đậu tương đen hữu cơ

Phong tục tập quán

10:21 05/05/2011

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Xá Phó

Người Xá Phó là một trong những dân tộc ít người ở Lào Cai còn lưu giữ được nhiều vốn văn hoá truyền thống, đặc biệt là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Thờ cúng tổ tiên là một hình thức tín ngưỡng văn hoá dân gian đặc sắc, mang đậm yếu tố văn hoá tâm linh được thể hiện rõ trong các quan niệm, nghi lễ và kiêng kỵ của cộng đồng người Xá Phó.

Người Xá Phó là một trong những dân tộc ít người ở Lào Cai còn lưu giữ được nhiều vốn văn hoá truyền thống, đặc biệt là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Thờ cúng tổ tiên là một hình thức tín ngưỡng văn hoá dân gian đặc sắc, mang đậm yếu tố văn hoá tâm linh được thể hiện rõ trong các quan niệm, nghi lễ và kiêng kỵ của cộng đồng người Xá Phó.


 

1. Quan niệm việc thờ cúng tổ tiên


 

Cúng tổ tiên “Giỏ khê to nga”, “giỏ” có nghĩa là nơi (chỗ), “khê” có nghĩa là thờ, còn “to nga” có nghĩa là đặt mâm cúng. Tộc người Xá Phó quan niệm tổ tiên thuộc loại ma lành luôn phù hộ cho con cháu do đó phải thờ phụng chu đáo, nếu thờ cúng không cẩn thận con cháu sẽ bị tổ tiên chê trách, trừng phạt làm cho gia đình gặp chuyện không hay, con cháu bị ốm đau... Tổ tiên là những người đã khuất trong phạm vi một đời, trong gia đình người ông mất thì bố thờ, còn nếu bố mất thì con trai cả sẽ thờ. mỗi khi gia đình có người mất con trai cả đều phải tháo gỡ cửa ma “Na tánh” cũ để thay thế bằng một cửa ma mới khác thờ cúng. người chết chôn được 12 ngày, con cháu sẽ tổ chức lễ rước hồn về bàn thờ ở trong gian chính nhà. Con cháu thờ cúng tổ tiên để cầu mong sự che chở, phù hộ và bảo vệ cho gia đình được tốt, làm ăn phát triển.


 

2. Vị trí bàn thờ tổ tiên và các nghi lễ liên quan


 

Nơi thờ cúng tổ tiên được lập ở gian giữa nhà bởi quan niệm gian giữa có vị trí là trung tâm và trang trọng nhất. Tổ tiên rất linh thiêng, đặc biệt quan trọng nên phải đặt chỗ thờ ở nơi trang trọng nhất của ngôi nhà.


 

bàn thờ của người Xá Phó chỉ là một tấm phên đan bằng nứa hoặc vầu đặt ở gian giữa nơi nối hai miếng vách đan bằng dát tre, bên cạnh phía bên phải có mở một cửa giả gọi là cửa ma “Na tánh”. Cửa này chỉ được mở ra khi cúng lễ.


 

Trước kia bàn thờ được đan bằng tre nứa ngày nay làm bằng gỗ, đặc biệt cửa ma vẫn phải đan bằng nan tre, nứa. Tùy theo diện tích của ngôi nhà rộng hay hẹp mà bàn thờ và liếp cửa ma có kích cỡ khác nhau. Thông thường cửa ma đan hình chữ nhật có độ dài khoảng 1,2-1,5m, rộng từ 10-20 cm. Tuỳ theo dòng họ mà các phên đan làm cửa có số nan dọc, nan ngang và kích cỡ cũng có thể to nhỏ khác nhau. Tuy nhiên số nan đan bắt buộc phải lẻ, cụ thể: họ Lương đan phên liếp cửa ma có 11 nan ngắn và 7 nan dài, họ Lý 5 nan ngắn và 9 nan dài, họ Nông 5 nan dài 7 nan ngắn... Chính sự khác biệt đó là nét văn hóa độc đáo của tộc người.


 

a. Nghi lễ lập bàn thờ và cửa ma


 

Nơi thờ tổ tiên là nơi linh thiêng, vì thế khi đi chọn vật liệu phải tìm ngày tốt, thường là ngày chẵn, tránh ngày sinh và ngày mất của người thân đồng thời phải tránh ngày con Hổ (ngày đổ máu), ngày con rắn là ngày không may mắn. chủ nhà chọn chặt những cây nứa già và thẳng không bị sâu đục thân hoặc không bị cụt ngọn hay bị dây leo vì quan niệm đây là những cây không trọn vẹn, không đầy đủ sau này con cháu làm ăn không phát triển được, trong nhà hay có người ốm đau. Vật liệu chọn xong mang về nhà để cẩn thận tránh không cho ai bước qua vì cho rằng con cháu không tôn trọng sẽ gây cho con cháu nhiều chuyện không hay… khi đan xong, chủ nhà và thầy cúng dùng dây gu đay "Nhe Pị” để buộc treo vào khung cửa ma sao cho 2 bên cân đều nhau. Riêng phía dưới chân cửa ma không buộc dây mà dùng then cài để mở cửa ma mỗi khi gia đình làm cúng.


 

Tấm phên đan làm cửa đó phải do chủ nhà đi vào rừng chọn chặt cây vầu hoặc nứa, khi đi chặt cây cũng phải chọn xem ngày tốt ngày chẵn và tháng cũng phải là tháng chẵn. Khi vào rừng chọn cây vầu cây nứa cũng phải chọn cây đẹp già và thẳng không bị con sâu đục thân và không lấy cây cụt ngọn hoặc cây bị chết tự nhiên. Vì thế mà phải chọn những cây đẹp, cây tốt với mong muốn làm chỗ ở cho tổ tiên (bố mẹ) thật đẹp, thật tốt để cầu xin tổ tiên phù hộ cho gia đình con cháu luôn mạnh khoẻ, làm ăn gặp nhiều may mắn.


 

Lễ vật dâng cúng trong lễ cúng lập cửa ma gồm: con gà trống, con lợn, 2 bát xôi kén, 2 bát cơm nương, 2 đôi đũa, 2 chiếc bát, 2 chén rượu, 1 ống rượu (1 chai rượu), 1 búp cây chẩn, 1 gói muối ớt, 3 chiếc vòng tay bạc, 1 bát nước, 1 bát mỡ làm đèn thắp, 1 bó hương, 2 bộ trang phục nam nữ. Mâm lễ vật được bày ngay trên sàn nhà ở dưới có dải lót 2 tầu lá chuối gốc vào phía trong cửa ma (hướng Đông) đầu ngọn quay ra phía ngoài (hướng Tây), thể hiện mong muốn cầu cho “người yên vật thịnh”.


 

Lễ vật do chủ nhà xếp thành vòng tròn quanh mâm cúng, con gà để chính giữa mâm, đầu hướng vào phía cửa ma, riêng con lợn được chặt cắt thành từng bộ phận để ghép vào nhau thành hình con lợn đặt lên phía trên trước chỗ đặt con gà trong mâm cúng với ý nghĩa: “Dâng lợn gà cúng cho tổ tiên về nhận ăn uống no say rồi cầu sự phù hộ từ tổ tiên”. Người Xá Phó có câu "lợn gà theo tổ tiên" sẽ phù hộ cho con cháu mọi điều tốt lành.


 

Gia chủ sau khi bày lễ xong mời thầy cúng "à pơ" giúp cúng. Thầy rót rượu và đọc cúng, đại ý như sau:: “ Hôm nay là ngày…. tháng…..năm….gia đình con cháu họ …. tên…. đã mổ lợn mổ gà, làm cơm cúng cho tổ tiên bố mẹ, mời tổ tiên về ăn thịt, uống rượu; hôm nay gia đình làm xong cửa ma, mời tổ tiên bố mẹ về ngự ở đó, con cháu tổ chức dâng lễ vật cho mời tổ tiên trong họ về cùng ăn uống cho no say, cho vui vẻ….. Cầu mong phù hộ cho gia đình con cháu được mạnh khoẻ, người già sống lâu trăm tuổi, người trẻ mau ăn chóng lớn làm việc năng suất; cầu cho vật nuôi trong nhà không bị ốm đau bệnh dịch mà sinh sôi phát triển đông con như đàn gà, nhiều con như đàn lợn; cầu cho mùa màng tươi tốt, không bị sâu hại lá, không bị sâu đục thân, cho vụ mùa thu được đầy nhà….” Nói xong thầy cầm 2 chén rượu đã rót sẵn trên mâm hất vào “Cửa ma” với ý nghĩa đổ rượu cho tổ tiên dùng, tổ tiên lấy đi. Chú ý sau lễ cúng chủ nhà chưa được phép hạ que chống cửa ma ngay mà phải để một ngày sau mới hạ. Bởi vì hôm đó là ngày vui vẻ quần tụ tổ tiên tại nhà con cháu, tránh hành vi thô tục làm tổ tiên hờn giận.


 

b. Thời gian thờ cúng tổ tiên


 

Người Xá Phó thường cúng tổ tiên vào các dịp như: tết nguyên đán” Khuy cua mạ”, tết rằm tháng giêng 15/1 “Khủi êm mề hà sơ nga nhị”, tết thanh minh 3/3 “ Khủi êm mế”, tết rằm tháng năm 5/5, tết rằm tháng 7 (14/7) “ Khủi sính sị”, lễ cơm mới “ Dạ ì sình da”(tháng 9 âm lịch), hoặc khi tổ chức cúng gọi hồn, cúng chữa bệnh, lên nhà mới …Mục đích của mỗi lần cúng đều tương đối giống nhau, họ đều mong muốn gia đình được yên ổn làm ăn, con cháu người già đều mạnh khỏe, vật nuôi phát triển, mùa màng bội thu..


 

3. Những kiêng kỵ trong thờ cúng tổ tiên


 

Trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên người Xá Phó có nhiều điều kiêng kỵ gắn với mỗi dòng họ, cụ thể như: họ Lương kiêng cúng thịt lợn trắng, họ Hoàng kiêng cúng thịt nai rừng , họ Bơ kiêng cúng gà trắng....Vì đây là những vật linh giáo liên quan để tổ tiên dòng họ người Xá Phó. Đó là nét đặc sắc trong văn hoá truyền thống của tộc người.


 

Ngoài ra trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày, người Xá Phó thường hay kiêng: không được phép chuyển các thứ cồng kềnh đi qua lại ở gian đó; không được mang dao đi từ đầu bên này qua đầu bên kia. Vì tộc người quan niệm rằng nếu mang dao cả bao và dao, cuốc xẻng qua thì là đi đào huyệt chôn người chết không tốt. Mang vào các thứ cồng kềnh hoặc làm ầm ầm ở gần chỗ ở của tổ tiên sẽ làm động tổ tiên, làm cho tổ tiên bực tức mà trừng phạt làm cho con cháu bị ốm đau, chăn nuôi con vật hay bị bệnh dịch hoặc bị chết, trồng cấy bị mất mùa... Kiêng không được mang thịt sống vào chỗ thờ tổ tiên bởi vì thịt sống có mùi tanh của máu sẽ làm cho không khí chỗ ở của tổ tiên bị ô uế, như thế tổ tiên sẽ trừng phạt làm cho con cháu bị ốm đau. Kiêng con dâu và phụ nữ chửa tới gần chỗ thờ vì sợ ô uế chỗ ở của tổ tiên. Kiêng người khách lạ đi qua đi lại ở gần chỗ thờ hoặc ngồi ở cạnh đó vì sẽ làm động tổ tiên và khi đó con cháu sẽ bị tổ tiên trừng phạt…



Theo laocai.gov.vn




Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp