xác nhận sai lầm, và người ta đã để lại trong bóng tối mọi khó khăn thực sự. Theo tôi, rõ rằng là các đương sự muốn lôi cuốn chính phủ và biết rằng một khi đã bị lôi cuốn, nó khó, nếu không là không thể rút lui “ [8]


Vì thế đoàn quân viễn chinh Pháp sa lầy ở Đà Nẵng . Theo ý kiến của Rigault de Genouilly từ nay cảng này thành căn cứ Pháp. Việc cấp thiết là bảo vệ nó. họ sửa lại vài thành củ, lập nên những thành mới, dựng nên các lô cốt, các doanh trại và một bệnh viện 200 giường . Nhưng bộ binh Pháp không chịu nổi khí hậu ở Đà Nẵng. Mọi công việc đó một phần thực hiện dưới trời mưa đã có một ảnh hưởng ghê gớm. Với những người bị cấm trại, dầm mình suốt ngày đêm trong bùn trong khi đã mắc bệnh truyền nhiễm, công việc tay chân trở thành đáng sợ. Mệt nhọc và nóng bức đã đánh quỵ  các người lính, bệnh thổ tả, bệnh kiết lỵ, bệnh hoại huyết đã làm nhiều người chết.. Đề đốc đã trình bày tình trạng bi đát đó cho viên Thượng thư trong văn thư ngày 4-1-1859.


“…quả thật tôi cần và hết sức đau đớn xác nhận với ngài về tình trạng đáng phàn nàn về sức khoẻ tổng quát. Thiếu tá Levêque, Đại úy Hải quân Virot, phó kỷ sư Delautel đi Macao và chắc phải đưa về Pháp. Tôi không biết phải đối phó thế nào với các lỗ trống đó. Mỗi ngày lại có nhiều người chết, và thời tiết xấu mà các nhà truyền giáo bảo là phải chấm dứt ngày 1-12, vẫn tiếp tục không thể tưởng tượng nổi. Chỉ nội sự kiện đó, ngài cũng có thể phê phán về giá trị các tin tức các cuộc hành quân với một đoàn quân lớn.


Dù thế nào đi nửa, thưa ngài Thượng thư, chúng ta đi xuống dốc đến kiệt quệ, cho đến lúc phải bất động ở Đà Nẵng . Mọi phương tiện để cải thiện tình trạng bộ binh và Hải quân đều hết sạch và vô hiệu. Các Y sĩ trước tình trạng bị bệnh tật đã kết luận là người Âu đừng làm việc gì trong khí hậu này, nhưng làm sao được khi ở đây, phải làm những gì cấn thiết cho việc phòng vệ, xây cất bịnh viện, lều trại  v.v….Đó là một vòng lẩn quẩn khiến chúng ta điên đầu ”[9]


Trong một văn thư khác, Đề đốc cho biết con số người chết thật đáng sợ, người vào bệnh viện cũng quá nhiều, bệnh kiết lỵ vẫn nghiêm trọng, vì thời tiết xấu quân đội e chỉ còn các cán bộ và một số lính quả cảm : Trong số 800 bộ binh chỉ còn nhiều nhất là 500 có thể mang được khí giới. Để giữ vững Đà Nẵng, thì không còn gì, hay gần như không còn gì để mở một cuộc hành quân quan trọng nào [10].


Trong tình trạng như thế cuộc tiến quân về Huế, rõ là không thể thực hiện được, dù những người truyền đạo trông chờ. Người Pháp hoàn toàn thiếu phương tiện, vận tải lương thực và đạn dược, đường sá không dùng được, với khí hậu như thế bộ binh không thể mở cuộc tiến quân lớn, và để tấn công thành trì làm theo lối châu Âu, cần phải có pháo binh lớn đem đến được bằng đường thủy [11] nhưng theo lời các hoa tiêu Gia tô mà Giám mục Retord cung cấp [12] nếu chắc chắn các pháo hạm có thể vượt chướng ngại để ra Huế, thì không chắc gì nó có thể ngược giòng sông quá xa để hạ đồn lũy được bảo vệ bằng đại bác đúc theo kiểu Châu Âu. Muốn cho cuộc hành trình đánh Huế có ít nhiều bảo đảm thành công, cần phải có các pháo hạm ít ra là nhỏ và một đoàn quân 3000 người. không có đủ nguồn tài nguyên đó, cuộc viễn chinh đánh Huế không nên nghỉ đến, nhưng chính Huế là cái gút của vấn đề [13].


Vậy làm sao để ra khỏi tình thế đó ? Người Pháp biết rằng một thành phố quan trọng   ở miền Nam của vương quốc vốn là nguồn dự trữ lương thực của cả nước và cũng là trung tâm buôn bán ngay giữa một vùng phì nhiêu. Đó là Sài gòn, thành đô của Nam kỳ. Quả thật vùng nầy đã cung cấp một phần lớn gạo tiêu thụ cho cả nước và thuế đánh vào gạo là một trong những nguồn lợi tức chính của kho tàng nhà Vua. Chiếm Sài gòn là có thể chấm dứt sự xuất khẩu gạo và thuế- giáng một đòn ghê gớm vào triều đình Việt Nam . Khuyến khích Cambodge nổi dậy chống Việt Nam và làm cho vua Thái lan nghe tiếng đại bác Pháp rền vang [14]. Mặt khác, Sài gòn lại nằm trên một con sông mà tàu chiến và tàu vận tải lưu thông được . Đổ bộ là quân đội gặp ngay điểm tấn công không cần phải đi, không cần mang túi lương thực : chiến trận nằm ngay trong sự lợi thế cho Pháp. Ngoài ra đánh vào Sài gòn là có thể cắt đứt ngay việc quân đội Anh đang lăm le xuất hiện trong vùng hoạt động của Pháp. Vì thế người Pháp quyết định hướng về thành phố này. Từ quyết định này, đã xảy ra một cuộc tranh cải gay cấn giữa Đề đốc Rigault de Genouilly và giám mục Pellerin


2 /- CÃI VÃ GIỮA ĐỀ ĐỐC RIGAULT DE GENOUILLY VÀ GIÁM MỤC PELLERIN


Đa số các người truyền giáo đều chống đối việc chiếm Sài gòn. Thật vậy, vấn đề chính của đạo Thiên Chúa không nằm ở miền Nam, nơi mà dân chúng không mấy tiếp thu sự tuyên truyền của các người truyền giáo và tương đối họ sống dễ dàng. Vấn đề chính là ở miền Bắc, nghèo và bị xáo trộn bởi các cuộc khởi nghĩa của nông dân… Chính tại đây, các người truyền giáo mơ ước lập một nước Thiên Chúa độc lập. Nếu vì thiếu phương tiện mà không đánh được kinh đô, thì phải chiếm Bắc kỳ.


Người Tây Ban Nha tại Phi Luật Tân đã cho thấy rõ ràng ý kiến họ về Bắc kỳ và các tu sĩ Tây Ban Nha dòng Đa Minh đã công khai tuyên bố việc chiếm xứ này là mục đích quan trọng và duy nhất của cuộc viễn chinh [15]. Trước các đề nghị đó, Đề đốc Rigault de Genouilly trả lời rằng trong tình thế hiện giờ, Pháp không thể tiến quân vì khí hậu Bắc kỳ còn khó chịu hơn cả Đà Nẵng , ngoài đó, bịnh dịch tả là bịnh địa phương trong mùa nước xuống và mùa nổi sình [16].


Việc viễn chinh Sài gòn làm thất vọng các người truyền giáo ở Bắc kỳ, thật dễ hiểu, điều khiến chúng ta suy nghỉ là thái độ của Giám mục Pellerin mà địa phận ở ngay tại miền Nam, người chủ trương một cách điên cuồn việc tấn công vào Huế - theo y, phải đánh ngay Kinh đô – Giám mục Nam kỳ đã yêu cầu tiến đánh Sài Gòn khi thấy đánh Kinh đô không được. Nhưng khi việc này được quyết định, giám mục lại điều khiển một chiến dịch mạnh mẽ chống lại cuộc viễn chinh và chống lại Rigault de Genouilly. Theo Đề dốc, giám mục Pellerin bị linh mục Gaentra, người lãnh đạo những người truyền giáo Tây Ban Nha, lèo lái : “Bị lung lạc bởi linh mục Gaentra người, dĩ nhiên, chỉ mơ ước Bắc kỳ , và muốn mang cờ Tây Ban Nha đến đó với tính cách chiến thắng, tại các phòng sĩ quan, giám mục đã công khai chống lại kế hoạch của Chỉ Huy Trưởng, chống lại ý kiến của vị nầy, nói rằng :Tôi hiểu lầm ý định của chính phủ, ông là người thụ thác ý kiến và tôi phải tường trình hành động của mình. Tình thế găng đến nổi tôi sắp cho bắt giám mục Pellerin và đưa đi Hương cảng “ .


Nhưng trước khi đi đến biện pháp đó Rigault de Genouilly cố thuyết phục giám mục Pellerin, qua trung gian của đồng nghiệp ông nầy, rằng việc ông có mặt để thông dịch trong đoàn quân viễn chinh không nên có nữa và tốt nhất là ông nên trở lại Hương cảng . “Sau nhiều cuộc thảo luận về nhiệm vụ chính trị tưởng tượng của ông, các người nầy đã thắng được sự chống đối, chính giám mục Pellerin xin phép tôi trở lại Hương cảng. Chiếc Prégent mang thư từ đến Hương cảng, đúng lúc chúng tôi đi Sài Gòn, cũng mang theo giám mục, người mà lời nói và thái độ chỉ gây cho chúng tôi nhiều lộn xộn, rắc rối xen vào mọi âm mưu, và không làm việc gì có ích cả, vì tất cả những gì ông nói, tuyên bố, hứa hẹn ở đây cũng như trước ủy ban họp ở Ba lê cũng phải đem thử lại trước thực tế, cả những điều rất tầm thuờng như tính chất khí hậu và thời gian mưa mùa, hiện vẫn còn dai dẳng, cũng sai, sai hết. Tôi hối tiếc đã nói thế về một người mang màu sắc tu sĩ, nhưng giám mục Pellerin không biết gì về ngay cả những vùng mà ông đã sống, hoặc ông ta thiên lệch khi cố làm cho người khác tin những sai lầm có ích cho quyền lợi của ông, và có thể  cả hai lổi lầm cọng lại, vì thế nhất thiết không thể tin tưởng để dùng ông vào việc gì, kể cả làm thông dịch viên… Giám mục Pellerin nhất thiết không muốn đứng bên cạnh vấn đề và trong một cơn thịnh nộ đã đi đến chổ muốn cưởng bức tôi phải chấp nhận kế hoạch trên .” [17]


Mãi đến nay, những người viết sử Phương Tây, đã trình bày về các người truyền đạo như là những nạn nhân của luật pháp dã man của Vua, quan : những người bị giết chết được xem như những kẻ “ tử đạo “ . Họ không chịu nói gì về sự thật các hoạt động của những nhà truyền giáo cùng thái độ của những người này. Chỉ cần đọc văn thư này của Đề đốc Rigault de Genouilly là đủ hiểu “Không một nền cai trị nào, dù là phục vụ cho đạo Thiên Chúa, lại có thể dung thứ cho sự xâm phạm thường xuyên một cách ngu xuẩn vào các vấn đề chính trị, dân sự, và quân sự, không được và không thể thuộc quyền hạn họ. Nếu cũng vì những yếu tố buộc tội đó mà giám mục Pellerin bị nhà cầm quyền Việt nam trục xuất, báo chí các nhà truyền giáo chắc đã kêu la om sòm lên là bị bạo hành “.


Biến cố Pellerin - biến cố đầu tiên trong cuộc viễn chinh - chỉ là một trong các khó khăn mà Rigault de Genouilly phải bơi lội trong đó. Các yêu cầu đầy lo âu của y xin gia tăng lực lượng không được trả lời, y hết sức cay đắng vì việc chính phủ Pháp tỏ vẽ dững dưng trong vấn đề Nam kỳ. Quả thật vậy, lúc đó Napoléon III đã đẩy quân đội Pháp vào cuộc chiến Ý Đại Lợi, đó là trước trận Magenta và Solférino, thay vì được tiếp viện, Rigault de Genouilly được tin Pháp bước vào cxuộc chiến chống Áo, và nhận được các chỉ thị tìm cách hòa giải. Bị dồn vào thế bất lực, bị Balê bỏ rơi, Đề đốc xin được giải nhiệm [18] Nhưng quân đội Pháp không thể chờ đợi lâu hơn nữa . Vì giải pháp dứt khoát càng kéo dài thì khó khăn càng thêm lớn [19] . Với một ít sức mạnh trong tay, Rigault de genouilly quyết định chiếm ngay thủ phủ Miền nam.

 

II - CHIẾM SÀI GÒN và BẮT ĐẦU THƯƠNG THUYẾT


Dù  được bảo vệ bằng đồn lũy và một thành trì đẹp đẽ cùng nhiều chướng ngại vật mà  Việt Nam xử dụng được trên sông, Sài Gòn vẫn bị chiếm ngày 17-1-1859 sau một vài trận chiến khá khốc liệt. Sau khi thỏa mãn các nhu cầu cho đoàn quân chiếm đóng nhỏ để lại Sài gòn ,Rigault de genouilly trở về Đà Nẵng trong niềm hy vọng nhờ lực lượng tăng viện đã xin, y có thể đánh một đòn quyết định vào Kinh Đô và sẽ thương thuyết ngay tại cung Vua. Nhưng tình thế quân đội Pháp vẫn bi đát như trước và đã có lúc Balê nghỉ đến việc rút ra khỏi Việt Nam, dứt bỏ tham vọng thực dân. Nhưng người Việt Nam chịu ngưng chiến và chịu thương thuyết, chắc có lẽ với ý nghỉ là cứ kéo dài cuộc thương nghị, sự mệt nhọc đến kiệt sức sẽ khiến cho Pháp phải rút lui. Các cuộc thương thuyết hết sức khó khăn, các người truyền giáo chống lại mọi cố gắng giải hòa giữa Pháp và triều đình Huế, về phần mình, Triều đình Huế cũng không chịu nhượng bộ những người truyền giáo mà họ khinh bỉ. Giữa lúc đó, Đô đốc Page thay Rigault de Genouilly tháng 10-1859. từ 1859 đến 1862 ba Đô đốc tiếp nối nhau làm tư lệnh đoàn quân viễn chinh Pháp ở Việt Nam . Tại Bộ Hải quân và thuộc địa cũng có thay đổi quan trọng ; Đô đốc Hamelin nhường chổ cho Chasseloup Laubat là người mà tên tuổi gắn chặt vào công trình thực dân Pháp ở Nam kỳ. Chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu tình hình quân sự Pháp và chính sách Ba lê. Các khó khăn trong những cuộc thương thuyết và chính sách bành trướng thuộc địa của Chasseloup Laubat.


1/- TÌNH HÌNH QUÂN ĐỘI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH BA LÊ.


Người Pháp rất đổi lạ lùng về thành phố mà họ muốn chiếm đóng. Về mặt thuộc địa     “ Sài Gòn sẽ thành trung tâm buôn bán to lớn ngay khi con sông mở rộng cho người Âu vào. Xứ này thật đẹp, rất giàu về mọi sản phẩm, gạo, bông, đường, thuốc lá, gỗ, thứ gì cũng nhiều , và vì con sông liên lạc với bên trong bằng nhiều sông con, nên nguồn xuất cảng thật vô tận “ [20] . Vì thế Sài Gòn quá quan trọng không thể bỏ được, nhưng quân lực Pháp quá ít ỏi, không thể chiếm trọn cả thành lẫn phố. Pháp đành chỉ chiếm thành phía nam sau khi phá tung thành trì, cùng đốt và hủy diệt tất cả những gì có trong đó. Quân đội Việt Nam rút về Kỳ Hòa, vùng đồng quê bao quanh Sài Gòn và cách đó 6 cây số.


Dân chúng cũng lập tức thực hiện kế hoạch đồng không, nhà trống, quan văn, quan võ đều biến mất, các trận cháy gia tăng mau lẹ chung quanh vị trí Pháp chiếm đóng ; Sài gòn vô ch1nh phủ. Nếu triều đình Huế không còn nhân viên chánh thức tại đó thì cũng đã chứng tỏ uy quyền của mình qua sự bất hợp tác của dân chúng. Dù Rigault nhờ tiền bắt được trong thành,   đã trả giá thực phẩm rất cao, thực phẩm vẫn khan hiếm. Nhưng “chung quanh chúng ta là những làng Thiên Chúa, đáng lẽ họ phải tỏ ra nồng nhiệt đối với chính nghĩa của chúng ta. Cứ qua kết quả mà xét, sự nồng nhiệt đó đã không có, việc này cũng thêm một trong các nhận định sai lầm bao quanh vấn đề Nam kỳ. Chính ohủ này không yếu, không vô tổ chức như người ta thích trình bày ” [21].


Về phần các người truyền giáo họ càng thêm nghi ngờ Đề đốc “Căn cứ vào những gì mà giám mục Lefèbvre nói với chúng tôi về thành trì Sài Gòn, sự bảo vệ, sự chuẩn bị quân sự của các quan và tinh thần của dân chúng, tôi có thể phê phán sự hiểu biết của các nhà truyền giáo chúng ta về những gì không thuộc lãnh vực tôn giáo. Bất cứ làm việc gì mà căn cứ vào tin tức của các vị đó đều là phiêu lưu, còn ảnh hưởng của họ đối với con chiên tôi hoàn toàn không tin nữa “ [22]. Bị cô lập như thế trong một góc và bị đe dọa tấn công phát xuất từ trì hoản, Pháp ở Sài Gòn dù lính mệt mõi, vẫn phải mở những cuộc càn quét chung quanh để tự vệ và để liên lạc với một số ít dân chúng không chịu chóng đối dù tiêu cực.


Ở Đà Nẵng, tình hình suy sụp mau chóng. Mọi hoạt động đều bị tê liệt, vì thuyền bè hư và nồi xúp-de thì sắp hỏng [23]. Dịch tả và kiết lỵ vẫn tiếp tục gây chết chóc lớn lao trong quân đội Pháp chỉ từ 15 đến 26-6 gần 80 người chết [24]. Bệnh tât không chừa các y sĩ và các nhân viên mổ xẻ , nhân viên y tế đã thiếu lại càng thiếu hơn trước số bệnh nhân. Các đại đội lục quân vẫn thiệt hại nhất chỉ còn từ 30 đến 35 người có thể hoạt động được  (đại đội pháo binh chỉ còn 20 lính khoẻ mạnh, thủy quân cũng không phần tệ hại hơn lục quân ). Việc tiếp tế thiếu thốn, vã lại việc thiếu than trong một đoàn quân gồm các tàu chạy bằng hơi nước đang ở xứ thù, còn bị buộc phải liên lạc thường xuyên với Sà Gòn, với Hương cảng thật đáng sợ không kém gì đói khát. Các tàu lại thiếu nhân viên cơ khí. Đề đốc viết trong văn thư ngày 15-7-1859 “ thưa ngài Thượng thư, Ngài thấy rằng tất cả ở đây đang đi lần đến chổ rã rời. Xin ngài hiểu rằng không   thể chỉ huy được trong các điều kiện như thế và dù Bộ có thỏa mãn nhu cầu đến đâu, tôi cũng không thể chịu nổi trách nhiệm về các hậu quả nặng nề phải đến trong tình trạng như thế “[25]


Mọi văn thư của Rigault de Genouilly đều viết bằng giọng kinh hoàng như vậy cả . Trong mọi văn thư, y đều nhắc lại yêu cầu tăng viện người, tàu, đạn dược…Tăng viện không đến hay đến từng giọt, không đủ để bù vào chổ mất.


Trong lúc đó các nguồn tài nguyên của phía Việt nam lại gia tăng từng ngày và người Việt Nam đã tổ chức được một cuộc kháng chiến khắp nơi [26]


Để giữ các vị trí đã chiếm được và chiếm các vị trí mới, ngày nào Pháp cũng phải có lực lượng lớn mạnh hơn để đối đầu với lực lượng lớn mạnh mà người Việt Nam đã tập hợp được, và để đối đầu với sự phát triển các phương tiện tự vệ của họ.


Từ nay, muốn tấn công Huế, cần ít nhất 5000 người và đồn Đà Nẵng cần 1500 người chứ không phải 1000 mà trước kia tưởng như đủ [27].


Vì thế “ càng đi sâu vào tình hình Vương quốc An Nam, các bức màn càng vén lên, các lời khẳng định, dối trá càng biến mất , không thể không thừa nhận rằng cuộc chiến tranh chống lại xứ nầy còn khó hơn cuộc chiến tranh chống lại thiên triều. Do các sự chia rẽ mà thiên triều có nhiều điểm yếu, tình trạng vô chính phủ đã  khiến một phần lực lượng được dùng đến để chống cuộc nổi loạn đã làm suy giảm việc cai trị trong nước. Ở Nam kỳ, tổ chức chung rất mạnh, tổ chức quân sự rất hữu hiệu “ [28].


Mệnh lệnh rõ ràng của Ba lê là chỉ đánh Huế khi đã nắm chắc thắng lợi [29]nhưng rõ rệt, từ nay, không thể thắng lợi được. Về mọi mặt, sự thua sút số lượng về bộ binh, thiếu tăng viện thủy quân, không có pháo hạm nhỏ và thiếu đạn dược, nên không thể nghỉ đến việc theo đuổi các cuộc hành quân đánh Huế [30]  vậy thì làm gì ? Năm 1857, Napoléon III không có ý định gì rõ rệt, nên Napoléon đề nghị ba giải pháp và viên Chi huy trưởng được tự do chọn lựa : Theo đuổi chiến tranh để lập nền bảo hộ, chiếm đóng hạn chế, và rút lui hoàn toàn.


“ Vì thế Hoàng thượng tin cậy ở kinh nghiệm và sự sáng suốt của ông trong mọi quyết định, với lực lượng dưới quyền Ông điều khiển, có nên theo đuổi việc thiết lập nền bảo hộ trên Vương quốc An Nam không, hay là chỉ cưởng bức Chính phủ họ, nhờ vào việc chiếm đóng Đà Nẵng và nhiều cứ điểm khác mà ông đã hay sẽ chiếm được đi đến việc ký kết một hiệp ước trên nền tảng kế hoạch 25-11-1857,hay cùng là đành bỏ các vị trí mà chúng ta chiếm đóng và từ bỏ hẳn một mưu toan rõ ràng ngoài tầm các phương tiện hoạt động mà ông có ”[31].


Bỏ các vi trí ? Từ bỏ hẳn mưu toan ? Đề đốc Rigault de Genouilly, người chiến thắng ở biển Trung quốc, liệu có chịu nổi một thất bại như thế không ? “ tôi không thể chấp nhận trách nhiệm về một cuộc rút lui hoàn toàn như thế. Đó là một biện pháp cực kỳ quan trọng , chỉ có chánh phủ mới có quyết định vì hiểu rõ, tôi không có thẩm quyền gì cả. Thật vậy, đùng có lầm, rút ra khỏi Nam kỳ là phá tan ảnh hưởng của Pháp trong toàn thể Viễn Đông…. Tôi xin nói với ngài là tôi không chủ động trong việc rút khỏi Nam kỳ và tôi chờ đợi một mệnh lệnh rõ ràng của ngài Thượng thư để làm việc đó ” [32].


Một đằng, viên Chỉ huy trưởng không thể chịu nổi ý tưởng một cuộc thất bại nhục nhã, đằng khác, y không thể đạt được thắng lợi cuối cùng . Trong tình thế khó khăn đó, rõ ràng chỉ còn thương thuyết hòa bình với triều đình Huế là có thể cứu được quân đội Pháp. Đó là giải pháp mà bây giờ Đề đốc nhắm đến, và đó cũng là điều mà các người truyền đạo lo sợ.


2/- CÁC NGƯỜI TRUYỀN ĐẠO PHẢN ĐỐI VIỆC THƯƠNG THUYẾT.


Bất cứ giá nào, các người truyền đạo cũng không muốn cuộc viễn chinh kết thúc bằng một cuộc thương thuyết hòa bình. Điều họ muốn là một cuộc xâm lăng chiếm đóng hoàn toàn   xứ sở, điều mà Đề đốc cho là không được : “ Tôi mãn nguyện, Rigault de Genouilly viết cho viên Thượng thư, là đã chống lại mọi xúi dục thúc đẩy tôi tấn công Huế trong khi thiếu lực lượng thích đáng về người cũng như về tàu [33]. Một hiệp ước ký kết với người An Nam dù lợi đến đâu cũng không làm vừa ý các ngài đó, cuộc bảo hộ cũng không đủ cho họ, họ muốn chiếm hết xứ sở và lật đổ triều đình, Giám mục Pellerin đã từng nói thế và tôi thấy giám mục Lefèbre, giám mục Sài Gòn cũng vậy ”[34]


Để chận đứng một thỏa hiệp bất chợt giữa Pháp và Việt Nam các người truyền đạo tung tin đồn khắp nước là người Pháp không chịu dàn xếp gì với đương triệu. Ngoài ra, họ còn đúc các ấn vuông và rải đầy khắp nước  những lời tuyên bố của một ông hoàng giả danh mà họ mang theo làm trợ lý thông dịch. Sự hiện diện của “ông Hoàng” đó trong đám người Pháp đã làm cho triều đình Huế hết sức lo, họ bèn bêu khắp nước một chiếc đầu giả là của y để dập tắt nỗi sợ hãi của dân chúng.


Việc khám phá ra các âm mưu đó dẫn đến nhiều khám phá khác và đến lúc đó Đề đốc mới biết được các mưu mô của người truyền đạo dùng làm hỏng trước mọi cố gắng thương thuyết . Theo Đề đốc, tất cả những điều đó giải thích sự yên lặng tuyệt đối của triều đình Huế đối với người Pháp và các cố gắng phi thường của họ để kháng chiến [35].


Để hiểu các khó khăn của Rigault de Genouilly, nên nhớ rằng thời đó, người Pháp chỉ tìm được thông dịch viên trong số các người truyền giáo là những người nước ngoài  duy nhất biết tiếng Việt và do đó đóng luôn vai trò chính trị mà người Pháp không hay biết đến.


Viên chỉ huy đồn Pháp tại Sài Gòn cũng gặp phải các khó khăn tương tự “ Chúng ta, Y nói, sẽ ít lầm lẫn hơn, chúng ta sẽ đạt kết quả mau hơn nếu chúng ta có các người thông dịch không phải là người truyền đạo. Họ cáo buộc tôi đầy thành kiến, hay đầy ác ý, nhưng tôi nghỉ rằng tôi sẽ không xứng đáng với lòng tin cậy của Ngài, nếu tôi không nói thẳng với ngài rằng, theo ý tôi, các tu sĩ truyền đạo ở Nam kỳ đã hy sinh quyền lợi nước Pháp cho tư kiến của họ “ [36].


Ngày 21-6-1859 , chính quyền Huế chấp nhận thương thuyết. Đồng thời, nhà cầm quyền Việt Nam tại Sài Gòn cũng mở đầu cho những cuộc đàm phán hòa bình với viên Chỉ huy trưởng Pháp ở thành phố này. Theo chiến thuật thông thường của họ, ở Sài Gòn cũng như ở Đà Nẵng , các người truyền giáo tạo dựng các chướng ngại để ngăn cãn các liên lạc. Chúng ta hãy đọc văn thư sau đây của Thiếu tá Jauréguiberry đề ngày 5-7-


“Thưa Đề đốc, tôi thấy những người nầy rất muốn giải quyế hòa bình, nhưng họ nhìn các nhà truyền đạo bằng đôi mắt rất ác cảm, và tôi nghỉ rằng họ không lầm.


Khi các nhà truyền giáo ở đây nghi ngờ tôi bắt đầu thương thuyết, họ đã gởi cho tôi, ngay giữa đêm khuya nữa, các báo cáo dối trá để lôi kéo tôi vào một cuộc tấn công, họ ngăn trở những người Trung Hoa đến tìm tôi, các con chiên An Nam đi cướp bóc và đốt nhà, gần phố phường Trung Hoa và họ bảo rằng do tôi sai đi. Tóm lại, họ cho tôi thấy rõ ràng là họ không muốn hòa bình “ .


Ở  một chương khác trong văn thư, Thiếu tá Jauréguiberry tố cáo các sự cướp bóc, tống tiền nhân danh y trong làng mà giám mục Lefèbre đang ở do các con chiên An Nam sống dưới sự che chở của đại bác trên các tàu Pháp gây nên .


Các cuộc thương thuyết kéo dài, để làm căn bản cho giải pháp hòa bình , Pháp đưa ra 4 điều kiện : Bổ nhiệm một đại diện toàn quyền. Tự do tôn giáo cho các người truyền đạo và con chiên. Tự do buôn bán. Nhường một phần đất để bảo đảm cho việc thi hành hiệp ước.[37]


Rõ ràng Rigault bỏ mộng thực dân, vì vấn đề bảo hộ không còn đặt ra nữa.[38]


Người Việt Nam không thể thừa nhận các điều kiện đó, sốt ruột Đề đốc bèn tìm cách gây áp lực hửu hiệu lên triều đình Huế, thì tai họa Peiho Trung Hoa đã xảy ra vụ liên quân Anh Pháp bị Trung hoa đánh bại. Không thể vừa giữ Quảng Đông là nơi đồn bót Anh đã yếu đi rất nhiều, vừa chiếm giữ Đà Nẵng , Đề đốc buộc lần lượt phải bỏ các vị trí mà Pháp đã chiếm chung quanh Đà Nẵng để rồi cuối cùng rút đi hết. Theo viên Tư lệnh,  thất bại đè nặng lên tất cả và làm cho hậu quả việc rút khỏi Nam Kỳ trở thành thứ yếu “ Mặt khác, chúng ta đã hy sinh gì tại đây ? Ngài biết rằng chúng ta bị dồn đến chổ bất lực hoàn toàn rằng không có pháo hạm nhỏ, chúng ta không thể làm một hoạt động gì quan trọng, tất cả phải bị hạn chế trong cuộc chiếm đóng tổn thất nhiều người và của cải mà chiếm đóng trong hoàn cảnh thế này chỉ chấm dứt trong chết chóc, vì ngài nói với tôi rằng chính phủ sẽ không gởi thêm một người lính nào nữa sang Nam kỳ “[39]


Trong tình hình đó, người Pháp chỉ có thể tỏ ra biết điều ở bàn hội nghị, họ rút lui yêu sách đòi nhường đất và chỉ đòi được tự do buôn bán một số ít hải cảng [40]. Trái lại, họ cương quyết giữ các điều kiện liên quan đến tư do tôn giáo, điều kiện này được xem là mục đích chính của các cuộc viễn chinh Pháp tại Viễn Đông [41]. Đòi hỏi này là trở ngại chính cho các cuộc thương thuyết.


3/- ĐIỀU KHOẢN TÔN GIÁO CHỈ LÀ CHƯỚNG NGẠI LỚN TRONG CÁC CUỘC THƯƠNG THUYẾT .


Thật vậy, các thương thuyết gia Pháp không thể khiến chính phủ Việt Nam thừa nhận bằng một hiệp ước quyền tự do đi vào và quyền tự do lưu trú của các vị truyền giáo.[42] Chính các người truyền đạo cũng nghỉ rằng dù Huế có bị thất thủ thì vấn đề cũng không giải quyết xong, Vua đã chuẩn bị tất cả để rút sâu vào trong, và triều đình đã dời kho bạc và thư khố đến đó rồi . “ không thể giải quyết vấn đề bằng một hiệp ước và tôi không thấy cách nào khác hơn là rút lui : Rigault đã chán nãn nhận xét như thế [43]Thiếu tá Jauréguiberry cũng nhận xét tương tự. Các điều khoản liên quan đến vấn đề tôn giáo có lợi cho các nhà truyền giáo Pháp và Tây Ban Nha làm cho người Việt Nam thù ghét đến nổi các quan không đệ lên triều đình “ Họ hình như rất sợ các mưu đồ chính trị của các linh mục, họ than phiền về các âm mưu mà hô qui hoặc đúng, hoặc sai cho các vị đó và không hiểu tại sao người ta lại muốn buộc chính quyền Nam kỳ dung nạp việc truyền một đạo xa lạ với xứ sở. Không có lý lẽ vững chắc đưa ra và tự cảm thấy không thể thuyết phục các quan được, sự thuyết  phục họ khó khăn cũng không hơn gì các nhà truyền giáo, là những người mà lý luận tốt nhất là đại bác Pháp, tôi chỉ trả lời rằng tự do tôn giáo đã được các nước văn minh thiết lập và bắt buộc, ngay  Đế quốc Trung hoa cũng chấp nhận “[44]


Mang trách nhiệm thương thuyết tự do cho các người truyền đạo, người ta cũng không tìm ra “ lý do vững chắc “ để biện minh cho các sự can thiệp ủng hộ họ ! Ngày 7-9-1859, các cuộc thương thuyết gián đoạn. Để “ trừng phạt “ , Rigault lại tấn công các phòng tuyến mà người Việt Nam rút vào đó từ 8-5 với pháo binh , phòng tuyến bị tan vỡ, nhưng người Pháp trả giá đắt : 10 chết trong đó có một trung úy pháo binh, và 40 bị thương , quân đội trở về trại mệt mõi, rã rời, ngày hôm sau bệnh nhân sốt rét  chất đầy xe cứu thương . [45]


Rigault giữ nguyên trạng cho đến khi bị Đô đốc Page thay thế vào tháng 10, Y đã nhiều lần đề nghị chính phủ Pháp cho biết rõ ý định về hai vấn đề Trung hoa và Nam kỳ, nhưng không được phúc đáp đầy đủ , Ý kiến riêng của y là bỏ Đà Nẵng và giữ Sài Gòn mà theo y, người Anh chỉ chờ người Pháp bỏ đi là điền vào.[46]


Khi đến nhiệm sở mới, Đô đốc Page được lệnh đừng có kế hoạch tấn công  Huế, rút khỏi Đà Nẵng , một địa điểm nào để với số quân ít ỏi như thế, đóng vững chắc tại đó bảo vệ được Sài Gòn hầu đợi các cuộc thương thuyết mà chính phủ Việt Nam có thể đề nghị. [47]


Nhưng triều đình Huế nhất quyết theo đuổi cuộc chiến, một chỉ dụ của Vua Tự Đức kêu gọi dân chúng dọc vùng biển lập thành trì, công sự phònh thủ “ sẵn sàng dùng khí giới tiêu diệt mọi tham vọng của giặc Pháp ‘ và hứa khen thưởng người nào bày ra được kế sách hay để đuổi quân xâm lăng [48]. Page viết :” ở đâu kẻ thù cũng trang bị vũ khí. Vua Tự Đức đã kêu gọi dân chúng nổi dậy chống chúng ta, tôi làm gì được để dập tắt ? [49]


Viên Tư lệnh mới mở hết cuộc hành quân này đến cuộc hành quân khác, y tấn công mãi nhưng quân đội y kiệt sức và mang đầy mầm chết “cái chết lượn khắp mọi đồn bót, đã hơn một ngàn người (độ 600 bộ binh và 400 thủy binh ) đã cắm trên đất nước nàycác giá chữ thập, dù có những tấm gương sáng về tin thần cương nghị, quân đội đang kiệt sức và ngả xuống các ý nghỉ đen tối, càng ngày, hàng ngủ chúng ta càng thưa thớt “ [50]Mười tám đại đội lúc đầu tạo nên lực lượng của Rigault nay chỉ còn có sáu, số quân này rất cần để chiếm Quảng Ninh  và Nam kỳ [51] Cũng như người tiền nhiệm. Page không tin sẽ đạt điều gì sáng sủa cả.


Theo lệnh Paris, Y cố nối liên lạc với triều đình Huế dù vẫn biết là mọi khó khăn sẽ đến với y. “Khó khăn lớn nhất ( cò nên nói là không vượt qua được ) nằm trong mọi cuộc dàn xếp là các người truyền đạo mà Vua ,quan đều coi là kẻ tử thù. Tôi bắt buộc phải thú nhận rằng những điều tôi nghe được từ những người trong nước nói với tín đồ Thiên Chúa cùng các lời thú nhận của những người này về tâm trạng của họ khiến tôi lo lắng về khả năng bảo đảm sự an toàn cho các tín đồ Thiên Chúa dù họ có tôn trọng luật pháp trong nước đi nữa . Tôi sẽ tìm được công thức gì để vừa thỏa mãn danh dự của Hoàng đế nước Pháp vừa thỏa mãn chủ quyền của Vua Tư Đức ? Tôi không biết nữa “ [52].


Các cuộc thương thuyết lại bắt đầu. Gạt sang một bên “ ngôn ngữ khó hiểu “ của các người truyền giáo. Đô đốc liên lạc trực tiếp với các đại diện của Huế, lập tức ngôn ngữ minh bạch, rõ ràng sự việc phơi bày dưới một khía cạnh mới mẽ đến nổi người thương thuyết của Pháp hoàn toàn hiểu được tại sao triều đình Huế phải chống đến cùng mọi điều kiện liên quan đến những người truyền giáo. Đây là những lời mà viên đại diện cao cấp của Huế nói với viên   Tư lệnh Pháp :”Khi hòa bình được lập lại, Hoàng thượng sẽ gởi cho Hoàng đế Pháp và tôi sẽ gởi cho ngài một bản để trình bày rõ về những điều đáng trách mà các người truyền giáo Gia tô đưa đến tình trạng hiện nay. Khi mới lên ngôi, Vua Tự Đức rất niềm nở với họ, Ngài cũng ra lệnh là đối với những vụ vi phạm nhỏ, các quan địa phương nên rộng lượng , nhưng tín đồ Thiên Chúa dưới sự hướng dẫn của các người truyền đạo đã láo xược đến nổi họ không cần biết gì đến uy quyền của các quan, họ công khai làm loạn tuyên bố rằng tín đồ Thiên Chúa không thể vâng lời các tín đồ cuồng tín của một đạo khác, đến nổi làm xáo trộn khắp nơi, họ dùng sức mạnh bắt các thiếu niên nam nữ phải theo đạo Gia tô, cứ sau một cuộc tấn công và phản công, các người truyền đạo hoặc đã điều khiển, hoặc đã nhân danh mình bao che các cuộc nổi loạn đó, tất nhiên họ đã xen vào các tổ chức bí mật chống chính phủ, kể cả các tổ chức đốn mạt nhất, dưới ảnh hưởng như thế, triều đình và xứ sở chúng tôi sẽ bị tiêu diệt nay mai “[53]


Nhưng người Pháp đến đây để đòi cho đạo Thiên Chúa La Mã được rao giảng khắp nước, mỗi thành phố, mỗi làng đều dựng lên một nhà thờ Gia tô [54]. Nếu quả thật đó là ý muốn của Hoàng đế nước Pháp, viên đại diện cao cấp nói với Đô đốc Page, thì không thể hòa giải gì được cả, mọi cuộc thảo luận sẽ vô ích, toàn quốc sẵn sàng chịu một cuộc chiến tranh diệt chủng hơn là một tình trạng như thế. Trái lại, nếu người Pháp không đòi hỏi điều đó, viên đại diện Huế nói thêm, thì chắc chắn sẽ có hòa bình [55]


Sau khi “ đi khắp nước thấy nhiều, nghe nhiều “ [56] Cuối cùng Đô đốc Page công nhận lý  lẽ vững chắc của triều đình Huế, chính Y cũng bực về thái độ của các người truyền đạo và con chiên của họ.


Thật vậy, trong lúc dân chúng hoảng hốt chạy trốn khi quân Pháp kéo đến và chổ nào có đông dân chúng thì họ tổ chức các đoàn tự vệ võ trang , 3000 tín đồ Gia tô đi theo giặc Pháp và xin được đưa vô Sai gon [57] là nơi mà Page đã dựng lên một thị trấn . “ Tôi ngạc nhiên đến đâu ? khi hôm sau các người truyền giáo đến nói với tôi rằng các con chiên An Nam không tuân theo một quyền lực vô đạo, họ nói như thế. Sao ! Họ cũng không muốn có cảnh sát để chận đứng trộm cướp, du đảng , cướp bóc thành phố ? và tôi rất hổ thẹn khi thú nhận với ngài rằng Giáo hội Gia tô An Nam đã ngạo nghễ chủ trương các nguyên lý đó [58]. Ngoài ra, không người Vitệ Nam theo Gia tô nào ngần ngại xin gia nhập làm lính dưới cờ Pháp, Vua vô đạo Việt Nam không phải là vua của họ. “ Chắc bây giờ Ngài đã hiểu tại sao Vua, quan đã coi các nhà truyền giáo là kẻ thù ? “[59]


Nhưng Đại tá Lanzarte, Tư lệnh quân đội Tây Ban Nha đồng thời vừa được chính phủ của y giao toàn quyền bàn bạc  với viên đại diện toàn quyền Pháp, y nhận được chỉ thị ra lệnh , bằng ngôn ngữ hết sức cương quyết, đòi cho kỳ được quyền vào xứ sở của các người truyền đạo, quyền bảo vệ cho họ trong mọi trường hợp, quyền tư do và công khai theo đạo của dân chúng v.v…” Cầu Thượng đế hãy vì danh dự và lương tri của chánh phủ, Hoàng đế, cảm ứng cho tôi hòa giải được tất cả điều đó “ [60].


Rất khôn khéo, Page cố tự tách rời, đến một mức độ nào đó, ra khỏi các người truyền giáo khi tuyên bố rõ ràng với các đại diện Huế là y không đến “Để làm đảo lộn trật tự đã có ở Nam kỳ hoặc dùng sức mạnh áp đặc lên dân chúng hoặc triều đình này, triều đình nọ, hay tôn giáo này, tôn giáo nọ “[61]. Dù có lời tuyên bố đó, nổi nghi kỵ của chính phủ Việt Nam đối với các người truyền đạo vốn đã sâu xa, đến nổi Vua qúa lo sợ và khi cho những người này vào là dân chúng sẽ nỗi dậy làm cho vua Tự Đức phải nhượng bộ.


Các cuộc thương thuyết lại gián đoạn.


Vấn đề không còn là thoát ra khỏi Nam kỳ bằng một hiệp ước, mà là người Pháp nghỉ cách thu lợi được chừng nào hay chừng ấy. Cách đó, theo Đô đốc Page là chiếm cho được Sài Gòn và toàn tỉnh,  dưới mắt y, Sài gòn là vùng chiếm lĩnh đẹp đẽ nhất, là thuộc địa đẹp nhất mà lúc đó Pháp mơ ước : “Nếu nước Pháp từ chối cái mà Chúa Trời hình như đã ép nhận lấy, không phải là một thuộc địa, mà là một xứ sở quá giàu, sẽ đem lại rất nhiều mà không tốn kém gì cả, tôi chỉ cần biết cúi đầu ” [62].


Việc gián đoạn các cuộc thương thuyết cho y toàn quyền hành động, Page tuyên bố rằng chiến tranh tái diễn và hành động chiến tranh đầu tiên của y là đặt Sài gòn cùng vùng đất đó dưới quyền cai trị của Pháp [63]. Sự việc đến đó thì tình hình Trung quốc lại bắt đầu trở nên kịch liệt. Thất bại mà các nhà ngoại giao Pháp gặp phải tại Peiho vào tháng 6-1859, thúc bách một cuộc viễn chinh mới chống Trung quốc, các lực lượng Pháp ở Nam kỳ được gọi đến và dốc toàn lực cứu viện. Vì thế Đô đốc Page lại đi Trung hoa sau khi ông đã long trọng tuyên bố, mở cửa Sài Gòn cho người nước ngoài buôn bán [64].


         4/- CHASSELOUP LAUBAT và VIỆC THIẾT LẬP CHẾ ĐỘ THỰC DÂN PHÁP Ở NAM KỲ


“ Dù hoà hay chiến thì thuộc địa Sài Gòn của chúng ta đã dựng lên rồi ” Page xác định như thế hai tuần trước khi đi Trung hoa [65].Về phần mình, khi về đến Balê, Rigault cố gắng biện hộ cho việc duy trì sự hiện diện của Pháp tại Sài gòntrong khi Napoléon III muốn rút lui.


Quả vậy, trước hai khó khăn tại Trung Hoa và tại Nam kỳ, đối với Napoléon III, việc thiết lập thu5ôc địa Pháp tại Sài gòn là một việc làm quá sức của Pháp. Đối với vua nếu phải chiếm Sài gòn, thì chỉ dùng áp lực buộc triều đình Huế chấp nhận kết ước. Khi hiệp ước đã được ký kết và thi hành , Pháp sẽ rút lui khỏi thành phố. Đó là nội dung bản chỉ thị gửi cho Phó đô đốc Charner, người được triệu dụng thay thế Page.


Nếu chính ohủ An Nam chấp nhận một hiệp ước trên các căn bản do Đô đốc Page đưa ra, chúng ta phải mãn nguyện về giải pháp đó  cho vấn đề Nam kỳ. Tôi chỉ cần khuyên ông chú ý hai điểm sau đây :


1/ soạn thảo điều IV

2/ rút khỏi Sài gòn


Nếu việc rút khỏi Đà nẵng là một điều mà chúng ta bị bắt buộc phải làm, trong mọi hoàn cảnh,  thì đó không phải trường hợp của Sài gòn. Chúng ta chỉ rút khỏi nơi này khi mọi điều khoản của hiệp ước ký kết với chính phủ An Nam được thực hiện đầy đủ [66].


Nhưng tư tưởng của Napoléon Iii không bao giờ rõ rệt, và tính do dự hình như là bệnh không trị nổi của y, ít nhất là đối với vấn đề Đông Dương vì trong một chỉ thị khác, và mấy tháng sau cũng gởi đến cho cùng một người nhân viên Thượng thư Bộ Hải quân và thuộc địa của y, y không ngần ngại nói “ Thuộc địa Sài Gòn của chúng ta, Hiển nhiên không thể có chuyện chúng ta chia cắt thuộc địa Sài Gòn với Tây Ban Nha, họ phải tìm một điểm khác ở Nam kỳ để đền bù những hy sinh của họ “ [67].


Hình như chính sách mà Rigault khuyến cáo đã ảnh hưởng đến vua, khiến càng ngày ông càng nghiên về giải pháp chiếm đóng vĩnh viễn, như chỉ thị của Thượng thư Hải quân gởi choCharner ngày 9-11-60 chứng tỏ : “Tôi muốn ông dùng những biện pháp cần thiếtđể củng cố uy quyền của chúng ta tại Sài Gòn mà theo các báo cáo mới đây hình như nền cai trị của chúng ta bị người An Nam đe dọa. Như ông biết Thượng hoàng muốn giữ vị trí đó “ [68]


Hải cảng Sài Gòn mở, lập tức lắm tàu bè Châu Âu v2 ghe Trung quốc đổ về chở gạo, những bước đầu tiên hứa hẹn một tương lai phồn thịnh cho hải cảng. Nhưng tình thế của Pháp  ở Sài Gòn không sáng sũa tí nào, với một lực lượng hết sức ít ỏi độ 600 lính, hai tàu tuần, ba tiểu hạm, ba tuần dương hạm nhỏ, một xà lan loại lớn, giặc Pháp không làm được gì khác hơn là sự duy trì và sự bảo vệ lưu thông trên sông. Trước một lực lượng nhỏ bé đó, mỗi ngày người Việt không ngừng gia tăng các tuyến phòng thủ và quyết bao vây lính Pháp trong Sài Gòn nếu không đuổi đi được.


Đang khi tình hình diễn biến, Chasseloup Laubat được bổ làm Thượng thư Hải quân v àthuộc địa thay thế Đô đốc Hamelin ( 24-11-1860 ) . Với y, chính sách Pháp ở Việt Nam bước vào giai đoạn mới, những quan điểm thực dân rõ rệt và thực tế nói lên thay thế cho sự do dự bấy lâu nay đã từng làm cho người Pháp tốn bao nhiêu người và nhiều của để thỏa mãn cho tự ái và quyền lợi tôn giáo mà họ bị khước từ.


Dưới sự kiểm soát trực tiếp của viên Thượng thư mới, xuất hiện một thúc đẩy mới và cương quyết đòi thành lập một thuộc địa vĩnh viễn tại Nam kỳ.


Ký xong hòa ước với Trung quốc ( 25-10-1860 ), Phó Đô Đốc Charner lên đường đi Sài Gòn để tăng cường việc chiếm đóng, Y đến tháng 2 -1861 cùng với 3 tiểu đoàn bộ binh , 1200 lính thủy đánh bộ và gần toàn thể một hạm đội mang theo vật dụng cần thiết.


Liên tiếp các ngày 25, 26, 27 tháng 2 lực lượng Pháp chiếm Kỳ Hòa, lập phòng tuyến dài vây chặc đồn Sài gòn mà người Việt Nam đã bỏ ra một năm để làm [69]. Các cuộc hành quân đó, theo lời Charner chỉ có mục đích tránh cho Sài gòn khỏi bị đe dọa tấn công và “ đem lại không khí “ cho đồn [70]. Nhưng việc chiếm Sài Gòn không còn vừa ý người Pháp nữa, từ tháng 12 - 1860, Charner đã nghỉ đến việc chiếm đóng toàn thể Nam kỳ : “Nếu chúng ta  muốn ở vững chắc ở Nam kỳ, y giải thích cho viên Thượng thư, và tạo ở đây một trung tâm buôn bán quan trọng, chúng ta không thể chỉ chiếm Sài gòn thôi, quyền lợi chúng ta đòi chúng ta bành trướng giao dịch ra toàn Nam bộ là xứ những tỉnh phì nhiêu nhất và giàu nhất trong toàn vương quốc “ [71]. Tại sao vậy ? Vì rằng nếu các hoạt động của Pháp giới hạn chung quanh các vùng phụ cận Sài gòn, sự kiểm soát của quân đội và nền hành chánh Việt Nam lên trên các thương gia, các người sản xuất sẽ luôn luôn  ngăn chận không cho gạo và các hàng hóa khác đến tận tay người Pháp và di chuyển trên sông Sài gòn [72]. Rõ ràng từ đây quyền lợi buôn bán của thực dân đã điều khiển hành động Pháp ở Nam kỳ.


Sau Kỳ Hòa, thành phố Mỹ Tho rơi vào tay Charner, quân Việt Nam rút về Biên Hòa, Nhưng các vùng bị chiếm công cuộc kháng chiến được tổ chức nó vừa mang tính chất một cuộc chiến nhân dân vì được nông dân ủng hộ vừa có tính chất một cuộc chiến tranh điều khiển bởi ccá quan lại trung thành với triều đình Huế. Trung tâm kháng chiến Gò Công, nơi có mồ mả bên ngoại Vua Tự Đức được lãnh đạo của một chiến sĩ lừng danh : TRƯƠNG CÔNG ĐỊNH, một người “ thông minh, hăng hái, táo bạo, không biết mệt là gì và được thúc đ63y bởi lòng căm thù người nước ngoàivà lòng hy sinh cho chính nghĩa An Nam “ [73] Trương công Định đã lãnh đạo trong nhiều năm một cuộc chiến tranh du kích quyết liệt. Cuộc khởi nghĩa nguy hiểm đến nổi sau những cố gắng thoa dịu nông dân bằng cách hoãn thuế  đều bị thất bại, Charner phải tuyên bố tình trạng giới nghiêm.


Đồng thời, ở Bắc một cuộc nổi dậy chống triều đình vừa bùng nổ dưới sụ cầm đầu của một tên tín đồ Gia tô phiêu lưu tên Tạ văn Phụng, được các người truyền đạo Tây Ban Nha ủng hộ. Kông thể cùng lúc chiến đấu trên hai mặt trận Bắc và Nam, triều đình Huế xin điều đình với Pháp.


Điểm đầu tiên mà Charner buộc phải dùng làm căn bản cho cuộc thương thuyết  là phải nhường các tỉnh Sài gòn, Mỹ tho và Biên hòa. Như thế là vượt quá xa các đề nghị ôn hòa của Đô đốc Pagevà các mục tiêu công bố năm 1858.


Kế đến là tự do tôn giáo, về điểm này, chính phủ Pháp có một nhượng bộ : Thay vì đòi quyền cho các người truyền đạo đi khắp nước, điều mà triều đình Huế cương quyết từ chối, giờ đây người ta chỉ nói đến quyền tự do theo đạo Thiên Chúa. “ Cho đến bây giờ - chúng ta đọc trong một chỉ thị của Thượng thư Chasseloup Laubat gởi cho Đô đốc Charner - một trong những chướng ngại mạnh nhất chúng ta gặp phải trong việc thực hiện các kế hoạch đã phát xuất từ việc chúng ta buộc chính phủ An Nam phải thừa nhận quyền đi lại khắp nước của các nhà truyền đạo, và rốt cuộc là chống lại các đạo luật đàn áp việc trả giá nào đó. Không nghi ngờ gì nữa, nước Pháp không thể dung thứ cho sự đàn áp các nhà truyền giáo khốn nạn đang tìm cách cải giáo, khiến các dân tộc mới được theo đạo thánh của chúng ta, nhưng liệu có nên đi đến chổ chiến tranh bất tận với các chính phủ không chịu chấp nhận một sự tuyên truyền phá hoại uy quyền của họ và há không phải là vượt quá mục đích khi muốn đòi hỏi những gì khác hơn sự tự do hành đạo của người nước ngoài đến xứ đó ? Thật vậy, thưa Đô đốc những gì khác hơn, đó là sự tự do tôn giáo của các người nước ngoài. Giữ gìn tôn giáo với các cách hành đạo của họ, những gì khác hơn đo đó là thừa nhận quyền cho các nhà truyền giáo dạy dỗ một dân tộc và bất ngờ các nhà truyền đạo đó theo một đảng phái, xen vào chính trị nội bộ, thì há không chắc chắn là chính phủ của xứ mà những việc ấy xảy ra, sẽ dựa vào đó tuyên bố rằng không cho phép các điều đó và tất cả những gì người ta có quyền yêu cầu họ khi nhân danh văn minh là để cho những ai đến đất nước họ được quyền tự do tín ngưỡng và không bị đàn áp “[74]


Sự phân biệt rất tốt, nguyên tắc rất đúng, nhưng các khó khăn do việc áp dụng nguyên tắc đó đem lại thật là nhiều. Các linh mục giảng đạo và tìm cách làm cho dân bản xứ đổi đạo bằng những phương pháp trái với luật pháp xứ đó, không thể biện bác rằng họ chỉ thực hành tín ngưởng và tín ngưởng này, có thể nói đã dạy họ phải làm cho người khác đổi đạo ?


Quả vậy, các khó khăn thật là hiển nhiên, có thể sẽ giải quyết sau, nhưng vấn đề hiện giờ không phải là tìm một giải pháp trọn vẹn cho tất cả mọi khó khăn, mà là đặt những căn bản đầu tiên, để xây dựng, để kiến trúc. “ Há không nên, Chasseloup Laubat ước tính, là để sau nầy sẽ giải quyết các khó khăn như thế hơn là từ đầu đụng ngay vào vi65c không thể thương thuyết được khi muốn quy định việc thừa nhận một quyền mà chính phủ An Nam họ nói, ( nếu quả tôi có tin tức xác đáng ) không thể chấp nhận mà không thất uy quyền họ bị tiêu diệt…Lạy Chúa giữ gìn, tôi không muốn giảm giá nhiêm vụ đẹp đẽ và to lớn của các Linh mục can đảm đã thường đến chổ khổ nhục để reo rắc lên các dân tộc dã man nhất những phúc lợi của đạo Thiên Chúa. Trên trái đất lá cờ nước Pháp là lá cờ bảo vệ nhiều nhất cho việc Truyền giáo. Nhưng khi ký các hiệp ước, rốt cuộc vẫn đem lợi ích cho đạo Thiên Chúa, lẽ nào chúng ta lại không tìm cách có thể làm được để cho tương lai phát triển giống tốt mà chúng ta đã gieo trồng “[75] 


Trung thành với các ý kiến đó, Charner đã đề nghị với sứ giả triều đình Huế công thức sau đây liên hệ đến khoản tôn giáo : “ Việc tự do theo đạo Thiên Chúa sẽ được cho phép trong toàn xứ An Nam. Nếu chính phủ An Nam có điều gì than phiền về một Linh mục Châu Âu nào, thì sẽ đưa ông ta ra hải cảng gần nhất để giao cho viên lãnh sự quốc gia đó, hoặc nếu không có viên lãnh sự đó, thì giao cho nhà cầm quyền Pháp ”[76]


Bấy giờ, thế quá yếu, không thể nào từ khước các yêu sách đất đai và tôn giáo, triều đình Huế đành phải nhượng bộ cả yếu tố thứ hai nữa. Sứ giả Nguyễn Bá Nghi đã trình bày ý kiến chính phủ mình trong một thư dài gửi Charner :


“Ngài nói với chúng tôi rằng các nhà truyền đạo đến xứ này để tiếp tục công trình hòa bình do Giám mục Bá Đa Lộc khởi đầu, nhưng chúng tôi đã bắt và xử tử họ. Các linh mục Pháp đó hiện đến truyền đạo trong nước tôi, họ đã vi phạm luật pháp nước tôi. Có lúc họ bị dân chúng bắt giữ, chúng tôi phóng thích họ và để họ về nước. Nhưng cách đây độ 15 năm, dưới triều Hoàng đế Thiệu Trị, các tàu Pháp ghé Đà Nẵng và đã đánh chìm một số tàu của Hoàng Thượng, nên tất nhiên, các quan chúng tôi buộc phải làm mọi cách để luật pháp xứ sở được thi hành ….Trong chiến tranh, chúng tôi đã xử tử tại thành  “Taythoei ” một quân nhân Pháp và một số con chiên, vì họ ăn cắp và làm giặc, vì thế không thể phóng thích họ được. Chúng tôi giữ họ mà không làm họ đau khổ, chỉ sau trận Kỳ Hòa mà quan coi ngục nghỉ rằng nên dùng biện pháp an ninh, phải tiến hành công lý…Ngài đòi tự do theo đạo…Về nguyên tắc,chính phủ đã có lý khi cấm dân chúng theo một đạo không phải của mình. Nhưng vẫn có một ít công dân theo tôn giáo của người Âu, nếu họ chỉ hành đạo thôi, chúng tôi sẽ không tìm cách làm phiền họ và chúng tôi sẽ quên đi lỗi lầm quá khứ của họ. Còn những tu sĩ Châu Âu đã vi phạm luật pháp, chúng tôi phải nghiêm trị, nhưng nếu hòa bình lập lại và họ còn tiếp tục vi phạm luật pháp, chúng tôi sẽ chìu ý các ngài mà dẫn họ đến các lãnh sự của họ. Đó là một nhượng bộ lớn đối với quý ngài “[77]


Để cho Charner hiểu nhượng bộ đó của Huế to lớn đến đâu, sứ giả nhà Vua đã làm sáng tỏ tính chất lỗi lầm của con chiên Việt Nam, lổi lầm có thể gọi đích thực là tội bán nước : “Lỗi lầm của các con chiên phạm phải đối với chính phủ há không phải là nguyên nhân của cuộc chiến tranh này và không phải là họ đã làm cho người Pháp vào nước này được dễ dàng sao ?[78].


Nhưng nếu triều đình Huế sẵn sang thừa nhận quyền tự do tôn giáo của con chiên, thì ngược lại không cách gì họ có thể chấp nhận các người truyền giáo lại cưởng bách đ63 có người đổi đạo. Về điểm này, Huế muốn thực rõ ràng :


“Nước An Nam theo đạo Thánh của Đức Khổng Tử, theo luật pháp trong nước, đạo Thiên Chúa bị cấm chỉ, ngưng bây giờ ký hiệp ước với quý quốc thì mọi người An Nam trước kiatheo đạo Thiên Chúa nếu họ chịu tin theo Pháp nước họ sẽ được tha tội, đó là ý định tốt đẹp của ngài, nó có thể làm được. Còn những người An Nam không muốn theo đạo Thiên Chúa, nếu ngài muốn ép buộc họ, nhất định điều đó không được. Vì thế, về điều khoản tôn giáo : Người An Nam nào muốn theo đạo Thiên Chúa thì theo, người An Nam không muốn theo đạo đó, không thể bị cưỡng ép. Đừng có dùng sức mạnh để truyền bá và áp đặt như đạo này đã thường làm thì sự việc có thể được và sẽ tốt đẹp mãi “[79]


Hình như điều kiện này có tính cách căn bản đối với Huế, vì nhà thương thuyết Việt Nam nói đi nói lại mãi, trong thư gởi cho Đô đốc Charner “đạo giáo là một hành vi tự ý. Muốn ép buộc một người nào theo đạo hay cấm đoán khi họ tha thiết muốn theo, tôi nghỉ đó là một điều thật tình không thể được ”[80]


Tóm lại, với điều kiện hạn chế đó, Huế tuyên bố rõ rệt không chống đối gì việc theo đạo của con chiên, thế là Pháp đã thỏa mãn về mục tiêu chính đã được ấn định khi phái Đ2ê đốc Rigault de Genouilly đến Đà Nẵng năm 1858.


Trái lại, chính phủ Việt Nam bác tất cả mọi nhượng bộ đất đai. Nhận thấy không có cơ hội thuận tiện, vì thiếu thì giờ để mở một cuộc hành quân để đánh Biên Hòa, nếu đã có cuộc hành quân này, thì chắc triều đình Huế đã bị thúc đẩy phải nhuợng bộ thêm, Charner đành lòng đóng vững ở hai tỉnh đã chiếm, lo tổ chức và tăng cường, hy vọng rằng theo thời gian, người Việt Nam bị phá vở trong mọi cố gắng thu hồi lại các tỉnh đã mất và trở thành bất lực, rồi cuối cùng sẽ xin hòa bình [81]. Theo Đô đốc, tìm cách nới rộng sự cai trị ra khỏi hai tỉnh đó hình như không phải là biện pháp thích hợp, vì nếu quân Pháp có thể thành công khi tận dụng mọi phương tiện hoạt động để chiếm thêm đất mới, nó không đủ mạnh để đóng giữ. Và bây giờ tiến tới để sau nầy rút lui há không phải là điều nguy hiểm, và sẽ bị dân chúng ta coi  như là một thất bại của Pháp sao ?[82] Vì thế,  “ tăng cường vị trí hiện giờ của chúng ta. giữ lại ở đó trong ít năm một lực lượng đáng kể (3, 40 ngàn người ) , nhờ những công trình phòng thủ che chở, nhất định chúng ta thống trị trong xứ đã chinh phục được và dựng nên một thuộc địa quan trọng “[83]


Dè dặt nầy không làm vừa ý các người truyền đạo đang tìm cách đầu độc tình hình trong những tỉnh còn nằm dưới quyền chính phủ Việt Nam để lôi kéo người Pháp trong các vụ chiếm đóng mới.


Để chấm dứt các âm mưu đó , Charner đã cảnh cáo Giám mục Sài Gòn :


“ Tôi không hề quên tình trạng đau buồn của ccá con chiên Bà Rịa và Đồng Môn (?) nhưng không may, như tôi đã trình bày cho Ngài biết, chúng ta chỉ giúp họ bằng một cuộc hành quân quy mô, mà tình thế hiện giờ trong nước buộc chúng ta phải hoãn.  Còn sự can thiệp của iộ Thiết, tôi không thể và không nên tha thứ. Tôi yêu cầu ngài ra lệnh cho y đừng làm việc gì mà không có lệnh rõ ràng của tôi, nếu không, tội buộc phải xem y là kẻ làm loạn “


“ Thưa đức Ông, chắc ngài không thể không biết chỉ có thể có một người chỉ huy quân sự dể điều khiển các cuộc hành quân trong xứ. Cuối cùng, để nói rõ hết với ngài ý nghỉ của tôi, chính việc Đội Thiết hướng dẫn mấy trăm con chiên dùng khí giới cướp tỉnh Biên Hòa các đây mấy tháng đã làm trầm trọng đến mức cuối cùng số phận của các con chiên khác trong những vùng thuộc quyền vua Tự Đức “ [84].


Nguyên trạng kéo dài mãi cho đến khi Phó Đô đốc Bonard thay thế Charner, với mệnh lệnh rõ rệt là chiếm cho được Biên Hòa, trung tâm cuộc kháng chiến và tìm cách ở phía đông biên giới để giữ, hướng đến tỉnh Bình thuận . Mệnh lệnh được thi hành ngay. Biên Hòa rồi đến tỉnh lỵ Vĩnh Long rơi vào tay Pháp sau các cuộc tấn công . Do các biến cố thúc đẩy, mục đích ấn định trước kia vượt qua kỳ lạ và người Pháp trở thành quân xâm lăng  khi mà trên nguyên tắc họ chỉ đòi bồi thường thiệt hại. Từ nay, việc lập một thuộc địa Pháp ở Nam kỳ là mối bận tâm chính của chính phủ đế chế.


“ Tôi nhắc lại với Ông, ý định của Hoàng thượng là chúng ta phải lập một thuộc địa ở Nam Kỳ. Khi mọi quốc gia hàng hải đều có thuộc địa ở viễn đông, nước Pháp không thể bỏ một vùng mà khí giới nó chiếm được, và dư luận công chúng đã cho rằng nó là phần bù đắp mà Chúa Trời đã dành cho nước ta để bù lại các hy sinh vô vị lợi của nó trong việc chinh phục chính nghĩa của nền văn minh trong phần đất này của thế giới “ [85]


Dù vị reí của Pháp ở miền Nam còn mỏng manh và quá đắt mặc dù có cuộc thắng lợi của Charner và Bonard , Vua Tự Đức xin điều đình vào tháng 5-1862 : Phe chủ hòa của Phan thanh Giản, Trần tiễn Thành, Trương đăng Quế, Lâm duy Hiệp đã thắng phe chủ chinế . Thái   độ chủ hòa của triều đình Huế mà có, chính yếu là vì các buớc tiến của sự nổi loạn ở Bắc. Thật vậy, trong lúc ở Nam các chiến sĩ Việt Nam tỏ ra rất có tài đánh giặc và đầy lòng dũng cảm bảo vệ xứ sở [86] thì ở Bắc có nhiều kẻ “đục nước buông câu” trong đó có tên Tạ văn Phụng , một tín đồ Gia tô, được các nhà truyền đạo Tây Ban Nha ủng hộ, y cầm đầu và xúi dục các cuộc nổi loạn chiếm hết các tỉnh phía đông Bắc bộ. Để đương đầu với loạn lạc ở Bắc , Tự Đức buộc lòng phải làm hòa ở Nam.


Phái đoàn Việt Nam do người lãnh đạo phái chủ hòa trong triều là Phan thanh Giản hưnớg dẫn. Các cuộc thương thuyết bắt đầu từ 28-5. Các cuộc thảo luân do Bonard hướng dẫn mau lẹ và kết thúc ngày 3-6. Ngày 5-6 1862 tại trường thi ở Sài Gòn , bắt đầu trao đổi chữ ký hiệp ước.

 

       III- HIỆP ƯỚC 1862 : NHƯỢNG ĐẤT và THỪA NHẬN ĐẠO THIÊN CHÚA.


Với hiệp ước 1862, Pháp được tất cả những gì mình đòi : Nhường ba tỉnh phía đông Nam bộ là Sài gòn, Mỹ tho, Biên hòa và Côn đảo, thừa nhận quyền tự do truyền đạo của các phái bộ truyền giáo, mở một số cảng và sông Cửu Long đến tận Cambodge cho Pháp buôn bán, bồi thường 4 triệu đồng, trả trong 19 năm, chính phủ Việt Nam phải được Pháp đồng ý khi nhượng đất đai mình cho nước khác. Thỏa mãn Tây Ban Nha rút quân khỏi Nam bộ .


Ý đồ thực dân của Pháp, ban đầu rất mơ hồ, và được xem là phụ đối với mối bận tâm tôn giáo, thì lại rông lớn lên không e dè, và thình lình dotình thế, hiệp ước 1862 đã đưa nước Pháp chiếm giữ hoàn toàn một xứ rộng lớn và phì nhiêu và làm chủ trong các nước mạnh nhất vùng Đông Á. Đứng trên quan điểm thực dân , chỉ có thể vui sướng về việc đó.


Trên quan điểm tôn giáo, các người truyền đạo lẽ ra reo hò thắng lợi, vì tự do theo đạo Thiên Chúa đã được công nhận nơi điều II : “ Công dân hai nước Pháp và Tây Ban Nha có thể hnàh đạo Thiên Chúa trong nước An Nam, công dân nước này, bất luận là ai, nếu muốn theo đạo Thiên Chúa thì theo và không bị đàn áp, nhưng không được cưởng bức ai theo đạo nếu họ không muốn “.


Nhưng hiệp ước 1862 được các người truyền đạo tiếp nhận lạnh nhạtvà hoài nghi, họ muốn một cái gì hơn là sự thừa nhận có tính cách lý thuyết quyền tự do của họ. hiệp ước cũng không làm vừa ý người thay thế  Bonard, người nầy không muốn giới hạn sự cai trị của Pháp trong các tỉnh miền Đông . Phần Vua Tự Đức, Ông quá đau đớn về việc mất ba tỉnh để mà thừa nhận sự việc đã rồi. Tất cả đều báo hiệu hiệp ước vừa ký sẽ không kéo dài.

 

1/- CÁC NGƯỜI TRUYỀN ĐẠO CHỐNG HIỆP ƯỚC 1862 : THƯ TỪ CỦA BONARD


“…Tôi không thể che giấu những thắng lợi mà tôi muốn đạt được , sau khi trải qua thử thách với tư cách một quân nhân, đầu tiên phải là những thắng lợi hòa bình, vì chiến tranh cần yếu, cần thiết trong một số trường hợp, gây ra tàn phá. Chỉ có hòa bình mới xây dựng được một cái gì vững bền, tích cực. Các thành tích biểu của hòa bình đềuít sáng chói, nhất là ở Pháp. Nhưng dù người ta gọi tôi là kẻ phản đạo, tôi vẫn tuyên bố rằng tôi sẽ hết sức mãn nguyện khi đệ dưới chân Hoàng thượng một thành tich biểu đẹp đẽ vì một xứ hòa bình, có tổ chức, đang đi trên đường thịnh vượng hơn là một thành tích biểu nói đến một thành bị chiếm hay bị tiêu diệt..”[87]


Bức thư của Bonard gởi cho Thượng thư Chasseloup Laubat ngày 14-4-1862, cho thấy chính sách mà tác giả muốn theo ở Nam kỳ. Hiệp ước đã ký, các mục đích đầu tiên đã đạt, đoàn quân viễn chinh cần nghỉ ngơi, các vùng bị chiếm đoạt cần được tổ chức lại dể thu các món lợi đầu tiên. Các nhu cầu đó đòi hỏi gắt gao mốt chính sách hòa dịu, hòa bình và thân hữu đối với triều đình Huế, chính sách đó là “ Chính sách duy nhất giúp chúng ta tổ chức vững chắc và xây dưng thịnh vượng cho thuộc địa mới chúng ta ”[88].


Bonard được khuyến khích trong chính sách đó bởi Phan Thanh Giản, nguời chủ trương xác tín cho hòa bình và vừa mới được bổ làm Tổng Đốc ba tỉnh miền Nam không bị Pháp chiếm đóng. Đến Sài Gòn ngày 28-7 Phan Thanh Giản nhận được của Vua Tự Đức một chỉ dụ đòi triệu hồi về kinh đô các lãnh tụ khởi nghĩa và bổ các quan mới để cai trị các vùng không bị chiếm đóng . Ông cũng còn là người mang bản tuyên bố của Hội đồng Thượng thư công bố việc ký kết hòa bình và khuyên dân chúng các tỉnh miền Nam bỏ khí giới, giải tán lực lượng tự vệ và quay trở về công việc.[89]


Phan thanh Giản duy trì được các liên hệ thân hữu với Bonard, “Tôi vẫn, Bornard viết, chỉ có vừa ý về Phan Thanh Giản : toàn thể Nam Bộ, ngoại trừ Gò Công và vùng phụ cận, điều thi hành hiệp ước, theo lời yêu cầu của Phan Thanh Giản và được sự chuẩn y của tôi, Các “lãnh tụ khởi nghĩa” đi Huế, nhưng Gò Công là nơi ẩn náu của mọi kẻ hăng say trong một vùng sình lầy,mùa nầy không đi lại được, không tuân lệnh của Huế.[90]


Dưới sự thôi thúc của Phan Thanh Giản, người cố gắng đưa triều đình Huế vào con đường hòa giải - một sự hòa giải mà dân chúng miền Nam kết án - một bầu không khí hòa dịu có thể xuất hiện trong mối liên lạc giữa Sài Gòn và Huế. những tháng đầu sau hiệp ước, Tư Đức cố thi hành đúng lời ký kết, như các văn thư lúc đó của Bonard làm chứng “tôi cám ơn chính phủ Huế về việc họ bảo vệ các nhà truyền giáo đến xứ sở họ, cũng như việc họ trả tự do cho các con chiên bị tù và trả lại tiền của những người nầy bị tịch thu. Cho mãi đến giờ, để thực hiện hòa giải, tất cả đều được triều đình Huế thực hiện trung thực, nhưng còn nhiều chướng ngại về chi tiết hiện ra để cho công trình được thực hiện trọn vẹn, nhưng tôi phải nói rằng tôi chỉ có biết vừa y về việc chính phủ Tự Đức cùng các người thay mặt cho họ đã giúp đở tôi trong Nam kỳ để cho hiệp ước thi hành sớm chừng nào hay chừng ấy”[91] Hoặc “tôi chỉ bán chình thức yêu cầu sứ thần Phan Thanh Giản vui lòng gởi gấm những người Pháp sống trong đất xứ An Nam cho chánh phủ An Nam che chở. Vị công chức cao cấp nầy đã hành động như tôi muốn và vị Thượng thư của Tự Đức viết cho tội rằng ông đã làm cho chuyến đi của họ được dễ dàng và để thi hành hiệp định ông đã bảo giao trả các tài sản bị tịch thu.”[92]


Các chứng cớ mà các người truyền đạo được thả ra khỏi ngục kể lại, tẩy hết mọi nghi ngờ về sự thành thật của triều đình Huế, về thái độ hòa giải và nhân đạo của họ đối với các người thay mặt cho đạo Thiên Chúa. Bonard đã trình bày các chúng cớ đó trong một văn thư đề ngày 16-10 1862 : “Tôi xin gởi đến Ngài – Ngài sẽ đọc một cách thích thú - một bản sao bức thư mà tôi nhận được của viên Giám đốc thương Mại và Hàng Hải của nước An Nam li6n hệ đến việc trả tự do cho hai linh mục Matron và Charbonnier thuộc hội Truyền giáo miền Bắc Bắc kỳ.


Trong giai đoạn đàn áp tôn giáo, hai nhà tu nầy bị bắt và đưa về Huế giam giữ theo lệnh Vua Tự Đức, họ được phóng thích sau hòa ước và theo lời yêu cầu của họ. họ được đưa về Sài Gòn sau khi nhận được quần áo quan lại và các vật dụng cần thiết theo chỉ thị của triều đình An Nam. Các linh mục Materon và Charbonnier đến Nam bộ, họ có đến gặp tôi, và nói rằng từ hôm trả tự do, họ chỉ biết bằng lòng về cách cư xử và những hành vi tốt đẹp của chính quyền An Nam đối với họ, khi họ lên đường cũng như lúc ở dọc đường và được giao phó cho hai vị quan. Ngoài rra các nhà tu đó còn cho tôi biết rằng chính phủ Huế tự động ra lệnh xây cất nhà cửa cho các nhà truyền đạo đến kinh đô và đến Bắc kỳ bất chấp lời khuyên phải lẽ của tôi.


Tôi cần phải gởi đến ngài các chứng cớ mà người ta không thể phủ nhận tính cách xác thực do nguồn tin tức đã sinh ra chúng, để cho Ngài thấy rõ các viện chứng mà một số cơ quan báo chí đăng tải lại những ngày gần đây dối trá chừng nào, các viện chứng nầy muốn làm người ta tin rằng giữa lúc hòa bình mới được ký kết thì hơn bao giờ hết, các nhà truyền giáo đã gặp phải những đối xử tệ mạt và chính phủ Huế không thành thực thi hành các điều khoản hiệp ước.


Những lời khẳng định như thế chỉ có thể là do những kẻ bị các ý đồ xấu xa thúc dục và sẳn có định kiến chống lại nền hòa bình hòan thành các thắng lợi ở Nam kỳ do khí giới chúng ta mang lại. Chúng ta không thể cho các lời đồn đãi lời quan trọng nào cả”[93]


Chúng tôi biết, các tin đồn đó do các người truyền đạo loan ra, cho rằng chính sách hòa bình với Tự Đức tai hại cho đạo Thiên Chúa, họ tìm bằng mọi cách phá tan sự hòa dịu vừa mới có giữa hai phe thù nghịch. Thư từ trao đổi giữa Bonard và Thượng thư Hải quân đựng nhiều tài liệu vô cùng quý giá về các thủ đoạn của các ngưòi truyền đạo và nhất là về tinh thần thống trị của họ. Các thư từ đó [94] tự nó đã hùng hồn lắm rồi, khiến cho mọi lời bình luận đều thừa.


Chính từ phía các người truyền đạo, Bonard viết trong một văn thư mật ngày 24-7-1862. mà phát sinh các rắc rối nghiêm trọng nhất, nếu chúng ta không tự hạn chế trong việc che chở hợp lý cho họ và lấy cớ tôn giáo chúng ta ủng hộ họ trong các âm mưu chánh trị nhằm lật đổ chánh phủ hiện có, các âm mưu mà khổ thay, nhiều người trong bọn họ thường bị lôi cuốn vào và họ không hề từ chối. Thật là nguy hiểm nếu ủng hộ họ trong việc làm như thế vì họ sẽ trở thành nhũng kẻ gây loạn thật sự chứ không phải là những kẻ tử đạo.


Thưa Ngài Thượng thư, nổi sợ hải của tôi căn cứ vào các nhận xét quan trọng sau đây


Chiến tranh Nam kỳ không một ai có thể chối được, sinh ra là do phần lớn các lời yêu cầu của các nhà truyền giáo Pháp và Tây Ban Nha, họ than phiền về các sự đàn áp bất công mà họ phải chịu của chính phủ Huế. Nhưng sau đây là thể chế và tinh thần các nhà tôn giáo đó.


Nam kỳ bị chia thành nhiều giáo khu, mỗi giáo khu có một vị giám mục điều khiển, tôi không biết, nhưng có lẽ các giám mục đó nhận một sự lãnh đạo chung của hội trung ương tại Châu Âu, nhưng trong giáo khu mình, mỗi người gần như có thể làm điều gì mình muốn và giữ bo bo không chongười bên cạnh xen vào tí nào trong địa hạt mênh mông mà họ được coi như là người lãnh đạo tinh thần.


“ Ai cũng ôm ấp lý tưởng trở lại thời kỳ mà giám mục Ba Đa Lộc đã là Chúa thực sự ở An Nam, thời kỳ mà mọi việc chỉ có thể làm theo lời khuyên của ông hay được ông cho phép. Để đạt được mục đích đó, đây là các cách họ dùng đến: Ông nào cũng không thấy rằng các người nối ngôi Gia Long đã tuân theo đầy đủ ý muốn mình, bằng phủ nhận tính cách hợp pháp của những người nầy và tìm cách đưa trước một ứng cử viên mà khi lật được triều đình đương kim, sẽ đưa ra nhiều bảo đảm cho mục đích họ. Cái cớ mà một số Giám mục trong bọn họ đưa ra để cướp ngôi mà chính Gia Long đã chỉ định người con thứ của mình lên nối ngôi, thay vì phải là người con cả. Các nhà truyền đạo Pháp ở Nam kỳ chấp nhận ý kiến nầy, và liên kết với phe phái với người con cả vua Gia Long. Những người ở xứ An Nam gần Huế, vùng giữa Bắc    kỳ và Nam kỳ thực sự lại đi xa hơn khi phủ nhận tính chất hợp pháp của dòng họ đang trị vì : Họ cho chính Gia Long là kẻ cướp ngôi và tim một người con cháu nhà Lê là một họ mà các vua trở thành lười biếng và bị một vị thần trong triều soán ngôi.


Tôi tin rằng tu sĩ dòng Dominique Tây Ban Nha lại còn hăng hái và quá khích hơn các nhà truyền đạo Pháp, chắc họ theo phe nầy. Một người không biết có phải thật sự con cháu nhà Lê không, được nhận trong các nhà tù Trung quốc, sau khi đã hành xác y baăng các thứ khổ nhục và đến độ để y làm thầy tu giữ cửa nhà tù mà các tu sĩ quá khích nấy đã biến y thành người dòm ngó ngôi Vua, khi họ tin chắc là một khi ý đồ họ thành đạt, ảnh hưởng họ vẫn nguyên vẹn đối với y.


Trong tình thế hiện giờ, và căn cứ vào các bài diển văn cùng các việc làm của các người truyền đạo, tôi thấy rằng đa số các nhà truyền đạo Pháp trong vùng Nam kỳ thuộc Pháp, có chiều hướng từ bỏ tham vọng chính trị, hy vọng rằng ảnh hưởng của sự chiếm đóng, sự chiếm hữu của chúng ta, dù không đem lại cho họ quyền thế tuyệt đối của thời Giám mục Bá Đa Lộc, thì cũng cho phép họ thực hiện một ưu thế khá hơn, mà hình như hiện nay họ đã bằng lòng rồi.


Vì thế chúng ta có thể, với sự cương quyết, với sự cẩn thận, hy vọng buộc họ phải đứng lại trong các giới hạn hợp lý của ảnh hưởng mà họ muốn có.


Các nhà truyền đạo ở vùng gần Huế, còn xa với việc tán thành biện pháp hòa giải, một vài người tán thành yếu ớt, nhưng đa số, qua diển văn và hành động, cho thấy họ không bỏ các  ý nghỉ cực đoan. Vị Giám mục và một vài cộng tác viên thông minh nhất của ông chịu nghe lời khuyên bảo đừng hấp tấp của tôi, họ vẫn còn ở Nam kỳ và hứa sẽ hoạt động cẩn trọng khi họ    trở về giáo khu sau khi hòa bình vững chắc.


Nhưng các phần tử hăng hái đã ra đi cùng với nhiều tên cướp thực sự, mang dấu chử thập, có thể từ đó phát sinh nhiều khó khăn nghiêm trọng, nên chúng ta hành động hết sức thận trọng trong việc che chở họ, chắc chắn họ sẽ kêu cứu chúng ta với tư cách dân Pháp hay con chiên, một khi họ dính líu vào các âm mưu chính trị bất kể đến lời cang gián của tôi.


Còn các tu sĩ Dominique Tây Ban Nha, thường chiếm cứ nhiều miền thượng du Bắc kỳ, họ lại còn bất trị hơn nhiều : hăng hái và cuồng tín hết sức, một phần khá đông trong bọn họ phát xuất từ các đoàn du kích và phe Carlistes, họ rời bỏ Tây Ban Nha, tình nguyện mang gươm và sung cùng với giá chử thập,và đem hết tâm, thân xen vào các cuộc nổi loạn gây tai họa cho xứ Bắc kỳ. Tôi nghỉ rằng các khó khăn họ đã gây ra cho chính phủ Gia tô của Hoàng thượng buộc hiệp ươc mà Pháp và Tây Ban Nha đã ký kếttrên các căn bản chung với triều đình Huế, cần phải tách biệt hoàn toàn ra để thi hành, nếu không sẽ mất tất cả mọi kết quả cụ thể do một nền hòa bình không hậu ý đem lại.


Tái bút : tôi vừa nhận được tin tức mới và lật đật chuyển đến Ngài, vì thế tôi yêu cầu Ngài xem những nhận xét trên là quan trọng, vì càng ngày, hành động và lời nói của các nhà truyền đạo ở Nam kỳ cho thấy họ cố hết sức đưa chính phủ vào con đường tai họa mà họ đang theo lật đổ Vua Tự Đức.


Mặc cho những cảnh cáo của tôi, dù tôi khuyên họ hãy đợi các quyết định của chính phủ, của Hoàng thượng về vấn đề phê chuẩn hiệp ước hòa bình cùng các kết quả của  nó, họ không ngừng phái ra Huế các gián điệp đầy ý đồ xấu xa nhất, đầy tinh thần đốn mạt nhất.


Tôi phải tạm không cấp thông hành cho họ ra đó cho đến khi nhận được lệnh nước Pháp, có lẽ họ không để ý gì đến việc đó, Ngài sẽ nhận các khiếu nại về vấn đề nấy. Vì họ mở một cuộc thánh chiến cho đạo Thiên Chúa, bất chấp mọi lời tôi luôn luôn khuyên họ phải thận trọng và họ không hề dấu diếm ý đồ của họ cùng việc họ xem thường các điều khoản trong hiệp ước. Đó là một nguy hiểm mà tôi không thể lhông báo trước quá đầy đủ cho ngài, vì nếu không coi chừng đề phòng các báo cáo của các nhà truyền giáo, họ sẽ không từ bất cứ cách gì để đạt mục đích của họ, bằng cách lôi kéo chánh phủ theo sau họtrên con đường tai hại cho quyền lợi thật của nước Pháp” [95]


Một tháng sau đó, Bonard nhận được của Tạ văn Phụng [96] một thư đề ngày 26-8 trong đó tên “con cháu nhà Lê” yêu cầu giúp đở và bảo vệ để chiếm Bắc kỳ.


Tựu trung, tên phiêu lưu Bắc kỳ viết : “ Mới đây, tôi được biết rằng Ngài đã nghe lời cầu xin của họ Nguyễn và đã chấp thuận hòa bình cho họ…triều Nguyễn và các quan lại đã và sẽ luôn luôn dùng các xảo trá và giả dối trong các hiệp ước với các nước láng giềng, thấy rằng Ngài ở Nam, tôi ở Bắc kỳ, chúng ta sẽ đè bẹp nó bằng các chiến thắng và có thể nói rằng không phương cứu chửa và không có lực lượng để đẩy lui tai họa từ hai phía. Vì thế nó đã đến gặp ngàivới các đề nghị hòa bình, dấu bên trong các ý đồ đầy gian trá. Hiện giờ, nó phải chìu theo tình thế, nhưng một khi thấy số thuyền Châu Âu bớt đi thì sự bạo tàn của họ Nguyễn lại tung ra và lập tức con chiên mất đi điều mà họ hết sức mong ước và đạo chúng ta sẽ không còn được thực hành trong xứ An Nam.


Tôi thuộc dòng dõi nhà Lê, nối gót cha ông, là những người theo học đạo Thiên Chúa, tôi nhất quyết đánh đổ họ Nguyễn v.v…”[97]


Khi cho chuyển thư nầy đến Bonard, Giám mục Tây Ban Nha Hitlario Alcazar, đại diện tòa thánh ở Đông Bắc bộ, dù thấy rằng những việc làm như thế không hợp với tư cách nhà tu, đã xác nhận rằng “thắng lợi của những kẻ đòi khội phục triều trước chắc chắn sẽ là điều tốt cho Bắc kỳ “[98] 


Các lời đó làm cho Bonard phì cười, Trời ! Ông thầy tu gác cửa, tên “ bất tài, không đáng kể chỉ làm hại xứ sở ” đó, người ta muốn phong vương cho y ? “ Chúng ta không hiểu rằng các nhà truyền đạo không ngừng nói đến gian ý của người An Nam trong mọi giao thiệp, họ đã hứa che chở cho một kẻ phiêu lưu như thế và họ tin rằng, họ sẽ làm chủ được y và y cũng là người An Nam, Việc xen lẫn tôn giáo vào các mối tranh chấp chánh trị, Bonard viết, là một nguy hiểm lớn, nếu chúng ta chịu để cho bị lôi kéo phải ủng hộ họ trên đường đó. Đừng nên tin cậy vào mấy trăm nghìn người chắc đã quy tụ quanh chúng ta ở An Nam. Theo tôi, thật kà một lỗi lầm lớn nhất khi dấn ình ủng hộ những kẻ nổi loạn ở Bắc bộ gồm các nhóm người bất trị; như thế,sẽ lôi cuốn chíng phủ vào những hy sinh vô ích về người và của mà không hy vọng đưa đến kết quả tốt nào .”[99]


Mặt khác, quyền lợi Pháp nằm ở trong Nam: “Vì chúng ta đã chiếm vùng Nam kỳ thuộc Pháp, chúng ta cần phải đặc biệt chăm sóc đến nó, nếu cần phải chi tiêu, xử dụng lực lượng, thì chỉ có chi và xử dụng ở đó mới hợp lý, chính ở đó có thể có một kết quả tốt cho ảnh hưởng chúng ta ở phương Đông và cho việc lập nên thuộc địa đẹp nhất trên thế giới. Vì thế lao mình vào các tranh chấp nội bộ ở xứ An Nam, tôi không sợ rằng mình lập lại quá nhiều, sẽ là một biện pháp sai lầm mà không đem lại lợi ích và sẽ tốn nhiều người và nhiều của “[100]


Câu trả lời của Bonard rất cương quyết với vị giám mục Tây Ban Nha, đại diện toà thánh ở Đông Bắc bộ rằng : “ Mặc dù tôi rất chú ý đến đạo Gia tô,tôi không thể dấu diếm với giám mục rằng hiển nhiên tôi không thể can thiệp gì vào vấn đề chính trị nội bộ của nước An Nam mà chính phủ Hoàng thượng đang sống hòa bình với họ. Tôi thi hành trung thực hiệp ước và muốn rằng nó được thi hành như thế. Vì thế, tôi không thể trả lời gì cho bức thư của một kẻ phiêu lưu nổi loạn chống lại chính phủ mà nuớc Pháp đang sống hòa bình với họ.


Để chận đứng mọi cố gắng tương tự và không khiến chính phủ của Hoàng thượng đóng vai trò hai mặt va khiêu khích, thưa đức ông, tôi muốn nói thẳng với Ngài rằng các người làm loạn ở Bắc kỳ không thể trong mong tôi giúp đở gì nếu không có mệnh lệnh rõ ràng của chính phủ tôi và họ đừng có viết cho tội các thư từ gây họa như thư ngài cho gởi đến tôi cà chắc chắn tôi sẽ không trả lời”


Việc quân đội Tây Ban Nha có mặt tại Sàigòn có thể làm trầm trọng thêm những rắc rối mà các người truyền đạo gây nên. Tây Ban Nha, như chúng ta biết, theo hiệp ước 1862 chỉ có những lợi lộc nhỏ nhoi để bồi thường chiến tranh và được để cho các người truyền đạo của họ tự do truyền đạo. Họ chịu bằng lòng điều đó và tuyên bố không đòi chia đất đai mà vua Tự Đức nhường cho, việc họ tham gia bên cạnh quân đội Pháp trong chiến trận Việt nam chỉ là việc biểu dương lực lượng đe dọa mà nhiệm vụ bảo vệ đạo thiên Chúa buộc nó phải làm. Giả sử quả họ có thành thật trong lời nói, viên đại diện họ ở Nam bộ có thể nào dửng dưng trước các tham vọng thực dân của Pháp và trước các sức ép không ngừng của các vị truyền đạo nước y, thúc đẩy y phải can thiệp vào các rối ren chính trị ở Bắc bộ ?


Bonard càng thêm lo lắng khi y có các bằng chứng hoạt động, hoặc ít hoặc nhiều, có tính cách phá hoại của viên đại diện toàn quyền Tây Ban Nha : “Chính phủ Tây Ban Nha gặp phải những tu sĩ còn liều mạng hơn các nhà truyền giáo Pháp, phải khẩn cấp tách biệt hoàn toàn chính sách của chúng ta đối với triều đình Huế, với chính sách của chính phủ Hoàng đế Gia tô, nếu chúng ta không muốn bị lôi kéo đi quá mục đích mà chúng ta có thể cố gắng đạt đến một cách hợp lý cho thuộc địa Nam kỳ của chúng ta và tránh khỏi những rắc rối to lớn.


Như tôi có nói, dù tôi đưa ra những ý kiến phải lẽ, dù tôi đã làm mọi việc mà không dùng đến sự cưởng chế khiến cho các nhà truyền giáo chờ đợi sự yên tỉnh được lập lại và cho đến khi tôi nhận được phúc đáp về sự ký kết hòa bình cùng các chỉ thị về những hậu quả được sinh ra, một số người trong bọn họ vẫn lên đường ra các tỉnh thuộc triều đình Huế.


Sau mọi cố gắng vô ích để moi ra ở tôi một bức thư có khuôn dấu (đây là một việc quan trọng bật nhất ở xứ nầy), họ tìm đến vị đại diện toàn quyền Tây Ban Nha, ông nầy có một nhược điểm là trao cho họ một bức thư viết tay và mang khuôn dấu Toàn Quyền.


Chính triều đình Huế đã chính thức báo cho tôi biết, các nhà truyền giáo tự xưng là người Pháp đến gặp họ với bức thư mang khuôn dấu đai diện toàn quyền của Hoàng đế gia tô. Ngạc nhiên về khuôn dấu tôi đóng trên văn kiện quan trọng đó, viên giám đốc thương mại và hàng hải xứ An Nam nghỉ rằng, trong trường hợp nầy tôi đã ủy quyền cho đại tá Palanca, người đã tham gia việc ký kết hiệp ước, và ông ta đã gởi đến tôi một bức thư cho tôi biết việc ấy, cho tôi biết rằng các nhà truyền giáo đó đã được đối xử hết sức tử tế và các con chiên bị giam giử đã được thả ra sau khi tài sản của họ bị tịch thu được trả lại.


Bản văn bức thư của vị Toàn quyền mà vị đại diện Vua Tự Đức sao trích nội dung bức thư mà ngài nhận kèm theo đây, cho thấy thật là hết sức khẩn cấp cần phải tách rời một cách rõ ràng hoạt động cùng sự đôc lập của chúng ta với những điều mà các vị đại diện cho chính phủ Hoàng đế Gia Tô yêu cầu, đòi hỏi.


Bức thư giới thiệu dùng làm thông hành cho các nhà truyền giáo viết như sau : Chính phủ Tây Ban Nha không chiếm và không muốn chiếm đất đai của anh em mình , hy vọng rằng chính phủ An Nam coi trọng điều yêu cầu duy nhất của họ là gửi gấm các người mang thư trên.


Như thế, chính các linh mục tự xưng là người Pháp, nếu họ không biết viết thư, thì chắc họ cũng biết được nội dung, đã chấp nhận một lời thỉnh cầu thuộc loại đó, đã gián tiếp dèm pha các hành động của chính phủ Hoàng thượng tại Nam kỳ và muốn làm mếch lòng để triều đình Huế chống lại nước Pháp khi cho thấy sự ôn hòa giả dối của Tây Ban Nha.


Các tu sĩ đó, như tôi đã nói với Ngài, chỉ có một mục đích, đó là thống trị, và bằng mọi cách có thể được, lôi cuốn chính phủ theo và giúp họ trong hành động trái nghịch với quyền lợi thực sự của Pháp. Về phần chính phủ Tây Ban Nha, họ sẽ bị lôi cuốn một cách bất đắc dĩ bởi những nhà truyền giáo của họ ( vốn còn bất trị hơn các nhà truyền giáo của chúng ta )vào các rắc rối giống hệt các rắc rối mà họ vừa thoát ra khỏi nhờ sự giúp đở của nhước Pháp, nếu không có sự giúp đở nầy thì họ không thể thoát ra, hình như vị toàn quyền của họ đã quên đi công ơn đó.


Cho đến bây giờ, tôi đã thành công, với bao khó khăn khi giải quyết thỏa đáng mà không bị dị nghị. Vấn đề tế nhị về sự kết hợp lực lượng Tây Ban Nha bé nhỏ vào đoàn viễn chinh của chúng ta tại Nam kỳ, nhưng phải khẩn cấp chấm dứt càng sớm càng tốt tình trạng nầy mà hiệp ước vừa qua vừa ký kết cho phép chúng ta chấm dứt, và chúng ta không thể để bị ngưng trệ trong việc phát triển thuộc địa mới ở Viễn Đông bởi một sự giúp đở hữu danh vô thực, chỉ gây rắc rốicho chúng ta.


Còn về phần các nhà truyền giáo chúng ta , tôi muốn ngài cho tôi các chỉ thị rõ rệt về giới hạn bảo vệ họ ngoài phần đất chúng ta. Phần tôi, tôi không nghỉ thật có lợi cho nước Pháp khi theo họ trong sự tuyên truyền có tính cách chính trị hơn là tôn giáo vốn đã đưa đến nhiều khó khăn quan trọng, và đa số trong số họ không nhằm điều gì khác hơn là lật đổ chaính phủ hiện hữu, chính phủ mà chúng ta vừa mới thiết lập hòa bình và hữu nghị, đó là chính sách duy nhất có thể cho phép chúng ta chắc chắn sắp đặt được tổ chức cùng làm thịnh vượng cho thuộc địa mới nầy. Thật là bực mình khi một tham vọng đến quá sớm hay các nổi cuồn nhiệt đến ngăn cản con đường tiến bộ thật sự mà chúng ta bắt đầu đi ” [101]


Bonard trở lại vấn đề trên trong hai văn thư, một ngày 6-10 và một ngày 20-10. Các nổi lo lắng của y càng lớn khi toàn quyền Tây Ban Nha bị các người truyền đạo lôi kéo vào các vấn đề Bắc kỳ :


“ Vị Thượng thư Huế, y viết, trong văn thư thứ nhất có gởi cho Đại tá Palancamột bức thư mà trung tá hải quân Aubret đã dịch ra, toàn quyền Tây Ban Nha không có người thông dịch, tôi xin gởi ngài một bản sao có tính chất tuyệt đối mật, Căn cứ vào thư đó thì trong thư mà ông ta giao cho các nhà truyền đạo mang đi, Đại tá Palanca đã đi vào trong các chi tiết có tính cách gây trách nhiệm cho ông và cho chính phủ ông trong các tranh chấp nội bộ của nước An Nam, và bức thứ hai đã phô trương, vẽ vời lực lương Tây Ban Nha mà theo ý tôi, chỉ mình họ thôi, nhất định sẽ không làm nên trò trống gì, sau cùng là các hứa hẹn mơ hồ về việc giúp đở ngoùi và tàu bè cho chính phủ An Nam . Đại tá Palanca, vị đại diện cho Nữ Hoàng Tây Ban Nha, là một quân nhân ngay thẳng và trung thực, nhưng ít suy nghỉ, ít khi ông cân nhắc về hậu quả của việc làm và lời nói của mình, Dù ông ta rất tốt với các nhà truyền đạo, ông ta vẫn thường gặp các điều bất công, các lời vu cáo, nhiều nhất là của các linh mục Tây Ban Nha đã xen vào các rối ren chính trị của Bắc kỳ, ông ta có nhận các thư từ đặc biệt thuộc loại ấy, e rằng dù không chia xẻ các ý tưởng của họ nhưng do áp lực đè lên ông, ông đã vô tình lôi cuốn Tây Ban Nha vào các rắc rối to lớn nhất.


Vì thế, tôi nghỉ là nên khẩn cấp nói rõ với Ngài để bản hiệp ước phê chuẩn mau chừng nào hay chùng ấy, để cho chính sách của chính phủ Hoàng thượng, tự do trong hành động hiện nay, theo đúng đường lối mà tôi đã theo đuổi, thôi đừng dính líu, nếu được, một tí nào với chính sách mà vị đại diện toàn quyền Tây Ban Nha là những người mà tôi không còn nghi ngờ gì nữa, do sức ép bất tận của các nhà truyền đạo hiếu động của họ, hiện đang chuẩn bị sẳn cho mình các khó khăn lớn không thể vượt qua được, trừ phi phải hy sinh thật nhiều người và của .” [102]


Và trong văn thư thứ nhì :


“Tôi nghỉ các tin tức mà tôi gởi cho Ngài trong các thư trước cho thất sự thức thời khi tách rời chính sách của chúng ta đối với nước An Nam ra khỏi chính sách của Tây Ban Nha.


Vị toàn quyền Tây Ban Nha, Đại tá Palanca, là một quân nhân rất can đảm, đầy thiện chí nhưng lại nhẹ dạ, nếu chúng ta không tách rời thật sớm với chính sách hơi thiếu suy nghỉ của ông, chúng ta có thể gây cho mình các rắc rối trầm trọng mới. Các cuộc thương thuyết với các đại diện nhà cầm quyền An Nam mà tôi đã trình cho Ngài biết, rõ ràng cho tháy người ta nói đến việc tây Ban Nha giúp người và tàu bè, hoàn toàn trái ngược với bản văn hiệp ước đã dành cho Hoàng thượng quyền phán xétcác liên minh đưa đến việc can thiệp của một nước ngoài Pháp, trong các vấn đề An Nam .


Tôi đã nhấn mạnh đến sự hấp tấp mà Đại tá Palanca đã trói buộc chính phủ ông bằng những lời thiếu suy nghỉ mà hậu quả mà các thượng thư An Nam nhận thấy ngay bắt đầu làm ông sợ hãi, chúng tôi đã cố gắng làm cho ông hiểu và ông đã hiểu, ông không thể có một sáng kiến như vậy ( không thể thi hành được ) nếu không được chính phủ ông đồng ý..”[103]


Cùng lúc, các người truyền đạo cũng vận động chính phủ Pháp để khuyên can họ đừng theo chính sách hòa bình của Bonard. Về vấn đề nầy, chúng ta có bức thư của chủng viện các hội truyền giáo hải ngoại ở Paris gửi cho Thượng thư Ngoại giao, trong đó họ tố cáo “ “gian ý của Tự Đức” và “cái bẩy hòa bình” :


Trong số thư từ ở rương (Maile or box) chót từ Sài Gòn gởi về đây cho chúng tôi, có một bức mà chúng tôi nghỉ là đáng được ngài lưu ý, Chính M.Herrengt, cha phó xứ (provincaire)  ở Đông Nam kỳ viết : Người đồng đạo thân mến đó đã hiểu rõ gian ý đó của Tự Đức trong hiệp oúc hòa bình ký kết giữa ông và Đô đốc Bonard về khoản đạo Thiên chúa, theo một trong những điều khoản trong hiệp ước thì việc thực hành và truyền đạo Thiên Chúa phải được tự do trong toàn cỏi An Nam. Đã nhiều tháng trôi qua kể từ ngày Hoàng đế An Nam ký kết trước ngày tháng của thư nói trên nhưng các nhà truyền đạo trên khắp nội địa vẫn chưa gởi được tin tức gì cho đồng nghiệp mình ở Sài Gòn, và các cánh cửa nhà lao hôi hám nhốt các con chiên bản xứ bị cướp hết tiền của và chồng chất lên nhau vẫn chưa mở ra. Ở đó theo các báo cáo của những người làm chứng, đã tai nghe mắt thấy, mà các đồng nghiệp của tôi gởi đến giúp đở họ, quần áo rách rưới, họ đang làm mồi cho sự đói khổ và tàn phá.


Như thế vẫn chưa hết, chúng tôi xin nhường cho chính ông M.Herrengt nói: “ càng ngày càng rõ, ông nói, hòa bình chỉ là cái bẩy để người An Nam dánh tan cuộc nổi loạn ở Bắc kỳ, trong khi họ làm vàicử chỉ thân hữu (nhưng vẫn yếu ớt lắm ) với nguờiPháp, họ tiếp tục và gia tăng, khắp nơi các chuẩn bị kháng chiến, các vụ ám sát, âm mưu đánh úp, khởi nghĩa…vẫn hằng ngày xảy ra khắp nơi “ [104]  


“ Bonard tra lời bằng những chúng cớ hiển nhiên [105]chứng minh rằng mục đích những người truyền đạo ở Huế và Bắc kỳ hoàn toàn có tính cách Bắc kỳ [106] điều mà họ gọi là đàn áp, thực sự chỉ là hậu quả của phản ứng chánh đáng mà chính phủ Huế nhằm đập tan các cuộc nổi loạn, tất cả những điều đó rõ ràng cần phải đề phòng, dầu các đòi hỏi từ Bắc kỳ cũng như từ các tỉnh gần Huế đã yêu cầu chống lại sự đàn áp tôn giáo, vì rủi thay, tại các vùng nầy, các vụ nổi loạn, các âm mưu thường phủ dưới bức màn tôn giáo” [107]


Thượng thư Chasseloup Laubat nghe thao ý kiến của Bonard. Trong thư tự mình viết ngày 26-10-62, y tán thành hoàn toàn chính sách của Đô đốc Thống soái cũng như thái độ đối với các người truyền đạo và các người TâyBan Nha :


“ Một trong những điểm quan trọng nhất mà ngài cho tôi biết để giữ liên lạc tốt đẹp với triều đình Huế có liên quan đến thái độ các nhà truyền giáo của chúng ta “


“Như tôi đã nói với ngài trong các chỉ thị tôi gởi khi ngài lên đường, nhất là trong thư tôi gởi cho Đô đốc Charner ngày 26-2-64 , tôi có gởi cho ngài một bản saokhông thể có nghingờ gì về sự áp đặt những nghĩa vụ phải theo lên những người không những muốn đến để hành đạo mà còn để truyền đạo Thiên chúa trong những vùng thuộc quyền Tự Đức “


“Đô đốc thân mến, chúng ta phải tách rời dược chùng nào hay chừng ấy hoạt động chúng ta ra khỏi hoạt động của những người Tây Ban Nha trên quan điểm nầy, để khỏi phải trách nhiệm về những điều mà chúng ta không thể ngăn ngừa trước được. Chúng ta còn cần phải giải quyết chia tiền bồi thuờng chiến tranh giữa Pháp và Tây Ban Nha, nhưng khi việc đó xong rồi, chỉ còn chúng ta ở lại Nam kỳ và thiết lập các liên hệ với Huế trên những căn bản tốt đẹp nhất, để rồi vì công việc chúng ta tại Đông dương, chú trọng vào Sài Gòn, chắc chắn chính tại điểm này mọi hành khách dừng lại như thế, tự nhiên ngài sẽ cấp, đúng như điều chính phủ An Nam đòi hỏi, thông hành cho các nhà truyền giáo, họ sẽ được báo trước một cách nghiêm trọng các điều kiện giới hạn trong đó họ hoạt động để khỏi bị làm phiền.” 


“ Cần phải cho Huế hiểu rõ là nếu có các công dân Pháp phãm tội, hay làm những hành vi bị cấm đoán trên lãnh thổ An Nam, tối hơn hết là họ giao ngay các người đó cho nhà cầm quyền Pháp để tránh mọi phản kháng, mọi rắc rối trong các giao dịch ”


“ Khi chính phủ Huế thấy được chúng ta đầy thiện chí thế nào trong việc tôn trọng hòa bình, và chúng ta đã muốn đề phòng như thế nào các khó khăn do một số hành vi thiếu thận trọng của những người đôi khi bị lòng nhiệt thành lôi kéo vào các hành vi mà các hiệp ước không hề có ý che chở, lúc đó họ sẽ lại gần chúng ta và hiểu ra rằng quyền lợi của họ nằm ở chổ không tạo các rắc rối cho chúng ta “ [108]


Thượng thư Hải quân lại khai triển ý nghỉ mình trong một thư khác đề ngày 16-1-1863 :


“ Còn về liên lạc giữa Ngài và Huế phải tìm cách làm cho tốt chừng nào hay chừng ấy, cần phải cố làm cho chính phủ đó biết rằng từ nay hành động chúng ta hoàn toàn tách hẳn ra khỏi hành động của Tây Ban Nha và nếu chúng ta quy định quyền tự do tôn giáo, sự bảo vệ các nhà truyền giáo, chúng ta không hề muốn họ dấn mình vào các âm mưu chính trị và nếu Hoàng đế An Nam có điều gì than phiền về một vài kiều bào chúng ta, tốt nhất là họ báo cho nhà cầm quyền Nam kỳ biết và nếu cần, thì giao họ cho chúng ta.”


“ Cần phải cho ông ta thấy rằng mọi hình phạt dù là đối với một kẻ phạm tội người Âu, đều có thể sinh ra các khiếu nại trầm trọng và được trình bày như là một sự đàn áp mà chúng ta không chấp nhận được, cuối cùng, Đô đốc nên cố gắng làm cho Tự Đức hiểu rằng, sau nầy ông ta sẽ tìm được sự ủng hộ chính ở chúng ta để chống lại kẻ thù, và rằng, nếu các tỉnh nhường cho chúng ta chiếm đóng chịu tùng phục hoàn toàn mà không có một hậu ý gì và Huế không có ngấm ngầm âm mưu gì, sự chiếm đóng đó mang lại lợi ích cho đất nước của ông ta, nhờ việc buôn bán khi chúng ta nhập khẩu, vì việc chúng ta sẽ thành đồng minh của ông “ [109]


Và sau rốt, do một lá thư của Thượng thư Bộ hải quân, Bonard biết chắc là Napoléon III  cũng sẽ tán thành đường lối của y :


“ Tôi đọc hết sức thích thú và tôi đã trình lên Hoàng thượng biết bức thư của ngài viết về ngài xâm nhập Cambodge, về chính sách đối với Huế và Xiêm , Hoàng thượng đồng ý cách nhìn của ngài “[110]


Nhưng tình hình thay đổi mau lẹ, các biến cố xảy ra dồn dập, hiệp ước mới ký kết bị đe dọa không thi hành được, rõ ràng không thể có hòa bình. người ta sắp phải tham dự vào các trận chiến mới, sẽ đưa đến việc toàn thể Nam kỳ bị thất thủ.

 

2/- HIỆP ƯỚC 1862 CHẤM DỨT : SỰ XÂM CHIẾM HOÀN TOÀN NAM KỲ


Khi ký hiệp ước 1862, triều đình Huế bị chính sách chủ bại của các phần tử chủ hòa lèo lái, đã đầu hàng, điều mà dân chúng không thể chấp nhận. Khởi nghĩa nổi dậy khắp các vùng bị chiếm do các quan lại, các sĩ phu lãnh đạo và được mọi tầng lớp dân chúng hưởng ứng tham gia ( thân hào, nhân sĩ, nông dân ) Phan thanh Giản và Lê duy Hiệp, hai người ký vào bản hiệp ước bị xem là hai kẻ “phản  quốc”, triều đình là kẻ “ khinh bỉ dân chúng ”[111] bị Tự Đức và triều đình bỏ rơi, dân chúng Miền Nam đã tự mình chiến đấu dũng cảm để phục hồi nền thống nhất đất nước.

Trong lúc đó, Tự Đức đã xa vời với việc hưởng ứng của dân chúng trong thử thách gian lao, xa vời với những cố gắng của các chiến sĩ anh dũng ở miền Nam đang tìm một chiến lược hữu hiệu để phục hồi các tỉnh đã mất, Ông lại tự giam mình trong thành trì và nghiền ngẫm một kế hoạch thương thuyết mới để chuộc lại các tỉnh mà ông vừa mới cắt đứt ra khỏi tổ quốc .


Từ tháng 12-1862, triều đình Huế đã cho Bonard biết ý định đòi ba tỉnh đã mất : “Ba tỉnh đó giống như các viên ngọc của nước tôi, nếu ngài lấy đi, chắc chắn nó là một lợi lộc to lớn cho ngài, nhưng há không phải là một bất hạnh lớn cho chúng tôi sao ?”[112]


Tự Đức hy vọng sẽ dành được bằng ngoại giao những gì ông đã đánh mất ở chiến trường , nhưng có giá trị gì khi một nền ngoại giao không có sức mạnh ? Những lời nói đó có sức mạnh gì đối với người Pháp nếu kh6ọng có ý chí chiến đấu kèm theo ? Nhưng triều đình Huế luôn luôn muốn hòa giải, luôn luôn thụ động, chỉ có thể theo đuổi một chính sách quỳ lụy, d ùsự thật vẫn không thiếu những con bài tẩy. Trước hết, toàn thể dân chúng miền Nam quyết chiến đấu tới cùng, do tấm lòng yêu nước nồng nhiệt thúc đẩy, Sĩ phu và quan lại không chịu phục vụ cho Pháp, không rời bỏ vùng bị chiếm, các lãnh tụ kháng chiến như : Huyên, Toại, Phú, Cao, Quán, Định, Nguyễn Trung Trực, Quản Thanh , Võ duy Dương, Thủ khoa Huân…v.vđã chứng tỏ lòng can đảm và một tài năng giá trị về quân sự khiến chính người Pháp phải lhâm phục. Cuộc kháng chiến càng ngày lan rộng , gây nhiều tổn thất đáng ngại cho quân chiếm đóng. Tình thế quân sự của đoàn quân viễn chinh đã có quá nhiều nhược điểm. Các báo cáo của Bonard về vấn đề này đúng nguyên với các báo cáo  của Rigault de Genouilly là những tiếng kêu than sầu thảm, là nổi lo s5ơ cho một tai họa sắp đến .


“ Các tàu tôi hiện có, trừ hai chiếc Forbin và Cosmao, đều không thể ra khơi… Đoàn quân viễn chinh bị bệnh tật, chết chóc, sự giảm quân làm cho yếu kém , hiện giờ đang bị xử dụng quá sức : tôi hoàn toàn bị tê liệt vì các phương tiện hành động , tàu bè thì thiếu và bị hư… Tình trạng thảm hại đó nếu không sửa chửa sẽ đưa thẳng chúng ta đến một tai họa hình như gần kề mà không thấy có bổn phận phải báo cho ngài biết… Thật là đau đớn , sau bao cố gắng quá sức con người mà tôi đã làm từ 15 tháng nay, sau khi vấn đề Nam kỳ bị bỏ dở, khi thấy tất cả đều đặt ra ngoài …cùng khắp và cùng lúc khởi nghĩa nó ra… tôi bị đẩy vào thế tự vệ, không có phương tiện để lập một đoàn quân chỉ 200 người …tôi yêu cầu Đô đốc Jaurès  gửi ngay cho tôi một ít tiếp viện. Nếu lực lượng tăng viện đến ngay, tôi có thể làm chủ được tình hình, nếu không đành  bất lực “[113]


“ Lực lượng chúng ta bị giảm dần vì chết, vì bệnh, vì rút quân, đang giảm sút mòn mỏi, từng ngày, rõ ràng không thể tiếp tục trong sáu tháng một chiến trận như thế nầy. Chúng ta thiếu Bộ binh, thiếu hải  quân, thợ máy, phương tiện chuyên chở, tất cả dụng cụ Hải quân chúng ta hoàn toàn cũ mèm mà không có phương tiện sửa chửa, sự vận tải trên đấtcũng hết hẳn, vì thiếu tài xế cho xe bô binh, thiếu xe cứu thương. thiếu thực phẩm..v.v..[114]


Nhưng Huế không biết được sự yếu kém tài nguyên và sức lực của đối phương [115] làm ngơ trước mọi thỉnh cầu chiến đấu của các chiến sĩ miền Nam, mà chỉ lo trao đổi hết thư này đến thư khác với Bonarđdể trì hoãn ngày phê chuẩn hiệp ước. Nhưng ngày đó không chậm đến, trong khi Ông Trương Công Định giương cao ngọn cờ kháng chiến tại Gò Công, công khai tuyên bố chống lại Huế nếu hiệp ư6ớc 1862 được phê chuẩn và thi hành [116]. Tự Đức phải đóng dấu vào hiệp ước dưới sự đe dọa của tối hậu thư mà các toàn quyền Pháp và tây Ban Nha đã gởi cho ông ngày 28-2-1863 bằng một giọng cộc lốc nếu không bảo là hổn xược buộc ông phải chấp nhận hay bác bỏ sự phê chuẩn :


“ Nếu thuận, xứ này sẽ điêu linh, vì tất nhiên nó lại kéotheo sự tham dự của nhửng người làm loạn ở Bắc kỳ và sự thất thủ lập tức ba tỉng miền Nam :Rồi đồng thời với Nam kỳ và Bắc kỳ nước ông sẽ mất… Ông hãy nghỉ rằng chúng tôi thành thật muốn hòa bình, nhưng không muốn tranh cãi gì hết , đúng theo sự ký kết, giữa đại diện toàn quyền ba nước ; ông hãy biết rằng nếu chính phủ An Nam không chấp thuận trong các điều kiện đó, chúng tôi sẵn sàng buộc phải tôn trọng chữ ký của Hoàng đế chúng tôi ” [117]


Dù phê chuẩn, nhưng không vì thế mà Tự Đức hết hy vọng thu hồi các phần đất ở Nam kỳ, nơi chôn nhau cắt rốn của bên ngoại ông.


Trong ý đồ đó và để cố giải quyết hợp pháp vấn đề, năm 1863 ông cử một phái bộ qua Pháp và Tây Ban Nha xin chuộc vùng Đông Nam kỳ. Phái bộ đặt dưới sự lãnh đạo của người thương thuyết hiệp ước 1862, Phan Thanh Giản, Tổng đốc các tỉnh miền Tây, người tán thành sự hòa giải với Pháp [118] Để chuộc lại ba tỉnh, ông đề nghị nộp cống lễ hằng năm từ 2 đến 3 triệu đồng , cùng việc tự do buôn bán khắp nước và nhượng đứt Sài Gòn .


Tình thế giúp Phan Thanh Giản : các cuộc viễn chinh xa xăm đang là mục tiêu bị chỉ trích gắt gao tại Pháp, Vấn đề, Mexique trở thành một gánh ngày càng nặng 1863, ngân sách Pháp thiếu hụt 972 triệu, trong đó 210 chi phí ở Mexique, 60 ở Đông Á , phong trào khuynh tả trong các cuộc bầu cử 1863 làm chính phủ đế chế lo ngại, vas au rốt, một bộ phận lớn lao các giới kinh doanh cũng không ưa các chiến tranh thuộc địa mà chỉ đòi các hiệp ước buôn bán hợp với tư tưởng tự do trao đổi đang được trọng vọng thời đó [119]  Ở Bộ Ngoại giao, ở ngành lập pháp, ở Thượng viện và cả ở giới thân cận với Vua, người ta tự hỏi có nên giới hạn được chừng nào hay chừng ấy việc lập thuộc địa ở Nam kỳ ? và cả việc bãi bỏ hoàn toàn nữa, ngoại trừ giữ vững các lợi lộc rõ ràng cho quyền lợi tinh thần và buôn bán [120]. Mặt khác, việc duy trì hiệp ước Pháp – Anh là cái trục chính cho nền ngoại giao Pháp trong phần lớn thời gian của nền đế chế        thứ nhì; có thể nào nước Pháp bành trướng tham vọng và phát triển quyền lợi ở Đông Á  mà không gây trở ngại cho chính sách ấy ? Những lý do ấy đã thúc đẩy Napoléon III chấp nhận các đề nghị của các quan lại, nhất là ông không có chính sách thuộc địa rõ rệt. Trong diển văn khai mạc quốc hội, ông đã trình bày việc chiếm Nam kỳ như một việc do các biến cố thúc đẩy mà không bao giờ theo “một kế hoạch vạch sẵn” [121]


Thế là Phan Thanh Giản thắng lợi, Trung tá Hải quân Aubaret, người trí thức khâm phục văn minh Việt nam đã làm thông dịch viên cho phái bộ Huế, bí mật để cho Napoléon III mt ộkhuyến nghị nên chấp thuận những yêu cầu của quan lại Việt Nam, Y được cử sang Huế để  thương thuyết một hiệp ước mới thế cho hiệp ước 1862 sẽ được trả lại cho Vua Tự Đức, ngoại trừ thành phố Sài Gòn, thành phố Mỹ tho, Vũng tàu và Côn đảo. Để bù lại việc trả ba tỉnh, Pháp sẽ có quyền bảo hộ sáu tỉnh Nam Bộ, ba hải cảng Đà Nẵng, Đà Lạt, Quảng An, vẫn sẽ tiếp tục mở cửa cho người Pháp tự do buôn bán, sau  rốt chính phủ Việt Nam sẽ nộp cho Pháp “ để đền ơn công bảo hộ ” một số tiền hàng năm ba triệu  cho ba năm đầu và hai triệu cho các năm sau [122]


Hiệp ước dự định đó, do hai bộ liên hệ là ngoại Giao và hải quân soạn thảo phù hợp với quan điểm của vua Napoléon III , được ký kết tại Huế ngày 15-7-1864 , ngoại trừ điều 19 liên quan đến tiền bồi thường vĩnh viễn.


Nhưng những phần tử chủ trương bành trướng thuộc địa không chịu thua, Các sĩ quan Hải quân quy tụ chung quanh các Đô Đốc Rigault de Genouilly, Charner va Bonard, Dân biểu ở các hải cảng, các nhà buôn, kỷ nghệ gia đã mở một chiến dịch dữ dội chống lại phái bộ Aubaret, vì thế chúng cùng lập ra ở Pháp một  “đảng thực dân ”mà kinh thánh là một tập sách ấn hành dưới tên giả ABEN  do Đại úy hải quân Reunier, trong đó chúng trình bày một cách nồng nhiệt, ngoài các lý do tình cảm, các mặt quân sự và nhất là kinh tế của vấn đề [123] Tác phẩm được phát cho các Thượng thư , các phòng thương mại, các nghị sĩ, các Cố vấn chính phủ và cả cho Vua nữa, sẽ góp phần thay đổi quan điểm, của các người lãnh đạo chính trị nước Pháp. Khi Aubaret ký hiệp ước 1864, phe thực dân đã khá mạnh và ngăn cản Paris phê chuẩn bản dự thảo hiệp ước 1864 đã gây nên sự chống đối quan điểm kịch liệt giữa bộ Hải quân và Thuộc địa cùng Bộ ngoại giao, bộ sau ủng hộ quan điểm Aubaret, Bộ trưởng ủng hộ kế hoạch xâm lăng của Đô đốc La Grandière, người thay thế Bonard. Tóm lại, đó là sự chống đối giữa hai quan điểm thực dân khác nhau.


Aubaret, tín đồ Thiên Chúa giáo, sùng đạo, nghỉ là phải chiếm Nam kỳ bằng tôn giáo và buôn bán chứ không bằng xâm lăng quân sự : “ Cách chắc chắn nhất, y nói, để văn minh hóa xứ An Nam bằng tôn giáo và buôn bán là đầu tiên thiết lập các giao dịch, tiếp theo đó là, cho đến nay xứ này vẫn còn đóng kín, bây giờ mở cửa không những cho các nhà truyền đạo mà còn cho các nhà buôn của chúng ta nữa “


“ Phương pháp nầy hoàn toàn trái nghịch với phương pháp xâm lăng quân sự dể chiếm nhiều vùng đất đai rộng lớn. Vì thế nó được những người muốn đi đúng vào trái tim của xứ này hết sức ưa thích, tức là những nhà buôn và nhất là những nhà truyền giáo, những người không nghi ngờ gì nữa, làm công tác văn minh tuyệt luân [124]


“…một ảnh hưởng chính đáng vững vàng dựa vào tôn giáo và thương mại, nới rộng ra toàn cả nước, theo tôi nghỉ, hòa hợp với bản tánh của Pháp hơn là đi chiếm một số tỉnh mà tư bản sẽ không bao giờ muốn đầu tư vào ” [125]


Theo Aubaret, bác, không phê chuẩn hiệp ước là tự gây ra những kẻ thù bao vây mình, là liên tục đưa mình ra chịu đựng đủ mọi thứ nổi loạn trong những vùng bị chiếm là chiến tranh hằng ngày; Tóm lại là sống trong một tình trạng bất an triền miên. Để chấm dứt tình trạng đó, Pháp lại đi đến chổ chiếm toàn thể Nam kỳ. Nhưng một khi vùng đất bao la này bị chiếm thì thật chỉ là ảo tưởng, nếu nghỉ đến việc phải có một sự liên lạc nào đó với chính phủ Việt Nam. Do đó, tất cả những gì về chánh trị , thuơng mại. tôn giáo dự tính thực hiện ở xứ này, sẽ dứt khoát không thực hiện được. Người Pháp sẽ chờ xem một sự “đàn áp”tàn khốc trên toàn quốc để chống lại các con chiên mà họ muốn bảo vệ [126].


Trái lại, việc bảo vệ toàn thể Nam kỳ dựa vào hai vị trí quan trọng là Sài Gòn và Mỹ tho , theo viên đại diện toàn quyền ký hiệp ước 1864 , thật đáng thay thế cho việc chiếm đất, rất thích hợp cho việc mở rộng tôn giáo và buôn bán đem lại cho người Pháp mối lợi rất lớn là khỏi vướng mắc vào một nền hành chính mà có lẽ, gần như không thể tổ chức được [127].


Quan điểm Aubaret được Thượng thư Bộ Ngoại giao Drouyn de Lhuys [128] ủng hộ, nhưng bị Thượng thư Bộ Hải Quân và thuộc địa Chasseloup Laubat và Đô đốc La Grandière quyết liệt đánh đổ vì La Grandière  cảm thấy phạm vi hoạt động mình thu hẹp, vai trò mình bị giảm bớt, kế hoạch mình bị hiệp ước mới tiêu hủy.


Thật vậy, Y vừa phái Đại úy Doudard de Lagrée đến Cambodge để áp đặt cuộc bảo hộ. Xiêm vừa rút quân đội ra khỏi xứ nầy để mặc Pháp tự do. Nếu bỏ Nam kỳ thì có nguy cơ. Phải đặt lại toàn thể vấn đề. Đằng khác, làm sao y có thể nhắm mắt trước triển vọng một cuộc xâm lăng dễ dàng ba tỉnh chưa chiếm đóng mà lại cam chịu thi hành một hiệp ước do một sĩ quan thuộc hàng bộ hạ y ký kết ?


Vì thế, La Grandière gửi cho Thượng thư của y văn thư nối tiếp để tỏ bày sự chống đối của y: “ Trong trường hợp phê chuẩn hiệp ước, chúng ta sẽ làm gì với các kế hoạch tốn kém, với các thành quách phải xây dựng  ? Việc đàn áp các con chiên lại tiếp tục làm cho hiệp ước bi vi phạm . Nếu hiệp ước mới lại bị vi phạm, nếu máu lại chảy, chúng ta có thể để mặc không ? những lời than trách của các  giám mục và các người truyền giáo gay gắt hơn bao giờ hết. Chúng ta có nên từ nay nhắm mắt trước các sĩ nhục đó không ? [129]


Càng nghỉ, tôi lại càng thấy kế hoạch của chính phủ không thể thực hiện được, Chúng ta mất cả uy danh, mất cả sự kính nể, và chính sách của chúng ta sẽ bị thảm bại, tôi đã yêu cầu các dì phước thánh Vincent de Paul dạy thiếu nữ, nhưng nếu chúng ta thu gọn lại, thì không cần nữa. Các cha thì vẫn còn có ích, nếu mọi gia đình không rời bỏ chúng ta. Các con chiên tăng lên hàng trăm người từ mấy tháng nay sẽ ra sao ?”[130] và Đô đốc đòi chiếm ngay ba tỉnh kia.


Vốn là một tên thực dân thành tín, Chasseloup Laubat  bảo vệ quyết liệt quan điểm của La Grandière ngay giữa bộ và với Napoléon III. Trong môt bản tường trình rất hay, y tâu lên vua các động cơ không nên phê chuẩn hiệp ước Aubaret và phải chiếm toàn thể Nam kỳ.


Trước hết, việc Pháp chiếm Nam Kỳ đã vững chắc, người Việt Nam ở trong vùng chiếm đóng đã đi từ trạng thái thù nghịch sang trạng thái dững dưng để rồi cuối cùng đi dến giai đoạn hợp tác chặc chẽ nhờ vào sự cai trị khôn khéo và nhân đạo. [131]


Thứ hai, thuộc địa đó đang trên đường thịnh vượng . Ở đây Chasseloup Laubat quét sạch những nổi lo âu của những người kết án công trình thực dân quá tốn kém. Số thu tăng lên mau : 947.000 Frances năm 1862 đã lên 2.800.000 Fr 1863. y ước lượng 3 triệu cho năm 1864 và 4 triệu cho năm sau. Trong khi số thu tăng thì số chi lại giảm từ 22.600.000 Frances 1862,  giảm còm 19.000.000 năm 1863 và năm 1864 ,sang 1865  quỹ bất thường chỉ còn độ 8 triệu, nhờ các biện pháp tiết kiệm và tài giảm binh bị đã được chấp thuận.


Vậy nên tin rằng chỉ trong một ngày gần đây, mọi chi phí đều do Nam kỳ tự gánh vác.


Thứ ba, hiệp ước Aubaret không thể mang lại cho Pháp lợi lộc lớn lao. Quả vậy, về phương diện vật chất , Sài Gòn là một vị trí rất tốt cho việc buôn bán và quân sự, nhưng thành phố này không phải là một trong các điểm ghé bến thiết yếu trên đường giao thông quốc tế. Để tiêu thụ sản phẩm của Nam kỳ và Cambodge, để buôn bán với các vùng giàu có đó, Sài Gòn hay Mỹ Tho không phải là hai nơi gửi hay tiêu thụ cần thiết, vì nhiều sông ngòi trong cả nước làm cho việc nhập hay xuất khẩu dễ dàng hoặc ít hoặc nhiều, đến nổi nếu người Việt Nam không muốn vận chuyển hàng hóa qua ngả Sài gòn hay Mỹ Tho họ vẫn đầy đủ khả năng .


Nhưng sau lại nghỉ rằng Chính phủ Tự Đức sau khi làm chủ lại các tỉnh  vừa mới nhượng cho Pháp lại không dùng mọi cách nghỉ ra được để tiêu hủy giá trị của những điều đã bị bắt buộc phải từ bỏ ? Chắc chắn Pháp sẽ thấy một vùng trống không chung quanh mình, thương mại bế tắc, một sự bao vây, mặc nhiên, sẽ vây hãm từ nhiều phía . Vì tình thế bắt buộc, muốn cho Sài Gòn và Mỹ Tho nằm trong tay mình và có tất cả giá trị , người Phap phải cai trị toàn thể Nam kỳ.


Hiệp ước mới sẽ gây nhiều hậu quả tai hại nếu chúng ta đứng trên một quan điểm khác cao hơn, “ Xứng đáng hơn với Hoàng Đế và xứ sở chúng ta “ Chúng ta sẽ bỏ mặc, Chasseloup Laubat hỏi, cho các quan trả thù những người đã chấp nhận nền cai trị của Pháp, những người bày tỏ lòng trung thành với Pháp sao ?  “ hãy tin rằng gian ý tàn bạo của các ông quan đối với các con chiên  và những người đã phục vụ chúng ta , sẽ lập tức buộc chúng ta phải lại có hành động chiến tranh và đặt lại tại Nam kỳ một vai trò thích hợp cho nước Pháp “.


Ảnh hưởng pháp ở Viễn Đông sẽ bị thương tổn đến đâu nếu mất vùng Nam kỳ tráng lệ  : “ Mỗi ngày hoạt động của phương Tây lại có mỗi cố gắng mới trong vùng biển nầy mà đã từ lâu các cường quốc có hàng hải mạnh đã xây dựng lên các thuộc địa. Chỉ nước Pháp là vắng mặt, nhưng Chúa trời hình như đã dành cho triều đại này nhiều điều lớn lao, đã ban cho vua không những là một trong các vùng đẹp nhất và giàu nhất ở miền này, mà còn là vùng sẵn sàng nhất  để tiếp thu các hạt giống của chính quyền chúng ta, là vùng hình như gìn giữ lấy để làm trung tâm tỏa chiếu văn minh Thiên Chúa  ra khắp viễn đông [132] .


Rốt cục Chasseloup Laubat và “đảng thực dân” đã lôi kéođược Napoléon III theo thuyết mình . Hội đồng nội các phiên 10-11 quyết định không phê chuẩn hiệp ước Aubaret, giữ nguyên hiệp ước 1862. quyết định nầy đáp ứng hoàn toàn nguyện ước của những người truyền giáo ở Nam kỳ như thư sau đây của giám mục Lefèbre tại Sài Gòn gởi cho linh mục Perrot đại diện các phái bộ truyền giáo tại Hông Kông tiết lộ :


“ Hiệp ước Aubaret bị dìm , đó không phải là điều rủi ro. Chỉ có Giám mục Sohiér và giám mục Gauthier là tán đồng hiệp ước, nhưng đứng trên quan điểm chính trị thực sự và quyền lợi của hội truyền giáo chúng ta , việc trả lại ba tỉnh để lấy tiền thật là một sự ngu ngốc kỳ lạ. Vấn đề bây giờ là phải lấy luôn ba tỉnh phía Nam , đó là ý đồ của chính phủ và toàn thể Bộ tham mưu chúng ta, nhưng cần phải có một nguyên cớ nghe được, vì cần phải tôn trọng công lý và tôi không biết từ khi hiệp ước được ký kết với Bonard , người An Nam đã có nhất quyết chấm dứt hiệp ước không;  vì không chắc gì triều đình huế không tôn trọng, dù có các vi phạm  ở địa phương mà họ có thể quy trách cho dân chúng  và quan lại, là những người , dĩ nhiên, không mấy sẵn sàng chấp nhận bất cứ hiệp ước nào với nước ngoài, nhất là ở Bắc kỳ. Chắc cha đã gặp giám mục Sohier, người theo phe Aubaret, nhưng bất đồng ý kiến với tôi. Ông Aubaret đã trở lại Xiêm, hết sức xấu hổ về việc thất bại ngoại giao của ông, sự thất bại tôi đã cho ông thấy trước, khi ông ghé Sài gòn “[133]


Thế là hiệp ước Aubaret bị chôn vùi. Trong khi tại Sài gòn các người truyền đạo và các giới thực dân ở Nam kỳ hả hê về thắng lợi mà họ đạt được trong gang tấc [134] thì tại Huế, người ta tự hỏi về giá trị  những sự ký kết long trọng của nước Pháp và thiện chí của chính phủ Paris.


Trong suốt ba năm , từ 1864-1867, La Grandière cố gắng đem lại cho các vùng bị chiếm một tổ chức chính trị và hành chánh vững chắc. Triều đình Huế bất lực , chịu đựng tình thế đó mà không có một phút nghĩ đến việc kêu gọi dân chúng khởi nghĩa  hay đưa vào các phong trào kháng chiến  - dù sao cũng tạo được các khó khăn lớn cho Pháp.


Tháng 6-1867, không báo trước gì cả, La Grandière chiếm và sát nhập các tỉnh còn thuộc quyền Tự Đức . Phan Thanh Giản, người được Huế giao cho chức vụ hiểm nghèo là cai trị vùng đó, tự tử, mà không dám trình kiến với Vua. Sau sự đổ vở chính sách hòa bình và tin cậy ở Pháp, một chính sách mà ông luôn luôn là kẻ nhiệt thành bảo vệ .

  

 Cao Huy Thuần


GHI CHÚ

 


[1] - Tài liệu do Giám mục Retord  gửi Kleczkowski, thư khố quốc gia ( tài sản Hảiquân ) BB4 752

[2]  Thư khố quốc gia BB4 752

[3] - Văn thư về Nam kỳ , G.Aubaret, thư khố bộ pháp quốc hải ngoại, AOO (2) hội 1

[4] - Văn thư về cuộc chiến Nam kỳ , không đề ngày, không tên tác giả, có lẽ do một sĩ quan cao cấp trong bộ tham mưu của Đô đốc Bonard viết. Thư khố bộ Pháp quốc hải ngoại AOO (3) hội 1 cũng xin xem công văn của Rigaultde  genouilly ngày 17-9-1857 : “Dù có những lời hứa của Gím mục Pellerin, không có một con chiên nào đến với chúng ta , đến nổi chúng ta không thể liên lạc gì với các nhà truyền giáo trên đất liền dù theo người ta đã nói là có nhiều vị chỉ ở cách Đà Nẵng co 5, 6 dặm, vì thế các vùng phụ cận của Kinh đô vẫn còn tối mịt”

[5] - Văn thư đã dẫn về Nam kỳ  của Aubaret

[6] - như trên

[7] - như trên

[8] - Thư khố quốc gia ( tài sản Hải quân ) BB4  769

[9] -  như trên

[10] - Văn thư 15-1-1859 thư khố quốc gia ( tài sản hải quân ) BB4   769

[11] - Văn thư 17-9-1859 , thư khố quốc gia  ( tài sản hải quân ) BB4 760

[12]  Người ta nói rằng các hoa tiêu này đã hướng dẫn các tàu tuần của vua, họ được chở từ Bắc kỳ đến trên tàu Primanguet. Là tàu đặc biệt phái đến rước họ. Chú ý rằng Đề đốc Rigault de Genouilly rất kính nể Giám mục Retord mà sự hiểu biết về Việt Nam rất quý báu cho y ( xin xem các văn thư 30-7-58 và 18-12-58 bb4  760 ) Trái lại y than phiền Giám mục Pellerin cùng các nhà truyền giáo thuộc ông này, mà theo y, họ không biết gì về Việt Nam cả, Mọi câu hỏi tôi nêu lên với họ, đều không được trả lời thỏa đáng, nhầt là các câu hỏi lưu thông trên sông ngòi An Nam ( văn thư 30-7-58 )

[13] - Văn thư 29-1-1859 , thư khố quốc gia ( tài sản hải quân ) BB4 769

[14] - Văn thư 3-12-1858 , thư khố quốc gia ( tài sản hải quân ) BB4 760 và văn thư 29-1-1859  BB4  769

[15] - văn thư 28-1-1859 đã dẫn

[16] - Văn thư như trên

[17] - văn thư 29-1-59 đã dẫn

[18] - văn thư 29-1- 59 , 10-6-59, 15-7-59, 16-8-59.

[19] -  văn thư 291-1859  đã dẫn

[20] Văn thư của Rigault ngày 14-3-1859 ,thư khố quốc gia ( tài sản hải quân ) BB4 769

[21] - Văn thư 28-2-1859 thư khố quốc gia ( tài sản hải quân )BB4  769 Rigault nói thêm trong văn thư 14-3-1859 ( cùng chiếu dẩn ) : “ Về mặt này cũng như về mặt khác, các con chiên không giúp đỡ chúng ta, và luôn luôn đứng bên lề, rõ ràng là họ đã có định kiến “.

[22] - Văn thư 28-2-1859 , thư khố quốc gia

[23] - Văn thư 16-5-1859 , thư khố quốc gia  ( tài sản hải quân ) BB4 769

[24] - văn thư 27-6-59 đã dẫn chiếu

[25] -  văn thư 15-7-59 đã dẫn

[26] - Văn thư 16-5-1859 thư khố quôc gia ( tài sản hải quân ) BB4  769

[27] - văn thư 10-6-1859  cùng chỉ dẫn

[28] - văn thư 16-5-1859 , đã dẫn

[29] chỉ thị của Thượng thư Bộ hải quân và thuộc địa 24-2-59. thư khố quốc gia ( tài sản hải quân ) BB4 1045

[30] - văn thư 10-6-59 BB4 769

[31] - chỉ thị của Thượng thư Bộ hải quân và thuộc địa  8-4-1859

[32] - Văn thứ 10-6-1859 , đã dẫn

[33] - văn thư 4-8-58, Thư khố quốc gia ( tài sản hải quân ) BB4 769

[34] - Văn thư 10-6-59 đã dẫn

[35]     Như trên

[36] - Báo cáo của Thiếu tá Jauréguiberry gửi Đề đốc Rigault 30-5-1859 trong văn thư 10-6-1859 đã dẫn

[37] - văn thư 27-6-1859 cùng dẫn chiếu

[38] - Đề đốc Rigault lúc nào cũng nghỉ chế độ bảo hộ là kết quả của cuộc viển chinh . Chiếu dẫn văn thư 26-1-1859 BB4 760: “Dằng khác, Ngài không thể nghỉ rằng tôi không tận lực làm cho mục tiêu của chính phủ Hoàng thượng thành công tới mức tối đa” Văn thư 6-7-1858 (BB4 760) “tôi phải tính mục tiêu nhắm đến, mục tiêu đưa đến nền bảo hộ”.

[39]  - văn thư 4-8-1858 thư khố quốc gia ( tài sản hải quân ) BB4  769

 [40]      cùng văn thư

[41]      Cùng văn thư

[42] - văn thư 21-9-59 cùng chiếu dẫn

[43] - văn thư 5-9-1859

[44] - văn thư 21-9-1859 đã dẫn

[45] -    như trên

[46] - văn thư 16-8-59  cùng chiếu dẫn

[47] - Chỉ thị của Thượng thư bộ Hải quân và thuộc địa 25-8-59 thư  khôố  quôố c gia ( tài sản Hải quân ) BB4 1045

[48] - văn thư của Đô đốc Page ngày 19-11-1859 , thư khố quôc gia , (tài sản Hải quân ) BB4 777

[49] - văn thư 14-12-1859 cùng chiếu dẫn

[50] - văn thư 20-10-1859 cùng chiếu dẫn

[51] - văn thư 14-12-1859 cùng chiếu dẫn

[52] - văn thư 14-12 1859

[53] - Văn thư 29-12-1859 thư khố quốc gia ( tài sản hải quân ) BB4 777

[54] - Câu nầy nằm trong một bài hịch dùng để tuyên bố với toàn quốc các nguyên nhân chiến tranh. Nó được các sứ giả Huế trao cho Đô đốc Page (đối chiếu văn thư 29-12-59 đã dẫn )

[55] -  cùng văn thư

[56] - cùng văn thư

[57] - văn thư 14-12-1859 cùng chiếu dẫn

[58] - Văn thư 25-12-59 cùng chiếu dẫn

[59] -  như trên

[60]    Như trên

[61] - Thư Đô đốc Page gởi cho Tư lệnh quân đội Việt Nam 15-12-59 cùng chiếu dẫn

[62] -  cùng văn thư

[63] - Tuyên bố 2-2-1860 cùng dẫn chiếu

[64] - cùng văn thư

[65] - văn thư 16-1-1860, thư khố quốc gia ( tài sản hải quân ) BB4  777

[66] - Chỉ thị của Bộ hải quân và thuộc địa gởi cho phó Đô đôc Charner 28-2-1860 ( Tài sản hải quân ) BB4 767

[67] - chỉ thị 24-7-1860 cùng chỉ dẫn

[68] - Thư khố quốc gia ( tài sản hải quân ) BB4 767

[69] - trận đánh đặc biệt gây đã gây cho Việt Nam nhiều thương vong, người Pháp đã xử dụng một lực lượng quan trọng, về phía Pháp – Tây Ban Nha tướng Vasseigne và Đại tá Guitterez, theo thứ tự, kẻ thì Tư lệnh Lục quân Pháp, kẻ thì Tư lệnh đoàn quân  Viễn chinh Tây Ban Nha, đều bị thương.

[70] - văn thư 29-3-1861 , thư khố quốc gia ( tài sản hải quân ) BB4 788

[71] - văn thư 22-12-1860 cùng chỉ dẫn

[72] - cùng văn thư

[73] - Sivestre, chính sách Pháp ở Đông dương ,kỷ yếu trường tự do khoa học chính trị- 15-5-1896 tr 291.

[74] - chỉ thị 26-2-1861 , thư và chỉ thị gởi Đô đốc Charner , thư khố Bộ Pháp quốc Hải ngoại  a 30 (1) hộp 10

[75] - như trên

[76] - Thư gởi sứ giả Nguyễn Bá Nghi 2-4-1861. thư khố quốc gia  ( tài sản hải quân ) BB4 788

[77] - Sứ giả Nguyễn Bá Nghi gởi Charner ngày 2-2- năm 14 triều Tự Đức , cùng chỉ dẫn

[78] - thư của sứ giả Nguyễn Bá Nghi gởi Charner ngày 30-3-61 , cùng chỉ dẫn

[79] -                     “                                           “       ngày 24-5 năm Tự Đức thứ 14

[80] - Thư 28-7-1861 cùng chỉ dẫn

[81] - văn thư 29-3-61

[82] - văn thư 27-5-61 tr 503

[83] -  văn thư 27-5-61 tr 458

[84] - Thư Charner gởi giám mục Sài Gòn  D’Isauropolis ngày 8-10-61 , Thư khố quốc gia ( tài sản Hải Qiân ) BB4   793 Tr 464

[85] - Chỉ thị của Thượng thư Chasseloup Laubat  gởi cho Đđ Bonard  ngày 25 (hay 26) -8- 1861, Thư khố Bộ Pháp quốc hải ngoại A 30 (1) hộp 10. Trước kia Ch. Laubat cũng viết việc đó cho Charner  ; “chúng ta là quốc gia hàng hải duy nhất chưa cấm cờ trong vùng biển đó. Tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ không mất thì giờ chờ đợi và tôi vui về tất cả những điều trọng đại mà ông đã thực hiện “(thư 26-5-61 cùng chỉ dẫn)

[86]- tạp chí Quarterly Review số 232, 1865                                                    

[87] - Thư khố bộ Hải quân  SH hộp 81

[88] - Văn thư mật ngày 8-9-1862, thư khố bộ Ngoại giao , Châu A kỷ yếu và tài liệu, tập 28 tr 168-171. Điều 1 hiệp ước quy định “ Từ nay giữa vua Pháp và Hòang hậu Tây Ban Nha một đằng và Vua An Nam một đằng, sẽ có một nền hòa bình vĩnh cửu, dù sống ở đâu, giữa công dân ba nước vẫn sẽ có tình thân ái hoàn toàn và cũng vĩnh cửu nữa”

[89] - Văn thư 1-8-62 thư khố Bộ Ngoại giao Châu Á, kỷ yếu và tài liệu , tập 28 tr 191-197

[90] - văn thư 20-10-62 , cùng dẫn chiếu , tr 181

[91] - văn thư 8-9-62 , cùng dẫn chiếu tr 168 -171

[92] - văn thư 6-10-62 cùng dẫn chiếu tr 174-175

[93] - Văn thư chiếu dẫn tr 179

[94] - Thư từ của Bonard liên hệ đến các người truyền đạo cho đến nay vẫn chưa được in

[95] - Thư khố Bộ Ngoai giao,Châu Á, kỷ yếu và tài liệu, tập 28 tr 85-88

[96] - tạ văn Phụng là tên thật của tên phiêu lưu Bắc kỳ,nhưng để dân chúng tin là con cháu nhà Lê, cần đổi tên, từ nay y tên là Lê duy Phụng

[97] - Thư khố Bộ Ngoại giao , Châu Á , tập 28 tr 201-203 . Bức thư ký tên “Pedro Le Duy Phung , Hoàng đế Bắc kỳ” .Giám mục Hitlario Alcaza dịch.

[98] - thư của giám mục Hitlario Alcazar gởi cho Bonard ngày 28-8-62 cùng chỉ dẫn tr 204-205

[99] - văn thư 1-12-62 thư khốBộ Pháp quốc Hải quân  A-30 (3) hộp 10

[100] - Văn thư như trên

[101] - Văn thư 8-9-1862 thư khố bộ Ngoại Giao, Châu Á , kỷ yếu và tài liệu tập 28 tr 168-171

[102] -  cùng chiếu dẫn tr 174-175

[103] -  cùng dẫn chiếu tr 181

[104] -  cùng chiếu dẫn tr 150 ( thư 24-10-1862)

[105] - Nhất là một kỷ yếu do một ứng cử viên của Giám mục Pellerin gửi cho Bonard, chúng ta biết rằng những người thuộc phe giám mục nầy ủng hộ cháu nội hoàng tử Cảnh ( con của Gia Long) còn những người truyền đạo ở Bắc kỳ ủng hộ tên giả danh con cháu nhà Lê . Nhưng bọn nầy cũng muốn lật Tự Đức  ( xem văn thư 10-12-62) thư khố Bộ Ngoại giao , Châu Á, tập 28 tr 212 và kỷ yếu đính phụ theo văn thư này  tr 214-219

[106] - Văn thư mật 1-12-62  tr 199-200

[107] - văn thư 10-12-62   tr 212

[108] - Thư khố quốc gia (tài sản quôc gia) B4  812

[109] -  Thư khố bộ Pháp quốc hải ngoại

[110] - Báo cáo ở cuối một bản thảo thư của Chasseloup Laubat 10-12-62 , Thưkhố quôc gia ( tài sản Hải quân) BB4 812

[111] - “ Phan,Lê mãi quốc, triều đình khi dân “

[112] - Thư của Thượng thư Ngoại giao Huế gởi cho Bonard ngày 11-7-năm Tự Đức 15, Thư khố Bộ Ngoại giao , Châu Á ,kỷ yếu và tài liệu tập 28 tr 221-224

[113] - Văn thư 18-12-62  thư khố Bộ Ngoại giao , Châu Á,, kỷ yếu và tài liệu tập 28 tr 221-224

[114] - văn thư 27-1-63 tr 295-318

[115] - Văn thư 18-12 đã dẫn

[116] -  văn thư 27-1- 63 đã dẫn

[117] -  thư khố Bộ Ngoại giao, Châu Á  kỷ yếu và tài liệu tập 28 tr 403-404

[118] - Phái bộ Phan Thanh Giản, theo tài liệu Pháp, kỷ yếu các người bạncố đô Huế 1926 ,tr 69-80

[119] - J.Chesneaux, Contribution à histoire de la nation Vietnamiene, Paris cơ sở xuất bản xã hội 1955 tr 111.

[120] - A. Duchêne ,Un minister trop oublier :Chasseloup Laubat , Paris, hội xuất bản Địa dư Hàng hải và thuộc địa  1932 tr 206

[121] - Như trên tr 207

[122] - Thượng thư Bộ ngoại giao gửi Đô đốc De Lagrandiere 9-1-1864 Thư khố Bộ ngoại giao, tập 29 tr 44-48

[123] - Xem A.Duchêne, SĐD

[124] - Aubaret gởi Thượng thư bộ Ngoại giao, thư khố bộ Ngoại giao, châu Á , kỷ yếu và tài liệu  , tập 29 tr 135-138

[125] - cùng người gởi, ngưòi nhận 18-7-64 tr 142-144

[126] - Văn thư 16, 18-7- 64

[127] -  cùng văn thư

[128] -  ông nầy viết thư cho Đô đốc La Grandière ,truớc khi Aubaret lên tàu đi Huế, yêu cầu giúp đở mọi dễ dàng cho nhân viên ngoại giao của ông ta trong công tác ( 9-1-1864 ) thư khố Bộ Ngoại giao, TẬP 29 TR 46-48

[129] - Văn thư 9-6-1864  cùng chiếu dẫn, tập 29 tr 102, cũng xin xem văn thư 30-6-1864,( tr 115 )  27-7-1864 ( tr 169-171), và 6-7-64  ( tr 190 ) v.v …

[130] - thư từ đặc biệt của La Grandière 30-12-63 tr 174

[131] - Aubaret không đồng ý tí nào về điểm này, Y noí : “thật là sai lầm to lớn nếu nói rằng đa số người An Nam thích sống dưới nền cai trị của chúng ta, tôi nhất quyết xác nhận điều trái lại và tôi nói thêmkhông phải không có phần nào nhục nhã , lòng tin của họ vào lời nói chúng ta đã lung lay ghê gớm ( Vt 24-7-64 tr 165-167 )

[132] - Văn thư 4-9-1864 của Chasseloup Laubat về Nam kỳ , ủng hộ việc duy trì hiệp ước 1862 và không phê chuẩn hiệp ước ký kết tại Huế năm 1864 Thư khố Bộ ngoại giao , kỷ yếu, tài liệu tập 29 tr 196-=236

[133] - Thư của giám mục Lefèbre gửi ngày 27-9-64 linh mục Perrot Taboulet dẫn, Kỷ yếu Hội Nghiên Cứu Đông Dưong  1943 tập XVII số 4 tam cá nguyệt thứ tư Sohier và Gauthier là giám mục Huế và Nam Bắc kỳ

[134] - Trong sắc từ 1864 , năm đó ngân sách không bỏ ra một xu nào cho Nam kỳ ,Napoléon III đã công bố ý định thay thế một mộng ước xâm lăng cho sự kinh doanh buôn bán ( xin xem Brunschwig, Histoire de le Colonisation Européene )

Bình luận (1)

Dạ cho em hỏi là bài nghiên cứu này nói về vấn đề gì ạ?
Nguyễn Hồng Ngọc ( 23/11/2014 21:10:19)

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp