đậu tương đen hữu cơ

Tin Tôn giáo & Thời sự

14:10 05/12/2011

Góc nhìn truyền thông từ vụ "tòa nhà khâm sứ" (Trần Đình Hoàng)

(TG&DT) - Ngay từ đầu khi vụ việc “cầu nguyện” xảy ra, BBCVietnamese đã nhanh nhẩu đưa tin và bình luận. Không chỉ dừng lại ở đó, BBCVietnamese còn đi tìm những phần tử cực đoan trong các nhóm công giáo hải ngoại vốn khét tiếng chống phá Việt Nam để … xin ý kiến.

Người công giáo thích cầu nguyện. Ngày xưa khi họ đến Phi châu, họ cũng cầu nguyện, họ đưa cuốn thánh kinh và chỉ cho người địa phương nhắm mắt cầu nguyện, để đến khi người địa phương mở mắt ra thì đất của họ đã mất. Chính vì thế mà tổng giám mục Nam Phi Desmond Tutu từng nói một câu nổi tiếng: "Khi họ đến chúng tôi có đất, họ có cuốn thánh kinh; khi chúng tôi mở mắt ra, họ có đất, còn chúng tôi có cuốn thánh kinh." 


Cầu nguyện của người công giáo, nhất là công giáo đi theo họng súng của thực dân, buồn thay, không phải vì mục tiêu hòa bình hay an sinh, mà vì những mục tiêu khác, kể cả chiếm đất. 


Bây giờ, vẫn chiêu bài “cầu nguyện” đó, họ tụ tập trước Tòa Khâm Sứ cũ ở Hà Nội để làm loạn. Ban đầu họ tụ tập, đốt đèn cầy, mặc áo trắng (giống như đi đám ma trong nhà thờ), lâm râm khấn nguyện những điều mà tôi chắc là chẳng ai hiểu. Khi thấy chính quyền không làm gì ngăn chận, họ tiến lên một bước nữa: bạo loạn và phá hoại. Họ đem theo kềm, búa, trèo qua cổng, đập phá tài sản và gây hấn với nhân viên bảo vệ. Đây là một sự quấy rối trị an có ý đồ và tổ chức, vì nó được sự chỉ đạo của ông Ngô Quang Kiệt, tổng giám mục công giáo ở Hà Nội. Chính ông Kiệt nói ông là người chỉ đạo và xúi dục giáo dân làm loạn như thế với giới phóng viên.

 

Một chút lịch sử


Ngô Quang Kiệt và đồng nghiệp của ông trong Hội đồng giám mục của ông muốn đòi lại tòa nhà Khâm Sứ mà họ cho là thuộc quyền sở hữu của giáo hội công giáo. Nhưng sự thật đằng sau sự sở hữu tòa nhà này không đơn giản như thế. Hội đồng giám mục chưa bao giờ là sở hữu chủ của khu đất này. Do đó, yêu sách của họ hoàn toàn vô lý. Yêu sách của họ còn khơi dậy một vết thương lịch sử mà không một người dân Việt nào có thể quên được; đó là công giáo đã theo chân hay dẫn đường hay hỗ trợ tinh thần cho bọn thực dân Pháp vào cai trị nước ta, và đã gieo rắt không biết bao nhiêu thảm trạng cho Việt Nam. 


Những khổ nạn của Việt Nam trong thời gian qua mà hệ quả của nó vẫn còn hiển nhiên đến ngày nay một phần lớn có sự tiếp tay của công giáo. Công giáo vào Việt Nam gây chi rẽ dân tộc thành “lương” và “giáo”. Công giáo dựa thế lực của thực dân để làm mưa làm gió trong chính quyền và ảnh hưởng xã hội, kể cả cướp đất từ các chùa lớn. Hãy nhìn xem ở miền Nam những nhà thờ to đùng nằm ngay trung tâm thành phố, và sự có mặt của chúng đều do cướp của mà ra. Phài đau lòng mà ghi nhận một thực tế lịch sử như thế. Đất chung quanh tòa nhà Khâm Sứ cũng không phải là ngoại lệ. 


Sách sử còn ghi rành rành rằng trước năm 1883 toàn bộ khu đất Nhà thờ Lớn ngày nay và Tòa Khâm sứ cũ là thuộc chùa Báo Thiên, có lịch sử từ đời Lý (1057). Năm 1883 Giám mục Puginier dưới sự hỗ trợ của chính quyền thực dân Pháp thời đó chiếm chùa để xây nhà thờ và tòa nhà khâm sứ. Nhà thờ lớn Hà Nội (còn gọi là nhà thờ Saint Joseph) bắt đầu xây từ năm 1884 và khánh thành ngày 24/12/1986.


au khi thực dân Pháp đầu hàng và rút về nước, Việt Nam trở thành độc lập dưới sự quản lý của chính phủ cách mạng mới.  Để thực thi chính sách mới về nhà đất, ngày 24/11/1961, linh mục Nguyễn Tùng Cương bàn giao cơ sở nhà đất cho Nhà nước quản lý. Theo Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội khóa XI về nhà đất do Nhà nước đã quản lý thì cơ sở nhà đất tại số nhà 42 Nhà Chung hiện giao cho chính quyền quận Hoàn Kiếm quản lý, sử dụng, thuộc sở hữu Nhà nước.


Như vậy, tòa nhà khâm sứ (và ngay cả Nhà thờ Lớn) chưa bao giờ là đất của giáo hội công giáo. Giáo hội công giáo chỉ dựa vào thế lực của thực dân Pháp cướp (không có động từ nào khác để mô tả, ngoài động từ “cướp”) đất của chùa. Giáo hội công giáo không có tư cách pháp lý, không có tư cách lịch sử gì để “đòi” khu đất này hay tòa nhà khâm sứ. Việc ông Ngô Quang Kiệt và đồng nghiệp của ông viết thư “đòi” tòa nhà khâm sứ chẳng khác nào hành động của hậu duệ của những tên cướp đòi đất do cha ông của họ ăn cướp từ người khác.

 

Truyền thông một chiều


Thế nhưng tiếc thay những sự thật trên ít khi nào được người dân biết đến. Lý do đơn giản là vì những tiếng phèng la của các nhóm công giáo làm át tiếng nói của sự thật lịch sử và công lý. 


Đi đầu trong việc tán trợ cho những yêu sách phi lý của nhóm công giáo trong nước là nhóm BBC Việt ngữ (BBCVietnamese) ở London. Ngay từ đầu khi vụ việc “cầu nguyện” xảy ra, BBCVietnamese đã nhanh nhẩu đưa tin và bình luận. Không chỉ dừng lại ở đó, BBCVietnamese còn đi tìm những phần tử cực đoan trong các nhóm công giáo hải ngoại vốn khét tiếng chống phá Việt Nam để … xin ý kiến. Không ngạc nhiên khi chúng ta thấy những người này nói rất giống nhau, họ mô tả giáo hội công giáo như là một nạn nhân của một cuộc chiếm đất do chính quyền CSVN thực hiện. Hoàn toàn không ai nhắc đến lịch sử. BBCVietnamese Hoàn toàn không hỏi trí thức phật giáo nghĩ gì. BBCVietnamese hoàn toàn không đưa ra một quan điểm phản biện theo chuẩn mực của nghề truyền thông. Có thể nói không ngoa rằng sự việc bạo loạn như chúng ta thấy hiện nay có sự tán trợ tích cực của nhóm Việt ngữ đài BBC.


Nên nhớ rằng đại đa số các nhóm truyền thông tiếng Việt ở hải ngoại đều do các nhóm công giáo hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp điều khiển. Từ RFA (Mỹ), SBS (Úc), đến các đại lý truyền thông nhỏ ở Bolsa và Sydney đều có bàn tay hay ảnh hưởng của công giáo. Do đó, không ngạc nhiên khi thấy ngoài BBC ra, còn có hàng loạt đại lý truyền thông khác tích cực tán trợ cho những cuộc gây rối núp dưới chiêu bài “cầu nguyện” ở tòa nhà khâm sứ. Đó là chưa kể hàng trăm trang blog và website của các nhóm chống phá Việt Nam cũng nhân dịp nhảy vào nói cho lấy có lấy được, bất chấp sự thật, lộng chân thành giả. 


Trên các diễn đàn này chúng ta không thấy quan điểm của người Phật tử. Do đó, những gì người ta nghe và đọc chỉ là những quan điểm và thông tin mang tính một chiều.


Nhưng cũng có người khệnh khạng chữ nghĩa triết lý làm bộ làm tịch như ông cụ non nhân danh “vô thần" 100% để giảng hòa, nhưng thực chất là chỉ trích quan điểm của giới Phật tử và tán trợ cho hành động bạo loạn của các nhóm công giáo cực đoan! Đọc bài của Lê Tuấn Huy trên talawas chúng ta phát rùng mình sởn da gà vì cái tính làm dáng chữ nghĩa, rất hay thấy ở những người ham đọc sách nhưng chưa tiêu hóa được các ý tưởng mới trong sách. Cuối cùng thì bài viết là một đống hổ lốn danh từ triết lý đao to búa lớn và ngụy biện, chỉ tổ làm cho lạc hướng vấn đề. Chẳng hạn như đang nói về hành động cộng tác với thực dân của công giáo, Huy quay sang hỏi Phật giáo! Hay mượn chuyện chia rẽ giữa các nhóm trong Phật giáo để quay ngược vấn đề về phía Phật giáo! Thật là buồn cười cho kiểu lý luận ngụy biện rất sơ đẳng này.  


Chẳng những như thế, ngay cả những website tưởng như khách quan như talawasViet-studies do Trần Hữu Dũng phụ trách cũng hà hơi tiếp sức phổ biến những bài viết của BBC núp dưới nhãn hiệu “spectrum” hay “nghiên cứu kinh tế”! Ở những website này chúng ta ít thấy hay không thấy những quan điểm và ý kiến phản biện từ các website của Phật tử. Thật ra, các website này chỉ núp dưới danh nghĩa “đọc báo” để quảng bá các quan điểm của các nhóm công giáo cực đoan đến người đọc trong nước, và vì thế họ dựng nên một câu chuyện chỉ một chiều. Đó là một sự xuyên tạc tinh vi cần phải được lên án.

 

Nên ngừng trò “cầu nguyện” 


Đã đến lúc cần phải khẳng định rằng tòa nhà khâm sứ trước đây trong thời thực dân Pháp dưới sự quản lý của Vatican, và đã được chính phủ Việt Nam trưng dụng và quản lý từ 1959 theo luật pháp mới. 


Giáo hội công giáo không có tư cách chủ quyền gì để “đòi” lại tòa nhà này vì đó tài sản của nhân dân. Nếu nhóm người có tư cách “đòi” thì nhóm đó ắt phải là Giáo hội Phật giáo. Vấn đề tương tự như ngôi chùa lịch sử Lá Vằng bị tiếm đoạt thành "thánh địa La Vang" (sic). Ông Ngô Quang Kiệt và đồng nghiệp của ông trong hội đồng giám mục nên ngưng ngay cái trò xúi dục con chiên bồng tượng đức mẹ Maria đi làm bạo loạn như thế. Làm như thế là hạ thấp giá trị tinh thần của bức tượng đức mẹ Maria.  


Cuối cùng, có lẽ cũng cần nhắc cho ông Ngô Quang Kiệt và đồng nghiệp của ông trong hội đồng giám mục rằng đã có nhiều người đổ xương máu trên đất nước Việt Nam để dành độc lập từ thực dân Pháp và các thế lực đằng sau nó. Không nên phản bội lại dân tộc và những liệt sĩ đã hy sinh xương máu cho độc lập bằng những trò chơi “đòi đất” hay “cầu nguyện” như thế. 


Người Việt Nam học được bài học của người Nam Phi về thánh kinh, cầu nguyện và đất đai. Dân tộc Việt Nam nhất định, cho dù có hy sinh thêm xương máu, sẽ không để mất thêm đất cho những thế lực đen tối ngoại bang dưới bất cứ chiêu bài tôn giáo nào.


Trần Đình Hoàng

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp