đậu tương đen hữu cơ

Ý kiến độc giả

23:17 06/02/2014

Đôi nét tương đồng và khác biệt với quan điểm của Gs.Trần Chung Ngọc

(TG&DT) - Tôi coi Gs.Trần Chung Ngọc là một vị thầy, gián tiếp qua tư duy của ông, qua tác phẩm của ông. Tuy nhiên, dần dần, tôi nhận ra giữa ông và tôi có sự khác biệt. Tôi định một lúc nào đó sẽ viết bài thảo luận, trình bày ý kiến của mình và xin được nghe ý kiến của ông.
Điều thật đáng buồn là bây giờ ông đã không còn nữa. Tôi viết bài này, nói lên những suy nghĩ của mình, so sánh những quan điểm của mình so với ông, bật lên khác biệt, như một lời tâm sự với vong linh ông, một cuộc thưa chuyện để vĩnh biệt trong thời điểm tiễn đưa ông.

Bạn đọc đều thấy GS Trần Chung Ngọc và tôi qua những bài viết có liên hệ đến một tôn giáo khác, có vẻ có suy nghĩ như nhau, chỉ khác nhau ở sự thể hiện trong các trường hợp cụ thể. Thực ra, nếu đọc kỹ, các bạn sẽ thấy có sự khác biệt.

Ở đây, không là vấn đề đúng sai. Nhiều khả năng, tuổi đời còn kém, sở học không nhiều, đọc ít, nhất là chưa từng trãi, tôi đã không có được nhận thức như ông. Sự khác biệt đó, tóm lại, phần nhiều có thể là do nhận thức đi sau.

Bài viết này chỉ như là một sự giãi bày, hoàn toàn không có ý tìm hiểu đúng sai. Phải chi còn có ông, thì tôi sẽ còn được nghe, được đọc chi tiết hơn, hơn là chỉ rút ra những kết luận từ công trình, bài viết của ông.

Các bạn đọc có thấy là GS Trần Chung Ngọc rất ít khi nói đến từ cải đạo, mặc dù nói nhiều về một tôn giáo khác? Một điểm chính của sự khác biệt quan điểm giữa ông và tôi là ở chỗ đây. Điều tôi quan tâm là cải đạo, là vấn đề tác động từ tôn giáo khác vào đạo Phật, là sự uy hiếp, cũng có thể coi là thực trạng đang tác động tiêu cực lên Phật giáo.

Tuy nhiên, qua đọc các bài viết của GS Trần Chung Ngọc, tôi thấy ông đã có quan điểm rất khác. Dường như ông cho rằng cải đạo không hẳn là một vấn đề đối với Phật giáo. Do vậy, ông ít khi nói đến quan hệ cải đạo giữa tôn giáo khác và Phật giáo. Thay vào đó, ông nghiên cứu sâu vào các tôn giáo, đưa ra các nhận định. Tác động cải đạo trong các bài viết của GS Trần Chung Ngọc chỉ hiện lên gián tiếp, mờ nhạt, không thành một mối nguy lớn cho Phật giáo, không là một vấn đề để Phật giáo phải đối phó. Trước việc cải đạo tín đồ Phật giáo, tôi hơi bi quan. Tuy nhiên, GS Trần Chung Ngọc, theo cảm nhận của tôi, lại là lạc quan. Trong bề sâu, dường như ông cho rằng dù có thế nào đi nữa, cải đạo sẽ không có kết quả.

Ông vạch vấn đề một cách chiến lược hơn, thấy việc nói sự thật về tôn giáo đi cải đạo Phật giáo, sẽ có tác động ngăn chặn cải đạo. Và hơn nữa, sự thật có sức mạnh tuyệt đối của nó. Vì sự thật đó, đạo Phật sẽ trường tồn, phát triển, vượt qua thách thức cải đạo một cách dễ dàng.

Tôi nhìn vấn đề bằng quan điểm chiến thuật, không đi vào bản chất các tôn giáo khác, mà chỉ tập trung nghiên cứu phương tiện, kỹ thuật cải đạo, cũng như tìm cách ngăn chặn, đối phó với cải đạo. Đương nhiên, cách nhìn chiến lược của  GS Trần Chung Ngọc bao quát và cơ bản hơn quan điểm chiến thuật của tôi, vì tôi chỉ thường sa vào những thực trạng, tìm hiểu ở mức giới hạn kỹ thuật, cắt xẻ, cục bộ.

Như đã nói, bài viết có tính chất giãi bày tâm sự, so sánh để biết, để hiểu, không đi sâu hơn. Giữa GS Trần Chung Ngọc và tôi có khoảng cách lớn về thời gian và không gian. Ông hơn tôi khoảng 30 tuổi, là bậc cha chú. Tuổi cao, trải nghiệm nhiều, tất cái nhìn của ông cũng khác. GS Trần Chung Ngọc và tôi sống cách nhau nửa vòng trái đất. Ông ở Mỹ, nơi người đến dự lễ ở nhà thờ ngày càng thưa vắng, tu viện nguyện đường bị kêu bán tràn lan trên báo in, TV, kiếm đỏ mắt không ra cha cố. Còn tôi sống ở Việt Nam, chiều chủ nhật ra đường không tránh khỏi bị kẹt xe trước nhà thờ này thì cũng tắc đường vì tan lễ ở nhà thờ khác. Cái hiện thực trực quan khác nhau đó chắc chắn đã tạo ra những khác biệt lớn trong cách nhìn nhận quan hệ giữa tôn giáo với tôn giáo giữa GS Trần Chung Ngọc và tôi.

Nhưng tôi cũng theo ông trong tinh thần bảo vệ đạo Phật. Cái cách ông làm căn cơ hơn, vững chắc hơn, lâu dài. Còn những tìm hiểu và đề xuất của tôi thì nặng tính tình thế, đối phó, đáp ứng với từng trường hợp cụ thể, tất nhiên chỉ là ngắn hạn. Sự khác biệt như vậy chắc chắn là phù hợp với người đi sau như tôi. Vì vậy, tôi tự coi mình là người đi theo phục vụ ông, trong hoàn cảnh cụ thể.

2. Sự nhận thức về các tôn giáo có tác động tiêu cực đến Phật giáo, nói thẳng ra là cải đạo tín đồ Phật giáo, giữa ông và tôi cũng có khác biệt. Chúng ta đều biết hiện nay đang có 2 tôn giáo du nhập từ phương Tây đang có những tác động mạnh vào Phật giáo. Đó là:

- Tôn giáo đã du nhập vào Việt Nam từ 5 thế kỷ trước, có thể ký hiệu là tôn giáo A.

- Tôn giáo mới du nhập vào Việt Nam trong khoảng hơn 1 thế kỷ trở lại đây, có thể ký hiệu là tôn giáo B.

Đọc các công trình và bài viết của GS Trần Chung Ngọc, chúng ta thấy GS quan tâm nhiều hơn đến tôn giáo A, tuy cũng có đề cập đến tôn giáo B.

Trong các bài viết của mình, tôi lưu ý nhiều hơn đến tôn giáo B, trong hoạt động cải đạo tín đồ Phật giáo.

Khác biệt về nhận thức đối tượng này rất lớn, dẫn đến sự khác biệt khá cơ bản trong bài viết của hai bên.

Theo tôi, khác biệt này cũng là do từ khác biệt về thời gian và không gian sống. Thời mà GS Trần Chung Ngọc sống ở Việt Nam tác động của tôn giáo A đối với xã hội Việt Nam, đối với Phật giáo Việt Nam có thể là rất mạnh mẽ. Trong mấy mươi năm gần đây, tôn giáo B lại có những tác động mà tôi nhìn thấy trước mắt, đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng, có tính chất “bùng phát” và “bất bình thường” của nó, như nhiều nhà nghiên cứu tôn giáo, nghiên cứu khoa học xã hội đã nhận định.

Về tổng quát, có thể là GS Trần Chung Ngọc đúng. Nhưng có thể là quan điểm của tôi thực tế hơn, cập nhật hơn. Tuy nhiên, chắc chắn là sự khác biệt này không là quan trong, nếu mỗi người quan tâm mỗi mảng, bổ sung, bù đắp nhau. Khi hộ pháp, thì người lớn canh bên này, người nhỏ hơn canh phía khác, tạo nên sự bao quát, toàn diện.

Điều mà tôi mong muốn là có dịp sẽ trình bày với GS Trần Chung Ngọc điều mà tôi cho là khác biệt này, để xin chỉ giáo từ GS. 

Nay trong những ngày tháng vĩnh biệt GS, tôi xin ghi lại đây những điều mình chưa kịp bày tỏ với GS. Mong là từ cõi Phật, tôi có thêm được những soi sáng của GS trong bước đường tập tễnh làm người học trò của ông, một học giả lớn của Phật giáo Việt Nam, người khai phá con đường mới cho những ai có tâm nguyện hộ pháp, chấn hưng Phật giáo Việt Nam.

Minh Thạnh

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp