Những người hiến máu được tôn vinh là những người hiến tặng sự sống. Và có lẽ với tâm niệm hiến tặng sự sống - “cứu người còn hơn xây bảy tầng tháp” nên người hiến không sợ, không ngại chuyện tặng máu. Vậy là, từ tình thương dành cho người bệnh, người bị tai nạn cần máu (bi) và hiểu biết đúng về hiến máu cũng như giá trị cao đẹp của việc cứu người (trí) nên mới có lòng can đảm (dũng) để thực hiện việc hiến máu. Rõ ràng, khi hiểu và thương đúng thì mình sẽ hành động đúng và hành động ấy chắc chắn mang lại an lạc, hạnh phúc cho mình và người.
Ngày 14-6 là ngày Thế giới tôn vinh người hiến máu. Không phải tự dưng cả thế giới lại chọn một ngày để tôn vinh người hiến máu mà vì các tổ chức nhân đạo hiểu rõ rằng hành động hiến máu là hành động dũng cảm, thể hiện tấm lòng thiện nguyện, mong muốn cứu người của những người phát tâm hiến máu.
Vâng, đó là hành động dũng cảm, và phải được “rèn luyện” từ từ. Bắt đầu từ tâm niệm hiến máu cứu người, cũng như công dụng của máu sạch cho người bệnh:“Máu giống như thuốc, một loại thuốc đặc trị trong những tình huống khẩn cấp” nên người hiến máu tự khắc mạnh mẽ hơn. Có một chị thường xuyên hiến máu tâm sự trên một tờ báo rằng: “Thực ra ban đầu tôi sợ lấy máu lắm, vì từ nhỏ tôi sợ máu. Thêm vào đó là hiểu biết không đúng về hiến máu nên tôi không dám hiến. Sau, tôi dần hiểu ra, hiến máu đúng cách (nam 3 tháng một lần, nữ 4 tháng một lần) thì không sao. Và hơn hết là tôi ý thức được rằng, mỗi đơn vị máu mình hiến tặng có thể cứu được người. Thế là tôi đi…”. Đó là lý lẽ rất thật của những người phát nguyện hiến máu, khi họ hiểu được tận cùng việc làm của mình là thiện lành, có lợi cho người.
Hiến máu cứu người, hành động cao đẹp. Trong ảnh: TT.Thích Minh Lộc (Tịnh xá Trung Tâm, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) đang hiến máu - Ảnh: Chí Quốc
Những người hiến máu được tôn vinh là những người hiến tặng sự sống. Và có lẽ với tâm niệm hiến tặng sự sống - “cứu người còn hơn xây bảy tầng tháp” nên người hiến không sợ, không ngại chuyện tặng máu. Vậy là, từ tình thương dành cho người bệnh, người bị tai nạn cần máu (bi) và hiểu biết đúng về hiến máu cũng như giá trị cao đẹp của việc cứu người (trí) nên mới có lòng can đảm (dũng) để thực hiện việc hiến máu. Rõ ràng, khi hiểu và thương đúng thì mình sẽ hành động đúng và hành động ấy chắc chắn mang lại an lạc, hạnh phúc cho mình và người.
Trở lại với việc hiến máu, các trung tâm hiến máu có một câu như thế này “máu có thể chờ người bệnh, nhưng người bệnh không thể chờ máu” để chỉ cho sự quan trọng của máu. Do đó, ở Việt Nam phong trào hiến máu tình nguyện được phát động khắp các tỉnh thành và nhanh chóng trở thành phong trào được sự hưởng ứng đông đảo. Tôi đã được nghe những lý lẽ về việc hiến tặng sự sống của những cá nhân điển hình rằng: “Tôi đã hiến máu trên 40 lần, và đã vận động được những người trong gia đình tham gia vì tôi hiểu được giá trị của việc cứu người”. Tất cả đều vì tâm niệm cứu người!
Hiến máu, tất cả đều vì tâm niệm cứu người! - Ảnh: ĐH GTVT TP.HCM
Đối với người Phật tử, hiến máu là một trong những khía cạnh của hạnh bố thí mà đức Phật đã dạy. Bố thí là sự hiến tặng những gì mình có thể. Theo lý tưởng Bồ tát, sự hiến tặng ấy không chỉ là sự trao tặng các vật sở hữu mà thậm chí có thể hiến tặng cả những bộ phận thuộc thân thể mình, vì lợi lạc của chúng sinh.
Theo Chúc Thiệu/nguồn link: giacngo.vn