đậu tương đen hữu cơ

GĐPT & CLB Trẻ

17:14 20/01/2012

Ăn Tết trong Chùa

Ngày mùng một Tết là ngày vía Đức Phật Di Lặc trong đạo Phật. Các chùa thường tổ chức làm cỗ chay cho Phật tử và du khách đến chùa dự lễ và thưởng thức cơm chay đầu năm, cầu chúc cho cả năm đều gặp may mắn. Việc làm cơm đã có các bác Phật tử làm, còn thanh niên trẻ, khỏe sẽ bê các mâm cỗ dâng lên các ban thờ để cúng Phật và sắp cỗ ra bàn để mời khách.
Những bật mí về một cái Tết ở chùa không phải ai cũng biết!

Trước Tết


Ở nhà, thường sát Tết mới bắt đầu trang hoàng nhà cửa,nhưng ở chùa thì khác, không khí Tết đến từ rất sớm. Mọi công việc trang trí hầu hết đều được triển khai từ trước Tết dương lịch để phục vụ cho các đàn lễ diễn ra trong tháng Chạp.



Từ ngày 23 tháng Chạp trở đi, người đến chùa lễ bái đông hơn. Trong bếp đã có bánh chưng, các loại thức ăn chay đủ màu sắc, trên bàn mứt tết, bánh kẹo đã tràn ngập. Mọi người trong chùa đều rất bận rộn để chuẩn bị những khâu cuối cùng. Thời gian này có thể nói là vất vả nhất của nhữngngười đến chấp tác (người đến giúp việc cho chùa). Có những hôm làm việc từ 4 giờ sáng tới tận 8, 9 giờ tối, ăn uống qua loa, chỉ mong sao làm thật nhanh, thật đẹp, thật ưng ý. Vì đang kì nghỉ Tết nên có nhiều bạn trẻ đến chùa giúp việc. Có bạn thì đã quen mặt vì “cắm rễ” ở chùa đã lâu (ví dụ như mình),nhưng có bạn thì mới đến lần đầu. Dù thế nào thì chỉsauvài phút đầu bỡ ngỡ, mọi người đã hòa đồng vui vẻ. Có nhiều người đã nên đôi, nên lứa khi cùng nhau tới chùa chấp tác,như các thầy vẫn nói là họ có duyên tiền kiếp với nhau.


Trong ngày cuối cùng của năm mới, mỗi người được phân công một nhiệm vụ khác nhau. Người thì đi các ban thờ, nhắc nhở khách lễ chùa không được thắp hương, nhặt tiền lẻ khách cúng chùa bỏ vào hòm công đức. Ngày bình thường lượng tiền lẻ đặt lên các ban đã nhiềuthì ngày Tết càng nhiều hơn nữa. Các bạn phụ trách việc này cả ngày cứ đi đi lại lại giữa các ban, mà cứ qua ban kia là ban này đã tràn ngập tiền lẻ. Có lúc cầm cả một nắm tiền lẻ dày đến độ phải loay hoay mãi mới cho hết vào hòm công đức. Tết này nếu bạn đến chùa thắp hương, có đặt tiền dầu thì nhớ bỏ luôn vào hòm công đức nhé. Đặt lên ban thì cũng phải bỏ vào hòm, mà lại còn tạo điều kiện cho những kẻ gian có cơ hội ăn cắp nữa.


Ở bàn ghi công đức là các bạn ngồi viết giấy. Do mọi người đến chùa quá đông, có những thời điểm toàn bộ tình nguyện viên ở đây đã hoạt động hết công suất vẫn không thể viết hết số giấy ghi nhận công đức cho Phật tử. Đây chính là môi trường tốt nhất cho những bạn nào muốn nâng cao kĩ năng rất quan trọng – take note đấy!


Mỗi khi có sư thầy nào đến chúc Tết các thầy ở chùa, các thầy rất ưu tiên “lì xì” nhóm này. Nếu ở nhà, các bạn được bố mẹ, cô dì chú bác mừng tuổi thì ở chùa các thầy cũng mừng tuổi. Các thầy sẽ cầm một xấp lì xì đỏ chói, xòe ra trước mặt để lựa chọn ngẫu nhiên. Mình thì luôn bắt được bao có 5K, 2K, 1K, thậm chí là 0,5K, còn mấy đứa bạn sao toàn bắt được 50K, 100K, thậm chí có tên còn được hẳn 500K nữa! Nhưng dù là bao nhiêu thì bên trong mỗi phong bao đều có một món đồ handmade Phật giáo thật xinh xắn và một mảnh giấy nhỏ in màu những lời răn dạy rất ý nghĩa:


Xin cho con bình thản

Trước nghịch cảnh cuộc đời

Dù bị mắng bằng lời

Hay bằng điều mưu hại

Hoặc là:

Tiền bạc và ruộng đất

Hao hụt theo thời gian

Phước lành siêng bồi đắp

Lớn mạnh tựa mây ngàn


Giao thừa


Trong một năm, giao thừa chính là thời khắc quan trọng nhất. Rất nhiều người chọn đến chùa lúc này vì không khí thanh tịnh, để cầu nguyện cho một năm mới bình an, hạnh phúc. Cả đêm, gần như mọi người trong chùa đều không ngơi tay. Vất vả nhất là mấy cậu phải đứng dưới mấy gốc cây để ngăn không cho mọi người “bẻ cành, ngắt lộc”. Người giữ thì ít mà người phá thì nhiều. Lắm khi toát hết mồ hôi mà vẫn không thể cản được du khách “hái lộc”. Năm mới nên không dám nói nhiều sợ người ta xui xẻo cả năm nên chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng, nhưng “càng nhân nhượng, lại càng lấn tới”. Sáng mùng một ra, nhìn mấy cành cây phía thấp đã bị vặt trụi một cách không thương tiếc. Không biết đem về có “lộc” hay không, nhưng trước mắt quang cảnh của chùa bị méo mó, sau là vấn đề môi trường. Cả năm mới ra được mấy cành lá, chỉ một đêm mà đã tan tác, xác xơ. Tết này nếu các bạn đến chùa, hãy thể hiện sự văn minh và lịch sự, bạn nhé!


Những ngày sau Tết


Vào những buổi sáng sớm sau đó, toàn bộ ngôi chùa lại trở về vẻ trang nghiêm và tĩnh mặc vốn có. Không đông đúc, ồn ào như khi giao thừa, mọi người đến chùa lúc này để tạm quên đi những căng thẳng lo âu của công việc, để tận hưởng sự thanh thoát của tâm hồn, để hòa mình vào thiên nhiên nhẹ nhàng, thư thái với mùi thoang thoảng của hương trầm và sự che chở của chư Phật mười phương từ bi gia hộ.


Ngày mùng một Tết là ngày vía Đức Phật Di Lặc trong đạo Phật. Các chùa thường tổ chức làm cỗ chay cho Phật tử và du khách đến chùa dự lễ và thưởng thức cơm chay đầu năm, cầu chúc cho cả năm đều gặp may mắn. Việc làm cơm đã có các bác Phật tử làm, còn thanh niên trẻ, khỏe sẽ bê các mâm cỗ dâng lên các ban thờ để cúng Phật và sắp cỗ ra bàn để mời khách.


Các món trong mâm cỗ có khi nhìn rất giống món mặn. Ví dụ như giò chay, cá thu nướng chay, tôm chay, thịt chay,… tuy đều làm từ rau củ nhưng hương vị rất đặc biệt. Nếu thức ăn ngày Tết đã làm chúng ta cảm thấy ngán, sao không thử một lần thưởng thức món ăn chay vừa ngon, vừa lạ, vừa nhẹ nhàng, thanh khiết và rất tốt cho sức khỏe nữa.


Người xưa có câu “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”, ai đến chùa cũng muốn đem một chút lộc về nhà nên việc kinh doanh muối rất đắt hàng. Các hạt muối trắng tinh đóng vào các “túi phúc” bằng vải đỏ trông thật đẹp mắt được gửi gắm bao nhiêu hi vọng về một năm mới tốt tươi. Ngoài việc bán muối, còn có thể bán thêm các đồ vật nhỏ liên quan đến Phật giáo như vòng đeo tay, đeo cổ với hình Phật, Bồ tát, móc chìa khóa, móc điện thoại,… Hầu như ai đến chùa cũng mua cho mình hoặc gia đình một món đồ để lấy may trong năm mới.


Ra giêng, chùa vẫn còn đông người tới lễ vì khách thập phương từ khắp mọi miền bắt đầu đi hành hương, vãn cảnh. Công việc lễ lạp ở chùa vẫn diễn ra tới hết tháng Giêng. Tuy nhiên, chỉ đến khoảng mùng 6 tết là các trường đi học trở lại nên chỉ có buổi tối hoặc ngày cuối tuần các bạn trẻ mới có thể đến chùa chấp tác. Công việc tuy bận rộn nhưng không ai kêu ca, bởi chúng tôi cảm thấy ai đến chùa cũng mang theo sự háo hức và vui tươi.


Mỗi khi đi ngang qua một người, thấy họ đang thầm nói lời nguyện ước thẳm sâu trong tận đáy lòng, tự dưng mình lại có cảm giác vui vui như chính mình đang nhận được những điều tốt lành đó vậy. Có lẽ vì sự quyến luyến và tình cảm như anh em một nhà sau những ngày cùng nhau làm việc đã thôi thúc các bạn “tìm về chốn cũ”.


Tết này tôi, các bạn tôi sẽ lại “ăn Tết trong chùa”. Còn các bạn thì sao?


Theo Cóc Đọc: Nguồn link: http://cocdoc.fpt.edu.vn/content/%C4%83n-t%E1%BA%BFt-trong-ch%C3%B9a

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp