đậu tương đen hữu cơ

Kinh - Luật - Luận

10:31 20/03/2012

Thế nào là các hạnh Ba la mật ? (Khải Thiên)

(TG&DT) - Ba la mật (pāramita) là tính cách siêu việt hay vượt lên trên mọi sự đối đãi nhân ngã (ta-người), hay còn gọi là tinh thần vô phân biệt, tức không chấp trước, không chấp thủ

Thế nào là Nhiếp pháp?

 
Đây là bốn việc làm vị tha nhằm giúp đỡ người khác hướng về cuộc sống chân chính để được an lạc, giải thoát. Bốn việc làm đức hạnh này được gọi là bốn nhiếp pháp hay nhiếp sự (Catuh-samgraha-vastu) vì nó có khả năng cảm hóa (all-embracing) người khác để đưa họ về với chân lý giải thoát. Nhiếp pháp bao gồm bốn việc, đó là: bố thí, ái ngữ, lợi hành, và đồng sự. Bạn có thể xem biểu đồ dưới đây để hiểu tổng quát về các nhiếp sự.
 

Nhiếp pháp

Ý nghĩa

Phân loại

Mục đích

Bố thí (giving)

Ban tặng, giúp đỡ, cúng dường.

(a) Tài vật, (b) sự hiểu biết (pháp thí), và (c) sự bảo toàn (không sợ hãi- vô uý thí)

Giúp đỡ và chia sẻ nỗi đau khổ của tha nhân để đưa họ đến cuộc sống tốt đẹp.

Ái ngữ (affectionate speech)

Lời nói hòa thuận, từ ái.

Nói đúng sự thật, đúng thời, đúng cách và luôn mang tinh thần khích lệ.

Khích lệ tha nhân sống tốt đẹp, làm lành, lánh giữ, và biết tu tập.

Lợi hành (conduct profitable to others)

Làm lợi ích cho tha nhân.

Các việc làm lợi ích cho tha nhân qua  thân, miệng, và ý của mình.

Làm cho tha nhân được lợi ích trên con đường tu tập

Đồng sự (co-operation with and adaptation of others)

Hòa mình với mọi công việc để giúp đỡ tha nhân quay về với Phật đạo

Ứng dụng các phương tiện thiện xảo (skillful means) của tự thân trong việc giúp đỡ tha nhân. 

Giúp đỡ tha nhân quay về với Phật đạo (con đường chân chính)


Thế nào là các hạnh Ba la mật ?

 
Ba la mật (pāramita) là tính cách siêu việt hay vượt lên trên mọi sự đối đãi nhân ngã (ta-người), hay còn gọi là tinh thần vô phân biệt, tức không chấp trước, không chấp thủ. Ví dụ, khi bạn bố thí cho một ai đó, nhưng trong tâm bạn vẫn còn vướng bận về người cho, người nhận, vá cái được cho; như thế bạn được gọi là trụ tướng bố thí, có nghĩa là bố thí trong sự bám víu nhân ngã, chứ không phải là bố thí với tâm từ bi, không chấp trước. Cho đến khi nào bạn bố thí mà không còn vướng bận bởi các ý niệm về người cho, người nhận, và cái được cho–tam luân không tịch–khi ấy bạn đã đạt đến vô trụ tướng bố thí. Do vậy, thực hành các hạnh Ba la mật tức là thực tập hạnh hỷ xả, không bám víu, và không chấp ngã trong các việc tu tập của mình mà ở đây bao gồm sáu hạnh Ba la mật: bố thí, trì giới, tinh tấn, thiền định, và trí tuệ. 
 

Thế nào là tâm Bồ đề ?

 
Tâm Bồ đề (bodhi-citta) là tâm (citta) của sự tỉnh thức-giác ngộ (bodhi) cũng gọi là giác tâm, tức là tâm hướng về sự tỉnh thức-giác ngộ, hay tâm an trú trong sự tỉnh thức-giác ngộ. Mặc dù vậy, tâm Bồ đề luôn được hiểu qua hai góc độ khác nhau: tương đối—tức trong đời sống tu tập và vun trồng các công đức hằng ngày nhằm đạt đến sự an lạc hạnh phúc, và tuyệt đối—tức sự chứng ngộ tuệ giác vô thượng, trở thành bậc Thánh. Tâm Bồ đề là cốt tủy của đạo Phật, là nền tảng cho suốt tiến trình tu tập của một hành giả. Nếu không chăm sóc và phát triển tâm Bồ đề, thì hạt giống Phật sẽ bị chôn vùi bởi các phiền não nghiệp chướng. Bạn nên nhớ rằng, tâm Bồ đề chính là Phật tính hay nói khác hơn là tiềm năng (hạt giống) của hạnh phúc và giác ngộ vốn có trong mỗi con người. Trong đạo Phật truyền thống có nhiều phương pháp hỗ trợ cho bạn tu tập tâm Bồ đề, bao gồm ba mươi bảy phần, đó là những chỉ dẫn cụ thể cho sự tu tập và phát triển hạt giống Bồ đề trong đời sống của bạn. Ba mươi bảy phần dẫn đến Bồ đề (Bodhipaksika) bao gồm: Bốn niệm xứ (four foundations of mindfulness); bốn chánh cần (four proper lines of exertion); bốn như ý túc (four steps towards supernatural powers); năm căn (five spiritual faculties); năm lực (five powers); bảy giác chi (seven branches of enlightenment); và tám chính đạo (eightfold noble path). 

 
Thế nào là bốn niệm xứ ?

 
Bốn niệm xứ (smrti-upasthàna) là nền tảng tu tập trong thiền định. Bốn niệm xứ là bốn chủ đề quán niệm hay là bốn nền tảng để quán niệm (Smrti) trong tiến trình tu tập thiền định, bao gồm: thân thể (body), cảm thọ (feeling), tâm thức (mind), và pháp (các đối tượng của ý thức). Bạn có thể xem biểu đồ dưới đây để hiểu một cách tổng quát về bốn niệm xứ. 
 

Bốn niệm xứ 

Phân loại

Ý nghĩa

Mục đích

Thân

Toàn bộ cơ thể vật lý cả bên trong và bên ngoài. 

Quán toàn thân để thấy rõ tính chất vô thường và nhơ uế của thân.

Xa lìa lòng ái nhiễm bao gồm: dục ái, hữu ái, và vô hữu ái.

Thọ

Cảm thọ: khổ, lạc, và trung tính.

Quán các loại cảm thọ để thấy rõ chúng là điều kiện (thức ăn) của các loại tâm thức.

Chặt đứt gốc rễ của mọi sự tham ái.

Tâm

Dòng chảy của tâm 

Quán tâm để thấy rõ sự vận hành của nó qua các loại tâm như tham, sân, si, mạn, nghi... 

Xa lìa mọi kiến chấp, chấp thủ, đạt đến tâm thanh tịnh, và sinh khởi tuệ giác.

Pháp

Các sắc pháp: sắc (biểu và vô biểu), âm thanh, hương khí, mùi vị, xúc chạm, các đối tượng của ý thức. 

Quán các sắc pháp (thuộc về vật lý) để thấy rõ sự sinh thành, tồn tại, biến chuyển, và hoại diệt.

Đạt đến tuệ giác vô nhiễm, thanh tịnh, giải thoát.



Thế nào là bốn Chánh cần ?

 
Chánh cần (Samyakprahàna) là những nỗ lực hướng thiện của tâm nhằm chặt đứt mọi gốc rễ của phiền não và phát triển các căn lành. Có bốn nỗ lực chính mà một người tu tập phải chuyên cần thực hành: a/ việc ác đã làm thôi không làm nữa; b/ ngăn chặn các việc xấu ác chưa phát sinh, không cho chúng phát sinh; c/ việc lành đã làm nay cố gắng phát triển lớn thêm; d/ việc lành chưa phát sinh, nỗ lực làm cho phát sinh. Đấy là nội dung của bốn nỗ lực đúng pháp trên con đường tu tập.
 

Thế nào là bốn Như ý túc ?

 
Bốn Như ý túc (Rddhipāda) là bốn năng lực trong định (samādhi) và/hoặc là đưa đến định, và tạo thành các năng lực siêu phàm (thần túc), cũng còn gọi là bốn chủng thiền định (bốn pháp trong thiền định), bao gồm: a/ Dục như ý túc (chanda-rddhi-pāda), là tâm tha thiết, mong muốn tu tập tạo nên định lực trong thiền; b/ Cần như ý túc (Vīrya-rddhi-pāda) là chuyên cần tu tập tạo nên định lực (samādhibala); c/ Tâm như ý túc (citta-rddhi-pāda) là tâm an trụ tự tại trong thiền định; và, d/ Quán như ý túc (mimāmsā-rddhi-pāda) là sự quán sát và thấu rõ chân lý trong thiền định. Khi hành giả đạt được bốn pháp này trên nền tản của thiền định, có nghĩa hành giả đã thành tựu các năng lực như ý (thần túc).

 
Thế nào là năm Căn và năm Lực ?

 
Năm căn là năm cơ sở để phát triển cuộc sống tâm linh của bạn, bao gồm: niềm tin, sự chuyên cần, chánh niệm, định lực, và trí tuệ. Năm lực là năm loại sức mạnh tâm lý (mental forces) phát khởi từ năm căn ở trên. Trong tiến trình tu tập, bạn cần phải phát triển đầy đủ năm căn và năm lực vì chúng liên hệ chặt chẽ với nhau. Ví dụ, có niềm tin kiên cố thì bạn mới có thể nỗ lực chuyên cần tu tập; và khi bạn chuyên cần tu tập trong khuôn khổ của chánh niệm, thì bạn sẽ khơi dậy định lực và tuệ giác từ chính sự tu tập của mình. Pháp môn tu tập nào cũng cần phải hội đủ năm căn và năm lực. Năm căn thuộc về tâm lý (spiritual faculties) này khác với năm căn thuộc về vật lý (physical organs) đó là: mắt, tai, mũi, lưỡi, và thân.


Khải Thiên

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp