đậu tương đen hữu cơ

Danh ngôn - Thơ

13:12 30/03/2011

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt: Um, Úm và Om

Số báo Lao Động Cuối tuần ra ngày 18-20.3, ông Nguyễn Minh Đức có bài trao đổi thêm về từ Um trong Um ba la (LĐCT ra ngày 18.2). Tác giả cho rằng “Úm ba la” khác với “Um ba la”.

Số báo Lao Động Cuối tuần ra ngày 18-20.3, ông Nguyễn Minh Đức có bài trao đổi thêm về từ Um trong Um ba la (LĐCT ra ngày 18.2). Tác giả cho rằng “Úm ba la” khác với “Um ba la”.

Người Chăm. Ảnh: Internet
Người Chăm. Ảnh: Internet

Như tôi đã trình bày trong bài trước đó, theo sự giải thích của vị sư trụ trì ngôi chùa trên đất Ấn Độ và tinh thần chú giải chữ Um trên các trang nhà Phật giáo, thì đây là biểu tượng âm thanh, sản phẩm của nền văn minh Phạn ngữ… Do đó phát âm tuỳ từng vùng là Um (ba la) hay Úm (ba la) cũng là điều bình thường. Sự biến âm trong tiếng Việt theo thời gian hoặc theo thanh âm của từng địa phương không phải là hiếm.

Ví dụ địa danh Dung Quất, nơi đặt Nhà máy lọc dầu đầu tiên của nước ta hiện nay, vốn tên là Vũng Quýt. Do phát âm của người dân bản địa, mà bản đồ quân sự Mỹ xuất bản năm 1965, dựa trên bản đồ người Pháp xuất bản lần đầu năm 1945 ghi thành Dung Quat và vì vậy ngày nay đọc thành Dung Quất. Hay Chu Lai, vùng đất có khu kinh tế mở đầu tiên của VN, tên cũ là Châu Lai, khi người Mỹ đặt căn cứ (1965) lính Mỹ gọi theo phát âm của dân địa phương, Châu thành Chu nên vùng này có địa danh ghi trên bản đồ như tên gọi hôm nay... Dẫn chứng về biến âm trong tiếng Việt thì có thể kể đến hàng vạn trường hợp và rất dễ nhận thấy trong cách nói năng thông thường hoặc ghi trên sách, báo, văn bản giữa các vùng trong nước hiện nay.

Ngoài ra, trong nhiều bản văn viết về Tâm kinh bát nhã hoặc nhiều kinh văn khác, câu chú “Om mani padme hum” chữ Om khi phiên âm có lúc viết thành Um (ma ni bát mê hồng), lúc viết là Úm (ma ni…). TS Huệ Dân trong bài viết về biểu tượng âm thanh Om trong “Tinh hoa Phật học” cho biết: “Chữ Om là một phiên âm tiết hay phiên âm vần của những âm thanh được kết lại từ những chữ: A.U.M, trong Phạn ngữ… và thường dùng trong các câu thần chú của đạo Phật, đạo Hindu, đạo Giai Na, đạo Sikh, đạo Bà La Môn”. “Tự điển Phật học Việt Nam” (Nhà XB Khoa học xã hội năm 1991) Hoà thượng Thích Minh Châu và Nhà nghiên cứu Phật học Minh Chi biên soạn có viết: “Om - Cũng viết là AUM… có một giá trị linh thiêng và huyền bí (có sách viết là Úm. Có lẽ vì vậy mà các câu chú của thầy phù thủy nước ta cũng hay bắt đầu bằng chữ này)”. Điều này cho thấy rằng, dù Om của Phạn ngữ, hay Um hay Úm thì cách sử dụng và ý nghĩa của câu chú vẫn không có gì thay đổi.

Tương tự, Nhà nghiên cứu văn hoá Chămpa, Sakaya, trong công  trình nghiên cứu của mình (đăng trên đặc san Tagalau3 – 9.2003) đã viết: Biểu tượng âm thanh Om người Chăm đọc là Homkar hay Omkar, xuất hiện trong nền văn hoá Chăm từ thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên, khi họ tiếp nhận văn minh Ấn Độ, đặc biệt là đạo Bà La Môn. Trong tất cả các bi ký và một số đền tháp xây dựng để thờ các vị thần người Chăm đều khắc vẽ hình Homkar. Homkar Chăm thường dùng là ký hiệu, biểu tượng để mở đầu các bài kinh trên bia đá, các lời thần chú, bùa chú trong sách chữ Chăm.

Trong văn hoá Chămpa, Sakaya còn cho biết: “Om là một âm tiết thiêng liêng, chỉ dùng để phát âm chứ không giải thích, định nghĩa”. Vì vậy tính từ um trong um tùm, xanh um… (như ông Nguyễn Minh Đức có dẫn trong bài trước) trong tiếng Việt không có liên quan gì đến âm tiết nói trên. Cùng một nguồn gốc xuất phát từ Ấn Độ, biểu tượng âm thanh Om cũng có ý nghĩa tương tự trong tôn giáo (Phật giáo), tín ngưỡng Việt Nam. Vì lẽ này nhiều tự điển tiếng Việt không đưa vào mục từ, hoặc có thì cũng chỉ chú giải đơn giản đó là câu thần chú của các thầy phù thủy hay dùng, mà không giải thích. Đây cũng là lý do tại sao tôi quan tâm và tìm hiểu nguồn gốc, xuất xứ của biểu tượng âm thanh này trong bài “Um ba la - Dấu ấn Ấn Độ”.

Bình luận (1)

Bài viết có giá trị tham khảo. Nhưng không biết tác giả là ai. BBT   hoan hỷ cập nhật tên tác giả.
tu do ( 28/05/2011 20:40:54)

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp